intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp hình thành kỹ năng khai thác sách giáo khoa Địa lý cho học sinh trung học phổ thông

Chia sẻ: Trần Dự Trữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

25
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết vận dụng lý luận dạy học địa lý của các nhà sư phạm lão thành và để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học địa lý ở THPT, chúng tôi áp dụng phương pháp hình thành kỹ năng khai thác sách giáo khoa Địa lý cho học sinh THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp hình thành kỹ năng khai thác sách giáo khoa Địa lý cho học sinh trung học phổ thông

  1. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH KỸ NĂNG KHAI THÁC SÁCH GIÁO KHOA ðỊA LÝ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BÙI VĂN DIỀN Trường THPT Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh I. ðẶT VẤN ðỀ Trong quá trình dạy học ðịa lý, các phương tiện dạy học ðịa lý ñều ñược giáo viên sử dụng với hai chức năng chính: minh họa và làm nguồn tri thức. Nhưng chức năng làm nguồn tri thức có ý nghĩa cực kỳ quan trọng và ñặc biệt quan trọng ñối với việc ñổi mới phương pháp dạy học ñịa lý: lấy học sinh làm trung tâm. Theo giáo sư Nguyễn Dược thì có 3 phương thức hình thành kỹ năng khai thác tri thức ñịa lý cho học sinh: - Dạy có quy củ các bài thực hành trên lớp. - Hình thành kỹ năng ñịa lý bằng con ñường thực tiễn, làm theo mẫu của giáo viên trong quá trình dạy trên lớp. - Ra các bài tập về kỹ năng sau bài học. Các tri thức ñịa lý lại nằm chủ yếu ở trong sách giáo khoa ñịa lý từ lớp 10 ñến lớp 12 bao gồm cả kênh chữ và kênh hình. Kênh hình ở sách giáo khoa ñịa lý thường là bản ñồ, lược ñồ, sơ ñồ và biểu ñồ. Kênh chữ gồm có phần lý thuyết và các bảng thống kê. Hướng dẫn học sinh khai thác các nguồn tri thức ñịa lý là vấn ñề cơ bản nhất của việc ñổi mới phương pháp dạy học ñịa lý hiện nay. ðó là phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. Hướng dẫn học sinh khai thác sách giáo khoa ñịa lý có nghĩa là hướng dẫn học sinh tìm tòi, phát hiện ra những tri thức mới ẩn tàng trong sách giáo khoa. Vận dụng lý luận dạy học ñịa lý của các nhà sư phạm lão thành và ñể ñáp ứng với yêu cầu ñổi mới phương pháp dạy học ñịa lý ở THPT, chúng tôi áp dụng phương pháp hình thành kỹ năng khai thác sách giáo khoa ñịa lý cho học sinh THPT. II. NỘI DUNG THAM LUẬN Sách giáo khoa ðịa lý THPT gồm có Kênh chữ và Kênh hình. 1. Khai thác tri thức từ "kênh chữ": - ðặt các câu hỏi theo yêu cầu, mục ñích của tiết dạy ñể học sinh căn cứ vào nguồn tri thức ở SGK tìm ra lời giải ñáp, phương pháp này làm học sinh luôn luôn phải ñộng não, tìm tòi, phát hiện tri thức. Ví dụ: Khi dạy bài "Kết cấu xã hội dân số, sự phân bố dân cư" ở chương trình ðịa lý lớp 10. Chúng tôi ñặt những câu hỏi sau: 327
  2. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển Phần I: Kết cấu xã hội - dân số. + Kết cấu xã hội dân số bao gồm những mặt nào? + Thế nào là dân số lao ñộng? Dân số phụ thuộc? + Tỷ lệ 2 loại dân số ñó như thế nào ở trên Thế giới và Việt Nam hiện nay? + Vì sao ở các nước ñang phát triển, tỷ lệ lao ñộng rất dồi dào nhưng chưa sử dụng hết. Phần II: Sự phân bố dân cư: + Thế nào là phân bố dân cư? + Dựa vào lược ñồ mật ñộ dân số Thế giới (trang 30 SGK) hãy nêu ñặc ñiểm phân bố dân cư hiện nay trên Thế giới? - Thế nào là mật ñộ dân số? - Dùng mật ñộ dân số ñể làm gì? Riêng 2 câu hỏi sau chính là những câu hỏi rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. - Căn cứ vào nguồn tri thức hiện có ở SGK và yêu cầu, mục ñích tiết học nêu thành một số vấn ñề ghi lên bảng (hoặc chuẩn bị sẵn ở các bảng ở nhà) rồi cho học sinh làm việc với nguồn tri thức trên bảng, giáo viên kiểm tra việc khai thác tri thức của học sinh, bổ sung và xác nhận kết quả (phương pháp này giống phương pháp nêu vấn ñề). Ví dụ: Dạy bài: ẤN ðỘ (tiết 48 - ðịa lý 11). Phần I: Giáo viên ghi lên bảng các mục sau: 1) Lãnh thổ ẤN ðỘ có 2 bộ phận Bắc và Nam. Hai bộ phận Bắc và Nam của Ấn ðộ khác nhau ở chỗ nào? (về ñặc ñiểm tự nhiên). Em hãy chứng minh sự khác nhau ñó? Học sinh tìm nguồn tri thức ở SGK và khái quát ñược 2 bộ phận khác nhau của Ấn ðộ: Phía Bắc: Lưu vực 2 sông lớn Ấn - Hằng: ñất ñai màu mỡ, khí hậu nhiệt ñới gió mùa → trồng cây lương thực thuận lợi nhất của Ấn ðộ. Phía Nam: Cao nguyên ðê Can khô hạn, ít có giá trị nông nghiệp. Bờ Tây và ðông cao nguyên có 2 dãy núi thấp nhô cao, ñổ dốc xuống Ấn ðộ Dương, ñó là các dãy núi thấp Gát Tây và Gát ðông. Dọc bờ biển có những ñồng bằng nhỏ hẹp nhưng màu mỡ. 2) Gió mùa Tây Nam có vai trò rất lớn ñối với khí hậu Ấn ðộ. a) Gió Mùa Tây Nam tạo 2 vùng khí hậu khác nhau ở Ấn ðộ. - Vùng khí hậu ẩm ướt- Vùng khí hậu khô hạn - Sườn núi Gát Tây, Gát ðông- Tây Bắc. 328
  3. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý - Hạ lưu sông Hằng- Giữa cao nguyên ðê Can. - Lưu vực sông Ấn. Giải thích vì sao có 2 vùng khí hậu ở Ấn ðộ? Do vai trò của gió Tây Nam và chịu ảnh hưởng sâu sắc của vị trí ñịa lý, ñịa hình: những vùng ít mưa ở Ấn ðộ có vùng do vị trí nên không chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (vùng Tây Bắc và lưu vực sông Ấn) do ñịa hình ngăn gió Tây Nam (giữa cao nguyên ðê Can). b) Gió Tây Nam làm cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư Ấn ðộ tuân theo nhịp ñiệu mùa. Học sinh lấy ví dụ chứng minh? Gió Tây Nam ñến sớm: ðược mùa. Gió Tây Nam ñến muộn: Mất mùa (Vì sao mất mùa?) 2. Khai thác tri thức từ "kênh hình": Dựa vào lược ñồ, biểu ñồ, sơ ñồ trong SGK ñể hướng dẫn học sinh khai thác tri thức. Vấn ñề rèn luyện kỹ năng, ñọc phân tích, nhận xét bản ñồ, lược ñồ, học theo sơ ñồ. Vẽ và ñọc, phân tích, nhận xét biểu ñồ... ñã ñược các tác giả như Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Mai Xuân San, Phí Công Việt, ðỗ Ngọc Tiến v.v... trình bày ở nhiều ñầu sách khác nhau ñã ñược xuất bản. Riêng rèn luyện kỹ năng khai thác tri thức ñịa lý cho học sinh ñã ñược Giáo sư Nguyễn Dược trình bày ngắn gọn, dễ hiểu. Trong cuốn Lý luận dạy học ðịa lý phần ñại cương - NXB ðại học Quốc gia Hà Nội in lần thứ 2 - 1998). Nhưng rèn luyện kỹ năng khai thác tri thức ðịa lý từ bản ñồ, lược ñồ, biểu ñồ, sơ ñồ cho từng bài giảng cụ thể thì chưa thấy các tác giả trình bày. Chúng ta - những giáo viên ðịa lý ñều biết bản ñồ là ngôn ngữ thứ 2 của ðịa lý, là nguồn tri thức ðịa lý. Nhưng sử dụng như thế nào ñể học sinh thấy ñược các loại bản ñồ (và cả lược ñồ) là nguồn tri thức ñịa lý thì thực sự hết sức khó khăn. Chúng tôi nêu một vài ví dụ cụ thể sau ñây mà chúng tôi ñã áp dụng và thấy có kết quả tốt (chỉ dừng lại ở các bản ñồ, lược ñồ mà SGK ñã in). Ví dụ 1: Dạy bài Angiêri (tiết 53 - ñịa lý 11 vấn ñề này chúng tôi ñã trình bày ở bài "Một số ý kiến xoay quanh vấn ñề sử dụng kênh hình ñể giảng dạy ñịa lý 11". In ở tài liệu "ðổi mới phương pháp giảng dạy ñịa lý - tập 2"). Chúng tôi sử dụng lược ñồ tự nhiên Angiêri, ñể hướng dẫn học sinh khai thác các kiến thức ñịa lý bằng các câu hỏi sau: - Angiêri giáp với những nước nào? Vị trí ở vùng nào của châu Phi? - Những vùng này khác nhau ở chỗ nào? - Vị trí này có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế - xã hội? - Lãnh thổ Angiêri có mấy vùng? 329
  4. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển Học sinh dựa vào những ký hiệu của bản ñồ ñã học ở các lớp cấp dưới và bài ôn tập ñầu năm (tiết số 2) ñã tìm tòi những tri thức theo sự hướng dẫn của giáo viên. Ví dụ 2: Khi dạy bài Những vấn ñề phát triển công nghiệp (tiết 12 ñịa lý 12). Chúng tôi dựa vào 2 loại kênh hình sau: Lược ñồ các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam (hình 11 trang 46 SGK ðịa lý 12) và biểu ñồ về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp theo giá trị sản lượng (hình 12 SGK ðịa lý 12 trang 47) ñể học sinh khai thác tri thức cần nắm ñược trên cơ sở hướng dẫn gợi ý của giáo viên. Dựa vào lược ñồ các trung tâm công nghiệp Việt Nam em hãy nhận xét về mức ñộ tập trung công nghiệp giữa các vùng lãnh thổ nước ta? Học sinh dựa vào nguồn tri thức ở "kênh chữ" SGK trang 44 và "kênh hình" (lược ñồ trang 45) ñể thấy ñược sự phân bố và mức ñộ tập trung lãnh thổ công nghiệp rất khác nhau giữa các vùng lãnh thổ nước ta. (Các trung tâm công nghiệp tập trung cao nhất ở các tỉnh thuộc ðBSH rồi ñến các tỉnh ðBSCL và cuối cùng ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, còn vùng núi và trung du rất thưa thớt). - Tại sao có sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ñó? Học sinh dựa vào tri thức ñã học ở lớp 10 và nguồn tri thức ở trang 44 SGK ðịa lý 12 ñể lý giải nguyên nhân phân hóa lãnh thổ công nghiệp khác nhau ở Việt Nam. - Dựa vào biểu ñồ về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp giữa các vùng lãnh thổ ở nước ta? Biểu ñồ nêu lên sự khác biệt về phân bố lãnh thổ công nghiệp khác nhau của nước ta. Năm 1977, năm 1992 và năm 1999 (như vậy có sự khác nhau về thời gian và không gian về phân bố công nghiệp). Ví dụ 3: Khi dạy bài Thực trạng nền kinh tế (tiết 8 - ðịa lý 12) chúng tôi dùng bảng thống kê và biểu ñồ về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (% GDP theo giá hiện hành) trang 26 SGK - ðịa lý 12 ñể hướng dẫn học sinh khai thác tri thức về sự chuyển dịch của các ngành kinh tế ở nước ta qua một số năm bằng các câu hỏi sau: Dựa vào bảng thống kê và biểu ñồ "Cơ cấu sản phẩm trong nước" trang 26 SGK - ðịa lý 12 em hãy: - Nhận xét về sự thay ñổi cơ cấu sản phẩm của các ngành kinh tế nước ta theo thời gian? - Giải thích vì sao có sự thay ñổi ñó? Học sinh dựa vào những số liệu ở bảng thống kê và biểu ñồ thấy ñược có sự thay ñổi ñáng kể về cơ cấu sản phẩm của các ngành kinh tế ở nước ta: Tỷ trọng của ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng dần ñến năm 1988 rồi sau ñó giảm. Tỷ trọng công nghiệp giảm cho ñến năm 1990 sau ñó tăng dần. Các ngành dịch vụ tăng khá nhanh. 330
  5. Nghiên cứu khoa học và ñổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy ñịa lý - Hãy giải thích những thay ñổi ñó? Ví dụ 4: Khi dạy bài Thị trường - vai trò của ngành thương mại - cán cân xuất nhập khẩu (tiết 27 - ñịa lý 10). Chúng tôi cho học sinh sử dụng sơ ñồ ở trang 81 (SGK ðịa lý 10) và nêu câu hỏi sau: Dựa vào sơ ñồ (trang 81 SGK) em hãy nêu vai trò của ngành thương mại? học sinh dựa vào nguồn tri thức ở sơ ñồ và nguồn tri thức ở "kênh chữ" (trang 81) ñể rút ra vai trò của ngành thương mại: khâu nối giữa khâu sản xuất và khâu tiêu dùng - Thương mại ñiều tiết sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng. Như vậy, SGK ñịa lý hiện nay ñã chứa ñựng một khối lượng tri thức ñịa lý nhất ñịnh (gồm kênh chữ và kênh hình). ðể ñáp ứng yêu cầu về nội dung truyền thụ của bộ môn. Việc khai thác tri thức ở SGK ñịa lý giúp các em nắm ñược ñầy ñủ các kiến thức cần thiết và các kỹ năng ñịa lý. Vấn ñề là ở chỗ giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng SGK như thế nào trong quá trình học tập của các em. Sử dụng phương pháp hình thành kỹ năng khai thác SGK ñịa lý cho học sinh chính là khâu rất quan trọng của phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm. Chúng tôi áp dụng phương pháp nói trên ở tất cả các khối lớp mà bản thân trực tiếp giảng dạy thấy kết quả tốt: Trong 17 lớp khác nhau của 3 khối 10, 11, 12 thuộc các ñối tượng khác nhau: công lập, bán công, dân lập thấy kết quả tốt. Cụ thể: - Các lớp thuộc hệ công lập (3 lớp 10 và 8 lớp 12) ñạt 85% trung bình trở lên, có 1% học sinh ñược xếp loại giỏi, 25% học sinh xếp loại khá và 10% học sinh xếp yếu, không có học sinh xếp kém. Các lớp dân lập và bán công không có học sinh xếp loại giỏi, 20% xếp loại khá và 15% xếp loại yếu, không có kém. - Kết quả to lớn nhất theo chúng tôi là học sinh có hứng thú học bộ môn hơn và ñã thấy ñược sự cần thiết của tri thức ñịa lý trong ñời sống cá nhân của các em. III. KẾT LUẬN Vận dụng phương pháp hình thành kỹ năng khai thác SGK ñịa lý cho học sinh THPT là một việc làm hết sức khó khăn cho giáo viên ñịa lý nói chung và giáo viên mới vào ngành nói riêng. Bởi vì trong hoàn cảnh phương tiện và thiết bị dạy học hiện có của mỗi ñịa phương rất khác nhau, nguồn ñào tạo giáo viên cũng rất khác nhau thì vấn ñề này là tất yếu. Có người cho rằng phương pháp dạy học mới lấy học sinh làm trung tâm thì vai trò của người thầy quá lu mờ. Chúng tôi cho rằng vai trò của người thầy lại càng cực kỳ quan trọng và cường ñộ làm việc của thầy giáo lại rất cao. Vấn ñề khác nhau ở chỗ là thầy từ người truyền thụ tri thức trở thành người hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức. - ðể thực hiện ñược tốt phương pháp này theo chúng tôi ñòi hỏi giáo viên rất cao, rất cố gắng và bài học rút ra là: Soạn bài (vạch kế hoạch bài giảng) chi tiết, tỉ mỉ công phu thì giảng dạy trên lớp nhẹ nhàng và thanh thản hơn. 331
  6. Khoa ðịa lý - 50 năm xây dựng và phát triển - Muốn soạn bài chi tiết, tỉ mỉ theo từng tiết giảng, từng ñối tượng cụ thể giáo viên không những phải nắm rất vững tri thức ñịa lý và phải có kỹ năng thực hành ñịa lý tốt. - Giáo viên phải có tâm huyết với bộ môn mình giảng dạy và phải có tình thương yêu thật sự với học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc. Lý luận dạy học ðịa lý. Nxb ðHSP, 2004. [2]. ðặng Văn ðức, Nguyễn Thu Hằng. Phương pháp dạy học ðịa lý theo hướng tích cực. Nxb ðại học Sư phạm, 2003. [3]. David Lambert and David Balderstone. Learning to teach geography in the secondary school. London and New York, 2000. [4]. ðặng Văn ðức. Tài liệu nâng cao năng lực cho giáo viên THPT về ñổi mới phương pháp dạy học ñịa lý. Nxb ðại học Sư phạm, 2005. 332
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1