intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp học tập

Chia sẻ: Bao Hung Hung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

289
lượt xem
119
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như đã trình bày với bạn, muốn có phương pháp học tập tốt, phải vạch ra chương trình cụ thể. Trong thời khóa biểu, bạn cần lưu ý phác họa chương trình của từng ngày, từng tuần và tháng ăn khớp với nhau. Tránh để xảy ra việc nọ chồng chéo lên việc kia, để rồi cuối cùng không việc nào hoàn thành một cách chắc chắn cả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp học tập

  1. Phương pháp học tập Làm việc gì người ta cũng cần phải có phương pháp, vì có phương pháp mới dẫn tới thành công.  Việc học đòi hỏi bạn phải có phương pháp một các chặt chẽ hơn. I. Lập sẵn chương trình: Như đã trình bày với bạn, muốn có phương pháp học tập tốt, phải vạch ra chương trình cụ thể.  Trong thời khóa biểu, bạn cần lưu ý phác họa chương trình của từng ngày, từng tuần và tháng ăn  khớp với nhau. Tránh để xảy ra việc nọ chồng chéo lên việc kia, để rồi cuối cùng không việc nào  hoàn thành một cách chắc chắn cả. Vậy bạn phải lập chương trình thế nào để được sít sao? Trước nhất, bạn nắm chắc thời khóa biểu ở trường, ngày nào có những môn gì. Nếu buối sáng  bạn học ở trường thì buổi chiều bạn nên vận dụng thời khóa biểu của chương trình học bài kết  hợp với chương trình sinh hoạt ở nhà. Giả sử thời khóa biểu của lớp 12A như sau: Dựa vào thời khoá biểu này bạn kết hợp chương trình học ở nhà. Vậy bạn có thể lập thời khóa biểu ở nhà như sau: Đêm từ 8 giờ ­ 10 giờ các bạn nên ôn tập lại các môn bài đã học buổi chiều, và nắm chắc bài  trước khi lên giường ngủ.
  2. II. Cụ thể đi vào các môn học Bạn đã có sẵn chương trình rồi, bây giờ bạn phải làm sao để mỗi môn học bạn đều áp dụng đúng  phương pháp cho môn học đó, có vậy nó mới đem lại cho bạn một kết quả mỹ mãn. Xin lần lượt  trình bày cụ thể các môn học.  1. Môn lý :  Bạn đã nghe qua bài giảng của thầy cô ở lớp rồi. Nghe giảng cho nghiêm túc là điều quan trọng  bước đầu cho bạn. Môn học này có hai 2 phần. Phần học bài và phần làm toán.Trước tiên, bạn  nên đọc qua bài một lần. Ðọc thật chậm. Phần nào khó hiểu bạn nên ghi ra giấy nháp ngay. Sau  khi đọc xong một lượt bài ghi, bạn nên lập ngay dàn bài. Nhớ là từ phần của dàn bài, có đoạn  quan trọng, bạn cần ghi cụ thể và gạch dưới những đoạn ấy. Lập dàn bàn xong là bạn khai triển  bài học rất đê dàng. Về môn Vật lý, bao giờ cũng có những công thức, những định luật, bạn nên  học thật nhuần nhuyễn các công thức, các định luật ấy. Không học sơ sơ mà nhớ phải thật nằm  lòng. Bạn nên có những quyển sổ tay để ghi những công thức này. Một phương pháp giúp bạn dễ  nhớ là bạn nên học trên bảng, dùng phấn viết những định luật, những công thức để khi đi qua đi  lại luôn nhìn thấy và khắc sâu vào tâm óc bạn. Khi nào đã thuộc thì xóa đi để ghi nội dung khác.  Hoặc bạn cũng có thể ghi dàn bài, các định luật, các công thức của môn học này trong một mảnh  giấy, xếp bỏ vào túi, và bất cứ nơi đâu bạn cũng có thể lấy ra nhẩm lại được. Với môn Vật lý bạn  nên áp dụng làm bài tập toán ứng đụng, đừng bỏ qua một bài tập nào của sách bài tập. Vì nếu  không thực hành bạn sẽ không thể giỏi về môn Lý được.  2. Môn Hóa:  Cũng không khác với môn Lý, môn học này cũng có nhiều công thức. Ðiều quan trọng là bạn phải  nắm chắc các hóa trị của các chất trong bảng tuần hoàn Hóa học Mendéliep. Về phương pháp  học, bạn cũng áp dụng như môn Vật lý. Với môn học này bạn chịu khó nắm chắc kiến thức ngay  từ ban đầu thì sẽ không khó gì cho bạn về sau. Bạn muốn nhớ nằm lòng về hóa trị của các chất  hóa học trong bảng tuần hoàn ? Xin đơn cử vài câu đơn giản để bạn dễ nhớ khi sử dụng làm bài: Ví dụ: Với bảng phân loại tuần hoàn hóa học, những câu sau đây bạn sẽ phân biệt được chất nào  đứng trước Hydro: "Khi nào cần may áo giáp sắt phải nhìn sang phố, hỏi cửa hàng Á Phi Âu" Có nghĩa là: K ­ Na ­ Ca ­ Mg ­ Ag ­ Zn ­ Fe ­ P ­ Ni ­ Sn ­ Pb ­ H ­ C ­ Hg­Ar ­ Pt ­ Au.  Và nữa, bằng những câu thơ sau đây sẽ giúp các bạn nhớ lại các hóa trị để dễ cho việc cân bằng  phương trình khi làm toán : 
  3. "Kali, iot Hydro  Natri với Bạc, Clo một loài. Là hóa trị một, em ơi. Nhớ ghi cho kỹ kẻo rồi phân vân Ma­giê với Kẽm, Thủy ngăn  Ôxy, Ðồng đấy cũng gần Ba­ ri Cuối cùng thêm chú Can­xi  Hóa trị hai đó, có ngày nào quên" Các bạn học hết lớp 12, đừng nghĩ rằng nình đã thông chương trình hóa học một cách thành thạo  rồi. Bạn nên xem lại việc thi cử. Nếu bạn thi vào đại học (như chọn ban B, A) mà hóa học mất căn  bản thì nguy. Vậy bây giờ cũng chưa muộn bạn hãy bắt đầu học đi. Nếu mà mất căn bản thì ôn  tập lại từ đầu. Việc ghép thành những câu vần vè dễ đọc cũng là cách "học mò", nhưng sẽ giúp  bạn mau nắm vấn đề hơn. 3. Môn toán:  Này là môn học quan trọng nhất của bạn,nó đòi hỏi quá trình rèn luyện liên tục từ thấp lên cao.  Muốn làm toán giỏi, trước tiên bạn phải hết sức chú trọng việc nghe giảng ở lớp. Bạn ghi nhanh  vào sổ tay những phần bài khó hiểu, để về nghiên cứu lại. Bạn phải phân loại và nắm chắc từng  dạng toán. Ðây là phần quan trọng, nếu bạn chỉ học vẹt, mà không phân biệt rõ các dạng thì  muôn đời bạn không thể giỏi toán được. Ðiều thứ 2 là bạn phải học thuộc các công thức, định lý,  định đề, đây là "chìa khóa" cho bạn đi vào các bài toán khó. Không thuộc công thức, bạn không  sao giải nổi một bài toán cho dù rất đơn giản ví như người đứng trước một kho tàng nhưng không  có chìa khóa để mở. Các giáo viên toán học cũng thấy được môn toán là môn học khó khăn "khó  nuốt", nên đã làm ra những bài thơ để kích thích học sinh để dễ nhớ. Mỗi thầy dạy theo một  phương pháp khác nhau. Ở đây, xin gửi đến các bạn một phương pháp dễ nhớ khi tính các góc  hoặc cạnh trong một tam giác vuông có liên quan đến hàm số lượng giác.  Sin = đ/h  Cos = k/h tg = đ/h cotg= k/đ
  4. Qua công thức này, bạn có thể hiểu máy móc như sau :  Sin : đi học (cạnh đối ­ cạnh huyền) Cos: không hư (cạnh đối ­ cạnh huyền) Tg: đoàn kết (cạnh đối ­ cạnh kề) Cotg: kết đoàn (cạnh kề ­ cạnh đối) Phương pháp học toán cũng không đơn giản như các môn khác. Bạn cũng rất cần ghi các công  thức ra bảng học. Hoặc đối với môn hình học không gian, cần vẽ hình cho thật chính xác lên  bảng để đi qua đi lại, bạn nhìn hình vẽ cho quen, mà cũng có thể bạn tìm phương pháp giải một  cách bất ngờ. ­ Về công thức, định lý, định đề ghi như vậy bạn sẽ thấy quen mắt. Bạn có thể  nhẩm nhớ mà không phải "gò đầu, bó gối" để học một cách khổ sở.lMặt khác, bạn cũng có thể  ghi tắt các côngthức ra mảnh giấy nhỏ cho vào túi: Ði đâu bạn cũng nhẩm, làm việc gì bạn cũng  tranh thủ nhẩm lại được. Học mệt, dạo chơi trên công viên bạn cũng có điều kiện ôn lại mà, nếu  quên bạn lôi "lá bùa hộ mệnh" đó ra. Chắc chắn điều đó sẽ nằm lòng bạn, và bạn sẽ không bao  giờ quên nó một cách dễ dàng hoặc lẫn lộn.  4. Môn Sinh ngữ:  Bất kỳ là sinh ngữ nào: Anh, Pháp, Nga .v.v...thì xin bạn lưu ý là không thể học như các môn tiếng  Việt của ta được. Trước tiên bạn chưa biết, chưa quen tí gì về ngoại ngữ, nhất định bạn phải tìm  đến thầy dạy. + Phần học quan trọng nhất của ngoại ngữ là giọng đọc. Bạn phải đọc, phát âm như giáo viên chỉ dẫn dù có há to miệng hay làm bẹt miệng ra, hoặc thè  lưỡi thì cũng chẳng có gì xấu cả. Mục đích chính của bạn là phải luyện giọng sao cho đúng âm  chuẩn. Học ngoại ngữ mà đọc không đúng âm chuẩn thì chưa thể gọi là học tốt. * Về cách học: Khác với các môn bài khác, bạn chỉ học bài bằng trí, dùng đôi mắt mà đọc thầm là  được. Còn ở đây, với môn sinh ngữ bạn không thể đọc như vậy mà phải phát âm thành tiếng rõ  ràng. Vậy phương pháp học sinh ngữ thế nào để mau đạt kết quả tốt ? ­ Bạn phải dùng phấn và bảng. Giấy nháp và bút chì. Vừa học, vừa viết. Ðọc to mục đích là để  luyện giọng, nhớ đọc cho chính xác. Từ nào biết mình đọc sai là phải hỏi lại thầy dạy, hoặc bạn 
  5. nào khá sinh ngữ hơn để sửa ngay. Bạn nên phân chia, cứ mỗi lần là năm tiếng, bạn đọc rồi viết,  viết rồi đọc, rồi lại xóa đi. Cứ thế cho đến bao giờ năm từ đó bạn đọc cảm thấy rất chuẩn và thuộc  bạn mới bỏ nó sang một bên và bắt đầu năm từ khác, cũng vừa đọc vừa viết như trên. Sau đó thì  bạn nên nghỉ một chút rồi dùng bút chì, giấy nháp kiểm tra lại toàn bộ các từ đã học, xem "bộ  nhớ" của mình cùng với cách viết đã chính xác chưa. Bạn học Văn phạm hoặc Ðộng từ cũng vậy.  Phải nắm nguyên tắc của nó.  ­ Động từ thì học những động từ chính thật nằm lòng còn các phần phụ bạn không phải học, chỉ  dựa vào đó mà chia.  Nói tóm lại, với môn sinh ngữ sau khi học xong, bạn nên tự kiểm tra mình bằng cách đọc to lên,  chia bảng ra thành nhiều cột, cột nào là tiếng một, cột nào là văn phạm, cột nào là động từ bạn  vừa đọc to, vừa ghi lên bảng. Vì tự kiểm tra mình nên không nhìn sách. Nếu bạn đã ghi xong toàn  bộ các phần bài, khi mở sách kiểm tra thấy chính xác rồi: bạn nên giữ nguyên phần bảng đã ghi.  Chi vậy? Trong ngày đi tới đi lui bạn đọc to lên nữa để luyện giọng và khắc sâu vào tâm óc bạn  hơn. Lại nữa, bạn nên ghi vào giấy nháp, cũng bằng cách tự kiểm tra như đã làm trên bảng với  mảnh giấy ấy, mỗi không khi đi bách bộ, hoặc bận làm một việc gì đó, bạn đừng lãng phí thời  gian, hãy tận dụng từng thời khắc một để ôn lại, chỗ nào quên mở "bửu bối" ra xem. Cứ thế bất cứ  nơi đâu bạn cũng có thể học được môn này mà chẳng phiền phức ai cả.  Bạn cũng có thể học với các bạn cùng nhóm tổ. Hoặc tập nói, tập thực hành khi nói chuyện các  bài đã học bằng ngoại ngữ với bạn bè. Hoặc ở nhà có anh chị em cùng học, bạn cũng hạn chế  nói chuyện bằng tiếng Việt (tôi không cố ý khuyên bạn quên tiếng mẹ đẻ mà học đòi lai căng đâu  nghe). Nhưng nói chuyện bằng ngoại ngữ thường xuyên là hình thức giúp bạn "ôn luyện" về môn  học này rất tốt. Nếu bạn thực hành phương pháp học ngoại ngữ như tôi đã gợi ý trên chắc chắn bạn sẽ không còn  cảm thấy khó khăn trong việc học tiếng nước ngoài mà ngược lại rất ham thích. Nếu nhà bạn có  điều kiện bạn nên nghe bằng cassette, cũng dễ giúp cho bạn luyện giọng hoặc luyện theo truyền  hình cũng có mục hướng dẫn và giảng dạy sinh ngữ. Tùy theo trình độ nếu bạn thấy có thể hợp  với bạn thì bạn nên theo bằng mọi hình thức. 5. Môn Văn:  Văn là một môn học tiếng mẹ đẻ. Nhưng nếu bạn không am tường, không nắm vững câu cú ngữ  pháp, thì rõ ràng bạn cần xem lại nguyên nhân khác nữa khiến bạn học chưa tốt môn này?  Hoặc tại bạn xem thường môn học hay vì ỷ lại nó là môn học không mấy động não? Hay tại bạn  chủ quan coi nó như các bài học khác, chỉ lúc nào cần là mở sách ra đọc? Một quan niệm khác:  Văn thì có gì mà tìm hiểu đâu, chỉ chịu khó học thuộc bài là được rồi v.v... Chắc chắn có lần bạn nghe thầy cô giáo hay ai đó nhắc câu này:
  6. "Nếu cần luyện cho một học sinh giỏi toán người ta chỉ dùng thời gian năm năm. Nhưng muốn  luyện một học sinh trở thành giỏi văn, người ta phải bỏ công ra mười năm". Thì đó bạn thấy  không? Bạn đừng nên coi thường môn học này, ngoại trừ bạn có sẵn năng khiếu về văn chương.  Vậy nếu bạn chỉ là một học sinh với một bộ óc bình thường mà muốn học văn cho giỏi bạn phải  làm sao?  Ở đây xin gợi ý thêm về học bài. Muốn học bài đỡ nhọc sức, bạn nên nghe giảng ở lớp cho tốt.  Nghe và ghi nhận những câu, những lời giảng hay của thầy cô thậm chí của cả bạn bè nữa, rồi  tập: ­ Chia bài thành dàn bài, bố cục. Tham khảo sách đọc, có liên quan đến bài dạy học. Học văn thì  không "khó nhọc" lắm như các môn khác. Bạn có thể mơ màng, tưởng tượng một chút, tản bộ  trong vườn, trên lan can hay sân thượng hoặc là công viên. Nhưng là học chứ chẳng phải "nhàn  du". Môn văn thì phần ngữ pháp là quan trọng, chính phần này giúp bạn ăn, nói, ghi chép thành  câu, thành lời gãy gọn, trôi chảy. Cũng tùy thuộc vào ngữ pháp, tuy nhiên phần ngữ pháp cũng  chưa đủ, nó cần kết hợp với văn chương. Vậy bạn nên học văn của các nhà học giả để bạn tích  lũy được cái vốn văn chương mà nhất là đừng nên coi thường môn học nào cả mà chính nó cũng  là ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ. "Người Việt nhất định là phải giỏi tiếng Việt". Ðó là điều bạn nên  tâm niệm và phải xem là mục đích của mình. Tôi không dám có cao vọng muốn các bạn đều trở thành "văn sĩ" của tương lai ­ hay hiện tại. Nếu  được thế tôi vui mừng lắm. Nhưng ngụ ý của tôi là thiết tha mong bạn đừng coi thường văn học vì  ngày còn dạy ở một trường trung học có em học sinh lớp 10 mà viết một bài luận văn tôi không  biết em viết gì?!. Tôi không nỡ cho em điểm 01 ­ dù chỉ còn có điểm đó mới xứng đáng với bài  luận văn đó mà thôi? Nhưng em vẫn không xem việc học dở văn chương là phần thiệt thòi. Ðâu phải môn văn là môn  học phụ. Mãi mãi nó là môn chính của nhà trường chúng ta. Vậy mà gần hết học kỳ một chính em  học sinh "kém cỏi văn chương" nhất lớp đó đã vượt lên ngoài sức tưởng tượng của cả lớp. Sao vậy  Tất nhiên trong đó có phần công sức của tôi. Và chính em học sinh đó tâm sự như vậy: "Trước khi  em chưa học được văn, em ngán nó lắm và em xem thường nó nữa. Em ghét nhất giờ văn. Sau  khi được cô dạy, bước đầu em cũng chán, sau dần em thử áp dụng. Và em thấy em có tiến bộ,  thế là em có đà để tiến luôn". Bạn thấy không, môn gì cũng vậy, đừng xem thường. Học tập cần phải có phương pháp thì sẽ  tiến bộ và tạo ra níềm vui. 6. Các môn học Sử và Ðịa:  Là những môn bài học thông thừơng. Tuy nhiên muốn bài học được tốt, bạn nên tạo ra cách học  phù hợp cho từng môn, ngoài việc nghe giảng và ghi những chi tiết cần thiết. Nên lưu ý: + Môn Ðịa cần nhớ gì (tên lãnh thổ, địa danh...)
  7. + Môn Sử cần nhớ gì (mốc thời gian, sự kiện) Rồi lập sẵn dàn bài: và học vài lượt rồi tóm tắt lại. Nắm chắc các phần trọng tâm của bộ môn (Sử  hoặc Ðịa). ­ Cũng cần ghi lên bảng các mốc thời gian (nếu là Sử), tên sông ngòi, địa thế (nếu là Ðịa), cuối  cùng lập dàn bài và ghi phần trọng tâm ra giấy nháp. Thỉnh thoảng lôi ra ôn lại. 7. Môn Sinh:  Ðây là một môn họcnhưng không phải chỉ là môn học bài thuộc như môn sử địa mà với lớp 11  bạn đã bắt đầu làm quen với số ít bài toán sinh đơn giản. Lên lớp 12, dạng toán nặng hơn, và  môn học này sẽ trở thành quan trọng khá "khó nuốt" đối với những học sinh mất căn bản. Kỳ thực muốn học đạt môn học này cũng không có gì khó lắm. Ngay từ đầu bạn đừng để mất căn  bản có nghĩa là tránh sự biếng lười. Cách học bộ môn Sinh: Muốn cho bộ môn này học chóng thuộc: ­ Bạn nghe giảng ở lớp với một số quyển sổ ghi chép. Phải ghi nhanh những vấn đề chính vì thời  gian ít, thầy cô chỉ lướt qua. Nếu bạn khó hiểu chỗ nào phải ghi lại. ­ Về nhà phải nghiên cứu ngay bài giảng đó, áp dụng sách giáo khoa. Và học ngay các đề mục  đã được nghe giảng. ­ Thực hiện, làm các bài toán Sinh. Cố gắng làm hết đừng bỏ qua bài nào. Phương pháp học cũng ghi dàn bài, ghi những điểm cần thiết ra giấy, rồi phân chia bảng, ghi  bằng nhiều màu phấn để dễ phân biệt, dễ nhớ. Nếu đã đúng, vẫn để bảng đó khi đi qua đi lại  trong phòng học dễ "nhắc nhở" bạn. Tóm lại: Tất cả các môn học, nếu muốn học bài mau thuộc, bạn nên học ngay những bài của môn mà  ngày đó đã được thầy cô giảng, dù ngày mai chưa phải là ngày trả bài.  Đó là học lần một. Còn học lần hai là ngày có môn học đó, bạn chỉ việc ôn lại. Thường đêm, trước  khi lên giường ngủ (ví dụ: Bạn ngủ lúc 10 giờ đêm thì 9 giờ bạn tắt đèn lên giường đi). Trong bóng  đêm ­ bạn lần lượt nhớ lại bài ­ phần nào nhớ bạn khắc ghi ­ phần nào quên bạn bỏ qua một bên  và bạn lưu ý điểm quên đó để ngày mai xem lại.
  8. ­ Buổi sáng bạn chịu khó thức dậy sớm. Sau khi làm các động tác vệ sinh và thể dục, bạn nên  ngồi vào bàn học khoảng 1 tiếng, ôn lại bài trước khi ăn điểm tâm và đến lớp. Một điều cần nhắc bạn trong phương pháp học bài là: Ngoài môn sinh ngữ ra, tất cả các môn học  khác bạn nên lập dàn bài, trong dàn bài bạn ghi những phần quan trọng một cách chi tiết. Nhất là  các công thức, các định lý, các định đề. ­ Bạn ghi vào giấy để bỏ túi. ­ Ghi lên bảng học và để dễ vào tim vào óc. ­ Học thầm bằng mắt, suy nghĩ bằng óc, không nên học lớn tiếng, sẽ dễ quên. Không học vẹt,  phải học hiểu, và ghi nhận phần nào ra phần đó. Nhẩm bài sẽ nhớ bài ngay cả những lúc bạn đã  rời bàn học. Dù trong lúc rửa bát, hoặc làm vườn, tưới cây vv... bạn đừng để đầu óc xao nhãng,  luôn suy nghĩ và ôn nhẩm lại bài. Đặc biệt phải cố nhớ ra những chỗ còn lơ mơ hoặc có quên ít  nhiều. (Theo Bí quyết học bài mau thuộc)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2