intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

239
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo số liệu thống kê của Hội Thận học quốc tế, trên toàn thế giới, hiện có khoảng hơn 500 triệu người đang có vấn đề bệnh lý mạn tính ở thận. Tiến triển của bệnh thận mạn tính sẽ dẫn đến suy thận, làm mất chức năng thận và phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận (lọc máu Thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hay Lọc màng bụng và ghép thận). Hiện có khoảng 1,5 triệu người bệnh trên toàn cầu đang sống nhờ các phương pháp điều trị thay thế. Tại Việt Nam,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận

  1. Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận Theo số liệu thống kê của Hội Thận học quốc tế, trên toàn thế giới, hiện có khoảng hơn 500 triệu người đang có vấn đề bệnh lý mạn tính ở thận. Tiến triển của bệnh thận mạn tính sẽ dẫn đến suy thận, làm mất chức năng thận và phải dùng các biện pháp điều trị thay thế thận (lọc máu Thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hay Lọc màng bụng và ghép thận). Hiện có khoảng 1,5 triệu người bệnh trên toàn cầu đang sống nhờ các phương pháp điều trị thay thế. Tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ về số liệu mắc mới bệnh thận, nhưng hiện tại, cả nước có khoảng hơn năm triệu người bệnh suy thận và hằng năm có thêm khoảng 800 ngh×n ng êi bệnh suy thận mới. Hiện có khoảng 10 nghìn ng êi bệnh đang được điều trị thay thế thận.
  2. Vừa qua, tại Khoa Thận - Tiết Niệu, Bệnh viện Bạch Mai đã thành công phương pháp Lọc màng bụng. Đây là phương pháp lọc máu tại nhà, gióp cho những ng êi bệnh bị suy thận giai đoạn cuối không phải chạy thận nhân tạo tại bệnh viện. Với phương pháp Lọc màng bụng Khoa Thận -Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai đã điều trị cho gần 300 người bệnh từ các nơi chuyển về. Sau khi thực hiện các kỹ thuật ban đầu tại bệnh viện, đặt ống Catheter trong ổ bụng người bệnh, người bệnh có thể tự lọc máu tại nhà riêng, thay vì một tuần phải đến bệnh viện ba lần để chạy thận nhân tạo, hàng tháng chỉ đến bệnh viện kiểm tra định kỳ một lần. Mỗi ngày, người bệnh thực hiện khoảng bốn lần lọc màng bụng, đưa khoảng hai lít dịch vào ổ bụng mỗi lần. Mỗi lần thực hiện chỉ mất khoảng 30 phút. Sau khi đưa dịch lọc sạch vào ổ bụng, các chất độc trong máu sẽ thẩm thấu qua các mạch máu màng bụng vào dịch lọc. Dịch lọc chứa các độc tố sẽ được thải qua ống nhỏ đã được đặt cố định ra ngoài. Với phương pháp Lọc màng bụng, quá trình lọc máu diễn ra liên tục, vì thế người bệnh luôn ổn định, tránh hội chứng mất cân bằng. Nó giúp duy trì chức năng thận tồn dư lâu hơn, giảm nguy cơ mất máu và lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm hơn so với chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý, đó là người bệnh Lọc màng bụng cần chú ý đến vấn đề vệ sinh, yêu cầu là phải vô trùng tuyệt đối. Trước khi thực hiện thao tác truyền dịch, cần vệ sinh tay, thân thể sạch sẽ, đeo khẩu trang theo đúng quy định… Nếu không vô trùng tốt, người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng, nếu bị viêm phúc mạc có thể tử vong, hoặc người bệnh bị tắc Catheter lúc đó sẽ phải chuyển
  3. sang thận nhân tạo. Trong quá trình lọc máu tại nhà, nếu bệnh nhân thấy có các biểu hiện bất thường như dịch lọc chảy ra đục, dịch hơi hồng, sốt, đau bụng, đi ngoài... hoặc dịch vào và ra chậm, không như bình thường... thì phải báo ngay cho nhân viên y tế theo dõi rồi làm theo hướng dẫn và nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện. Theo TS Đinh Thị Kim Dung, Trưởng Khoa Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi suy thận tiến triển đến giai đoạn cuối thì người bệnh cần được điều trị thay thế bằng ghép thận hoặc lọc máu. Lọc máu là phương pháp được lựa chọn nhiều vì ghép thận không phải lúc nào cũng thuận lợi như tìm được người cho thận. Người bệnh suy thận độ 3b trở lên có thể điều trị bằng phương pháp này. Khi đó người bệnh sẽ được phẫu thuật để đặt Catheter vào ổ bụng. Bác sỹ và y tá của khoa, sẽ chăm sóc và hướng dẫn cách tự lọc màng bụng. Khi đã thuần thục các kỹ năng cần thiết, người bệnh có thể về nhà tự điều trị. Với phương pháp lọc màng bụng, không phải thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt như khi lọc máu hoặc bằng các phương pháp khác, ít xảy ra biến động huyết áp và không cần sử dụng kim tiêm. Cách điều trị tại nhà sẽ giúp người bệnh kiểm soát các chỉ số sinh hóa, nước điện giải, huyết áp. Phương pháp này còn áp dụng được với người mắc bệnh lý tim mạch, bảo tồn chức năng thận còn sót lại., trừ người bệnh quá cao tuổi hoặc từng phẫu thuật ổ bụng, suy dinh dưỡng… Ông Đỗ Hùng Mạnh, 55 tuổi (Hưng Yên) kể: Tôi đã chạy thận gần một năm, nhớ lại những ngày phải chạy thận nhân tạo vất vả vô cùng. Vợ thì lên theo
  4. chăm chồng, các cháu còn đang đi học, công việc thì bỏ, nhà cửa không ai trông, lợn gà chẳng ai cho ăn. Đã không làm ra tiền lại chi tiêu rất nhiều tiền từ tiền chữa bệnh, tiền ăn ở, tiền thuê nhà trọ... Khi có phương pháp Lọc màng bụng, được các bác sĩ tư vấn rất kỹ, tôi chuyển sang điều trị bằng phương pháp này đến nay đã được năm tháng. tôi thấy khoẻ hẳn lên, ăn ngon hơn và lên được ba kg. Cuộc sống không phải phụ thuộc vào việc chạy thận, tôi được ở nhà giúp đựơc nhiều việc cho gia đình, hiện giờ vợ con không còn phải khổ vì cảnh đi thuê nhà trọ trên Hà Nội và chi phí được giảm đi rất nhiều...Cũng giống như hoàn cảnh của ông Mạnh, anh Nguyễn Thanh Tú, 35 tuổi, làm việc tai Công ty dược phẩm, Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết, anh bị suy thận mãn tính, đã từng chạy thận ba tháng. Mỗi lần chạy thận rất mệt mỏi, cơ thể anh yếu hẳn đi, sút cân. Từ khi có phương pháp Lọc màng bụng, anh đã lên được ba cân và có thể đi làm bình thường, … Khi được hỏi về vấn đề chi phí, TS Đinh Thị Kim Dung, cho biết: "Chi phí cho dịch lọc, thuốc và các vật tư tiêu hao hơn tám triệu đồng/tháng/người bệnh. Riêng ống Catheter thì có nhiều loại và nhiều giá cả, loại hiện tại ở khoa đang dùng cho người bệnh khoảng hơn một triệu đồng… So với thu nhập hiện nay của người dân nghèo thì đây là một khoản chi phí không nhỏ. Tuy nhiên, đối với những người bệnh có thẻ BHYT thì hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên đối với những thể loại thẻ BH khác nhau thì chế độ chi trả cũng khác nhau.
  5. Với phương pháp lọc màng bụng đã giúp cho nhiều người bệnh nghèo ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa bớt phần nào gánh nặng chi phí nằm viện, sinh hoạt, chăm nom…và đã làm giảm đáng kể tình trạng quá tải ở bệnh viện. Theo Công văn số 1086/BHXH - GĐC ký ngày 23-12-2004 về việc thanh toán tạm thời chi phí Lọc màng bụng cho người bệnh BHYT: Mức thanh toán tạm thời cho mỗi người bệnh: tiền dịch lọc theo chi phí thực tế nhưng tối đa không quá sáu triệu đồng/tháng, thuốc tăng sinh hồng cầu (nếu có chỉ định) như cung cấp cho người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ. Hiện nay BHYT đang thanh toán 100% tiền dịch lọc và tăng thuốc hồng cầu, nếu có sự chỉ định của bác sĩ tại khoa, nhưng catheter và chi phí phẫu thuật chưa được thanh toán bảo hiểm. Còn đối với người bệnh có Thẻ Bảo hiểm người nghèo 139 thì việc chi trả tiền dịch lọc tuỳ thuộc vào cơ quan Bảo hiểm mỗi tỉnh. Khi có sự đồng ý của cơ quan Bảo hiểm tỉnh bằng Công văn gửi cho Bệnh viện Bạch Mai thì người bệnh mới được hưởng chế độ của Bảo hiểm chi trả cho điều trị ngoại trú bằng phương pháp này. Đối với trường hợp dùng thẻ BHYT tự nguyện, người bệnh mang tất cả hoá đơn về BHXH tỉnh thanh toán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2