Phương pháp luận và thử nghiệm ở Việt Nam và Đánh giá môi trường chiến lược: Phần 2
lượt xem 26
download
Tiếp nối phần 1, phần 2 Tài liệu gồm nội dung chương 5 đến chương 8. Nội dung phần này trình bày các phương pháp tiếp cận đánh giá môi trường, thử nghiệm ĐMC đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tây đến 2020, thử nghiệm ĐMC đối với quy hoạch chung đô thị thành phố Hạ Long và phụ cận đến 2010,... Mời bạn đọc tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp luận và thử nghiệm ở Việt Nam và Đánh giá môi trường chiến lược: Phần 2
- Chương 5 CÁC PHƯƠNG PH Á P TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ M Ô I TRƯỜNG Trong Đ T M đối với các dự án cô n g trình cụ thể người ta thường quan tâm nhiều nhất đến các tác động m ôi trường trực tiếp do dự án gây ra, nhưng trong Đ M C đối với các dự án CL, Q H và K H thì cần phải quan tâm không những đối với tác động trực tiếp m à còn đặc biệt quan tâm đến các tác động gián tiếp, tác động tích luỹ và tác động tương hỗ của dự án. 5.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA VỂ TÁC ĐỘNG GIÁN TIẾP, TÍCH LUỸ VÀ TÁC ĐỘNG TƯƠNG H ỗ Đ ánh giá m ôi trường chiến lược đối với các dự án CL, QH, KH thường gặp khó khăn là đánh giá không đầy đủ các tác đ ộng m ôi trường gián tiếp, tích luỹ và tương hỗ do dự án gây ra. Chưcíng này dược biên soạn chủ yếu dựa trên tham khảo tài liệu [27, 25 5.1.1. Định nghĩa Việc xác định về ba loại tác động này thường hay trùng lặp và do vậy hầu hết trong các tài liệu hiện nay về vấn để này đểu phân loại tác động gián tiếp và các tác động tương hỗ coi n h ư m ộ t thành phần của tác động tích luỹ. Vì vậy, vẫn chưa có được sự định n g h ĩa thống nhất và được chấp nhân. Với m ục đích đánh giá m ôi trưcmg đầy đủ đối với các dự án, việc xác định các tác đông gián tiếp, tác động tích luỹ và các tác động tương hỗ như là các loại tác động riêng b iệ ự discrete, cách xác định ba loại tác động trên được xây dựng m inh hoạ qua các ví dụ dưới đây. • Tác đ ộ n g gián tiếp (In d irect Im p a ct) Các tác động gián tiếp trong m ôi trường không phải là kết quả trực tiếp tác động của hoạt động dự án m à thường được phát sinh ra ngay sau tác động trực tiếp hay chỉ xuất hiện sau m ộ t quá trình phức hợp. Tức là các tác động ở mức thứ hai hay mức thứ ba, hay gọi là các động gián tiếp/thứ cấp. V í dụ như : Sự xuất hiện các bờ, đê chắn làm thay đổi mức dâng nước c ủa 140
- sông hồ và tới mức làm ảnh hưỏtig đối với đất ngập nước xung quanh, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái vùng đất ngập nước đó. Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp Hình 5.1. Sơ đồ minh hoạ trình tự tác động gián tiếp • Tác động tích luỹ (Cumulative Impact) Là tác động sinh ra từ các tác động khác trước đây, hiện nay, tổng hợp cùng với các tác động diễn ra của dự án. Ví dụ như : - Đ ộ ồn gia tăng từ nhiều sự phát triển giao thông và cồng nghiệp; - Ảnh hưcmg kết hợp của các tác động rièng rẽ, như ô nhiễm khí độc hại, bụi, và của tác động vể thị giác/visual, từ sư phát sinh ô nhiễm từ nguồn ở chỗ khác gây ra trong cùng một môi trường nhận; - Cá biệt, một số tác động đã xuất hiện không đ án g kể song có tác động tích luỹ, ví dụ nliư việc xây dựng sân gôn có thể không gặp tác động nào đáng kể nhưng lại có tác động tích luỹ không nhở tới hộ sinh thái và cảnh quan khu vực. Sự phát triển Sự phát triển 2 Tác động tích luỹ Sự phát triển n Hình 5.2. Sơ đồ minh hoạ trình tự tác động tích luỹ 141
- • Tác động tương h ỗ (Interactìon Im pact) Là tác động phản ứng của các tác động trong phạm vi m ột dự án hay các tác động của các dự án khác nhau trong cùng m ột môi trường nhận. V í dụ như: - Hai dòng chất thải sinh ra từ m ột nhà m áy hoá học về cá biệt là có thể được chấp nhận song lại có phản ứng phức hợp tạo ra mức độ ô nhiễm cao. - Sự phát thải ra không khí từ m ột dự án phát triển lại có phản ứng với sự phát thải từ cơ sở sản xuất hiện hữu. - Trong m ột khu dân cư vốn có nhiều ao hồ điều hoà nước mưa, phát triển dự án mới : lấp bớt ao hồ để xây dựng khu nhà ở mới, đồng thời lại có dự án cải tạo các hồ ao còn lại làm ao hồ nuôi cá, luôn luôn giữ ở mức nước cao, khi trời rnưa sẽ gây ra tác động tương hỗ như gây ra úng ngập khu vực. Phản ứng kết hợp, tương hỗ Sự p h á t triển A Sự p h á t triển B Tác động tương hô Hình 5.3a. Sơ đồ minh hoạ trình tự các tác động tương hỗ • Tác động tru n g gian chéo (Cross M edia Im pacts) Tác động gây ảnh hưởng trực tiếp đến m ôi trường hiện thời có khả năng có tác động gián tiếp lên điều kiện của m ột môi trường khác, đó là tác động trung gian chéo/cross m edia impacts. Tác động không trực tiếp này có khi còn lớn hcín cả tác động trực tiếp. V í dụ như trong m ột số trưòng hợp những sự thay đổi độ ồn và độ rung có thể làm ảnh hưởng m ạnh tới sự làm tổ của các loài chim. Đ ộ ồn gia tăng có thể không tăng đáng kể tác động m ôi trưòng trực tiếp đối với sức khoẻ cộng đồng, nhưng có thể tác động gián tiếp sâu sắc đến hệ sinh thái động vật. 142
- V iệc xâm phạm (môi trường) cảnh quan còn có thể có những tác động gián tiếp đến việc bảo tồn các di tích có giá trị lịch sử. Hơn nữa, việc vi phạm này có thể không được nghiên cứu thoả đáng khi thiếu đi sự phân tích các tác động trung gian chéo. Vì vậy, cần phải xem xét tác động gián tiếp này. r Tác động tưưng hỗ ẩẩ>. Nguồn ihài A Nguồn thải B lyM Hình 5.3b. Tác động tương hổ giữa hai sự phát thải công nghiệp 5.1.2. C ơ sở đánh giá tác động íỊÌán tiếp, tích luỹ và tác động tương hỗ / . G iới thiệu Bốn lý do cần phải đánh giá tác động gián tiếp, tác động tích luỹ và tác động tương hỗ trong quy trình ĐMC. Đ ó là: - Yêu cầu về mặt pháp lý. - Thực tế ĐM C chímg tỏ đây là quy trình kỹ thuật cần thiết rất có giá trị. - G óp phương hướng đạt tới sự phát triển bền vững. - H ỗ trợ cho quá trình ra quyết định. 2. P h át triển m òi trường bến vững Các hậu quả môi trường do các tác động gián tiếp, tác động tích luỹ và các tác động tương hỗ có thể đáng kể. Bảo đảm rằng các tác động này đều 143
- được xét đến trong quá trình ra quyết định. Đ ánh giá đầy đủ các tác động giúp thúc đẩy phát triển bền vững, đó là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại m à không làm tổn hại đến khả nàng của các th ế hệ tương lai (Uỷ ban Môi trường và Phát triển T h ế giới, 1997). Đ ánh giá M ôi trường có thể được sử dụng ở cấp địa phương và phạm vi rộng hon, thúc đẩy phát triển bền vững cho m ộ t khu vực, m ột quốc gia. Trong quá trình lập chính sách, k ế hoạch, và chương trình các nhà chiến lược cần tiến hành Đ ánh giá M ôi trường Chiến lược (ĐM C). Đ M C được sử dụng trong phạm vi khu vực (miền, vùng) hay trong phạm vi địa phương, tỉnh/thành, toàn quốc. Đ ánh giá m ôi trường dự án công trình cụ thể, nhìn chung thường không xét đến toàn bộ các tác động tích luỹ do m ột số dự án sẽ phát triển trong cùng khu vực. Đ ánh giá m ôi trường chiến lược trước quá trình ra quyết định có tính chiến lược đối với tất cả các dự án cùng m ột loại hình hay ở cùng khu vực nào đó sẽ bảo đảm những thay đổi diễn ra đều được xem xét tới m ột cách đầy đủ. N hư vậy là các tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác động tương hỗ tiềm ẩn đều cần được xác định và đánh giá từ rất sớm. Cách tiếp cận như thế là m ột khâu quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững. 3. Yêu câu của thực t ế Đ ánh giá tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác đ ộng tưcíng hỗ cần được các nhà hoạch định chính sách, những người thực hiện Đ M C và những người ra quyết định thừa nhận và khuyến khích xem như m ột quy trình kỹ thuát c ó hiệu quả. Do vậy, người thực hiện cần tập trung vào đánh giá các tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác động tương hỗ ở tất cả các giai đoạn của dự án. Báo cáo M ôi trường cần được nhà hoạch định phát triển/developer dư á n trình bày m ột cách toàn diện, rõ ràng và có m ục tiêu, dễ hiểu, có sự tha.m gia của cơ quan quản lý nhà nước hữu quan và cộng đồng. Như trong đánh giá các động trực tiếp, đánh giá tác động gián tiếp và tích luỹ, tác c ộ n g tương hỗ cũng sử dụng phân tích theo hệ thống dưạ vào các kỹ thuật và công cụ có thể thực hiện được trong thực tế. Nói chung, có thể dự báo trước về các tác động trực tiếp m ột cách chắc chắn, nhưng việc đánh giá và dự báo các tác động gián tiếp, tích luỹ và c á c tác động tương hỗ lại không chắc chắn và dễ thay đổi. Chính vì vậy ngưíời thực hiện Đ M C cần phải đảm bảo trình bày sự rõ ràng bất kỳ điều kiện h ừ a 144
- nhận gần đúng nào, coi như là cơ sở của việc đánh giá. Đ iều quan trọng của đánh giá các tác động gián tiếp, tích luỹ cũng như tác động tương hỗ nhằm ihấy được những hạn chế trong quy trình thực hiện Đ M C . Đ ánh giá mối trường cần dựa vào số liệu và kỹ thuật có giá trị nhất. Thực tế trong nhiều trường hợp sẽ không có và không thể có một đánh giá hoàn hảo. Tuy vậy, khả nãng tác động vẫn cần được xem xét toàn bộ mà sẽ không được bỏ qua trong quá trình ra quyết định. 5.1.3. Cách tiếp cận đánh gía tổng hợp tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác động tương hỗ Việc đánh giá các tác động gián tiếp, tích luv và các tác động tương hỗ không được tách rời với quá trình ĐMC. Tliực tế, việc đánh giá các tác động này cần được coi như một bộ phận hợp nhất của mọi giai đoạn trong quá trình đánh giá. Cần phải xét tới khả năng xảy ra các tác động này trong khi thực hiện dự án như sau ; Lựa chọn/Tính khả thi của Dự án X ác định phạm vi Thu thập dữ liệu nền Xác định & đánh giá tác động gián tiếp và tích luỹ, cũng như các K ế hoạch thực hiện mối quan hệ tưcmg hỗ của các tác động Đ ánh giá các tác động Sự phát triến các giải pháp giảm thiểu Quan trắc & Quản lý M T Hình 5.4. Đánh giá các tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác động tương hỗ có thế áp dụng ở các giai đoạn dự án của quy trình ĐMC 145
- Đánh giá các các tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác động tưoíng hỗ phải là m ột quy trình lặp lại nhiều lần tương tự như trong đánh giá các tác động trực tiếp. Trong cả hai trường hợp, các kết quả của quy trình đánh giá đều phải được đưa vào trong thiết k ế của quy hoạch, k ế hoạch như trong phát triển các biện pháp giảm thiểu tác 'động. 5.2. KHÁI QUÁT VỀ PHƯƠNG PHÁP TIÊP CẬN VÀ CÔNG c ụ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG 5.2.1. Khái quát về các phương pháp Không thể đưa ra một phương pháp duy nhất đánh giá các tác động trực tiếp, cũng như các tác động gián tiếp, tích luỹ và tưcfng hỗ, ảnh hưcmg từ những tác động đó m à là đề xuất các phương pháp khác nhau m à người sử dụng có thể điều chỉnh và kết hợp cho phù hofp với m ột dự án cụ thể. Phần này cung cấp kiến thức vế các phương pháp và công cụ được lựa chọn từ các tài liệu nghiên cứu quốc tế và các trường hợp nghiên cứu thử nghiệm Cf Việt Nam. Các phương pháp và công cụ lựa chọn này được xem như là những phương pháp phù hợp cho người sử dụng. Nói chung trong phần này được chia thành 2 nhóm như sau; - Kỹ thuật xác định phạm vi và tác động: - Các kỹ thuật này xác định nơi và cách thức m ột tác động gián tiếp hoặc tích luỹ hoặc các tác động tương hỗ sẽ xảy ra. - Kỹ thuật ước tính: - Xác định số lượng và dự đoán cường độ tác động như giá trị của các tác động theo tình trạng và mức độ của nó. Quy trình đánh giá môi trường có thể là sự kết hợp các kỹ thuật được sử dụng hay kết hợp các giải pháp được chấp nhận trong các giai đoạn khác nhau của dự án. Chẳng hạn như trường hợp hai nhóm được trình bày dưới đày: Phần này m ô tả chi tiết về từng phương pháp m ột trong các phương pháp đã lựa chọn, bao gồm thông tin thuận lợi và cả bất lợi. Các dẫn chứng thưc tế đưa ra đều để m inh hoạ áp dụng phương pháp. Bảng dưới đây trình bà} liệt kê về các phương pháp đã nêu, trong đó chỉ rõ những phương pháp nào phù hợp để đánh giá các tác động tích luỹ, gián tiếp và các tác động tương hc. 146
- Xác định phạm vi tác động Kỹ thuật ước tính Lập m ô hình, ma trận, bảng liệt kè Phân tích xu hướng GIS Phân tích đa tiêu chí (M CA) Phân tích khả nãim tiếp nhận Phân tích chi phí/ lợi ích Hình 5.5. Các phưưníỉ pháp và còng cụ đánh giá các tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác động tương hỗ 5.2.2. Liệt kê các phương pháp và công cụ đánh giá mói trường K inh nghiệm và lý thuyết (lánh giá môi tnrcmg chiến lược (ĐMC) o trong nước cũng như trên thế gi(ýi đều chứng tò : hầu hết các phương pháp thường được dùng trong đánh giá tác động môi trường đối với các D ự án cụ thể (Đ T M ) đều có thê ciìing cho đánh giá tác động mới trường trong đánh giá m ôi trường chiến lược (ĐMC). Tuy vậy, các phương pháp này khi áp dụng trong Đ T M thường đòi hỏi các kết quả đánh giá tác động môi trường phải có tính định lượng, còn áp dụng chúng để đánh giá hậu quả môi trưòíng trong đánh giá môi trường chiến iược thường có thể chi là định tính. Trong Đ T M đối với từng dự án cụ thể người ta thường quan tâm nhất đến các tác động m ôi trường trực tiếp của dự án gây ra, còn trong ĐMC đối với các CL, Q H /K H không những là quan tâm đến tác động trưc tiếp, mà còn quan tâm đến các tác động gián tiếp, các tác động tích luỹ (tổng cộng) và các tác động tương hỗ. 147
- Bảng 5.1 dưới đây liệt kê nhận dạng m ột số phương pháp khác nhau có thê được dùng trong đánh giá các tác động m ôi trường chiến lược cùng với nhữiig ưu điểm và nhược điểm của chúng. N ó gợi ý cho những người thực hiện Đ M C chọn lựa những phương pháp nào là thích hợp nhất đ ể áp dung. Việc này có thể kéo theo việc dùng những cách tiếp cận khác nhau ma có thế được làm thích ứng và kết hợp với nhau để thoả m ãn những nhu cầu cụ thể, chứ không phải là chỉ chọn lựa m ột phưcmg pháp duy nhất. Khi chọn các phương pháp tiếp cận cần xem x é t ; - Năng lực tổ chức, phân tích và cung cấp thông tin. - Dùng cho giai đoạn đánh giá nào (chẳng hạn, xác định phạm vi, thu thập thông tin chuẩn, phân tích, báo cáo). - Các loại vấn đề môi trường tiểm ẩn và các tác động tổng hợp, tích luỹ cẩn được kiểm tra. - Các nơi tiếp nhận chủ chốt cần được kiểm tra. - Chất lượng và phạm vi của dữ liệu chuẩn. - Trình độ chuyên môn sẵn có của đội ngũ đánh giá ĐMC. Bảng 5.2 dưới đây giới thiệu khả năng áp dụng các phưong pháp nà/ đ ể tiếp đánh giá đối với các tác động gián tiếp, tích luỹ hay tương hỗ. Bảng 5.1. Các phưoTig pháp tiếp cận đánh giá tác động môi trường trong EMC Phương Các ưu Các nhuợc TT Mô tả pháp điểm điểm Hữu ích trong việc thu thập một loạt thông tin rộng về nhiều hoạt động và các nơi tiếp nhận cần xử lý các hậu Linh hoạt và Không tihể Dùng bảng quả tích luỹ. Các cuộc lấy ý có thể thu định ẢưỢĩìị c.'ác biểu câu kiến, phỏng vấn với những cá được nhiều hậu quả MT 1 hỏi, phòng ' nhân có hiểu biết và các thông tin (có so sánh C Á C vấn nhóm đồng thuận liên quan tính chủ phưcmg ái (CÓ đến các hoạt động của dự án quan). tính chủ qiani. có thể giúp cho nhận dạng các hậu quả tích luỹ quan trọng trong khu vực. 148
- B ả n g 5.1 (tiếp theo) Nhạn dạng các hậu quả t:ch luỹ tiềm tàng bằng cách cung cấp các danh sách những hậu Không thể linh quả chuna hay có khả nảng Các danh hoạt và không xảy ra và quan hệ giữa các Có hệ thống sách kiểm xử lý được hoạt động phát triển và tài và xúc tích. tra quan hộ nguyên ncuyên mỏi trường. Việc ricày nhân - hậu quả. có thế được xeiĩi là một đường tắt đi tới viêc xác định phạm VI ĐMC. Cung cấp tóm tắt các hậu quả M T có Có thể phức tạp Các ma trận sứ dụng một kiếu thể thấy được và rối rắm và bảng biếu đế cấu trúc các và có thể không xử lý 3 Cấc ma trặn tươiìg tác giữa những hoạt được dùng để được quan hệ động của dự án và tài Iiguvên nhận dạng và nguyên nhân- niỏi trường có ỉiên quan. lượng giá các hâu quả. hộu quả đến một mức độ nào đó. Giúp iihẠn dạng CÍIC quan hệ nguyẻĩi Iihủii-lìậu quả tiòiìị.' Tạo điều kiện các tác dộng í ích luỹ bằng so Phân tích khái quát hoá Không có quy đổ kiểu dòng chảy. Cho phép chuỗi: các quan liệ mô và sơ đổ người dùng phôn tích nhiều nguyên nhân - quả và không gian và 4 hậu quà cùa cíic hoạt động nhân/iĩiạng nhân dạng thời gian, có khác nhau và vạch ra nh ĩng Ịưói^ẹ các hậu quả thể phức tạp và hậu quả gián tiếp với các thống trực tiếp và rối rắm. nguồn tích tụ từ các hậu quả gián tiếp. trực tiếp lên các nguồn 'iếp nhận. Xử lý các Cần nhiều thời quan hệ nhân gian và dữ liệu, - quả và cho và việc ngoại Là một công cụ phân tích cho các kết quả suy vẫn còn phép định lượng các quan hệ được định mang nặng tính Lập mô hình nhân-quả mà chúng sinh ra từ lượng. Các chủ quan. Có 5 dự báo các hậu quả tích luỹ, bằng ranh giới địa thế khó làm cách mỏ phỏng các điều kiện lý và các thích ứng một môi trường. khung thòi số dạng mô gian thường hình cho một được biểu tình huống cụ hiện rõ ràng. thể. 149
- B ả n g 5.1 {tiếp ĩhec) Đánh giá hiện trạng của một nguồn môi trường, hệ sinh thái hay sức khoẻ cộng đổng qua thời gian và thường là sự phản ánh bằng đổ thị của quá khứ Xử lý sự tích hay tưcmg lai. Có thể xác định Cần nhiều d.'r Phân tích luỹ qua thời được những thay đổi trong khi liệu, và việj các xu gian và giúp xảy ra hay cường độ của ngoại suy vả:ì hướng và nhận dạng những áp lực gây sức ép ở một còn mang nậni ngoại suy các vấn đề khoảng thời gian. Các xu tính chủ quan. quan trọng. hướng có thể giúp phân tích, nhận dạng các hậu quả tích luỹ, thiết lập chuẩn MT thích hợp hay phản ánh các hậu quả tích ỉuỹ trong tương lai. Linh hoạt và dễ cập nhật. Có thể xem Dùng để nhận dạng khi nào xét nhiều Chồng ghép các hậu quả có thể xảy ra và phưcíng án và Có thể là đắt bản đồ và sử xảy ra ở đồu. Có thể chồng các lựa chọn tiền và tốn thời dụng hệ ghép các hậu quả lên nơi tiếp trong quá gian và khỏ 1 thống thông nhận hay các nguồn tiếp nhận khứ, hiện tại định lượng các tin địa lý để thiết lập thời gian xảy ra tại và tương lai. hậu quả. (GIS) các vị trí không gian mà các Cho phép hậu quả có thể là quan trọng. giới thiệu bằng những hình ảnh nhin thấy rõ ràng. Đặc biệt hữu Chỉ dựa vào ích khi các Đây là một cách đế nhận dạng một số các phương pháp Đánh giá và đánh giá các hậu quả. Các chuyên gia- có khác không của tập thể nhóm chuyên gia có thể được thể ảnh hương có sẵn mà các chuyên gia - hình thành để tạo thuận lợi đến tính còng hậu quả tích kỹ thuật cho việc trao đổi thông tin và khai hay sự luỹ quan Delphi biểu lộ quan điểm đánh giá đồng thuận trọng có khả các hậu quả tích luỹ. trong quy trmh năng được đánh giá. xem xét. 50
- B ả n g 5 J (tiếp theo) Hữu ích Không phải trong xử lý luôn luòn có Phân tích Dựa trẽn nhặn biết rằng sự tích tụ các thể thiết lập còng suất trong MT có các ngưỡng hậu quả đối được ngưỡng "m ang'’ hay chịu tái và cho rằng các hậu với các hay công suất "ngưỡiig quả tích liiỹ có thể dẫn đến ngưỡng và m ang của một chịu tái" của kêì quả vượt quá các ngưỡng xem xét các thành phần môi trườiig đó. xu hướng ô môi trường hay nhiẻm môi m ột nơi tiếp trường. nhận cụ thể. Phươiìg pháp Thườiig rất này cũng khó đồng Phủn tích đa ticu chí (MCA) thường được thuận và hay là phương pháp đánh giá các sử dụng tranh cãi về lựa iTÌải pháp lưa chọn, dựa trên trong ĐMC. chọn các tiêu một số ticu chí và kết hctp Có thể đánh chí khác nhau ' Phàn tíc tích đa các đáiìh giá rièng rẽ vào giá tác động và lượng giá 10 ịỊ tiêu chí Iroiig inộl đấiili giá ỉổiìg liợii. tổng hợp của hay tầm quan 1 (M CA) Phương pháp này có thể được clự án. Hữu trọng của mỗi sử dụng để xếp hạng các ích trong tiêu chí. Có thể phirơiig án và lựa chọn được việc so sánh đưa đến các phươiig án tối ưu. các phương nhận định, án thay thế. đánh giá thiên lêch. Phưoĩig pháp Gặp nhiều khó CBA cung khăn về inặt kỹ Phươiìg pháp Chi phí/Lợi ích cấp các thuật lượng giá Phân tích là sự so sánh các phương án thông tin dễ chi phí/lợi ích 1Ị chi phí/ lợi về giá trị tiền tệ của lợi hiểu vể mặt và thường gây ích (CBA) nhuận mang lại và chi phí, kinh tế môi ra tranh cãi thiệt hại về mặt mỏi trường. trường cho mâu thuẫn các nhà ra trong đánh giá. quvết định. 151
- Bảng 5.2. Sự phù hợp của mỗi phương pháp dùng để đánh giá tác động gián tiếp, tích luỹ và tương hỗ Tác Tác Tác Tác động động động động Xác ước TT Phương pháp trự c tích gián tưoìig định tính tiếp luỷ tiếp hỏ Ý kiến chuyên gia V t/ ✓ Thảo luận trao đổi ý kiến & Câu V 2 X hỏi điều tra 3 Bảng liệt kê X X 4 Chồng ghép bản đồ, GIS X X 5 Phân tích mạng lưới và hệ thống X 6 Ma trận ụ ự Phân tích khả năng tiếp nhận ✓ 7 (ngường chịu tải) 8 Lập mô hình mô phỏng X 9 Phân lích đa tiêu chí (MCA) ✓ 10 Phân tích chi phí/lợi ích X X X (dấu - thực hiện được; dấu ^ - không th ể thực hiện được) 5.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ CÔNG c ụ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG Có nhiều nhân tố chi phối việc lựa chọn các phương pháp tiếp cận và công cụ trong việc đánh giá tác động gián tiếp, tích luỹ và tác động tương hỗ của dự án. Phương pháp được lựa chọn phải m ang tính thực tiễn và phù hợp với dữ liệu, thời gian và nguồn kinh phí m à dự án đã dự kiến. K hi lựa chọn phương pháp tiếp cận cần xem xét những điểm chính sau: - Bản chất của các tác động; - K hả năng và chất lượng của số liệu; 152
- - K hả nãng vể thời gian, tài chính và nhân lực. Phưcmg pháp tiếp cận được lựa chọn không nên phức tạp, m à cần chú ý vào việc trình bày các kết qủa một cách dễ hiểu cho nhà hoạch định CL, QH, KH, người ra quyết định và cộng đổng. 5.3.1. Ý kiến của chuyên gia 1. G iớ i thiệu 1 "■ Tác đ ộn g Tác động Tác động Tác động X ác định ư ớ c tính trực tiếp tích luỹ gián tiếp tương hỗ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ ✓ Bị chú : D ấu " - ihực hiện được, dấu " X " - không thực hiện được Thực chất cúa quy trình đánh giá môi trưòng theo phương pháp lấy ý kiến chuyên gia là sự đóng góp thông tin kỹ thuật từ các thành viên của nhóm chuyên gia đối với dự án. Vì vậy, việc lựa chọn các thành viên của nhóm chuyên gia phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng đối với bất kỳ dự án nào. T uy nhiên, vẫn có thể tiến hành các đánh gia này m à không cần tới ý kiến các chuyên gia. Dù vậy, ý kiến chuyên gia được coi là m ột "phương tiện” có hiệu quá trong đánh giá các tác động trực tiếp, gián tiếp, tích luỹ và các tác động tương hỗ. Trao đổi ý kiến và hiệu quả thảo luận giữa nhóm chuyên gia và các thành viện dự án có vai trò quan trọng nhất là đối với các tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác động tương tác. Với nhữiig loại tác động này, khi phân tích m ạng lưới các tác động tưcmg hỗ thường đòi hỏi các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Trách nhiệm của điều phối viên ĐMC dự án trong viộc tạo điều kiện để trao đổi ý kiến giữa các chuyên gia và sau cùng để hoàn thành bản báo cáo m ôi trường là rất quan trọng. Các chuyên gia có thể tự hoàn tất phần việc của m ình m ột cách độc lập, tuy vậy điều này không phù hợp với bản chất của các tác động gián tiếp và tích luỹ và các mối quan hệ tác động tưcmg hỗ khi các tác động này thường không chỉ liên quan tới m ộ t lĩnh vực khoa học hay m ột m ôi trường nhận/receptor. 153
- 2. ư u điểm và nhược điểm Việc lập nhóm các chuyên gia tham gia Đ M C của dự án do điều phối viên có trách nhiệm điều phối và sự hợp tác giữa các đối tác khác nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét các tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác động tương hỗ như là phần kết hợp trong quy trình đánh giá mòi trường. Các cuộc họp thường xuyên giữa các chuyên gia sẽ góp phần tạo điều kiện trong việc xác định các tác động. Trong tổ chức nhóm chuyên gia tham gia Đ M C dự án, đội ngũ các chuyên gia và các nhà chuyên m ôn tham gia vào các hợp phần khác nhau và nếu các thành viên nòng cốt trong nhóm này ở cách xa nhau có thể sẽ là điểu bất lợi của phưong pháp này. 3. ứ n g d ụ n g p h ư ơ n g p h á p Ý kiến nhận xét chuyên m ôn được xem n hư phần kết hợp trong quy trình Đ ánh giá Môi trường. Do vậy, cần lưu tâm đến vai trò quan trọng của m ỗi chuyên gia được lựa chọn vào đội ngũ thực hiện Đ M C dự án trong việc đóng góp kiến thức, tài liệu kỹ thuật từ những lĩnh vực chuyên m ôn của họ vào việc xác định và đánh giá các tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác động tương hỗ. Trong các dự án không quá phức tạp việc sử dụng riêng ý kiến nhận xét của chuyên gia có thể m ang lại hiệu quả cao trong việc xác định và đánh giá các tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác động tương hỗ. Tuy nhiên, đối với những dự án phức tạp hơn, ý kiến nhận xét của chuyên gia có thể được sử dụng phối hợp với các phương pháp hay các "công cụ" k hác được nêu trong tài liệu này. Ỹ kiến nhận xét của chuyên gia là m ộ t phưcíng pháp có thể được áp dụng cho tất cả các kiểu dự án và m ọi điều kiện m ôi trường. Đây là m ột công cụ được áp dụng xuyên suốt m ột dự án. C ó thể thay đổi chuyên gia theo lĩnh vực kinh nghiệm cho phù hợp với từng yêu cầu củ a dự án cụ thể. N hư vậy, các hoạt động chủ yếu đều nhằm : - Lựa chọn điều phối viên Đ M C dự án giàu kinh nghiệm ; 154
- - Xác định yêu cầu đối với mỗi chuyên gia và chỉ định họ vào như những vị trí cần thiết; - Đ iều phối công việc giữa các thành viên trong nhóm dự án; - Khuyến khích các chuyên gia của nhóm Đ M C dự án áp dụng các “ công c ụ ” khác nhau để xác định và đánh giá các tác động gián tiếp và tích ]uỹ, cũng như các tác động tương hỗ. 5.3.2. T hảo luận, trao đổi ý kiến với cộng đồng và các chuyên gia trong, ngoài ngành I. G iới thiệu : T ác động Tác động Tác động Tác động X ác định ư ớ c tính trực tiếp tích iuỹ gián tiếp tưong hỗ ✓ ✓ ✓ ✓ X Thảo luận, trao đổi ý kiến và câu hỏi điều tra đối với cộng đồng và các chuyên gia trong, ngoài ngành về cung cấp thông tin về kỹ thuật có thể giúp cho việc khoanh vùng phạm vi đấnh giá và trong việc xác định xcm các tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác dộng tương hỗ có thể xảy ra ở đâu, như th ế nào và giảm thiểu, phòng tránh chúng ra sao. D o vậy, việc thảo luận, trao đổi ý kiến và câu hỏi điều tra thirờiig được tiến hành ở giai đoạn xác định phạm vi của dự án, cũng như ở giai đoạn trước khi thẩm định báo cáo Đ TM , Đ M C. Thảo luận trao đổi ý kiến là cơ sở chính củ a qu y trình đánh giá môi trường thông qua các cuộc họp hay qua trao đổi thư từ, đ ồng thời còn giúp xác định rõ quan điểm đương thời và cho thấy rõ các vấn đề chính liên quan với dự án. Cụ thể những người tham gia tư vấn là : - Các cơ quan có liên quan trong và ngoài ngành; - Các chuyên gia thuộc chuyên ngành cụ thể có liên quan với d ự án và tiềm năng tác động của dự án; - Các doanh nghiệp địa phương và - C ộng đồng địa phưofng có thể bị tác động bởi dự án. 155
- Câu hỏi điều tra là m ột phương pháp thu thập thông tin chủ yếu từ các doanh nghiệp, các nhóm quan tâm địa phưoíng và dân cư bị ảnh hưcmg của dự án. Có thể sử dụng hình thức phỏng vấn trực tiếp thông thường hay hìnli thức trắc nghiệm gián tiếp qua bưu điện. Hai hình thức thảo luận trao đổi ý kiến và câu hỏi điều tra sẽ góp phần vào việc thu thập số liệu nền và nâng cao sự hiểu biết hơn về tiềm năng của các tác động, nguồn ảnh hưổB^ cũng như các biện pháp có thể giảm thiểu tác động. Coi thảo luận ý kiến như một phần của đánh giá là m ột phương thức sử dụng có hiệu quả để thu thập thông tin về tác động m ôi trường đầy đủ ở mọi nơi, m ọi lúc có thể phát sinh từ : - Các hoạt động diễn ra trước đây, gần đây và sắp tới có khả năng có liên quan đến dự án. - Các nguồn, các khả năng tác động của dự án. Các câu hỏi điều tra có thể dùng làm tài liệu bổ sung trong các cưộc thảo luận và cung cấp thông tin chi tiết quý giá. Tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể sẽ xác định những người được tư vấn, các cuộc họp hay thảo luận thường xuyên và các thông tin chi tiết, các câu hỏi thăm d ò ý kiến phù hợp. 2. ư m ề iể m và nhược điểm Thí»ìg q u a các cuộc họp thảo luận cũ n g n h ư câu hỏi điều tra thu thập thông tin vể khả năng tác động gián tiếp, tích luỹ và các tác động tưofng hỗ có thể biết trước về khả năng các tác đ ộng này trong quy trình đánh giá. Tuy nhiên, vấn đề là các số liệu phù hợp thưòmg k h ô n g sẵn có, m ột số cuộc thăm dò ý kiến thường m ất nhiều thời gian hom nên có thể làm cho chi phí dự án tăng thêm. Trong m ột vài trường hợp, có thể là phù hợp hơn nếu tiếp cận trực liếp với các nhóm cộng đồng tương ứng đ ể thu được nguồn cung cấp thòng tin. Tuy vậy, hiện nay có những câu hỏi điều tra k h ô n g cho kết quả như yêu cầu, do đó không thu được thông tin m ột cách đầy đủ để có thể sử dụng và đáng tin cậy cho viộc đánh giá. 3. ứ n g d ụ n g p h ư ơ n g p h á p Người thực hiộn phương pháp này cần nắm chắc về những đối tượng nào có thể cung cấp thông tin cần thiết cho việc đánh giá các tác động gián tiếp. 156
- tích luỹ và các tác động tưcmg hỗ. Khi tiến hành điều tra người thực hiện cần chú trọng vào các thông tin sau: - Những yếu tố môi trường/nguồn nào dễ bị ảnh hưởng trong khu vực thực hiện d ự án - Những tác động môi trưòíng trực tiếp, gián tiep đối với mỗi thành phần môi trưòng cụ thể là gì ? - Những hoạt động nào đã, đang và sẽ có liên qu an tới các tác động của dự án ? Để hẹrp lý hoá việc thu thập số liệu cần xác định rõ ranh giới địa lý và khung thời gian. Tuy nhiên, trong trưòfng hợp thiết k ế có thay đổi nào đáng kế hay khu vực nghiên cứu không còn phù hợp thì cần tiến hành thảo luận/trao đổi lại. Trong trường hợp nêu đánh giá diễn biến m ôi trường trong khoáng thời gian dài, khi đó sẽ có nhiểu thay đổi vể điểu kiện nền (baseline) hay phát sinh các hoạt động khác có thể ảnh hưởng tới các tác động dự án thì cần tiến hành tháo luận lại. Các số liệu thu thập được và m ọi ý kiến đánh giá về khả năng tác động đều được phân lích để xác định các tác động trực tiếp, gián tiếp và tích luỹ hay các lác đỏng tương hỗ có thể xảy ra. Sử dung các phương pháp khác để đánh giá inột cách định lượng các tác động đó. Các câu hỏi điều tra (lược chuán bị để đảm bảo sao cho các số liỀii thu được đểu thích hợp sử dụn^í trong đáníi giá môi trường. Đối với các (lự án quy niô lớn, thảo luận trao đổi ý kiến và câu hỏi điều tra là công cụ thu thập thông tin có thể sử dung nh ằm hỗ trợ xác định xem ở địa điểm thực hiện dự án sẽ xảy ra các tác động gì. Đ ặc biệl rất hiệu quả khi áp dụng phương pháp này ở giai đoạn xác định phạm vi Đ M C dự án. Cả hai hình thức này (họp/ hội thảo hay lập phiếu điểu tra) đều có thể được điều chỉnh để phù hợp với từng dự án cụ thể theo số lượng người được tư vấn cũng như các chi tiết câu hỏi điều tra. Việc thăm dò ý kiến đặc biệt hữu ích trong việc xác định các tác động vể kinh tế - xã hội. Các phương pháp này còn phù hợp đối với các dự án quy mô lớn với sự tham gia ý kiến của đông đào các tổ chức, các cá nhân trong cộng đồng. 4. T h í d ụ thự c tế Dưới đây lấy thí dụ thực tê cùa đánh giá tác động m ôi trường đối với tuyến đưòfng qua Vườn Quốc gia Cúc Phương của D ự án xây dựng đường Mồ 157
- Chí M inh để minh hoạ tầm quan trọng của việc lấy ý kiến chuyên gia và tham vấn cộng đồng cũng như tham vấn chuyên gia trong ngoài ngành giao thông vận tải trong đánh giá m ôi trường. Dự án xây dựng đưèíng H ồ Q ií M in h giai đoạn I được bắt đầu từ Xuân M ai - H à Tây và kết thúc ở N gã Tư Bình Phương thuộc TP. Hồ Chí M inh, với chiều dài khoảng 1600 km , là m ộ t D ự án rất lớn, đi qua hầu hết vùng bán sơn địa phía Tây của Tổ quốc, đi qua 14 tỉnh/thành (Hà Tây, H oà Bình, Ninh Bình, T hanh Hoá, N ghệ An, H à Tĩnh, Q uảng Bình, Q uảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đ à Nẵng, Quảng Nam, K on Tum, G ia Lai và Đ ắc Lắc) và xâm phạm, gây ảnh hưởng xấu đến nhiều vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu rừng nguyên sinh, trong đó có V ưòn Q uốc gia Cúc Phương. Phương án đã được duyệt thiết k ế là tuyến đường H ồ Chí M inh đi xuyên qua Vườn Quốc gia Cúc Phương, chạy dọc theo thung lũng về phía Tây của sông Bưởi, bám theo hướng tuyến đường tỉnh lộ cũ (TL 427) và thiết kê đường theo kiểu đưòng đắp, ở nhiều đoạn đường đắp cao tới 5 - 6m , gây cản trở dòng chảy khi lũ lụt và ngăn cản các loài động vật qua lại, đặc biệt là xuống sông Bưởi uống nước trong m ùa khô hạn. Vườn Q uốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đâu tiôn được thành lập (1962) ở Việt Nam, là khu rừng không bị chia cắt rộng nhất ở phía Bắc, có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi, là trọng điểm đa dạng thực vật của toàn cầu, có loài Voọc m ông trắng và Cày vằn. Đối với dự án to lớn như đường H ồ C hí M inh, ở các nước người ta đều phải tiến hành trước tiên là Đ M C đối với toàn bộ dự án, đặc biệt là Đ M C đối với việc lựa chọn tuyến đường, lồng ghép Đ M C vào suốt quá trình xây dựng dự án, hài hoà mục tiêu kinh tế - xã hội vói BVM T, sau đó mới tiến hành Đ T M đối với từng đoạn đường, từng công trình cụ thể, rồi mới khởi công xây dựng. ở nước ta đã k h ô n g tiến hành Đ M C đối với dự án này, thậm ch í chỉ thực hiện Đ TM sau khi đã khởi công xây dựng dự án, trong khi xác định tuyến đưòfng cũng như khi thiết k ế đường vấn đề tác động môi trường chưa được xem xét, cân nhắc đầy đủ và cẩn thận. 158
- Đ án g lẽ ra dự án cần phải tiến hành tham vấn cộng đồng, các chuyên gia và các ngành hữu quan theo điều khoản tham chiếu (T O R ) như trình bày ở bảng 5.3 dưới đây. B ảng 5.3, Điều khoản tham chiếu (TOR) của tham vấn cộng đồng đôi với đoạn đường Hồ Chí M inh đi xuyên qua Vườn Q u ố c gia C úc Phương Các vấn đé mòi trưòìig Lựa chọn các đối tượng Các hình thức tham tiềm ẩn chú yếu cần tham vấn vấn tham vấn - Xâm phạrn vườn quốc - Các chuyên gia về môi - Giao lưu trực tuyến. gia, làm suy thoái đa trườiig và đa dạng sinh - Phỏng vấn trực tiếp. dạng sinh học. học. - Phương tiện truyền - Cản trở hoạt động của - Các cơ quan quản lý thông đại chúng thông các động vật. vườii quốc gia. tin 1 chiều. - Gây tiếng ổn, chấn - Đại diện cộng đổng v à - Hội thảo, họp. động vườn quốc gia. chính quyền địa phương - Phiếu điều tra. - Cản trở dòng nước có liên quan. - Tư vấn chuyên đề. chảy, thoát IQ. - Các Hội KHKT có liên - Nhập cư hai bên đường quan. trong phạm vi vườn. - Các Tổ chức bảo tổn - Tạo điều kiện thuận Ihiên nhiên. tiện tiếp cận vườn quốc - Bộ TN&MT, Bô gia để săn bắn và khai KH&CN, m NN&PTNT, thác vườn trái phép. Bộ GTVT, Bộ XD. - Lựa chọn phương án thay thế. N hưng thực tế trong quá trình tiến hành lựa chọn tuyến đưcmg, thiết k ế đường cũng như thực hiện ĐTM tổng thể dự án, chủ đầu tư và cơ quan tư vấn không hề tiến hành lấy ý kiến chuyên gia và tham vấn cộng đồng về tác động môi trưòíng của dự án. Khi biết được thông tin về thiết k ế tuyến đường xuyên qua Vườn Quốc gia Cúc Phương đã được duyệt, rất nhiều Tổ chức ở Trung ương và địa phưcmg, rất nhiều chuyên gia trong nước và ngoài nước và dư luận xã hội đã phản ứng mãnh liệt với phương án này. T hí dụ như ý kiến của Liên hiệp các Hội K H & K T V iệt N am (ngày 16 tháng 10 năm 2000) : "Vườn Quốc gia Cúc Phương là m ột khu bảo tồn thiên 159
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo nghiệm động cơ D12
79 p | 316 | 60
-
Phương pháp luận và thử nghiệm ở Việt Nam và Đánh giá môi trường chiến lược: Phần 1
138 p | 166 | 39
-
Tìm hiểu khả năng dùng vật liệu XADO để khôi phục bề mặt cổ trục bằng phương pháp lăn miết, chương 21
7 p | 141 | 19
-
Giáo trình hình thành phương pháp tiếp nhận kỹ thuật bố trí mặt bằng thi công cho công trình xây dựng p4
6 p | 112 | 16
-
Nghiên cứu giải pháp gia tăng thu hồi dầu bằng bơm ép khí nước luân phiên (WAG) cho tầng Mioxen hạ, mỏ Bạch Hổ
8 p | 130 | 13
-
Ứng dụng phương pháp phân tích đáp ứng tần số quét để đánh giá tình trạng của máy biến áp
9 p | 18 | 5
-
Mạng không dây diện rộng công suất thấp LoRaWAN trong triển khai Free LoRa tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
4 p | 56 | 3
-
Dự báo tỉ giá ngoại tệ với mô hình học cộng đồng kết hợp giải thuật tiến hóa đa mục tiêu
12 p | 41 | 2
-
Tính toán lực cản sóng của tàu ba thân bằng phương pháp nghiệm hữu hạn
6 p | 58 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn