intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp multiplex PCR mới trong phát hiện các cá thể mang kiểu gene gây chết thai trên đàn heo thương phẩm tại các trại phía Nam Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phương pháp multiplex PCR mới trong phát hiện các cá thể mang kiểu gene gây chết thai trên đàn heo thương phẩm tại các trại phía Nam Việt Nam phân tích xác định kiểu gene của từng cá thể bố, mẹ và xây dựng chương trình ghép phối nhằm tránh tạo ra kiểu gene đồng hợp tử gây chết ở phôi thai cũng sẽ là hướng tiếp cận mới rất có ý nghĩa trong việc cải thiện nâng cao số con đẻ ra sống/ổ và tốc độ sinh trưởng của chúng sau khi sinh, đặc biệt giai đoạn từ 25 - 110 kg.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp multiplex PCR mới trong phát hiện các cá thể mang kiểu gene gây chết thai trên đàn heo thương phẩm tại các trại phía Nam Việt Nam

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI: 10.15625/vap.2022.0093 PHƯƠNG PHÁP MULTIPLEX PCR MỚI TRONG PHÁT HIỆN CÁC CÁ THỂ MANG KIỂU GENE GÂY CHẾT THAI TRÊN ĐÀN HEO THƯƠNG PHẨM TẠI CÁC TRẠI PHÍA NAM VIỆT NAM Nguyễn Mai Nghiệp1, Lê Minh Thông2, Nguyễn Thế Anh3, Bùi Phú Nam Anh4,* Tóm tắt. Hiện tượng chết lưu thai trên heo là một trong những vấn đề lớn của ngành chăn nuôi hiện nay. Để giải quyết vấn đề này, các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào dinh dưỡng, sức khỏe heo mẹ và môi trường chuồng trại. Gần đây, một nghiên cứu mới chỉ ra rằng chết thai cũng là một bệnh di truyền. Bệnh được gây ra bởi đột biến mất 600 kb trên gene TL9 ở nhiễm sắc thể số 18 của heo. Với những cá thể dị hợp tử mang đột biến mất đoạn trên, nếu không có chương trình kiểm soát các phép lai trong phối giống nhằm giảm thiểu tần suất xuất hiện của allele đột biến trong đàn, xác suất để thế hệ kế tiếp mang kiểu gene đồng hợp tử lặn del/del sẽ là 25 %. Do đột biến mất đoạn này được phát hiện bằng phương pháp RNA-Seq, khả năng tầm soát các cá thể mang kiểu gene dị hợp cần một phương pháp nhanh và kinh tế hơn để áp dụng vào thực tiễn. Ở nghiên cứu này, chúng tôi đã thiết lập thành công quy trình Multiplex PCR nhằm phát hiện được các cá thể mang kiểu gene dị hợp TL9. Nghiên cứu này cho thấy, trên ba giống heo thương phẩm được khảo sát, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng, trên 3 giống heo thương phẩm được khảo sát, giống heo Yorshire, Landrace và Duroc có tần suất dị hợp tử trong đàn tương ứng là 5 %, 2 % và 0 %. Nghiên cứu cho thấy, cần tiếp tục khảo sát với số lượng mẫu lớn hơn để xác định tỉ lệ các cá thể dị hợp tử trong đàn, từ đó xác định các phép lai thích hợp tương ứng. Từ khóa: Duroc, landrace, multiplex PCR, thai chết, TL9, Yorshire. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Gần đây, các nghiên cứu dựa trên tính đa hiệu của gene (một gene ảnh hưởng đến nhiều tính trạng có thể cùng chiều hoặc trái chiều) cho thấy một số đột biến gene lặn gây chết khi ở trạng thái đồng hợp tử, nhưng lại có ảnh hưởng rất tích cực đến số lượng thai sống và tốc độ sinh trưởng của cá thể mang cặp gene dị hợp tử. Điển hình trong số đó là đột biến lặn gây chết thai ở gene TL9. Theo trang thông tin dữ liệu NCBI, gene TL9 có vị trí nằm ở NC_010460.4 (39663720..40394244) trên nhiễm sắc thể số 18, kích thước của gene TL9 khoảng 730 kb. Nghiên cứu của Derks và cs. (2018) đã chỉ ra đột biến mất đoạn 600 kb gây chết thai khi chúng mang kiểu gene đồng hợp tử del/del, đồng thời cũng chỉ ra ảnh hưởng đa hiệu của nó đến tốc độ sinh trưởng và lượng thức ăn ăn vào ở những cá thể heo mang kiểu gene TL9 dị hợp tử. Trong quần thể heo Large White tại Hà Lan, tần suất các allele này đã được nghiên cứu khi nhân giống trong khoảng thời gian 18 năm và ảnh 1 Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 2 Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 3 Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi Quốc gia 4 Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh * Email: anh.bpn@ou.edu.vn
  2. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 837 hưởng gây chết của chúng chỉ khi ở trạng thái đồng hợp tử lặn. Ở các thập kỷ trước, tần số allele có hại này cao hơn chủ yếu do trôi dạt di truyền từ việc tái tổ hợp ngẫu nhiên giữa các kiểu gene, bởi vì trong suốt giai đoạn này, không có sự thay đổi đáng kể nào về áp lực chọn lọc áp dụng đối với các tính trạng sản xuất. Trong nghiên cứu của Derks và cs. (2018) về gene TL9, tốc độ sinh trưởng tăng rõ rệt nhất trong giai đoạn kiểm tra năng suất từ 25 - 120 kg và tăng thức ăn tiêu thụ là do đột biến chức năng đưa đến trạng thái dị hợp tử trong kiểu gene TL9. Lý giải về hiện tượng này, các tác giả cho biết protein TL9 tham gia vào tổ hợp protein (protein complex) BBSome bao gồm 14 protein từ BBS1 đến BBS14 có vai trò quan trọng trong yếu tố di truyền (nhung mao) liên quan đến dẫn truyền tín hiệu hóa học (Novas và cs., 2015). TL9 là thành phần tổ chức trung tâm của họ protein BBSome, có các tương tác trực tiếp với BBS1, 2, 5 và 8 (Klink và cs., 2017). Ở người, đột biến mất chức năng TL9 và các thành viên khác của BBSome gây ra hội chứng Bardet-Biedl (hội chứng BBS), một bệnh di truyền ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể với các triệu chứng như mất thị lực tiến triển, dị tật thừa ngón, béo phì vùng thân, thiểu năng sinh dục nam, bất thường ở thận và học tập khó khăn. Các nghiên cứu đã đưa ra giả thiết rằng các đột biến có thể đóng góp vào biểu hiện các kiểu hình như đã quan sát ở trên. Như vậy, đối với gene TL9, câu hỏi đặt ra rằng nhân tố điều hòa nào là nguyên nhân gây ra cái chết sớm của các cá thể mang cặp gene đột biến lặn ở trạng thái đồng hợp tử (del/del). Các nghiên cứu đều cho rằng chính đột biến mất đoạn tạo ra trạng thái đồng hợp tử lặn đã dẫn tới việc mất hoàn toàn chức năng của gene TL9 và làm giảm biểu hiện của gene BMPER (gene mã hóa Protein) bằng việc tác động lên yếu tố tăng cường BMPER (Bone Morphogenetic Protein Binding Endothelial Regulator). Chính yếu tố tăng cường này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phiên mã và việc mất yếu tố tăng cường dẫn đến làm giảm biểu hiện của các gene liên kết (Kulaga et al., 2004). Vấn đề ở gene TL9, nhiều tác giả đã đưa ra giả thuyết rằng đột biến mất đoạn đã ảnh hưởng làm giảm yếu tố tăng cường BMPER và từ đó làm giảm sự biểu hiện của gene BMPER khi ở trạng thái đồng hợp tử. Trong nghiên cứu của Derks và cs. (2018), tác giả đã ủng hộ quan điểm rằng đột biến mất đoạn đã ảnh hưởng đến các yếu tố điều hòa BMPER dẫn đến mất cân bằng allele đối với gene BMPER ở các con vật mang gene này. Do vậy, chức năng điều hòa của gene BMPER giảm xuống nghiêm trọng và được xem là nguyên nhân gây ra chết thai ở những cá thể mang kiểu gene đột biến ở trạng thái đồng hợp tử lặn (del/del) (Funari et al., 2010). Về việc điều tiết, cân bằng các allele đột biến lặn có ảnh hưởng đa hiệu trong chọn giống vật nuôi, kết quả nghiên cứu của Derks và cs. (2018) là một trong những ví dụ nổi bật về chọn lọc cân bằng allele lặn gây chết do đột biến mất đoạn 600kb trên gene TL9 đã mang lại hiệu quả tốt ở giống heo Large White. Do đó, cần duy trì allele đột biến lặn này ở tần số nào đó trong quần thể nhằm khai thác hiệu quả ảnh hưởng đa hiệu của chúng đến khả năng thụ thai và tốc độ sinh trưởng khi ở trạng thái dị hợp tử. Đồng thời, kiểu gene TL9 của từng cá thể bố, mẹ cần được phân tích làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình ghép phối ở đàn giống hạt nhân và đàn bố mẹ với mục tiêu duy trì allele lặn gây chết (del) ở trạng thái dị hợp tử và tránh kiểu gene dị hợp tử gây ra chết thai. Cách tiếp cận này cũng đồng nghĩa với việc tăng số con sơ sinh sống/ổ và tăng tốc độ sinh trưởng của lợn con sau khi sinh, đặc biệt giai đoạn sinh trưởng từ 25 - 120 kg.
  3. 838 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Các nghiên cứu gần đây cho thấy đột biến mất đoạn 600 kb ở gene TL9 có thể làm giảm đến 20 % tổng số heo con sơ sinh sống ở đàn giống Large White. Tuy vậy, kiểu gene này lại có ảnh hưởng rất tích cực đến khả năng thụ thai và tốc độ sinh trưởng sau khi sinh của những cá thể mang kiểu gene dị hợp tử. Do vậy, việc phân tích xác định kiểu gene của từng cá thể bố, mẹ và xây dựng chương trình ghép phối nhằm tránh tạo ra kiểu gene đồng hợp tử gây chết ở phôi thai cũng sẽ là hướng tiếp cận mới rất có ý nghĩa trong việc cải thiện nâng cao số con đẻ ra sống/ổ và tốc độ sinh trưởng của chúng sau khi sinh, đặc biệt giai đoạn từ 25 - 110 kg. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thu mẫu máu và ly trích DNA Nghiên cứu tiến hành trên đàn giống thuần nuôi giữ tại trại heo giống Bình Minh, Công ty Khang Minh An, HTX Đồng Hiệp tại tỉnh Đồng Nai, có nguồn gốc nhập khẩu từ Đài Loan, Đan Mạch và Canada. Trong giai đoạn khảo sát từ năm 2021 đến năm 2022, tổng số 423 cá thể, bao gồm 223 cá thể giống Yorshire, 100 cá thể giống Duroc và 100 cá thể giống Landrace đã được lấy mẫu khảo sát nhằm phân tích kiểu gene TL9. Các bước tiến hành bao gồm thu thập mẫu máu (3-5 mL) ở tĩnh mạch cổ (sau khi được sát trùng bằng cồn 70o) cho vào ống nghiệm có chứa EDTA, lắc nhẹ và đều rồi chuyển về phòng thí nghiệm để tách chiết DNA bằng bộ Kit GeneJet Whole Blood Geneomic DNA Purification (Thermo Fisher Scientific). Nồng độ DNA được kiểm tra bằng máy đo quang phổ ở bước sóng OD 260/280. Mẫu DNA sau đó được bảo quản ở -20 oC cho đến khi phân tích kiểu gene. 2.2. Thiết kế mồi Multiplex PCR Hình 1. Thiết kế mồi Multiplex PCR để phát hiện kiểu gene TL9. Hình phía trên: Mồi F1 và R1 dùng để khuếch đại allele a đột biến bị mất 600 kb. Hình phía dưới: Mồi F2 và R1 dùng để khuếch đại allele A nguyên thủy Phân tích kiểu gene TL9 bằng kỹ thuật Multiplex PCR, sử dụng cặp mồi được thiết kế bằng phần mềm Primer 3. Vị trí ba mồi được thiết kế như hình 1 nhằm phát hiện allele đột biến và allele kiểu dại. Trình tự 3 mồi như sau: Mồi F1: 5’- TACCCT GACCATCTTGATTG -3’, Mồi F2: 5’ AGTGTAGCCAGAGCATCT 3’, Mồi R1: 5’ ACCACATCTGCACACTCA 3’. Phản ứng PCR gồm: 100 - 500 ng DNA, 200 µM mỗi
  4. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 839 dNTP, 1,5 mM MgCl2, 0,5 µl Tq polymerase, 10 pM mỗi mồi và 1x PCR buffer trong tổng thể tích cuối cùng là 25 µl. Chu trình nhiệt như sau: 94 oC trong 5 phút; 35 chu kỳ gồm: 94 oC trong 30 giây, 58 oC trong 30 giây, 72 oC trong 30 giây; cuối cùng là 72 oC trong 7 phút trong một hệ thống Gene Amp PCR System. Sau đó kiểm tra kết quả PCR bằng điện di trên gel agarose 1 % nhuộm với TBR ở hiệu điện thế 150 V trong 45 phút bằng bộ MultiSUB midi, quan sát dưới đèn cực tím trên máy ghi hình ảnh gel điện di GelDoc-It2 (UVP, Mỹ) để nhận diện các allele. Kiểu gene TL9 được xác định dựa trên sự có mặt của đoạn được khuếch đại 745 bp là allele A nguyên thủy; đoạn khuếch đại 581 bp là allele a đột biến. 2.3. Giải trình tự Các kiểu gene của TL9 bao gồm A (kiểu dại) và a (đột biến) được khuếch đại riêng rẽ và thực hiện kiểm tra thông qua điện di trên nền gel Agarose 1 % với hiệu điện thế là 100 V trong 30 phút. Sau khi đối chiếu kích thước với thang chuẩn và đánh giá độ tinh sạch cũng như định lượng tương đối nồng độ DNA, các mẫu khuếch đại allele TL9 A và TL9 a được gửi giải 2 chiều trình tự ở Viện Công nghệ ADN và Phân tích di truyền (GENELAB – Việt Nam). Kết quả giải trình tự được so sánh chất lượng các peak tín hiệu với các trình tự tương ứng trước khi được so sánh với dữ liệu của GeneBank (NCBI - Mỹ). Thông qua công cụ BLAST, các kiểu gene được so sánh với các trình tự đã được công bố trước đây trên GeneBank. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tần suất kiểu gene Aa trong đàn Kết quả khảo sát tần số kiểu gene trên 423 cá thể từ đàn giống Yorshire, Landarce và Duroc được trình bày ở Bảng 1. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở đàn heo giống Duroc, tỷ lệ allele a có hại là 0 %. Điều này phù hợp với tác giả Derks et al. (2018) khi tác giả cho rằng đột biến mất đoạn 600 kb sẽ không xuất hiện ở nhóm giống Duroc và Landrace (trao đổi cá nhân). Tuy nhiên, nghiên cứu chúng tôi cho thấy nhóm giống Landrace vẫn có allele a dù tỷ lệ thấp (2 %). Ở nhóm giống Yorshire, nghiên cứu của tác giả Derks et al. (2018) cho tần số allele a cao hơn kết quả của chúng tôi (chiếm 10,84 % so với 5 %). Sự khác biệt này có thể được lý giải thông qua số mẫu. Nghiên cứu của Derks et al. (2018) sử dụng 23.722 cá thể Yorkshire, trong khi nghiên cứu này chỉ sử dụng số mẫu là 223. Chúng tôi hy vọng với số mẫu tầm soát cao hơn, tần số kiểu gene Aa sẽ được dự báo chính xác hơn. Đây là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam khảo sát về mặt di truyền gây nên hiện tượng chết thai trên heo. Sự hiện diện của các cá thể mang kiểu gene dị hợp Aa cho thấy nếu không có 1 kế hoạch tầm soát hiệu quả allele a có hại, thiệt hại về kinh tế gây nên đối với các trại giống sẽ lớn. Đối với các heo đực dùng làm giống, cần phải tầm soát kiểu gene TL9 trước khi phối giống. Nếu kiểu gene heo đực là Aa, cần tiến hành xác định kiểu gene TL9 đối với các cá thể heo nái nhằm giảm thiểu các phép lai Aa x Aa giữa heo đực và heo nái.
  5. 840 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 1. Tần suất các cá thể mang kiểu gene dị hợp trên 3 giống heo thương phẩm được khảo sát Giống Tổng số cá Số cá thể mang kiểu Phần trăm số cá thể mang kiểu gene dị heo thể gene dị hợp tử hợp tử trong đàn khảo sát Duroc 100 0 0% Landrace 100 2 2% Yorshire 223 11 5% 3.2. Hiệu quả của phương pháp Multiplex PCR trong việc phát hiện allele a của gene TL9 So với phương pháp PCR truyền thống với mức thời gian cần thiết là từ 3 giờ đến 3,5 giờ để hoàn thành chu trình luân nhiệt, phương pháp Multiplex cần khoảng 1,5 giờ để hoàn thành. Tuy nhiên so với phương pháp PCR truyền thống, Multiplex PCR yêu cầu cao hơn trong việc thiết kết trình tự mồi và tối ưu hóa phản ứng trong chu trình nhiệt. Cụ thể, khi thiết kế mồi, chúng tôi đặc biệt chú ý đến phần tương thích giữa hai mồi, khả năng khuếch đại và sự giống nhau trong Tm của 3 mồi, và kích thước của sản phẩm PCR. Đối với tối ưu hóa phản ứng PCR, đầu tiên chúng tôi tối ưu hóa từng cặp mồi khi chạy phản ứng PCR, sau đó chúng tôi xác định tỷ lệ tối ưu khi kết hợp cả ba mồi trong 1 phản ứng PCR. Bước kế tiếp, chúng tôi xác định nhiệt độ tối ưu cho ba mồi cũng như các điều kiện phản ứng cho Multiplex PCR. Sau khi khuếch đại gene TL9 thành công, cá thể có kiểu gene AA sẽ cho 1 băng PCR có kích thước 745 bp. Đối với cá thể thai lưu có kiểu gene aa, sẽ cho 1 băng PCR có kích thước 581 bp. Đối với các cá thể dị hợp tử Aa, sẽ cho 2 băng PCR có kích thước 745 bp và 581 bp (Hình 2). Sau khi khuếch đại gene TL9 thành công, chúng tôi tiến hành giải trình tự các sản phẩm PCR nhằm xác nhận quá trình khuếch đại gene TL9. Kết quả giải trình tự cho thấy tín hiệu các đỉnh (peak) đạt yêu cầu, điều này chứng tỏ các mồi sử dụng trong phản ứng PCR nhân các allele đơn lẻ rất hiệu quả. 2 băng có kích thước như nghiên cứu được khuếch đại từ gene TL9 (Hình 3). Nghiên cứu này cho thấy phương pháp Multiplex PCR dùng để phát hiện TL9 cho kết quả nhanh, kinh tế và hiệu quả. Hình 2. Xác định kiểu gene AA, Aa và aa của gene TL9
  6. PHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 841 Hình 3. Kết quả giải trình tự allele A (phía trên) và a (phía dưới) của gene TL9 4. KẾT LUẬN Trong bài báo này, chúng tôi đã lần đầu tiên xác định tần suất kiểu gene TL9 trong 3 giống heo thương phẩm Yorshire, Landrace và Duroc. Kết quả đạt được cho thấy giống Yorshire và Landrace có sự hiện diện của các cá thể dị hợp tử trong đàn. Để ước lượng chính xác hơn nữa tỷ lệ các cá thể dị hợp tử trong đàn, chúng tôi đề nghị cần tiếp tục khảo sát với số lượng mẫu lớn hơn để có thể biết chính xác tỷ lệ các cá thể dị hợp tử trong đàn, từ đó xác định các phép lai thích hợp tương ứng. Ngoài ra, chúng tôi cũng thiết lập được quy trình xác định kiểu gene TL9 bằng phương pháp Multiplex PCR với mồi tự thiết kế. TÀI LIỆU THAM KHẢO Derks, M. F. L., M. S. Lopes, M. Bosse, O. Madsen, B. Dibbits, B. Harlizius, M. A. M. Groenen and H. J. Megenes, 2018. Balancing selection on a recessive lethal deletion with pleiotropic effects on two neighboring genes in the porcine geneome. PLoS Genet 14(9): e1007661.
  7. 842 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Funari, V. A., D. Krakow, L. Nevarez, Z. Chen, T. L. Funari, N. Vatanavicharn, W. R. Wilcox, D. L. Rimoin, S. F. Nelson and D. H. Cohn, 2010. BMPER Mutation in Diaphanospondylodysostosis Identified by Ancestral Autozygosity Mapping and Targeted High-Throughput Sequencing. The American Journal of Human Genetics 87(4): 532-537. Klink, B. U., E. Zent, P. Juneja, A. Kuhlee, S. Raunser and A. Wittinghofer, 2017. A recombinant BBSome core complex and how it interacts with ciliary cargo. Elife 6. Kulaga, H. M., C. C. Leitch, E. R. Eichers, J. L. Badano, A. Lesemann, B. E. Hoskins, J. R. Lupski, P. L. Beales, R. R. Reed and N. Katsanis, 2004. Loss of BBS proteins causes anosmia in humans and defects in olfactory cilia structure and function in the mouse. Nature Genetics 36(9): 994-998. Novas, R., M. Cardenas-Rodriguez, F. Irigoín and J. L. Badano, 2015. Bardet–Biedl syndrome: Is it only cilia dysfunction?. FEBS Letters 589(22): 3479-3491. A NOVEL MULTIPLEX POLYMERASE CHAIN REACTION METHOD FOR THE IDENTIFICATION OF MUMMUFIED PIGLETS GENOTYPE CARRIERS IN COMMERCIAL PIGS IN THE SOUTH OF VIETNAM Nguyen Mai Nghiep1, Le Minh Thong2, Nguyen The Anh3, Bui Phu Nam Anh4,* Abstract. Mummufied piglets are widely considered a serious problem in pig breeding. It has been recently discovered that a 600 kb deletion in the TL9 gene located at chromosome 18 in the pig geneome. This mutation produces a truncated protein which leads to a malfunctional TL9 protein. A consequence of this deletion is the reduction of born number of piglets. In this study, we successfully developed a novel single-tube multiplex PCR assay to identify the recessive allele of TL9. We used this technique to detect TL9 alleles in a total of 223 commercial pigs (Yorshire, Landrace and Duroc breeds). Among them, 13 carriers were found (11 in Yorshire breed and 2 in Landrace breed). Our method provides not only a reliable, economic, and practical diagnostic technique for TL9 carrier detection, but also a method to TL9 geneotype detection and a monitoring system for the genetic improvement for pig breeding. Keywords: Duroc, landrace, multiplex PCR, mummified piglets, TL9, Yorshire. 1 Nong Lam University, Ho Chi Minh City 2 International University, Vietnam National University, Ho Chi Minh City 3 Institute of Animal Science for Southern Vietnam 4 Ho Chi Minh City Open University * Email: anh.bpn@ou.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2