intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp tìm pan cấp tốc

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

132
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp tìm pan cấp tốc Một chiếc xe đang chạy bông nhiên bị chết máy giữa đường và ta đạp máy không nổ thì gọi là bị panne động cơ . “Panne” là sự trục trặc nhỏ hay hư hỏng lớn của một hệ thống nào đó trong động cơ .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp tìm pan cấp tốc

  1. Phương pháp tìm pan cấp tốc Một chiếc xe đang chạy bông nhiên bị chết máy giữa đường và ta đạp máy không nổ thì gọi là bị panne động cơ . “Panne” là sự trục trặc nhỏ hay hư hỏng lớn của một hệ thống nào đó trong động cơ . Panne nhẹ , động cơ làm việc không ổn định .Panne nhẹ động cơ mất khả năng sử dụng . Tthông thường một chiếc xe đang chạy mà bị panne động cơ , đa số là do lửa và xăng . Khi đi xe bị chết máy giữa đường , đạp máy lại nhiều lần không nổ, ta tìm panne cấp tốc theo phương pháp sau: I . Xả lòng và kiểm tra sức nén
  2. Tháo bugi khỏi động cơ . Dùng giẻ lau (có sẵn trong xe ) bịt kín lỗ bugi ở đầu động cơ và đạp máy khoảng 10 lần . Động tác này nhằm mục đíc xả hết xăng dư trong lòng xylanh ( vì trước đó xe chất máy , ta đã đạp lại nhiều lần không nổ ). Mục đích thứ 2 là để kiểm tra sức nén . Đạp máy thấy hơi còn mạnh là sức nén còn tốt . Nếu đạp máy thấy nhẹ là động cơ bị “panne sức nén “ ( Thông thường xe đang chạy ít bị “panne sức nén “ , trừ khi bị gãy bạc xéc măng hay bó kẹt pistongvi2 hệ thống bôi trơn trục trặc ). Trong trường hợp động cơ bị panne sức nén ta sẽ tìm panne sức nén xem động cơ bị panne sức nén trực tiếp hay gián tiếp (Chúng ta sẽ tìm hiểu về panne sức nén trong các bài viết cụ thể sau). Trường hợp sức nén vẫn tốt ta kiểm tra xăng và lửa. II. Kiểm tra xăng Lau chìu bugi thật sạch và gắn lại động cơ , ta vặn nửa tay ga và đạp máy 3 lần , sau đó mở bugi và quan sát : 1- Bu gi khô đưa lên mũi ngửi không nghe mùi xăng là xe bị nghẹt xăng 2- Bugi ướt đẫm (đọng xăng nước) là động cơ bị ngộp xăng 3- Bugi ướt sương và có mùi xăng là động cơ bị panne lửa Giải thích 3 hiện tượng trên : Đạp máy 3 lần , pistong sẽ có nhiều lần dồn nén hào khí lên buồng đốt nhưng bugi vẫn khô là chưgn1 tỏ xăng không có trong buồng đốt . Vậy là xăng bị nghẹt , không xuống đủ mực đổ trong chén xăng của bộ chế hoà khí. Hoặc có thể là xăng đã hết . Bugi đọng xăng nước vì mực xăng trong chén quá cao , xăng xăng nạp
  3. lên buồng đốt nhiều hơn bình thường nê lửa không thể nào đốt được .Hiện tượng này gọi là ngộp xăng , máy không nổ. (Hai trường hợp bugi khô và bugi ướt đẫm đều nằm trong trường hợp “panne xăng” ) Bugi ướt sương là mạch hoà khí đùng tỉ lệ xăng gió nhưng máy không nổ là vì panne lửa hoặc panne bugi Nếu gặp hiện tượng 1 và 2 ta tìm panne xăng nếu gặp trường hợp 3 ta tìm panne lửa. III. Kiểm tra lửa Để dây bugi cách mass khoảng 5mm và đạp máy (nhớ mở khoá công tắc): 1- Không có tia lửa điện đánh từ đầu dây qua mass là “mất lửa” 2- Áp đầu dây gần sát vào mass mới có tia lửa điện phóng qua hệ thống đánh lửa yếu .(Mất lửa hay lửa yếu đều thuộc dạng panne lửa) 3- Vẫn để đầu dây cách mass 5mm mà có tia lửa điện đánh qua là không panne lửa . Bây giờ ta phải kiểm tra xem lửa có đánh đúng thì hay sai thì , bằng cách : - Tay trái cầm nhẹ đầu dây bugi - Tay phải cầm volan lửa , canh cho dấu cân lửa (Dấu F hoặc một gạch thẳng ) gần dấu khắc trên cacte rồi gạt mạnh volan tới ( theo chiều quay của volan) Khi 2 dấu trùng nhau mà có dòng điện giật vào tay là lửa đành đúng thì .Nếu 2 dấu không trùng nhau mà có đei6n5 giật thì lửa đánh sai thì . Chú ý : Nếu volan quay ngược chiều mà có điện giật , động cơ vẫn không nổ
  4. được . IV. Kiểm tra bugi Nêu có lửa và lửa đành đúng thì ta kiểm tra bugi . Lau bugi thật sạch , gắn vào dây và gác chân bugi lên mass và đạp máy : a- Không có tia lửa điện nạp ra giữa 2 chấu bugi là bugi đã bị hư . b- Có nhiều tia lửa điện đánh ra chung quanh chân răng bugi là bugi đã bị mass ( thông thường gọi là bugi lửa nhảy bậy ). Bu gi hư phải thay bugi khác còn trường hợp bugi lửa nhảy bậy ta sẽ tìm hiểu trong các phần sau. c- Có tia lửa điện đánh từ chấu dọc qua chấu ngang của bugi là bugi còn sử dụng được . Tuỳ theo tia lửa điện đánh ngoài mass dài hay ngắn mà ta điều chỉnh khe hở 2 chấu bugi . Thông thường khe hở giữa 2 chấu đầu bugi được điều chỉnh bằng 1/10 tia lửa điện đánh ngoài mass . Thí dụ tia lửa điện từ đầu dây đánh sang mass dài 5mm thì ta điều chỉnh khe hở 2 chấu bugi là 0.5mm Tóm lại 1 động cơ hội đủ 4 yếu tố trên được hoàn chỉnh thì động cơ phải nổ ổn định
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2