intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương Pháp Trồng Hành Lá

Chia sẻ: Lotus_1 Lotus_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hành lá là cây rau gia vị thích hợp cho những vùng còn ít đất canh tác, vốn đầu tư không cao và nhanh thu hồi vốn. Ngoài ra, hành lá còn có thuận lợi là trồng được quanh năm, nếu chăm sóc đúng cách sẽ cho thu nhập khá cao. Hành lá Nông dân đang thu hoạch hành lá 1/ Đất trồng - Hành lá thích hợp với loại đất có nhiều mùn, thoát được nước, ít chua phèn. - Đất trước khi trồng hành nên phơi ải, sau đó làm kỹ và lên luống tùy theo chân đất, song thích...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương Pháp Trồng Hành Lá

  1. Phương Pháp Trồng Hành Lá Hành lá là cây rau gia vị thích hợp cho những vùng còn ít đất canh tác, vốn đầu tư không cao và nhanh thu hồi vốn. Ngoài ra, hành lá còn có thuận lợi là trồng được quanh năm, nếu chăm sóc đúng cách sẽ cho thu nhập khá cao. Hành lá Nông dân đang thu hoạch hành lá 1/ Đất trồng - Hành lá thích hợp với loại đất có nhiều mùn, thoát được nước, ít chua phèn. - Đất trước khi trồng hành nên phơi ải, sau đó làm kỹ và lên luống tùy theo chân đất, song thích hợp nhất vẫn là lên luống cao 25- 30cm, luống rộng khoảng 1m, khoảng cách giữa hai luống là 30 cm để thoát nước và đi lại chăm sóc. Trước khi trồng phủ rơm kín mặt luống để giữ ẩm và tránh khi tưới, mưa lớp đất mặt cứng lại.
  2. - Nếu có điều kiện nên lắp đặt nhà lưới và hệ thống tưới phun để giảm bớt sâu bệnh, tiết kiệm công, nước tưới. Đồng thời, hành phát triển tốt, hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng, dập khi tưới và rút ngắn được thời gian sinh trưởng 2-4 ngày/lứa. 2/ Thời vụ trồng và giống - Hành có thể trồng quanh năm, thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ khoảng 42- 45 ngày/lứa. Tuy nhiên, nếu trồng hành mùa khô phải chú ý các loại sâu hại dòi đục lá, sâu xanh da láng, sâu ăn tạp... - Có thể sử dụng giống địa phương. Hiện giống địa phương có hai loại: gốc thân trắng và gốc thân đỏ, thời gian sinh trưởng và năng suất tương đương nhau khoảng 10-15 tạ/sào (1 sào là 1.000m2). - Khi chọn hành giống, nên chọn những bụi hành tương đối đồng đều, đúng tuổi, sinh trưởng tốt, không bị nhiễm sâu bệnh. - Cần khoảng 3 - 4 tạ hành giống/sào. Để đảm bảo không còn sâu bệnh lây lan sang vụ tới, trước khi nhổ hành giống 1-2 ngày cần tiến hành phun thuốc Fipronil, nếu sâu nhiều có thể xử lý bằng Chlorfenapyr theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì. 3/ Cách trồng và chăm sóc - Nếu có đủ nước, có thể trồng 6-7 lứa hành/năm. - Hành lá trồng hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 10cm.
  3. - Một sào hành cần khoảng 2 tấn phân chuồng ủ hoai, 30kg tro, 27-30kg urê, 28kg lân, 8kg kali. Trong trường hợp hành bị cháy lá hoặc sinh trưởng kém có thể dùng thêm phân bón lá. - Toàn bộ phân chuồng ủ hoai, lân, kali và tro dùng bón lót. - Urê chia 4-5 lần bón thúc bằng cách hòa vào nước tưới cho hành. Khi hành trồng hành được 7 ngày, tiến hành bón thúc cho hành. Nhưng trước khi thu hoạch 10 ngày, phải ngưng tưới hoặc phun xịt các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hoặc nuôi dưỡng cây để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. * Chú ý: Trồng hành làm cỏ kịp thời, không để cỏ chụp hành dễ bị sâu bệnh và chậm phát triển. Tưới đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt. Để tận dụng đất, tăng hiệu quả sử dụng đất nên trồng xen cải xanh hoặc cải ngọt quanh mép luống. 4/ Phòng trừ các loại sâu gây hại Các loại sâu bệnh thường gây hại cho hành lá gồm: sâu xanh da láng thường xuất hiện sớm và gây hại cho cây đến cuối vụ. Dòi đục lá xuất hiện muộn khi hành lên tốt. Sâu ăn tạp, bọ trĩ, bệnh cháy đầu lá, rẽ bẹ, đốm tím phát sinh ở mọi thời kỳ. - Cách phòng trừ sâu bệnh cho hành: Thường xuyên theo dõi đồng ruộng, bắt sâu trưởng thành, sâu non, ngắt bỏ ổ trứng kết hợp với làm cỏ, phun thuốc trừ bệnh vào lúc trời mát. Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là phải theo phương pháp "4 đúng" (đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng lúc, đúng cách). Ưu tiên dùng các thuốc sinh học. Khi vừa phát hiện sâu bệnh nên dùng thuốc phun xịt, có thể phun 3-4 lần/lứa tùy theo sâu hại nhưng đảm bảo
  4. thời gian cách ly 7- 10 ngày. Chỉ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục cho phép dùng ở rau. - Loại thuốc đặc trị sâu da láng là dùng hỗn hợp Dipel 3.2WP, ViHa 1.5 x 109 PIB/gam hoạt chất Spimosad (min 96,4%) (Success 25EC). Bệnh đốm tím, khô đầu lá thì dùng thuốc Propineb (min 80%) (Antracol 70WP). 5/ Thu hoạch Tiến hành thu hoạch hành khi vừa đủ tuổi khoảng 42 - 45 ngày sau khi trồng. Trường hợp hành xấu, chậm phát triển có thể lưu thêm vài ngày, nhưng không nên kéo dài quá. Hành lá trước khi đưa ra thị trường phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng, không tồn dư nitrat, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2