intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp viết báo cáo khoa học

Chia sẻ: Vũ Chu Cung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

258
lượt xem
94
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần tóm tắt phải trình bày ở dạng thu gọn để cho độc giả thấy nội dung chính của những thông tin trong bài báo. Phần tóm tắt là phần được đọc nhiều nhất của bài báo, nhất là từ khi tóm tắt có thể được dễ dàng tìm thấy do đưa vào hệ thống tin học. Người đọc sau khi đọc tên bài báo, tên tác giả sẽ đọc tóm tắt trước khi quyết định có đọc toàn bài báo không (1). Đọc một bài tóm tắt viết tốt là đủ để thu được hiểu biết về những kết quả chủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp viết báo cáo khoa học

  1. c Phương pháp viét báo cáo khoa học Phần tóm tắt phải trình bày ở dạng thu gọn để cho độc giả thấy nội dung chính của những thông tin trong bài báo. Phần tóm tắt là phần được đọc nhiều nhất của bài báo, nhất là từ khi tóm tắt có thể được dễ dàng tìm thấy do đưa vào hệ thống tin học. Người đọc sau khi đọc tên bài báo, tên tác giả sẽ đọc tóm tắt trước khi quyết định có đọc toàn bài báo không (1). Đọc một bài tóm tắt viết tốt là đủ để thu được hiểu biết về những kết quả chủ yếu của bài báo. Phải biết rằng "mỗi phút hay mỗi giờ qua đi để viết tóm tắt sẽ làm tác giả hài lòng vì nó sẽ làm bài báo của mình được đọc nhiều hơn" (2). Bản tóm tắt có thể được in lại ở nhiều tài liệu cùng với tên bài mà không phải toàn bài. Vì lẽ đó, phần tóm tắt tự bản thân nó phải hiểu được nghĩa là đứng độc lập với bài báo. Những nguyên tắc chung khi viết một tóm tắt Tóm tắt một báo cáo kết quả nghiên cứu phải có tính thông tin. Việc xây dựng tóm tắt phải tuân theo cấu trúc IMRAD (3). Nó đáp ứng bốn yêu cầu cơ bản của bài báo: tại sao công trình được thực hiện, công trình đã được thực hiện như thế nào? đã tìm thấy cái gì? đã rút ra được kết luận hay khái quát gì? Lời đáp cho mỗi yêu cầu này phải gói gọn trong một hay hai câu. Câu đầu tiên của phần tóm tắt trình bày ý tưởng chủ yếu của phần Đặt vấn đề. Câu này không được nhắc lại tên bài báo. Câu thứ hai trình bày ngắn gọn phương pháp nghiên cứu. Kết quả cụ thể với các số liệu cũng như kết quả của các phép tính thống kê được trình bày trong vài câu cùng câu kết chứa kết luận của bài báo. Một cách hợp lý là chỉ nên sử dụng thì quá khứ cho ba đoạn đầu của tóm tắt. Chỉ dùng thì hiện tại cho kết luận hay giả thiết. Bản tóm tắt này khác hoàn toàn với dạng tóm tắt chỉ dẫn của các tạp chí thông thường, nó chỉ đưa cho độc giả nội dung sơ lược của bài báo và sơ đồ theo dõi. Kiểu tóm tắt chỉ dẫn không thể thay cho việc đọc bài báo ngược với dạng tóm tắt thông tin. Phần tóm tắt không được chứa các thông tin đòi hỏi tài liệu tham khảo, các bảng biểu, chú thích hay thậm chí cả chữ viết tắt khi chúng chỉ được giải thích trong bài báo. Một phương pháp để thực hiện tốt phần tóm tắt thông tin của một bài báo đăng kết quả nghiên cứu là ngay khi soạn thảo dàn bài viết tên các chương: Đặt vấn đề, Tư liệu và phương pháp nghiên cứu, Kết quả, Bàn luận. Mỗi tên chương kèm theo một hay hai câu, đối với chương Kết quả có thể nhiều hơn một chút. Khi đã soạn xong tóm tắt, các tên chương được xoá đi khi viết chính thức. Càng ngày càng nhiều tạp chí yêu cầu tác giả giữ lại tên các chương này, chúng được đặt tên là "Background, Methods, Results, Conclusions". Một số tạp chí thậm chí còn đòi hỏi các tóm tắt có cấu trúc chặt chẽ hơn. Độ dài của phần tóm tắt Đôi khi trong phần hướng dẫn cho tác giả của tạp chí chỉ rõ độ dài của tóm tắt. Trong hệ thống Vancouvers, yêu cầu tối đa là 150 từ tương đương 15 dòng đánh máy. Với những tóm tắt được gọi là "cấu trúc", hệ thống Vancouves yêu cầu 250 từ. Nhiều tạp chí chấp nhận 250 đến 300 từ, vào khoảng 1 trang đánh máy cách dòng. Các tạp chí Pháp yêu cầu cung cấp một bản tóm tắt tiếng Pháp để in trực tiếp trong tạp chí và một tóm tắt dài hơn để dịch sang tiếng
  2. Anh. Phải tôn trọng văn phong tóm tắt của tạp chí. Những sai lầm ở phần tóm tắt Lỗi nặng nhất là làm tóm tắt chỉ dẫn. Một lỗi khác là đưa ra các kết quả không có trong bài báo. Nó xảy ra khi tác giả viết tóm tắt mà không tham khảo bài báo. Ví dụ như: khi tóm tắt viết hàng vài tháng sau khi viết bài báo. Việc trình bày kết quả phải giống hoàn toàn kết quả trong bài, kể cả trong cách thể hiện: chẳng hạn, thật không hợp lý khi trình bày kết quả trong phần tóm tắt ở dạng phần trăm trong khi trong bài ở dạng số tuyệt đối và ngược lại. Không nên sử dụng chữ viết tắt trong phần tóm tắt, trừ khi chữ viết tắt đó được sử dụng ít nhất từ ba đến bốn lần. Phải giải thích chữ viết tắt ở lần sử dụng đầu tiên trong tóm tắt ngay cả khi ý nghĩa của nó có vẻ đương nhiên và đã được giải thích trong phần nội dung bài. Một tóm tắt có tính chỉ dẫn một phần trong một báo cáo kết quả nghiên cứu là một lỗi hay gặp làm cho người đọc không thu nhận được ý chính của nội dung bài báo. Những câu kiểu như "Các tác giả phân tích các kết quả của.., Nhân hai trường hợp, Một tạp chí trong y văn đã trình bày..., Một sơ đồ điều trị đã được đề nghị, các tác giả đề nghị một chiến lược mới trong chẩn đoán của..." không chứa bất cứ thông tin nào và thể bị động dùng là vô ích. Một sai lầm khác là đưa ra kết quả của các tác giả khác. Chất lượng của 33 tóm tắt trong các báo cáo khoa học, đăng năm 1989 ở tạp chí Canadian Medical Association Journal đã được đánh giá dựa trên 32 tiêu chuẩn (4). Phần lớn các tóm tắt này đưa ra thông tin quá sơ lược để người đọc có thể hiểu rõ bài báo. Những dạng tóm tắt mang thông tin khác Tóm tắt cấu trúc của các nghiên cứu lâm sàng Một cấu trúc mới của tóm tắt (5,6) ngày càng hay được sử dụng cho các bài báo khoa học (mà không chỉ riêng cho việc thử thuốc). Mỗi tóm tắt này chứa 8 đoạn, mỗi đoạn có một đầu đề (7). 1) Mục đích nghiên cứu: phải trình bày những mục đích chính, và chỉ đưa ra những mục đích phụ quan trọng. Nếu một giả thuyết được ưu tiên đưa ra thử, nó phải được trình bày rõ ràng. 2) Trình tự, phương pháp nghiên cứu: đoạn này chứa đựng những yếu tố của phương pháp học trong nghiên cứu lâm sàng. Cần phải phân biệt các nghiên cứu điều trị (thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm chứng, mù kép so sánh với thuốc giả dược), các nghiên cứu về các xét nghiệm chẩn đoán (chỉ tiêu chuẩn, so sánh mù), các nghiên cứu tiên lượng (nghiên cứu quần thể), các mô tả tập hợp các trường hợp hay thống kê, các nghiên cứu có đánh giá về kinh tế (phân tích liên quan giá-hiệu quả). 3) Nơi nghiên cứu: người đọc phải biết liệu công trình có thể áp dụng được trong thực tế hàng ngày không? 4) Chọn thành phần tham gia: đó là người tình nguyện hay bệnh nhân, chọn có liên tục hay
  3. không? tiêu chuẩn tham gia là gì? 5) Phương pháp điều trị: các đặc điểm chính của cách điều trị (thời gian, phương pháp, liều lượng) được trình bày. 6) Các yếu tố đánh giá chính: trình bày các phương pháp phân tích lựa chọn trước khi thu thập số liệu. Nếu giả thuyết phân tích được thêm vào trong hay sau khi thu thập số liệu, điều này phải trình bày rõ ràng. 7) Kết quả: trình bày ở dạng viết (không dưới dạng bảng) các kết quả chính với khoảng tin cậy và ý nghĩa thống kê. 8) Kết luận: chỉ những kết luận không quá tham vọng mới được trình bày cùng áp dụng lâm sàng của nó, tránh những lập luận trừu tượng hay khái quát hoá quá nhanh chóng. Dạng văn kiểu điện tín, không có động từ được một số tạp chí chấp nhận cho kiểu tóm tắt này. Tạp chí Annals of Internal Medicine (5,6) đã áp dụng phương pháp này và sau đó có nhiều tạp chí khác như British Medical Journal (8), Gut (9), Chest (10) và rất nhiều tạp chí khác cũng sử dụng. Trong thực tế, việc trình bày tóm tắt dạng cấu trúc khác nhau tuỳ theo từng tạp chí. Một số tạp chí chỉ đơn giản yêu cầu trình bày theo cấu trúc IMRAD có phát triển một chút: hiểu biết về chủ đề, mục đích của nghiên cứu, phương pháp, kết quả, kết luận; đó là trường hợp của các tạp chí American Journal of Medicine, New England Journal of Medicine, Lancet; với một thông báo lâm sàng thì có Đặt vấn đề, Bệnh án, Bình luận (11). Tóm tắt cấu trúc của các tạp chí y học đại cương. Tóm tắt cấu trúc dạng này có 6 phần (7): 1) Mục đích nghiên cứu: trình bày mục đích chủ yếu trong khi xác định chủ đề mà nó đề cập. 2) Nguồn gốc số liệu sử dụng để thực hiện công trình: tư liệu lưu trữ, tên của cơ sở, các chuyên gia, các bản ghi chép, các phụ lục được tham khảo, chỉ ra các từ khoá và công trình được thực hiện ở giai đoạn nào. 3) Chọn lựa nghiên cứu: tóm tắt chỉ rõ các tiêu chuẩn chọn các cá thể để phân tích (quần thể đặc biệt, thủ thuật, tiêu chuẩn đánh giá, phương pháp). Trình bày các phương pháp để áp dụng các tiêu chuẩn (phương pháp mù, tổng hợp, giám định). 4) Lấy số liệu: phương pháp cho phép đảm bảo giá trị và chất lượng của các số liệu được mô tả. 5) Tổng hợp các kết quả: các kết quả chính định tính hay định lượng được trình bày, với khoảng tin cậy và mức độ ý nghĩa thống kê. Các biến số xác định giữa các nguồn gốc khác nhau của số liệu phải được trình bày. 6) Kết luận: trình bày cùng với các áp dụng của nó, không khái quát hoá ngoài lĩnh vực của tạp chí. Xác định việc cần thiết thực hiện các nghiên cứu mới. Tóm tắt cho hội nghị khoa học Tóm tắt để trình bày trước Hội nghị khoa học là dạng tóm tắt thông tin gần với dạng tóm tắt của báo đăng kết quả nghiên cứu với một số điểm đặc biệt (12). Tốt nhất là nên ưu tiên cho trình bày các kết quả mà giảm bớt phần bàn luận. Có thể trích dẫn một hay hai tài liệu tham khảo. Sự trình bày các tóm tắt này thường bị giới hạn trong khuôn khổ một khung. Mục đích của khung này là cho phép in lại trực tiếp trong tập tóm tắt. Khung thường màu xanh da trời,
  4. không xuất hiện khi in: không được vẽ lại khung. Do mục đích để in lại, bản trình bày tóm tắt cho Hội nghị phải hoàn hảo. Các chỉ dẫn đặc biệt phải được tôn trọng. Ví dụ dạng chữ in, số lượng khoảng cách hay dấu hiệu và chỗ đăng cho tên bài, tên tác giả. Các tóm tắt chỉ dẫn Các tóm tắt của các tạp chí y học đại cương và các bài giảng thường ở dạng chỉ dẫn. Một số tạp chí thay tóm tắt dạng này bằng bảng mục lục. Tuy nhiên ngày càng nhiều tạp chí y học đại cương sử dụng dạng tóm tắt thông tin. Các tạp chí y học đại cương này có cấu trúc IMRAD (13). Trong phần tóm tắt, mục đích trước hết của tạp chí đại cương được trình bày. Sau đó chỉ ra phương pháp nghiên cứu của bài báo phân tích, cuối cùng các kết quả của phân tích này được đưa ra với các kết luận mà người ta có thể rút ra và các áp dụng có thể. Tài liệu tham khảo 1. Department of clinical epidemiology and biostatistics, McMaster university health sciences center. How to read clinical journals: 1. Why to read them and how to start reading them critically. Can Med Assoc J 1981;124:555-8. 2. Pitkin RM. The importance of the abstract. Obstet Gynecol 1987;70:267. 3. International Committee of Medical Journal Editors. Uniform requirements for manuscrips submitted to biomedical journals. N Engl J Med 1997;336:309-15 (traduction fran†aise, voir p.149). 4. Narine L, Yee DS, Einarson TR, Ilersich AL. Quality of abstracts of original research articles in CMAJ in 1989. Can Med Assoc J 1991;144:449-53. 5. Ad hoc working group for critical appraisal of the medical literature. A proposal for more informative abstracts of clinical articles. Ann Intern Med 1987;106:598-604. 6. Huth EJ. Structured abstracts for papers reporting clinical trials. Ann Intern Med 1987;106:626-7. 7.Instructions for preparing structured abstracts. JAMA 1998;279:71-2. 8. Lock S. Structured abstracts. Now required for all papers reporting clinical trials. Br Med J 1988;297:156. 9. Misiewicz JJ. Summaries of papers reporting results of clinical trials. Gut 1988;29:273-4. 10. Soffer A. Abstracts of clinical investigations. A new standardized format. Chest 1987;92:389. 11. Revuz J. Résumés structurés. Résumés informatifs. Ann Dermatol Venereol 1993;120:279- 80. 12. Rozé C. Soumettre un résumé pour une communication scientifique. Ann Pathol 1988;8:166- 8. 13. Mulrow CD. The medical review article: state of the science. Ann Intern med 1987;106:485- 8. 14. Mulrow CD, Thacker SB, Pugh JA. A proposal for more informative abstracts of review articles. Ann Intern Med 1988;108:613-5.
  5. Nguồn sưu tập : Đại học QG Y Hà Nội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2