Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ KẾT QUẢ ĐO ĐƯỜNG ĐẶC TUYẾN ÁP<br />
SUẤT VÀ LỰC ĐẨY CỦA ĐỘNG CƠ TÊN LỬA NHIÊN LIỆU RẮN<br />
LÊ SONG TÙNG, DOÃN QUÝ HIẾU, HOÀNG THẾ DŨNG<br />
Tóm tắt: Xử lý kết quả đo đường đặc tuyến áp suất và lực đẩy trong thời gian<br />
làm việc là một khâu quan trọng trong việc thiết kế động cơ tên lửa nhiên liệu rắn.<br />
Bài báo trình bày phương pháp xử lý biểu đồ đo được trên cơ sở các điểm kỳ dị<br />
của nó. Phương pháp được sử dụng trong thực nghiệm động cơ cho kết quả tin cậy,<br />
góp phần hoàn thiện quá trình thiết kế động cơ tên lửa nhiên liệu rắn.<br />
Từ khóa: Kết quả đo, Áp suất, Lực đẩy, Tên lửa, Nhiên liệu rắn.<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Quá trình làm việc của động cơ tên lửa nói chung và động cơ tên lửa nhiên liệu rắn nói<br />
riêng thường rất phức tạp. Các thông số làm việc của động cơ không có giá trị ổn định do<br />
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: kết cấu, nhiệt độ, môi trường, điều kiện sử dụng... Các kết quả<br />
tính toán trong giai đoạn thiết kế chỉ mang tính định hướng và chỉ được xác định chính xác<br />
bằng thử nghiệm đốt động cơ trên giá đo.<br />
Sau khi tiến hành thử nghiệm động cơ trên giá thử, kết quả đo phải được xử lý để xác<br />
định được giai đoạn động cơ làm việc ổn định và tìm giá trị trung bình của áp suất và lực<br />
đẩy động cơ. Việc xử lý kết quả đo là rất quan trọng đối với người làm động cơ nhưng ít<br />
được công bố trong các tài liệu trong và ngoài nước. Hiện nay có một số phương pháp xử<br />
lý kết quả đo như: sử dụng máy đo, xử lý bằng hình ảnh. Tuy nhiên các phương pháp này<br />
gặp khó khăn trong việc xử lý pic mồi, dẫn đến kết quả thu được chưa phù hợp cho việc<br />
thiết kế, hoàn thiện động cơ. Bài báo đưa ra một phương pháp tổng quát để xử lý các đồ thị<br />
đo áp suất và lực đẩy. Phương pháp xử lý đơn giản, hiệu quả, khắc phục được sai số tính<br />
toán do pic mồi cũng như kết cấu động cơ. Kết quả đo có thể được xử lý một cách nhanh<br />
chóng và đặc biệt có thể xử lý với một đồ thị đo bất kỳ trong các tài liệu khi không có<br />
bảng số liệu đo. Hiện nay phương pháp này đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu<br />
thiết kế động cơ tên lửa nhiên liệu rắn tại Viện Tên lửa.<br />
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT<br />
Khi thử nghiệm động cơ, kết quả đo đường đặc tuyến áp suất và lực đẩy thường có<br />
những sai lệch nhất định giữa các phát bắn. Nguyên nhân do sai số của thiết bị đo, kết cấu<br />
động cơ, ảnh hưởng của môi trường và nhiều yếu tố ngẫu nhiên khác. Do vậy, việc xử lý<br />
kết quả đo cần tiến hành theo các bước nghiêm túc để xác định các thông số làm việc của<br />
động cơ. Nhiệm vụ quan trọng của việc xử lý biểu đồ đo là xác định giá trị trung bình của<br />
các thông số áp suất, lực đẩy trong quá trình làm việc của động cơ.<br />
2.1. Các giai đoạn làm việc của động cơ tên lửa nhiên liệu rắn<br />
Hình 1 biểu diễn đường cong áp suất đặc trưng cho quá trình làm việc của động cơ<br />
trong buồng đốt, được chia thành các giai đoạn cơ bản sau [2]:<br />
Giai đoạn I (khởi động): là giai đoạn mồi cháy có áp suất pmoi. Điều kiện cần là liều mồi<br />
phải đảm bảo mồi cháy ổn định cho liều nhiên liệu chính. Thời gian diễn ra giai đoạn này<br />
là t1 - t0.<br />
Giai đoạn II (giai đoạn tăng áp suất): là giai đoạn cháy đồng thời liều mồi và thành<br />
phần nhiên liệu chính. Đặc trưng của giai đoạn là áp suất tăng nhanh từ áp suất mồi pmoi tới<br />
pmax. Thời gian diễn ra giai đoạn này là t2 – t1.<br />
Áp suất của động cơ là tổng của áp suất mồi pm (t ) và áp suất thuốc phóng ptp (t ) :<br />
p (t ) ptp (t ) pm (t ). (1)<br />
<br />
<br />
26 L. S. Tùng, D.Q.Hiếu, H.T.Dũng “Phương pháp xử lý kết quả đo… tên lửa nhiên liệu rắn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Việc lựa chọn khối lượng mồi, ảnh hưởng nhiều đến pic mồi và áp suất pmax trong đồ<br />
thị đo áp suất và lực đẩy. Tuy nhiên, mục đích cần xác định áp suất do thuốc phóng sinh<br />
ra, do đó khi xử lý đồ thị đo cần có phương pháp loại bỏ phần pic mồi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Đồ thị áp suất và lực đẩy trong buồng đốt động cơ theo thời gian.<br />
Giai đoạn III (giai đoạn cháy ổn định): đặc trưng cho quá trình cháy ổn định với thời<br />
gian t3 – t2 (hình 1). Áp suất, lực đẩy trong giai đoạn này chính là các thông số làm việc<br />
của động cơ với tổng xung (công của động cơ) lớn nhất.<br />
Giai đoạn IV (kết thúc): là giai đoạn phụt khí tự do, bắt đầu xảy ra khi liều nhiên liệu<br />
sắp tắt và phần khí còn lại trong buồng đốt phụt ra ngoài. Giai đoạn này cũng không ảnh<br />
hưởng nhiều đến quá trình làm việc của động cơ. Thời gian diễn ra giai đoạn này ngắn và<br />
được ký hiệu là t4 – t3.<br />
Tổng thời gian hoạt động chủ yếu của động cơ được tính theo công thức [1]:<br />
tdc t3 t0 . (2)<br />
2.2. Tính toán các thông số theo biểu đồ đo áp suất<br />
Quá trình xử lý đồ thị áp suất phải tính các thông số sau:<br />
a) Xác định giá trị áp suất lớn nhất pmax để tính bền cho kết cấu;<br />
b) Thời gian hoạt động của động cơ tdc ;<br />
c) Xung áp suất và giá trị áp suất trung bình ptb của động cơ;<br />
d) Tổ hợp lưu lượng trung bình tb [1];<br />
e) Vận tốc cháy trung bình của thuốc phóng và lưu lượng phụt khí trung bình của<br />
động cơ [1].<br />
Áp suất làm việc trong buồng đốt của động cơ, được lấy theo công thức [1]:<br />
p(t) = pđ(t) + pn , (3)<br />
trong đó: pđ(t) – áp suất trong buồng đốt động cơ đo được khi thử nghiệm;<br />
pn – áp suất môi trường.<br />
Xung áp suất I ( p ) của động cơ được xác định bởi biểu thức:<br />
tdc<br />
(p )<br />
I p(t )dt , (4)<br />
t0<br />
<br />
trong đó: t0 - thời điểm bắt đầu tính, tdc - thời gian hoạt động của động cơ;<br />
Giá trị áp suất trung bình trong buồng đốt được tính theo biểu thức:<br />
tdc<br />
<br />
p(t )dt<br />
t0<br />
ptb , (5)<br />
tdc<br />
Tổ hợp lưu lượng trung bình được xác định theo biểu thức [1]:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04 - 2015 27<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
tdc<br />
<br />
Fth p (t ) dt<br />
t0<br />
tb , (6)<br />
mT<br />
trong đó, Fth – diện tích tiết diện nhỏ nhất của loa phụt; mT – khối lượng thuốc phóng.<br />
Tốc độ cháy trung bình của thuốc phóng xác định bởi biểu thức:<br />
e<br />
utb ,<br />
t dc<br />
(7)<br />
trong đó, e – bề dày cháy của liều nhiên liệu.<br />
Lưu lượng phụt khí trung bình được tính bởi công thức:<br />
m<br />
m tb T . (8)<br />
t dc<br />
2.3. Tính toán các thông số theo biểu đồ đo lực đẩy<br />
Các thông số được tính khi xử lý biểu đồ lực đẩy bao gồm:<br />
a) Giá trị lớn nhất Pmax trong thời gian hoạt động của động cơ tdc ;<br />
b) Lực đẩy trung bình của động cơ;<br />
c) Hệ số lực đẩy;<br />
d) Xung lực đẩy, xung lượng riêng của động cơ.<br />
Với điều kiện thử nghiệm trên mặt đất lực đẩy được xác định theo công thức cơ bản sau<br />
[1]: P (t ) Pd (t ) pn Fa , (9)<br />
trong đó, Pd (t ) - lực đẩy đo được;<br />
pn – áp suất môi trường; Fa – diện tích tiết diện cửa ra của loa phụt.<br />
Nếu trong quá trình động cơ làm việc, có sự thay đổi diện tích tiết diện cửa ra của loa<br />
phụt, do tác động mài mòn của dòng chảy sản phẩm cháy thì giá trị Fa trong biểu thức (9)<br />
được thay bởi giá trị trung bình Fa tính theo công thức:<br />
Fa( tr ) Fa( s )<br />
Fa , (10)<br />
2<br />
trong đó, Fa(tr ) , Fa( s ) – diện tích tiết diện cửa ra của loa phụt đo được trước và sau thử<br />
nghiệm.<br />
Tổng xung của động cơ được xác định theo công thức:<br />
tdc<br />
<br />
IT P(t )dt , (11)<br />
t0<br />
<br />
trong đó, t0, tdc - thời điểm bắt đầu tính và thời gian hoạt động của động cơ;<br />
Giá trị lực đẩy trung bình của động cơ được tính theo công thức:<br />
I<br />
Ptb T , (12)<br />
tdc<br />
Hệ số lực đẩy trung bình được tính từ biểu thức:<br />
P<br />
K PTB tb .<br />
ptb Fth<br />
(13)<br />
Xung lượng riêng của lực đẩy Iy bằng tỉ lệ giữa xung lực đẩy IT và khối lượng nhiên<br />
liệu mT của động cơ:<br />
I<br />
Iy T . (14)<br />
mT<br />
<br />
<br />
28 L. S. Tùng, D.Q.Hiếu, H.T.Dũng “Phương pháp xử lý kết quả đo… tên lửa nhiên liệu rắn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. CÁC BƯỚC XỬ LÝ ĐỒ THỊ ĐO ĐẶC TUYẾN ÁP SUẤT VÀ LỰC ĐẨY<br />
Sau đây trình bày các bước xử lý đồ thị đo đặc tuyến áp suất và lực đẩy của động cơ<br />
nhiên liệu rắn và tính toán một số thông số làm việc cơ bản của động cơ dựa trên kết quả<br />
xử lý đồ thị. Kết quả của việc xử lý đồ thị đo là phải tính được áp suất, lực đẩy trung bình<br />
và thời gian làm việc chính của động cơ. Đối với đồ thị đo dưới dạng ảnh (không có bảng<br />
số liệu), sử dụng phương pháp xử lý ảnh để chuyển các giá trị đo sang dạng số, sau đó tiến<br />
hành các bước xử lý số bằng các phần mềm tính toán trên máy tính điện tử.<br />
Các bước tiến hành xử lý đồ thị đo áp suất, lực đẩy dạng ảnh (hình 2): Xây dựng hệ tọa<br />
độ đề các Oxy trên đồ thị; xác định tọa độ các điểm đặc trưng (điểm cực trị, điểm uốn...)<br />
trên đồ thị theo đơn vị mm; lập bảng số liệu các giá trị nhận được sau khi quy đổi sang các<br />
đơn vị Pa, N, s tương ứng theo thang chia của đồ thị đo. Các bước xử lý tiếp theo được<br />
tiến hành như với đồ thị kết quả đo có bảng số liệu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Xử lý ảnh đường cong áp suất và lực đẩy.<br />
Đối với đồ thị kết quả đo áp suất, lực đẩy của động cơ có bảng số liệu: tiến hành hàm<br />
số hóa đồ thị áp suất, lực đẩy theo thời gian thu được đồ thị áp suất p(t), P(t) và đạo hàm<br />
bậc nhất của áp suất, lực đẩy theo thời gian p’(t), P’(t).<br />
Xác định các điểm kỳ dị trên đồ thị đo: Hoành độ các điểm uốn chính là nghiệm<br />
d2 d2<br />
phương trình p (t ) 0, P (t ) 0 , là các điểm cực trị trên đồ thị hàm p’(t), P’(t)<br />
dt 2 dt 2<br />
(hình 3): điểm A ở giai đoạn I (khởi động), D ở giai đoạn IV (phụt khí tự do), điểm C là<br />
điểm uốn sau pic mồi. Từ điểm C dựng tiếp tuyến BC với đồ thị hàm p(t).<br />
<br />
C p(t)<br />
<br />
B<br />
p1(t) D<br />
A<br />
<br />
<br />
<br />
p’(t)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Xử lý đồ thị đường cong áp suất bằng phần mềm Mathcad.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04 - 2015 29<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Thời gian làm việc chính của động cơ là tdc t D t A .<br />
Áp suất trung bình của động cơ được tính theo công thức (5) khi đã loại bỏ phần pic mồi:<br />
tD tC<br />
<br />
p (t )dt ( p(t ) p1 (t ))dt<br />
tA tB<br />
ptb , (15)<br />
tdc<br />
trong đó, p1(t) là phương trình đường tiếp tuyến BC. Tiến hành tương tự đối với đồ thị đo<br />
lực đẩy ta tính được lực đẩy trung bình của động cơ Ptb.<br />
4. KẾT QUẢ XỬ LÝ ĐỒ THỊ VÀ TÍNH TOÁN MỘT SỐ THÔNG SỐ LÀM VIỆC<br />
CỦA ĐỘNG CƠ TÊN LỬA NHIÊN LIỆU RẮN<br />
Dưới đây trình bày kết quả xử lý đồ thị đo đặc tuyến áp suất và lực đẩy p-t, P-t của một<br />
loại động cơ đang được nghiên cứu. Sau quá trình thử nghiệm gồm 04 phát bắn, thu được<br />
các biểu đồ đo áp suất và lực đẩy. Cần tiến hành xử lý đồ thị đo và tính toán các thông số<br />
làm việc của động cơ.<br />
Đối với phát bắn thứ nhất, đồ thị đo áp suất có dạng như hình 3. Xử lý với biểu đồ đo<br />
áp suất như trình bày ở trên, thu được thời gian hoạt động của động cơ là t dc 2,323 s, áp<br />
suất trung bình là ptb 5,946 MPa .<br />
Xử lý tương tự với biểu đồ đo lực đẩy, lực đẩy trung bình của động cơ được xác định<br />
là: Ptb 4661 N .<br />
Tổng xung lực đẩy của động cơ là:<br />
I T Ptb .tdc 10827 N .s.<br />
Tổng xung áp suất của động cơ là:<br />
n<br />
I ( p ) I i( p ) ptb .tdc 13,8 MPa.s.<br />
0<br />
<br />
Tổ hợp lưu lượng trung bình được xác định theo biểu thức (6):<br />
F I ( p) m<br />
tb th 1310,6 .<br />
mT s<br />
Vận tốc cháy trung bình của thuốc phóng được tính theo biểu thức (7):<br />
e m<br />
utb 0,00931 .<br />
tdc s<br />
Lưu lượng phụt khí trung bình được tính theo biểu thức (8):<br />
m kg<br />
m tb T 2,559 .<br />
tdc s<br />
Hệ số lực đẩy trung bình được tính theo biểu thức (13):<br />
P<br />
K tb tb 1,39.<br />
ptb Fth<br />
Xung lượng riêng được tính theo biểu thức (14):<br />
I m<br />
I y T 1821, 2 .<br />
mT s<br />
Như vậy ta đã xử lý xong đồ thị đo áp suất và lực đẩy phát bắn thứ nhất. Tương tự cho<br />
các phát bắn còn lại, ta có bảng số liệu cho 4 phát bắn (bảng 1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
30 L. S. Tùng, D.Q.Hiếu, H.T.Dũng “Phương pháp xử lý kết quả đo… tên lửa nhiên liệu rắn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Bảng 1. Các thông số làm việc cơ bản của động cơ.<br />
Thời Vận Lưu<br />
Áp Áp Lực Hệ số<br />
Lực gian Tổ hợp tốc lượng<br />
suất suất đẩy lực Xung<br />
đẩy động lưu lượng cháy phụt khí<br />
trung lớn lớn đẩy lượng<br />
TT trung cơ trung trung trung<br />
bình nhất nhất trung riêng<br />
bình hoạt bình bình bình<br />
bình I y ,m/s<br />
ptb ,<br />
Mpa<br />
Ptb, N<br />
pmax ,<br />
Mpa<br />
Pmax,<br />
N<br />
động tb , m/s utb , m tb , K tb<br />
tđc, s m/s kg/s<br />
1 5.946 4661 7.192 5701 2.323 1310.6 0.00931 2.559 1.39 1821.2<br />
2 5.637 4645 7.186 5705 2.395 1281.1 0.00903 2.482 1.461 1871.2<br />
3 5.983 4647 7.268 5677 2.392 1357.9 0.00904 2.485 1.377 1869.7<br />
4 5.976 4697 7.297 5878 2.383 1351.3 0.00907 2.495 1.393 1882.7<br />
<br />
Sử dụng lý thuyết thống kê để gia công kết quả đo, xác định được khoảng tin cậy của<br />
các giá trị đo. Nghĩa là tìm giá trị kỳ vọng toán học, độ lệch bình phương quân của lực<br />
đẩy, áp suất trong các phép đo.<br />
Kỳ vọng toán học của các phép đo [4]:<br />
1 4<br />
ptb ptbi 5,89 MPa.<br />
4 1<br />
Sai số dư được tính theo công thức [4]:<br />
i ptbi ptb .<br />
Độ lệch bình phương quân [4]:<br />
1 4 2<br />
p <br />
tb ptbi ptb 0,166 MPa.<br />
3 1<br />
Kiểm tra điều kiện thỏa mãn i 3 ptb , vậy độ lệch bình phương quân trung bình đại<br />
số là [4]:<br />
1 4<br />
ptb ptbi ptb 2 0, 083 MPa.<br />
12 1<br />
Lựa chọn độ tin cậy yêu cầu p=0,95, số phép đo là n=4, hệ số Student kst(n,p)=2,776<br />
[5]. Sai số ngẫu nhiên được tính theo công thức [4]:<br />
ptb k st ptb 0, 23 MPa.<br />
Vậy khoảng áp suất trong buồng đốt động cơ là:<br />
p ptb ptb 5,89 0, 23 MPa.<br />
Tương tự, lực đẩy động cơ được xác định với giá trị như sau:<br />
P Ptb Ptb 4663 17 N .<br />
Vận tốc cháy trung bình của các phép đo:<br />
1 4 m<br />
utb utbi 0,00911 .<br />
4 1 s<br />
Hệ số lực đẩy trung bình của các phép đo:<br />
1 4<br />
K tb K tbi 1, 405.<br />
4 1<br />
Xung lượng riêng trung bình của các phép đo:<br />
1 4 m<br />
I ytb I yi 1861, 2 .<br />
4 1 s<br />
Như vậy, sau khi xử lý đồ thị đo, chúng ta đã xác định được giá trị trung bình các thông<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04 - 2015 31<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
số làm việc đặc trưng của động cơ (áp suất, lực đẩy…). Các giá trị đã được xử lý như trên<br />
sẽ được kiểm tra, so sánh với kết quả tính toán lý thuyết, tiến hành các bước tiếp theo của<br />
quá trình hoàn thiện thiết kế động cơ.<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bằng phương pháp xử lý kết quả đo đường đặc tuyến áp suất và lực đẩy động cơ tên<br />
lửa nhiên liệu rắn trình bày trên, bài báo đã xác định được các tham số đặc trưng: áp suất,<br />
lực đẩy trung bình, thời gian làm việc cơ bản và một số các thông số làm việc khác của<br />
động cơ. Từ đó đưa ra phương án thiết kế, hoàn thiện động cơ đảm bảo được các chỉ tiêu<br />
đặt ra. Phương pháp xử lý được trình bày như trên đơn giản nhưng có độ chính xác cao,<br />
cho phép xác định nhanh các tham số cần thiết của động cơ làm định hướng cho thiết kế<br />
vũ khí. Phương pháp xử lý này có thể áp dụng vào nghiên cứu thiết kế chế tạo động cơ tên<br />
lửa nhiên liệu rắn tại các cơ sở chuyên ngành.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Волков В.Т., Ягодников Д.А., “Иследование и стендовая отработка<br />
ракетных двигателей на твердом топливе”. М., Издательство МГТУ им. Н.Э.<br />
Баумана, 2007, 294 стр.<br />
[2]. Абугов Д.И., Бобылев В.М., “Теория и расчет РДТТ”. М., Машиностроение,<br />
1987, 272 стр.<br />
[3]. Орлов Б.В., “Термодинамические и баллистические основы проектиров- -ания<br />
РДТТ”, М., Машиностроение, Москва, 1968, 536 cтр.<br />
[4]. Светозаров В.В., “Основы статистической обработки результатов измерений<br />
”, М., Изд. МИФИ, Москва, 1983, 40 cтр.<br />
[5]. Маркин Н.С., “Основы теории обработки результатов измерений”, М.,<br />
Издательство стандарстов, Москва, 1991, 176 cтр.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE ANALYSING METHOD FOR PRESSURE CURVES AND PROPULSIVE<br />
FORCES OF SOLID-PROPELLANT ROCKET MOTOR<br />
<br />
Analyzing the obtained pressure curves and propulsive forces during the working<br />
period is essential in designing solid-propellant rocket motor. In this paper, the<br />
analyzing method based on the specific points of the diagram was studied. The<br />
method employed in practical engine is reliable as a significant factor in completing<br />
the design of the solid-propellant rocket motor.<br />
<br />
Keywords: Measurement results, Pressure, Mropulsive force, Missile, Solid propellant.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 29 tháng 10 năm 2014<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 4 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 4 năm 2015<br />
<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Tên lửa, Viện KH-CN Quân sự.<br />
ĐT: 01695571112, Email: dqhieu57@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
32 L. S. Tùng, D.Q.Hiếu, H.T.Dũng “Phương pháp xử lý kết quả đo… tên lửa nhiên liệu rắn.”<br />