intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương thức biểu đạt cảm xúc, cảm giác qua các tính từ, động từ trong tiếng Nhật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

28
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Phương thức biểu đạt cảm xúc, cảm giác qua các tính từ, động từ trong tiếng Nhật tìm hiểu và phân tích chi tiết về ngữ nghĩa của động từ tính từ biểu thị cảm xúc cảm giác trong tiếng Nhật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương thức biểu đạt cảm xúc, cảm giác qua các tính từ, động từ trong tiếng Nhật

  1. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT CẢM XÚC, CẢM GIÁC QUA CÁC TÍNH TỪ, ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG NHẬT Nguyễn Thị Thủy Tiên và Trần Thu Hiền Khoa Nhật Bản Học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Đoàn Hương Thủy, GV. Đoàn Thị Minh Nguyện TÓM TẮT Trong bài nghiên cứu khoa học lần này, chúng tôi tìm hiểu và phân tích chi tiết về ngữ nghĩa của động từ tính từ biểu thị cảm xúc cảm giác trong tiếng Nhật. Ngoài ra, trong bài cũng kết hợp ngữ pháp, ngữ cảnh hội thoại để độc giả có thể hiểu rõ hơn về cách sử dụng từng từ, hiểu rõ từ vựng mình đã, đang và sẽ sử dụng. Chủ đề này không còn quá xa lạ đối với các bạn học tiếng Nhật nhưng chúng tôi nhận thấy ít có tài liệu cụ thể nào diễn giải, phân tích một cách ngắn gọn, súc tích để dễ dàng cho người học. Chính vì lý do đó, nhóm chúng tôi đã cùng nhau nghiên cứu đề tài thú vị này với mong muốn sẽ có một nguồn tài liệu chính xác, thuận tiện, dễ tìm hiểu đối với người học. Từ khóa: động từ, cảm giác, cảm xúc, ngữ pháp, tính từ. 1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Động từ và tính từ trong cách biểu đạt cảm xúc cảm giác là một phạm trù bao quát và phức tạp với nhiều nguyên tắc biến đổi khác nhau và thay đổi theo từng khoảnh khắc cảm xúc của con người. Đôi khi con người còn không thể lí giải nỗi cảm xúc, hay cảm giác của mình trong một số tình huống bằng ngôn từ nhất định Đã từng có rất nhiều nghiên cứu xoay quanh việc khám phá đề tài phương thức biểu thị cảm xúc cảm giác thông qua động từ và tính từ trong tiếng nhật nhưng tiêu biểu nhất vẫn là bài nghiên cứu của tác giả Teramura (1982-139). Tác phẩm đã đi sâu nghiên cứu và xem xét các đặc điểm hình thái, cú pháp, ngữ nghĩa của những biểu hiện cảm xúc. Teramura (1982-139), đã nói rằng biểu hiện của cảm xúc nằm ở giữa sự kết hợp giữa mô tả khách quan của các sự kiện mang tính động và định nghĩa bản chất của sự vật. Nói cách khác, biểu hiện cảm xúc bao gồm việc mô tả những cảm xúc có thể quan sát được ở bên ngoài, được mô tả một cách khách quan, chẳng hạn như biểu hiện 「驚く」「かっとなる」 và biểu thị sự đánh giá, phán đoán những quy định, đặc trưng có tính chủ quan dựa trên cảm xúc của người nói 「恐ろしい(伝 染病)」「ばかばかしい(話)」. Thông thường, nếu động từ được sử dụng để miêu tả khách quan những hiện tượng, sự việc có tính động thì ngược lại tính từ lại được sử dụng để xác định tính chất, thuộc tính của sự vật. Trong trường hợp biểu đạt cảm xúc nêu trên, câu trước được xem là biểu đạt chủ yếu bằng động từ, và câu sau là biểu đạt bằng tính từ. Nhưng ngôn ngữ là sự thay đổi qua từng thời kì đó là nguyên nhân vì sao mà việc tái bản và thay đổi nguồn tài liệu 3465
  2. luôn được cập nhật theo từng giai đoạn nhằm đem đến những kiến thức một cách tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu đời sống và nuôi dưỡng tâm hồn tươi đẹp của con người đặc biệt là sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật. Vì thế, trong bài nghiên cứu này chúng tôi muốn đi sâu hơn tìm hiểu về đề tài với những cách nhìn mới mẻ hơn và đặc biệt hơn. 2. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong chủ đề chúng tôi lựa chọn, trước tiên là các động từ, tính từ biểu thị cảm xúc, cảm giác, tiếp theo là phương pháp biểu thị cảm xúc, cảm giác của con người trong từng trường hợp khác nhau. Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: chúng tôi đã tích cực tìm kiếm nguồn tài liệu chuẩn xác từ nhiều nguồn ngôn ngữ khác nhau. Nhằm nghiên cứu, tổng kết lại và rút ra những tài liệu đích xác cho đề tài đang nghiên cứu. Cùng với đó là phương pháp so sánh: Lấy từng ví dụ cụ thể cho từng tình huống nhằm giúp mọi người đặc biệt là sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật có cái nhìn rõ ràng, khái quát hơn. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Ngữ nghĩa của động từ biểu thị cảm xúc cảm giác Tiến hành phân tích trường hợp sử dụng của cặp từ có nét nghĩa tương đồng là: 「ワクワクする」 (wakuwaku suru) và “ドキドキする”(dokidoki suru). Chúng ta xét 2 ví dụ sau: あした むね Ví dụ 1: 明日のデートのことを思っただけで胸 がワクワクしてくる。 Tạm dịch: Chỉ nghĩ đến buổi hẹn hò ngày mai thôi cũng khiến trái tim tôi rạo rực. とつぜん し かれ むね Ví dụ 2: 突 然 の知らせに彼 の胸 はドキドキした。 Tạm dịch: Thông tin bất ngờ quá khiến anh ấy sợ hãi trong lòng. Hai từ「ワクワクする」 (wakuwaku suru) và “ドキドキする”(dokidoki suru) tạm dịch là: háo hức, mong chờ, phấn khích mong ngóng điều gì đó. Tuy nhiên thì có sự khác nhau trong cách sử dụng. 「ドキドキする 」thì được sử dụng trong hầu hết mọi tình huống hơi có thiên hướng tiêu cực như cảm giác sợ hãi, lo lắng, mong đợi, ngạc nhiên, xấu hổ, căng thẳng. Trong khi đó thì 「ワクワクする」thì được sử dụng cho cả hai trường hợp tích cực và tiêu cực. 3.2. Ngữ nghĩa của tính từ biểu thị cảm xúc, cảm giác Phân biệt hai tính từ thường nhầm lẫn đó là : 嬉しい và 楽しい 3466
  3. Giống nhau: Đều là tính từ đuôi い Đều là tính từ diễn tả cảm giác: vui mừng, vui vẻ, thích thú, vui sướng. Khác nhau: Ta xét 2 ví dụ dưới đây うれ Ví dụ 3:あなたから褒めてもらって、涙が出るほど嬉 しかった。 Tạm dịch: Nhận được sự tán dương của anh/chị/bạn đã làm tôi vui đến mức rơi nước mắt. Ở ví dụ này, biểu thị tình cảm trực tiếp hoặc đột ngột phát sinh trong vô thức mang tính khách quan đột nhiên trong thoáng chốc trở nên vui vẻ, phấn khởi bởi ngoại cảnh tác động. Ví dụ 4: 彼はとても楽しい人です。(Dùng 彼- ngôi thứ III là vì vui vẻ chính là tính cách, bản chất của anh ấy.) Tạm dịch: Anh ấy là một người vui tính. Biểu thị sự vui vẻ vì một lý do khách quan ( Tính cách, bản chất của người hay sự vât nào đó...) và chủ thể cảm nhận sẽ không phải là ngôi thứ III. Tính từ không chỉ biểu thị cảm xúc cảm giác tích cực tiêu cực, ngoài ra còn biểu thị góc nhìn khách quan hoặc chủ quan của người nói. 3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm động từ có phụ tố “む” Tính từ đuôi “―い” không chỉ dùng cho tính từ mà còn được sử dụng như động từ nếu thêm phụ tố “む”. Xét về mặt hình thái, ta có thể thấy tính từ 悲しい có phần căn tố là “悲し” và phụ tố là “い” , khi biến đổi từ loại từ tính từ sang động từ, phần căn tố “悲し” vẫn được giữa nguyên và thay vào đó là phụ tố xác định động từ (Nhóm I) là “む”. Xét về mặt ngữ nghĩa, ý nghĩa biểu thị cảm xúc, cảm giác cơ bản của nhóm động từ này sau khi biến đổi từ tính từ sang, không thay đổi, tuy nhiên khi đặt lên nhằm so sánh với nhóm các động từ, cấu trúc ngữ pháp khác thì có thể nhận ra được sự khác nhau về mặt ngữ nghĩa: Ví dụ 5:昔はやった歌を{(×)なつかしむ/(〇)なつかしがる}集いが開かれた。 Tạm dịch: Ngày xưa thường diễn ra những buổi gặp gỡ đầy hoài niệm để hát lên những bài ca. Ví dụ 6: 花子は私のフィアンセを見て{(×)うらやましがった/(〇)うらやんだ}。 Tạm dịch: Chị Hanako nhìn chồng sắp cưới của tôi đầy vẻ ghen tỵ. 3467
  4. Trong khi “-がる” được sử dụng để mô tả biểu hiện cảm xúc của người nói đối tượng/ sự việc cụ thể(ở ví dụ 5 ); thì “-む” lại được sử dụng để biểu thị cảm xúc toát lên từ bản chất của sự vật, sự việc(ví dụ 6) hơn là miêu tả biểu hiện của cảm xúc của người nói. 3.4. Phương thức biểu đạt cảm xúc cảm giác theo ngôi thứ 3.4.1. Phương thức biểu thị cảm xúc cảm giác của ngôi thứ III Không phải tất cả các tính từ chỉ cảm xúc đều đi kèm hậu tố 「がる」. Trong một số trường hợp, tình cảm của người thứ ba sẽ được thay thế bằng những động từ đuôi 「-する」 như 「心配する」.Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt sử dụng hậu tố「がる」và hậu tố「-む」, nhưng có sự phân biệt trong nét nghĩa như sau: Ta xét 2 ví dụ dưới đây: Ví dụ 7: 最近の学生があまり本を読まないのは{(×)悲しむべき/(〇)悲しがるべき}ことだ Tạm dịch: Học sinh ngày nay không còn mấy ai đọc sách nữa, điều này đúng là đáng buồn. Ví dụ 8:ふる里の町を歩いていたら、幼馴染みが{(×)なつかしがって/(〇)なつかしんで}声 をかけてきた。 Tạm dịch: Khi tôi đang đi dạo ở thị trấn quê hương tôi, người bạn thời thơ ấu của tôi gọi tôi bằng thanh âm của sự hoài niệm. Trong khi 「-がる」 được sử dụng để mô tả biểu hiện cảm xúc của một đối tượng cụ thể được người nói nắm bắt(ví dụ 7); thì 「-む」 lại được sử dụng để xác định bản chất của sự vật, sự việc (ví dụ 8) hơn là miêu tả biểu hiện của cảm xúc của người nói. 3.4.2. Phương thức biểu thị cảm xúc cảm giác của ngôi thứ III với ngữ pháp mang ý nghĩa suy đoán, đánh giá Ngoài việc sử dụng 「-む」「-がる」để liên hệ gián tiếp thì cũng có thể biểu thị cảm xúc cảm giác của ngôi thứ III với ngữ pháp mang ý nghĩa suy đoán, đánh giá. Ta xét 2 ví dụ dưới đây: Ví dụ 9: 彼は N1 試験に合格してうれしいです。(✕) Tạm dịch : Anh ấy vui vì đã đỗ kì thi N1 Ví dụ 10: 彼は N1 試験に合格してうれしそうです。(O) Tạm dịch: Vì đã đỗ kì thi N1 nên trông anh ấy có vẻ vui. 3468
  5. Giải thích: Ở ví dụ 9 dùng 嬉しい không đúng vì người nói đã đưa cảm xúc, suy nghĩ chủ quan của cá nhân nhằm khẳng định chính xác cảm xúc cảm giác của ngôi thứ III. Trong khi đó 嬉しい ở ví dụ 10sẽ đúng nếu đó là ngôi thứ I vì chỉ có bản thân của chủ thể là “tôi” mới hiểu mình đang vui hay buồn mà không cần phải suy đoán. 3.4.3. Phương thức biểu thị cảm xúc cảm giác của ngôi thứ I Ta xét 3 ví dụ sau đây: Ví dụ 11: 私は嬉しい。(O) Tạm dịch: Tôi cảm thấy vui Ví dụ 12: 嬉しいですか。(O) Tạm dịch: Bạn thấy vui không ? Ví dụ 13: 彼は嬉しい。(X) Tạm dịch: Anh ấy thấy vui Đối với việc biểu thị cảm xúc cảm giác dành cho ngôi thứ I, người nói (tôi- chúng tôi) có thể tự do nêu lên cảm giác của mình mà không cần thông qua một kết cấu trung gian nào. Trái ngược lại với khi muốn biểu thị cảm xúc, cảm giác của ngôi thứ III thì ta phải cộng thêm các từ tương ứng với ngôi đó như「ようだ」,「そうだ 」,... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Thị Hòa (2011), Tính chủ ý và không chủ ý ở các vị từ chỉ hoạt động của các giác quan trong tiếng Anh và tiếng Việt, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống Số 6. [2] Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ, nhà xuất bản Giáo dục. [3] Nguyễn Hoàng Phê, (2018), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức. [4] Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng. [5] Hồ Tố Liên, Nguyễn Đoàn Hương Thùy, Đoàn Thị Minh Nguyện, Hồ Thị Kim Anh (2021), Biên phiên dịch sơ cấp 翻訳初級, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM, Việt Nam. [6] Languagelinkacademic,https://llv.edu.vn/vi/phan-biet-cach-dung-cua-dong-tu-hanh-dong-va-dong-tu-tri- giac/, truy cập ngày 12/12/2021. [7]森山卓郎・安達太郎 (1996)、「日本語文法セルフマスターシリーズ 6 文の述べ方」くろしお出版。 [8]益岡隆志・田窪行則(1992)、「基礎日本語文法―改訂版―」くろしお出版。 3469
  6. [9]日本語 NET, https://nihongokyoshi-net.com/vocabulary/#google_vignette, truy cập ngày 24/02/2022. [10] Tác giả Nhóm Jammassy (2014), Từ điển mẫu câu Tiếng Nhật, nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, https://www.lang.nagoya-u.ac.jp/proj/genbunronshu/22-2/ohso.pdf, truy cập 1/03/2022. 3470
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2