Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học
lượt xem 9
download
Mối quan hệ giữa huyền thoại và văn học diễn ra trên nhiều bình diện khác nhau. Có những huyền thoại xưa giầu tính chất văn chương, đóng góp vào kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú của nhân loại
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học
- Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học Mối quan hệ giữa huyền thoại và văn học diễn ra trên nhiều bình diện khác nhau. Có những huy ền thoại xưa giầu tính chất văn chương, đóng góp vào kho tàng văn học dân gian vô cùng phong phú của nhân loại. Bài viết này không đi vào nghiên cứu giá trị văn chương của các huyền thoại xưa, lâu nay vẫn quen gọi là thần thoại. Tính chất thơ ca sâu sắc khiến huyền thoại cổ đại trở thành chất liệu quý giá cho văn học, nghệ thuật từ bao đời. Không ít các văn nhân, nghệ sĩ trên thế giới xưa nay đã khai thác đề tài từ kho tàng hầu như không bao giờ cạn kiệt ấy. Tính chất thơ ca của thần thoại còn là nguyên nhân khiến về sau nhiều văn nghệ sĩ đã sáng tác theo dáng dấp huyền thoại xưa, với những yếu tố hoang đường kỳ ảo, tuy hoàn cảnh lịch sử sản sinh ra nó đã lùi xa vào dĩ vãng. Bài viết này cũng không bàn đến văn chương các thời đại khai thác chất liệu và dáng dấp của kho huyền thoại xưa. Chúng tôi muốn xem xét huy ền thoại như một phương thức nghệ thuật đang có xu hướng trở thành một trong những kỹ thuật sáng tác của tiểu thuyết hiện đại.
- * Phương Tây bàn nhiều đến huyền tho ại từ giữa thế kỷ XX. Vấn đề này cũng thu hút sự quan tâm ở nước ta từ thời kỳ đổi mới. Nhưng đây lại là một khái niệm có nội hàm không tường minh như bản thân thuật ngữ huyền thoại, nội hàm ấy thay đổi khi xem xét ở những bình diện khác nhau. Không phải ngẫu nhiên Gilbert Durand và Simone Vierne trong ban tổ chức cuộc hội thảo Huyền thoại và cái huyền tho ại ở Cerizy-la-salle tuyên bố rằng sở dĩ có cuộc hội thảo ấy là vì “hiện nay có sự lạm phát trong sử dụng thuật ngữ huyền thoại, và sự nhập nhằng của thuật ngữ cái huyền thoại”. Huyền thoại là một thuật ngữ xuất hiện từ xa xưa và nội dung của nó thay đổi không ngừng. Khái niệm huy ền thoại trong hệ thống thần thoại Hy Lạp không giống với khái niệm huyền thoại trong chữ dùng của nhà sử học cổ đại Hérodote. Huyền thoại của đạo Thiên chúa khác với huyền thoại theo chủ nghĩa cấu trúc. P. Valéry, M. Proust hiểu huyền thoại cũng không giống với R. Garaudy. Trong lĩnh vực văn học, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tìm đến nguồn gốc thuật ngữ này từ ngôn ngữ cổ Hy Lạp phiên âm theo ngữ hệ La tinh mythos (tiếng Pháp là mythe, tiếng Anh làmyth, tiếng Việt là huyền thoại). Mythos có nghĩa là “lời nói”. Đi sâu phân tích về từ nguyên thì mythos là lời nói (thoại) mơ hồ tối nghĩa (huyền), cần phải giải mã mới tìm ra được ẩn ý. Nội dung của nó thường không rõ ràng vì bị che lấp phía sau những thứ linh tinh chẳng liên quan gì đến bản thân nó. Huyền thoại, thời đó, dùng để chỉ những truyện hoang đường xuất hiện nơi dân gian, trong đó, các sức mạnh của tự nhiên và các hiện tượng tiêu biểu của cuộc sống thường được nhân cách hóa, mang hình dạng người. Mọi hoạt động, mọi cuộc phiêu lưu của nhân vật đều có ý nghĩa tượng trưng.
- Thần thoại (mythologie) là một khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những huyền thoại thời xưa của mỗi dân tộc, do hầu hết các nhân vật trong huyền thoại cổ là thần thánh hoặc anh hùng đã được thần thánh hóa. Ngày nay, mythologie cũng thường được dùng theo nghĩa huyền thoại (mythe). Dân tộc nào trên thế giới, ít hoặc nhiều, đều có kho thần thoại riêng của mình. Những huyền thoại ấy là sản phẩm của trí tưởng tượng; chúng cũng mơ hồ, tối nghĩa, cần phải giải đoán và không thể đưa ra những tiêu chuẩn của lý trí để bắt bẻ. Không phải ngẫu nhiên, nhà sử học Hy Lạp thời cổ Hérodote đã phân biệt mythos với logos; những sự kiện nào có thể xác minh được bằng chứng cứ chắc chắn, ông gọi đó là logos; còn mythos là những truyện lan truyền trong dân gian, không rõ hư thực. Huyền thoại kể “một sự kiện chưa từng bao giờ xảy ra để nói về một điều đã tồn tại từ xa xưa” (Salluste, sử gia La Mã cổ đại), kể “một sự kiện đã xảy ra trong thời nguyên thuỷ, thời hoang đường khai thiên lập địa” (Mircea Eliade); huyền thoại là “truyện hoang đường từ xa xưa, qua đó thể hiện một cách tượng trưng quan niệm về thế giới” (Từ điển Encarta). Một số cuốn từ điển thuật ngữ chuyên ngành văn học cũng không đi xa hơn nội hàm ấy bao nhiêu. Từ vựng các thu ật ngữ văn học của M. Jarrety(1) định nghĩa huyền thoại là “truyện hoang đường truyền từ đời nọ qua đời kia, trái với truyền thuyết có tầm hạn hẹp (nó gắn với một địa điểm chẳng hạn), huyền thoại có khuynh hướng mang ý nghĩa phổ quát (vũ trụ, siêu hình hoặc nhân loại)...” Từ điển thu ật ngữ văn học của P. Aron, D. Saint Jacques, A. Viala(2) có vẻ đi ngược xa hơn về ngọn nguồn “lời nói” khi viết : “Huyền thoại bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp mythos có nghĩa là truyện kể (récit), truyện hoang đường (fable), và truy nguyên xa hơn nữa là lời nói (tôi nhấn mạnh - PVT)...” ; tiếc rằng sau đó các ông lại chỉ dựa vào “récit” và “fable” khi định nghĩa: “Huyền thoại là một truyện hoang đường tự kể ra”. Như vậy, nói đến huy ền thoại là người ta nghĩ ngay đến những yếu tố
- siêu nhiên, hoang đường. Huyền thoại xưa tôn vinh các nhân vật, các sự kiện siêu phàm, nên ngày nay trong đời sống xã hội, ta cũng dùng thuật ngữ ấy để nói về những sự kiện, những nhân vật kiệt xuất hoặc tài ba trong cuộc sống đời thường, chẳng hạn huyền thoại Trường Sơn, huyền thoại Maradona... Do tính chất hư cấu, không có thật của huyền thoại xưa, nên nhiều khi thuật ngữ ấy còn được dùng để chỉ những sự việc, những mơ ước hão huyền ... Vì huyền thoại theo nghĩa gốc Hy Lạp cổ xưa là lời nói, nên xuất hiện một khuynh hướng giải thích huyền thoại từ góc độ ngôn ngữ học. Ở mục từ “Myth” trong cuốn Từ điển các thuật ngữ văn học(3), M.H. Abrams sau khi định nghĩa “trong tiếng Hy Lạp cổ, mythos có nghĩa là mọi câu chuyện hoặc tình tiết, dù là có thật hay hư cấu...”, đã viết hẳn một đoạn liên quan đến Lévi-Strauss, Saussure và ngôn ngữ học cấu trúc: “Nhà cấu trúc luận Pháp Claude Lévi-Strauss đã rời bỏ quan điểm truyền thống [...] để xem xét các huyền thoại trong phạm vi mỗi nền văn hoá như những hệ thống biểu thị mà ngay những người đề xuất cũng không biết các ý nghĩa thật của chúng. Ông phân tích các huyền thoại của mỗi nền văn hoá riêng biệt như bao gồm các ký hiệu chúng được nhận biết và giải thích theo mô hình lý thuyết ngôn ngữ học của Ferdinand de Saussure”. R. Barthes và R. Garaudy thuộc số những nhà nghiên cứu đầu tiên đã đi sâu lý giải huyền thoại từ góc độ ấy, mở ra một hướng mới, nối kết chức năng của huyền thoại với sáng tác văn học thời nay. * Tiếp theo Độ không của lối viết (Le degré zéro de l’écriture, 1953), Roland Barthes (1915 - 1980), cho ra mắt Những huyền tho ại(4). Cuốn sách gồm hai phần. Phần đầu lấy tiêu đề trùng với nhan đề của sách là Những huyền thoại tập hợp 53 bài ông viết từ 1954 đến 1956 về các vấn đề thời sự
- hàng ngày hết sức đa dạng ông quan sát và nghiền ngẫm trong xã hội Pháp; chất liệu của những bài viết ấy có thể là một bộ phim, một bài báo, một tấm ảnh ở trang bìa tờ tạp chí, một cuộc triển lãm... Phần thứ hai mang tiêu đề Huyền thoại, ngày nay... (Le mythe, aujourd’hui...) có thể xem như lời hậu bạt dài khép lại cuốn sách. Trong Lời nói đầu công trình nghiên cứu, tác giả viết : “Ngay từ đầu [...] tôi cũng đã tin vào một điều mà sau đó tôi tìm cách rút ra tất cả những hệ quả: huyền thoại là một ngôn ngữ (langage). Vì vậy, tuy quan tâm đến những sự việc xem ra hết sức xa lạ với mọi loại văn chương (một trận đấu catch(5), một món ăn được xào nấu, một cuộc triển lãm đồ nhựa), tôi không nghĩ là đi ra ngoài lĩnh vực ký hiệu học đại cương của thế giới tư sản chúng ta, mà tôi đã tiếp cận triền dốc văn chương trong những tiểu luận trước...” Đến Lời nói đầu ở lần tái bản năm 1970, tác giả lại viết: “Bạn đọc sẽ thấy ở đây hai điều xác định : một mặt là việc phê phán về phương diện tư tưởng đối với ngôn ngữ của cái gọi là văn hóa đại chúng; mặt khác là việc tháo dỡ về phương diện ký hiệu học đối với ngôn ngữ ấy: tôi vừa đọc Saussure và tôi sẽ rút ở đấy ra niềm tin chắc là bằng cách xem xét các “thể hiện tập thể” như những hệ thống ký hiệu, người ta hy vọng có thể vượt lên khỏi sự bác bỏ có tính chất kính nhi viễn chi và chỉ ra một cách chi tiết sự lừa phỉnh muốn biến văn hóa tiểu tư sản thành bản chất phổ quát”(6). Ferdinand de Saussure (1857-1913) là nhà ngôn ngữ học Thuỵ Sĩ, người mở đường cho ngôn ngữ học hiện đại và sáng lập ngành ngôn ngữ học cấu trúc, tuy rằng từ “cấu trúc” chưa một lần nào được ông nói đến. Trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (Cours de linguistique générale, 1916) xuất bản ba năm sau khi ông qua đời, Saussure dùng hai từ phân biệt “langage” và “langue”, trong khi tiếng Việt và tiếng Anh chỉ có một từ tương đương là “ngôn ngữ” hoặc “language”. Ngôn ngữ (langage) là hoạt động nói năng, không chỉ bao gồm ngôn ngữ nói mà rộng hơn (người ta có thể nói với nhau bằng các động tác...). Ngôn ngữ (langue) là tập hợp các ký hiệu được một cộng đồng sử dụng để liên lạc, trao đổi với nhau, như tiếng
- Việt, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung... Cùng với các khái niệm langage và langue là khái niệm “lời nói” (parole); đó là việc sử dụng cụ thể các ký hiệu ngôn ngữ trong ngữ cảnh nhất định. Ngôn ngữ học chỉ là một nhánh của ký hiệu học nói chung, nhưng là nhánh quan trọng và được phát triển mạnh mẽ nhất. Trong ngôn ngữ (langue), ông phân biệt hai mặt: cái biểu đạt (le signifiant) và cái được biểu đạt (le signifié). Cái được biểu đạt là ý niệm về một sự vật nào đó hình thành trong đầu ta; còn cái biểu đạt là âm thanh của một từ phát ra để chỉ ý niệm kia. Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt hoàn toàn có tính chất võ đoán, vô cớ. Chẳng hạn, không có lý do gì khiến ta dùng từ cây chứ không phải một từ khác để chỉ loài thực vật, cũng như chẳng có lý do gì khiến tiếng Pháp gọi cây là arbre, tiếng Anh lại gọi cây là tree... Mở đầu phần thứ hai cuốn Những huyền thoại, Barthes viết: “Một huyền thoại là gì? Tôi sẽ cứ đưa ra câu trả lời đầu tiên rất đơn giản, nó hoàn toàn phù hợp với từ nguyên: huyền thoại là một lời nói”. Ngay ở cuối trang, ông ghi chú là người ta có thể sẽ đưa ra cả ngàn nghĩa khác của từ huyền thoại để bác bẻ ông, nhưng ông đã tìm cách xác định các sự vật, chứ không phải các từ ngữ. Huyền thoại là một lời nói, nhưng theo ông không phải lời nói nào cũng là huy ền thoại, “mà cần phải dứt khoát nêu lên ngay từ đầu, huyền thoại là một hệ thống thông báo, đó là một thông điệp” do đó huyền thoại không thể là một sự vật, một khái niệm hay một ý niệm, mà đó là một phương thức thông báo, đó là một hình thức; huyền thoại không được xác định bằng nội dung của thông điệp mà bằng cách thức nó phát ra thông điệp. Nếu Saussure quan niệm ngôn ngữ học là một nhánh của ký hiệu học thì Barthes cũng cho rằng “huyền thoại thuộc về một khoa học tổng quát mở rộng của ngôn ngữ học, và đó là ký hiệu học”. Vì vậy, nghiên cứu
- huyền thoại, cũng như nghiên cứu lời nói, chính là nghiên cứu các ký hiệu mà Saussure đã chủ trương trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương. Vẫn theo Barthes, “mọi ký hiệu học đều đưa ra mối quan hệ giữa hai vế, một cái biểu đạt và một cái được biểu đạt. Mối quan hệ ấy dựa trên những đối tượng thuộc loại khác biệt, và vì thế nó không phải là một sự ngang bằng mà là một sự tương đương”; do đó, nếu như trong ngôn ngữ thông thường cái biểu đạt biểu thị cái được biểu đạt, thì trong mọi hệ thống ký hiệu học, không chỉ có hai mà là ba vế khác nhau; vế thứ nhất không dẫn thẳng đến vế thứ hai mà thông qua mối tương quan giữa hai vế ấy; “vậy là có cái biểu đạt, cái được biểu đạt và ký hiệu, nó là tổng kết hợp của hai cái kia”. Ông đưa ra một số thí dụ, chẳng hạn bó hoa hồng: ông để cho bó hoa hồng biểu thị tình yêu say đắm của ông; ở đây phải chăng chỉ có cái biểu đạt (những bông hồng) và cái được biểu đạt (tình yêu say đắm); không phải thế, nói đúng ra ở đây chỉ có những bông hoa hồng đã “thấm đượm tình yêu”; nhưng trên bình diện phân tích, rõ ràng có ba vế, vì những bông hồng thấm đượm tình yêu hoàn toàn có thể phân tích thành những bông hồng và tình yêu say đắm, hai vế đó tồn tại độc lập trước khi kết hợp với nhau để tạo thành đối tượng thứ ba là ký hiệu. “Đúng thế, ông viết, trên bình diện cuộc sống trải nghiệm, tôi không thể tách những bông hồng ra khỏi thông điệp chúng mang theo, thì cũng vậy, trên bình diện phân tích, tôi lại không thể lẫn lộn những bông hồng với tư cách cái biểu đạt và những bông hồng với tư cách ký hiệu: cái biểu đạt thì rỗng, ký hiệu thì đầy, nó là một ý nghĩa”. Huyền thoại cũng có dạng thức ba chiều: cái biểu đạt, cái được biểu đạt và ký hiệu. Nhưng “huyền thoại là một hệ thống đặc biệt ở chỗ nó được xây dựng từ một chuỗi ký hiệu tồn tại trước nó : đó là một hệ thống ký hiệu thứ hai. Cái là ký hiệu (nghĩa là tổng kết hợp của một khái niệm và một hình ảnh) trong hệ thống thứ nhất nay chỉ là cái biểu đạt trong hệ thống thứ hai”(7).
- Barthes đưa ra sơ đồ: 1. 2. Cái biểu Cái đạt được biểu đạt 3. Ký hiệu I. CÁI BIỂU II. CÁI ĐẠT ĐƯỢC BIỂU ĐẠT Ngôn ngữ III. KÝ HIỆU HUYỀN THOẠI Sơ đồ cho ta thấy có hai hệ thống ký hiệu chèn lên nhau. Hàng thứ nhất và hàng thứ hai của sơ đồ hợp thành hệ thống ngôn ngữ; hàng thứ hai và hàng thứ ba hợp thành hệ thống huyền thoại. Cái ký hiệu của hệ thống thứ nhất trở thành cái biểu đạt mà huyền thoại sử dụng để xây dựng hệ thống của riêng mình: CÁI BIỂU ĐẠT – CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT – KÝ HIỆU(8). Barthes gọi hệ thống thứ nhất là ngôn ngữ-đối tượng (langue- objet), còn huyền thoại là siêu ngôn ngữ (méta-langage). Có thể xem huyền thoại như ngôn ngữ cấp độ hai so với cấp độ một là hệ thống ngôn ngữ kia. * Roger Garaudy(9) cũng xu ất phát từ nghĩa gốc mythos là “lời” để xem xét huyền thoại. Nhưng nếu Barthes chủ yếu xem xét lĩnh vực ngôn ngữ giao tiếp nói chung (langage), thì Garaudy đi sâu vào lĩnh vực văn chương. Bài viết này không bàn về diễn biến tư tưởng, chính trị của Garaudy, mà chỉ đề cập đến những lập luận của ông về huyền thoại liên quan đến văn học
- trong hai cuốn sách được dư luận chú ý trong thập niên 60 của thế kỷ XX là Về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến (D’un réalisme sans rivages, 1963) và Chủ nghĩa Marx của thế kỷ XX(Marxisme du XXe siècle, 1966). Về một chủ nghĩa hiện thực không bờ bến gồm ba phần đề cập đến ba tác giả ở ba nước thuộc ba lĩnh vực nghệ thuật khác nhau: Franz Kafka (1883-1924), Pablo Picasso (1881-1973) và Saint-John Perse (1887- 1975). Kafka là nhà văn gốc Do Thái, sinh ở Praha dưới thời Đế quốc Áo- Hung, tác giả của những tiểu thuyết Vụ án (Der Prozess, 1924), Lâu đài (Das Schloss, 1926), Nước Mỹ (Amerika, 1927) và một số truyện ngắn, truyện vừa. Picasso là hoạ sĩ Tây Ban Nha, sống nhiều năm ở Pháp, gia nhập đảng Cộng sản Pháp năm 1944, nổi tiếng với hội hoạ lập thể. Saint- John Perse (bút danh của Alexis Léger), được Giải thưởng Nobel (1960), là nhà thơ Pháp, một chính khách hoạt động nhiều năm trong ngành ngoại giao, sang Mỹ sống từ năm 1940; thơ của ông khó hiểu, nhiều chỗ bí ẩn, muốn vươn lên tầm diễn tả thân phận siêu hình của con người, như các tập Lưu đầy (Exil, 1942), Những ngọn gió (Vents, 1946)... Garaudy hoàn toàn có dụng ý lựa chọn ba tác gia ấy để bàn về chủ nghĩa hiện thực. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến khía cạnh huyền thoại trong lập luận của ông; vấn đề chủ nghĩa hiện thực chúng tôi sẽ trình bày trong một bài khác. Tác giả tiếp cận tranh lập thể của Picasso từ góc độ huyền thoại. Theo ông, “sáng tạo các huyền thoại là chức năng đặc thù của nghệ thuật, từ Homère đến Don Quichotte của Cervantes,Faust của Goethe và Người mẹ của Gorki...”; nghệ thuật xưa và nay cùng thể hiện nỗi lo âu, sợ hãi..., nhưng khác nhau ở chỗ thời cổ nói lên điều đó “bằng cách sáng tạo một thế giới thần tượng và linh vật qua đó con người biểu thị và cô đúc những quyền lực cao siêu hơn những quyền lực của tự nhiên, những quyền lực huyền thoại”, còn ngày nay bằng cách “sáng tạo một thế giới khác với thế giới của tự nhiên, một thế giới huyền thoại”. Với Picasso, đó là “cái nhìn có tính chất huyền thoại”, Picasso “đã phác thảo cái nhìn huyền thoại vừa có
- tính chất trữ tình vừa có tính chất sử thi ấy của thế kỷ chúng ta”; bức tranh kiệt tác Guernica của ông là “một chân dung huyền thoại của thời đại chúng ta”. Ý đồ sáng tạo lớn lao đó chẳng phải là không mạo hiểm, trước hết là “khiến tác phẩm trở nên khó hiểu đối với chính những người mà Picasso muốn ủng hộ trong cuộc đấu tranh của họ”...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án bài Muốn làm thằng Cuội - Ngữ văn 8
9 p | 699 | 33
-
Giáo án tuần 12 bài Tập viết: Chữ hoa K - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 700 | 32
-
Giáo án tuần 1 bài Tập viết: Chữ hoa: A - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 574 | 26
-
Bài 13: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - Bài giảng Ngữ văn 8
27 p | 416 | 24
-
Phương thức huyền thoại trong sáng tác văn học
11 p | 73 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn