intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương thuốc trị phong thấp

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

111
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương thuốc trị phong thấp Theo Đông y, phong thấp còn gọi chứng tý là chứng bệnh do da thịt, cơ biểu và kinh lạc bị cảm nhiễm ngoại tà làm lạc mạch, gây nên khí huyết có chỗ không lưu thông mà xuất hiện các triệu chứng như đau nhức, hoặc nhức mỏi, nặng nề, tê bại ở khớp hay bắp thịt, cục bộ có khi toàn thân. Vậy theo Đông y thì 3 thứ tà khí đó là phong, hàn, thấp đã xâm nhập bì phu vào cơ thể làm cho lạc kinh, khí huyết bị chướng ngại không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương thuốc trị phong thấp

  1. Phương thuốc trị phong thấp Theo Đông y, phong thấp còn gọi chứng tý là chứng bệnh do da thịt, cơ biểu và kinh lạc bị cảm nhiễm ngoại tà làm lạc mạch, gây nên khí huyết có chỗ không lưu thông mà xuất hiện các triệu chứng như đau nhức, hoặc nhức mỏi, nặng nề, tê bại ở khớp hay bắp thịt, cục bộ có khi toàn thân. Vậy theo Đông y thì 3 thứ tà khí đó là phong, hàn, thấp đã xâm nhập bì phu vào cơ thể làm cho lạc kinh, khí huyết bị chướng ngại không thông sướng mà phát bệnh, kết hợp thay đổi thời tiết làm bệnh phát nặng hơn hoặc hay tái đi tái lại. Các dấu hiệu của chứng phong thấp còn tùy thuộc vào từng chứng bệnh mà xuất hiện các dấu hiệu như là đau nhức đầu gối hay các khớp xương, hay khi co duỗi, thì ban đêm lại nặng hơn ban ngày. Có bệnh đau cả hai đầu gối và lâu ngày lại bị sưng đỏ, da thịt bị teo lại. Song có bệnh cũng đau nhức như vừa kể, nhưng mức đau nhức ở xương bánh chè lại nặng hơn, ống chân không gần lại bị sưng to và chỉ co lại chứ không duỗi ra được hoặc co duỗi được nhưng cũng rất khó (hạn chế cử động do cứng khớp). Trong Đông y phép biện chứng luận trị chung là khu phong hòa huyết, thông huyết, tán hàn, trừ thấp, giảm đau, thanh nhiệt, tiêu viêm, an thần. Bồi bổ can thận, bồi dưỡng khí lực nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng cần dựa vào thực trạng của bệnh chứng mà có phương sao cho phù hợp. Song cũng có những phép biện chứng luận trị tổng hợp được sử dụng để chữa phong thấp mạn phù hợp đó là: “Tiên trị huyết, huyết hành phong tự diệt” nghĩa là trị phong trước hết là trị huyết, huyết lưu thông được thì phong sẽ khỏi. Hay nói cách khác là cần phải bồi bổ khí huyết là chính (bổ chính trước khu tà sau) hoặc (bổ chính thì tà tự lui)... Sau đây xin giới thiệu một phương thuốc trị liệu chứng thấp khớp mạn. Thành phần dược liệu: Rễ độc hoạt 8kg, cỏ xước 3kg, cà gai leo 3,2kg, quế chi 1kg, thiên niên kiện 3kg, rễ cây lá lốt 3kg. Cách bào chế: Tất cả thái nhỏ nấu thành cao với tỷ lệ 1ml cao lỏng này ứng với 1g nguyên chất của thành phần dược liệu. Cách sử dụng: Mỗi ngày uống 30ml (pha lẫn rượu), chia 2 lần.
  2. Xét các thành phần có trong phương ta thấy: Sự phối ngũ khá đầy đủ và hợp lý như: chữa phong dùng độc hoạt, chữa thấp sử dụng rễ lá lốt, rễ cỏ xước. Chữa hàn bổ hỏa đã sử dụng quế chi và thiên niên kiện. Còn chống đau sử dụng rễ cà gai leo. Để trị huyết dùng thiên niên kiện (khỏe nghìn năm) là một vị được nhân dân dùng để chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức. Vị thiên niên kiện chính là thân rễ phơi khô của cây thiên niên kiện có tác dụng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức, lại là một vị thuốc bổ. để trị phong dùng rễ độc hoạt. Còn gọi xuyên độc hoạt, hương độc hoạt, ngưu vĩ độc hoạt, nhuyễn mao độc hoạt. Có tính ấm, vị cay đắng hơi ngọt đi vào can thận. Được sử dụng để chữa phong hàn thấp, tê bại các khớp xương, lưng đau nhức... Để trị thấp dùng rễ cây lá lốt, tính nóng, vị cay đi vào can phế. Tác dụng kích thích tiêu hóa, trừ đờm, chữa phong tê thấp, đau nhức xương thịt, chân tay ra nhiều mồ hôi; Vị cỏ xước là loại cây ngưu tất nam hay còn gọi là thổ ngưu tất. Tính bình, vị đắng chua, đi vào can thận được sử dụng chữa viêm khớp lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu, bổ can thận. Được dùng làm thuốc chữa bệnh viêm khớp, lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu, bổ can thận; Làm giảm đau là vị cà gai leo. Là loại cà gai hoa tím, quả nhỏ, mọc hoang ở khắp nơi, còn gọi là cà quýnh, cà quánh, cà vạnh hay thích gia đằng. Tính ấm, vị đắng hơi có độc, được sử dụng trong dược trị chứng đau xương khớp, chữa phong thấp. Cuối cùng là vị quế chi có tác dụng điều hòa các vị thuốc có trong thang lại còn dẫn thuốc đi khắp cơ thể đến những vùng sưng đau của xương khớp. Quế chi còn có tên gọi là quế thông, quế chi tiêm hay quế non cành. Tính ấm, vị cay đi vào các kinh phế, tâm và bàng quang. Chữa các chứng phong hàn biến chứng, vai, cánh tay, khớp xương đau buốt... có tác dụng dẫn thuốc đi khắp cơ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2