intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Polyp đại tràng có phải là ung thư? (Kỳ 2)

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

120
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

V. Cắt polyps Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 2, chiếm 14% các trường hợp tử vong do ung thư. Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa được nếu phát hiện sớm các polyps tuyến tiền ung thư và cắt bỏ trước khi chúng trở thành ác tính. Với thời gian, các polyps nhỏ có thể thay đổi cấu trúc và biến thành ác tính, do đó nếu phát hiện polyps qua nội soi đại tràng thì nên cắt bỏ ngay. Kỹ thuật: Đa số các polyps đều có thể cắt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Polyp đại tràng có phải là ung thư? (Kỳ 2)

  1. Polyp đại tràng có phải là ung thư? (Kỳ 2) V. Cắt polyps Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 2, chiếm 14% các trường hợp tử vong do ung thư. Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa được nếu phát hiện sớm các polyps tuyến tiền ung thư và cắt bỏ trước khi chúng
  2. trở thành ác tính. Với thời gian, các polyps nhỏ có thể thay đổi cấu trúc và biến thành ác tính, do đó nếu phát hiện polyps qua nội soi đại tràng thì nên cắt bỏ ngay. Kỹ thuật: Đa số các polyps đều có thể cắt được khi nội soi đại tràng. Các polyps nhỏ được cắt thành từng mẩu nhỏ bằng một dụng cụ luồn qua ống nội soi đại tràng. Polyps lớn được cắt bằng một dụng cụ giống chiếc thòng lọng gọi là snare tròng qua phần đáy của polyps và đốt bắng điện. Đốt diện cũng giúp cầm máu sau khi cắt polyp. Cắt polyp không đau vì phần niêm mạc đại tràng không tạo được cảm giác đau. Ngoài ra, trước khi cắt Polyp bác sĩ nội soi có sử dụng thuốc giảm đau an thần cho bệnh nhân. Nếu polyp quá to không thể cắt được qua nội soi thì sẽ được xử trí bằng phẫu thuật. Sau khi cắt polyp Tránh dùng các loại thuốc kháng đông máu như aspirin, ibuprofen (Advil®, Motrin®), và naproxen (Aleve®), trong 2 tuần sau cắt polyp. Acetaminophen (Tylenol®) an toàn hơn. Các bịnh nhân cần thiết phải dùng warfarin (Coumadin®) nên thảo luận với bác sĩ của mình. Đồng thời người bệnh cần tái khám để biết kết quả giải phẫu bệnh lý và được bác sĩ tham vấn về cách thức theo dõi polyp đại trảng trong thời gian về sau. VI. Đề phòng
  3. 1. Theo dõi Bệnh nhân đã bị polyp tuyến thường có nguy cơ tái phát cao. Sau 3 năm kể từ ngày cắt polyp đại tràng lần đầu, khả năng tái phát polyp là 25 đến 30%. Một số polyp có thể đã hiện diện trong lần nội soi trước nhưng bị bỏ sót vì quá nhỏ. Một số khác mới vừa hình thành sau này. Do đó sau khi cắt polyp nên nội soi đại tràng kiểm tra sau 3 đến 5 năm. Tuy nhiên khoảng cách giữa 2 lần nội soi còn tùy thuộc nhiều yếu tố như : + Đặc điểm giải phẫu bệnh của polyp. + Số lượng polyps và kích thước polyp + Trong khi soi đại tràng, nếu thấy còn nhiều phần khó quan sát và nhận diện được các polyp nhỏ thì lần soi kiểm tra kế tiếp nên được thực hiện sớm hơn thời gian qui định (3 - 5 năm). Tầm soát ung thư đại tràng cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Điều này giúp giảm rất nhiều số bịnh nhân tử vong vì căn bịnh này. 2. Đề phòng ung thư đại tràng Các nhà khoa học hiện đang khẩn trương nghiên cứu về cách đề phòng ung thư đại tràng bằng chế độ dinh dưỡng hoặc thuốc. Một số thực phẩm và thuốc đã được xác định có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng. ACG ( American
  4. College of Gastroenterology= Trường Chuyên Khoa về Tiêu Hóa Hoa Kỳ) gợi ý như sau để phòng chống polyp tái phát: + Chế độ ăn ít chất béo, nhiều hoa quả, rau và chất xơ + Tránh thừa cân + Tránh thuốc lá, bia rượu 3. Lời khuyên cho gia đình bệnh nhân - Những người có liên hệ huyết thống độ 1 (cha me, anh chị em, con ruột) với một bệnh nhân đã được chẩn đoán có polyp tuyến hoặc ung thư đại trực tràng trước tuổi 60 sẽ có nguy cơ bị polyp tuyến và ung thư đại trực tràng cao hơn so với dân số chung. Do đó cần phải cảnh báo cho các thành viên khác trong gia đình bệnh nhân biết để có kế hoạch phòng tránh. - Những ngưòi có liên hệ huyết thống độ 2 (ông bà, dì cô, chú, cậu) hoặc độ 3 (ông bà cố hoặc anh chị em họ) với bệnh nhân ung thư đại tràng sẽ được tầm soát tương tự như những người có nguy cơ trung bình. - Tầm soát polyps và ung thư đại tràng cần được thực hiện đối với mọi người bắt đầu từ tuổi 50. Đối với những người có nguy cơ cao, việc tầm soát phải tiến hành sớm hơn (ở tuổi 40). Nội soi đại tràng, nội soi đại tràng ảo bằng MSCT 64 hiện đang là những phương pháp tầm soát tốt nhất.
  5. - Các bệnh lý khác như ung thư đại trực tràng di truyền không polyps (hereditary nonpolyposis colorectal cancer), bệnh đa polyps tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis), viêm loét đại tràng, bệnh Crohn đều làm tăng đáng kể nguy cơ polyps và ung thư đại tràng trong các thành viên của một gia đình. Việc tầm soát ung thư đại tràng ở nhóm dân số này cần phải được chú ý. BS. ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Hoàn Mỹ Sài Gòn Tài liệu tham khảo: - http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/healthtopics.html - http://www.acg.gi.org/ - http://www.fascrs.org/ - http://www.gastro.org/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2