intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Portrait - Các thủ thuật để có một tấm ảnh đẹp khi chụp mọi người - Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

332
lượt xem
205
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn đang chụp ảnh chân dung ngoài trời, đặc biệt với ảnh chân dung chính diện hay ảnh kiểu biên tập viên, có một nguyên tắc mà nhiều nhiếp ảnh chuyên nghiệp sử dụng là vị trí mắt của chủ đề sẽ nằm ở 1/3 khung hình tính từ trên xuống. Ngoài ra còn một thủ thuật nữa là đặt mắt chủ đề ở vị trí 1/3 tính từ dưới lên. Nó sẽ làm tấm hình chân dung của bạn nhìn trông ấn tượng hơn. Mẹo khi tạo hình chân dung Nếu bạn tìm kiếm một mẹo để có những...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Portrait - Các thủ thuật để có một tấm ảnh đẹp khi chụp mọi người - Phần 2

  1. Portrait - Các thủ thuật để có một tấm ảnh đẹp khi chụp mọi người Phần 2 Vị trí của chủ đề trên khung ảnh Nếu bạn đang chụp ảnh chân dung ngoài trời, đặc biệt với ảnh chân dung chính diện hay ảnh kiểu biên tập viên, có một nguyên tắc mà nhiều nhiếp ảnh chuyên nghiệp sử dụng là vị trí mắt của chủ đề sẽ nằm ở 1/3 khung hình tính từ trên xuống. Ngoài ra còn một thủ thuật nữa là đặt mắt chủ đề ở vị trí 1/3 tính từ dưới lên. Nó sẽ làm tấm hình chân dung của bạn nhìn trông ấn tượng hơn. Mẹo khi tạo hình chân dung
  2. Nếu bạn tìm kiếm một mẹo để có những bức hình chân dung ấn tượng, hãy cố gắng phóng to đến gần để gương mặt của chủ đề chiếm toàn bộ khung hình. Đồng thời hãy thử phóng to đến đủ gần để phần trên của đầu hay hai bên (tai) biến mất ra khỏi khung hình. Lấy ánh sáng khi chụp ngoài trời Mặc dù có rất nhiều ánh sáng khi chụp ngoài trời vào buổi trưa, phần lớn ánh sáng đều chiếu trực tiếp và sẽ tạo bóng không tốt trên mặt của chủ đề (chúng
  3. ta không bàn đến việc chủ đề thông thường cũng sẽ bị nheo mắt hay bị đổ mồ hôi). Vậy làm thế nào bạn có thể có một chụp được một tấm hình đẹp vào lúc 2h chiều? Câu trả lời là hãy chụp chủ đề ở nơi có bóng râm, nơi mà ánh sáng mềm mại hơn, bóng cũng sẽ ít nổi và mờ nhạt hơn. Tất nhiên, bạn không nên chuyển vào chụp trong một cái hang mà chỉ chuyển vào vùng có bóng râm, ở gần nơi có ánh sáng chiếu trực tiếp (thông thường là dưới một tán cây lớn, ở dưới ban công hay mái vòm một tòa nhà, dưới một cái ô...) Chỉ cần tìm một vị trí mà bạn có thể tránh khỏi ánh nắng mặt trời, bạn sẽ có thể chụp những tấm ảnh chân dung khi chủ đề không bị nheo mắt, ánh sáng cũng mềm mại và đẹp hơn. Bức hình ở trên là một ví dụ hoàn hảo cho những gì chúng ta vừa mới bàn. Ảnh bên trái bị ánh sáng chiếu trực tiếp trong khi ảnh ở bên phải, với cùng một mẫu, chụp sau đó tầm một phút ở vị trí cách chỗ cũ khoảng 9.5m trong bóng râm. Lưu ý rằng ánh sáng càng mềm mại và ấm áp bao nhiêu, màu sắc càng ấn tượng bao nhiêu thì mẫu trông sẽ càng đẹp bấy nhiêu. Tất cả những gì tôi làm chỉ là di chuyển cô ấy vào trong bóng râm nhưng nó lại tạo ra một sự thay đổi lớn. Lấy ánh sáng khi chụp ngoài trời Những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp sử dụng bí quyết gì để có những bức ảnh ngoài trời đẹp mà không phải sử dụng ánh sáng studio đắt tiền? Cây trả lời là sử dụng loại ánh sáng tốt nhất là ánh sáng tự nhiên. Đây là loại ánh sáng hoàn hảo mà những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp không sử dụng loại nào khác đối với những tấm ảnh chân dung. Để tận dụng được nguồn sáng tuyệt vời này, chỉ cần để
  4. chủ đề của bạn bên cạnh một cửa sổ trong nhà, văn phòng, phòng chụp… nhưng không bị ánh sáng chiếu vào trực tiếp. Cửa sổ bị bẩn thì thậm chí còn tốt hơn vì nó giúp khuếch tán ánh sáng, làm ánh sáng trông mềm mại hơn. Nếu cái cửa sổ duy nhất của bạn bị ánh sáng chiếu trực tiếp vào, cố gắng thử sử dụng vải mỏng (đến mức bạn có thể nhìn xuyên qua, nó sẽ giúp khuếch tán ánh sáng). Bạn có thể bảo mẫu đứng hoặc ngồi nhưng để giữ ánh sáng đồng đều hơn, hãy đảm bảo rằng chủ đề không bị ánh sáng từ cửa số chiếu trực tiếp vào. Bóng trên các phía của gương mặt càng mềm mại sẽ làm nổi bật, mang lại độ sâu và sự ấn tượng cho tấm hình. Đừng quên thủ thuật với rèm cửa Trong trường hợp cửa sổ bị ánh sáng chiếu trực tiếp, bạn có thể sử dụng kính che cửa phòng tắm, nó sẽ có tác dụng trong trường hợp này. Mặc dù chủ đề của bạn có thể nghĩ rằng bạn sẽ thiếu ánh sáng khi dùng nó nhưng những người chiêm ngưỡng tác phẩm của bạn sẽ ngạc nhiên mà trầm trồ: “Thật mềm mại, người bố trí ánh sáng trong bức ảnh phải là một thiên tài”. Chụp ảnh đối với trẻ sơ sinh Có lẽ bạn đã nghe đến việc chụp ảnh cho những đứa trẻ mới sinh khó như thế nào. Đó là sự thật nhưng chụp ảnh những đứa trẻ mới sinh có một thuận lợi riêng là chúng luôn ngủ. Những đứa trẻ mới sinh dành phần lớn thời gian trong ngày của chúng cho việc ngủ, vì vậy để có một bức ảnh đẹp dễ dàng hơn là bạn
  5. nghĩ. Tuy nhiên, bạn phải đặt chúng ở vị trí thích hợp, nếu không mọi người sẽ nói những lời đại loại như: “Ôi, thật chán là nó đã ngủ mất rồi”. Thông thường, mọi người thích những đứa trẻ mở to mắt và cười trong tấm ảnh nhưng có một kiểu ảnh rất phổ biến về những đứa trẻ mới sinh khi đứa trẻ cùng với bố (hay mẹ nó) đang cùng nhau tận hưởng khoảnh khắc yên tĩnh. Đó thực sự là một tập hợp những khung cảnh có thể sử dụng cho ảnh chân dung. Tôi nhìn thấy kiểu ảnh này lần đầu tiên khi David Ziser (nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp với thể loại chân dung và ảnh đám cưới) dành cả một buổi tối để chụp hình đứa con gái mới sinh của tôi, Kira. David sắp xếp khung cảnh theo ý thích anh ấy bằng một kĩ thuật đơn giản nhưng cực kì hiệu quả (cả tôi và vợ tôi đều đang mặc một cái áo len dài tay cổ lọ màu đen). Sau đó, anh ấy chụp ảnh Kira khi vợ tôi đang bế nó trên tay (tôi chụp sau đó). David chụp rất gần (zoom in), vì vậy, về cơ bản, thông điệp bạn được truyền tải từ bức hình là một đứa trẻ bé bỏng đang nằm yên bình trong vòng tay mẹ nó (và cha nó). Bạn có thể sử dụng đèn flash khuếch tán hoặc bạn cũng có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên từ bên cạnh cửa sổ.
  6. Ảnh chân dung lúc hoàng hôn Mọi người đều muốn chụp ảnh chân dung lúc hoàng hôn bởi vì bầu trời lúc đó trông thật tráng lệ, vấn đề là (a) chủ đề của bạn hoặc là hiện ra như một cái bóng bởi vì cảnh hoàng hôn ở phía sau họ, hoặc là (b) bạn phải sử dụng flash và chủ đề của bạn trông khá nhạt nhòa (bị bạc màu). Trong trường hợp này, trước hết bạn tắt flash và hướng lên bầu trời. Sau đó nhấn nút chụp ½ để lấy exposure từ bầu trời và trong khi vẫn giữ nút chụp ở vị trí ½ (hoặc bạn có thể nhấn vào nút khóa exposure trên máy của bạn), bạn xây dựng lại ảnh bằng cách hướng về chủ đề, bật flash lên và chụp chủ đề với ánh sáng đèn flash. Theo cách này, chủ đề của bạn sẽ được chiếu sáng bởi flash những bầu trời nhìn trông vẫn rất đẹp. Đây là một thủ thuật cũ nhưng vẫn được sử dụng vì nó làm việc rất tốt. Chụp ảnh chân dung dưới ánh sáng tự nhiên tốt hơn với gương phản xạ
  7. Nếu bạn đang chụp ảnh chân dung dưới ánh sáng tự nhiên, có một thứ bạn có lẽ phải sử dụng để tấm hình của bạn trông đẹp hơn: một (tốt hơn là hai) tấm gương phản xạ có thể gập lại (tôi chọn loại có thể gập lại bởi vì chúng sẽ không chiếm quá nhiều diện tích khi ta không sử dụng). Bạn không cần phải là một nhiếp ảnh gia thành công mới có thể sử dụng vì chúng không quá đắt. Hơn nữa nó sẽ loại bỏ những vùng bị bóng trên ảnh chân dung và khiến ánh sáng trông tự nhiên hơn. Bạn chỉ đơn giản sử dụng chúng để phản chiếu ánh sáng thực từ cửa sổ vào những vùng bị bóng trên chủ đề.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2