PRA- Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng
lượt xem 28
download
Trước thập niên 1970, các chương trình phát triển nông thôn ở các nước đang phát triển có tỷ lệ thất bại cao do: • Chi phí khá cao, tốn nhiều thời gian và nhân lực. • Các tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ và các cơ quan quốc tế thường sử dụng phương thức áp đặt chủ yếu từ trên xuống (topdown) mà không tham khảo lấy ý kiến của nông dân là những người hưởng lợi trực tiếp. • Mức độ tham gia của nông dân trong khu vực dự án thường ít thậm chí trong vài trường hợp không có. • Các kỹ thuật...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PRA- Đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng
- ĐÁNH GIÁ NHANH CÓ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG (PRA) PRA – Participatory Rapid Appraisal Participatory Rural Assessment 1
- Nội dung trình bày I. Giới thiệu về PRA II. Các công cụ kỹ thuật sử dụng trong PRA 2
- I. Giới thiệu về PRA 3
- Trước thập niên 1970, các chương trình phát triển nông thôn ở các nước đang phát triển có tỷ lệ thất bại cao do: • Chi phí khá cao, tốn nhiều thời gian và nhân lực. • Các tổ chức thuộc chính phủ, phi chính phủ và các cơ quan quốc tế thường sử dụng phương thức áp đặt chủ yếu từ trên xuống (topdown) mà không tham khảo lấy ý kiến của nông dân là những người hưởng lợi trực tiếp. • Mức độ tham gia của nông dân trong khu vực dự án thường ít thậm chí trong vài trường hợp không có. • Các kỹ thuật thiếu thống nhất, được sử dụng không linh hoạt nên không nhạy cảm với các điều kiện địa phương. 4
- 1. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA – Rural Rapid Appraisal) Đầu thập niên 1970, RRA được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu cho các phương pháp thu thập và phân tích thông tin RRA mang tính liên ngành và ít tốn thời gian hơn. RRA có thể định nghĩa tóm tắt là: “Một phương pháp tìm hiểu về địa phương được thực hiện bởi một nhóm liên ngành trong một thời gian ngắn (ít nhất 4 ngày, nhưng không quá 3 tuần) và dựa trên các thông tin thu thập từ trước, quan sát trực tiếp và phỏng vấn khi cần thiết trong trường hợp có những câu hỏi không thể xác định được trước đó”. Nhược điểm: Còn nhiều sai số do mùa vụ, do nhân khẩu học (gặp nam nhiều hơn nữ, giàu nhiều hơn nghèo …), do vị trí khảo sát (thường bỏ qua vùng sâu vùng xa), … 5
- 2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA Participatory Rural Appraisal) PRA có nguồn gốc từ RRA, là một trong các cách tiếp cận để thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện, giám sát, đánh giá và sử dụng kết quả nghiên cứu. PRA đặc biệt thích hợp trong phát triển cộng đồng vì nó có sự tham gia của nhóm công tác và các thành viên cộng đồng trong mọi khía cạnh của nghiên cứu, sử dụng các công cụ nghiên cứu, thu thập thông tin và phân tích kết quả. Số liệu được thu thập trong các nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng thường bảo đảm chính xác và hữu ích. Phân tích tại chỗ cho thấy rõ ngay các thông tin cần bổ sung trước khi rời khỏi hiện trường. Ưu điểm chính của PRA so với nghiên cứu bằng các điều tra thông thường là có sự tham gia ở mức độ cao của cộng đồng, thời gian ngắn và chi phí thấp. 6
- 2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA Participatory Rural Appraisal) PRA là một công cụ bổ sung cho các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong các nghiên cứu thăm dò, lập kế hoạch và đánh giá các dự án cho hàng loạt các lãnh vực khác nhau như nông nghiệp, phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển xí nghiệp và chăm sóc y tế, các chương trình phát triển chung .v.v. Ngoài ra, PRA có thể áp dụng cho tất cả các lãnh vực liên quan đến phát triển cộng đồng như trồng trọt, chăn nuôi, tín dụng, giáo dục, phát triển giới, kế hoạch hóa gia đình… Ở Việt Nam, từ cuối những năm 80, ngày càng nhiều nhiều tổ chức quốc tế (như Ngân hàng thế giới [WB], UNDP, FAO, IFAD, FADO, IDRC, ...), các cơ quan nghiên cứu, phát triển trong nước đã sử dụng PRA để xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án ở nhiều qui mô khác nhau về quản lý tài nguyên thiên nhiên, phát triển nông nghiệp và nông thôn. 7
- 3. Phân biệt RRA và PRA RRA PRA Mốc Thập kỷ 70 và 80 Thập kỷ 80 và 90 Thời 2-4 tuần, Không gian rộng - thời 2-4 tuần, Không gian hẹp, thời gian gian gian ngắn ngắn. Người Các cán bộ dự án, cơ quan Người dân với sự hỗ trợ của cán bộ dự sử chuyên ngành hoặc đa ngành án dụng Ý Giai đoạn thu thập nhanh các số Xây dựng dự án, lập kế hoạch có dân nghĩa liệu ban đầu, tìm hiểu những ý tham gia, dựa vào những khả năng của và mục tưởng và các vấn đề của địa người dân địa phương để giúp họ triển tiêu phương, định lượng. khai dự án, định tính. Vai trò Cộng đồng tham gia một cách chủ động người Người dân bị động. vào một quá trình lập kế hoạch thực dân hiện, đánh giá và giám sát. Vai trò Vai trò chủ động thực hiện. Vai trò hướng dẫn, hỗ trợ. Dùng câu hỏi của bộ Dùng câu hỏi định hướng. bán định hướng, mở 8
- 3. Phân biệt RRA và PRA Phương pháp PRA và các phương pháp RRA không loại trừ nhau và có thể sử dụng đồng thời. Việc lựa chọn các phương pháp phụ thuộc vào loại thông tin cần thu thập, vào nguồn thông tin sẵn có và điều kiện cụ thể (cán bộ, thời gian, ngân sách, xe cộ). Tuy nhiên, với các số liệu định lượng như trong điều tra dân số, hoặc nếu cần phân tích thống kê thì PRA không thể thay thế các kỹ thuật điều tra thông thường. Mặt khác, nếu các mục tiêu chính là tìm hiểu thái độ ý kiến của các thành viên cộng đồng thì PRA chính là phương pháp nêu được lựa chọn. Một số công cụ kỹ thuật được sử dụng ở cả hai giai đoạn này. Tiến hành PRA mà không làm RRA trước là rất rủi ro vì nó thường lái những người ngoài dự án áp dụng những ý tưởng của họ mà chưa hiểu thấu đáo hoàn cảnh của địa phương. 9
- 4. Các ví dụ về PRA Một cộng đồng đang bức xúc về nạn phá rừng yêu cầu được giúp đỡ, một cuộc PRA có thể thực hiện ở cộng đồng đó để hiểu rõ thực tế và tìm giải pháp khắc phục. Điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân liên quan đến tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ. Mô tả đánh giá khả năng của một huyện trong việc huy động, tổ chức, tham gia hỗ trợ các hoạt động chăm sóc sức khỏe. 10
- 11
- 5. Thành phần của nhóm PRA Thành phần của nhóm PRA là yếu tố quan trọng cho sự thành công của bất kỳ một cuộc PRA nào. Nhóm PRA gồm 1 trưởng nhóm và 3 hay 4 thành viên chủ chốt. Nhóm PRA nhỏ không vượt quá 2 hay 3 thành viên, nên gồm có cả nam và nữ và có chuyên môn khác nhau, có thể bao gồm cả cán bộ, khuyến nông viên địa phương. Nhóm PRA lớn (trên 7 hoặc 8 thành viên) cũng có thể rất cần thiết và nên bao gồm các thành viên với chuyên ngành khác nhau. Đôi khi có những tình huống đòi hỏi phải chia nhỏ nhóm PRA để khảo sát một vấn đề cụ thể nào đó. 12
- 6. Các bước chuẩn bị để tiến hành PRA 13
- 7. Một số nguyên tắc khi sử dụng công cụ PRA Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho người dân tự điều tra, tự đánh giá, tự phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đưa ra kết quả và là chủ sở hữu của các kết quả đó. Vai trò của cán bộ PRA chỉ là hướng dẫn người dân cách làm, thúc đẫy và tạo điều kiện cho họ tự làm, tự phân tích… Học hỏi trực tiếp từ người dân địa phương về kiến thức, kinh nghiệm, điều kiện sống và lao động của họ. Loại bỏ thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự thăm dò thay cho sự bất cần, quan tâm người nghèo, người bị thiệt thòi, phụ nữ. Sử dụng mềm dẻo, tối ưu các kỹ thuật và công cụ, tức là phải cân nhắc giữa số lượng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian. Sử dụng phép kiểm tra chéo các thông tin (phỏng vấn, quan sát, số liệu thứ cấp). 14
- II. Một số công cụ kỹ thuật sử dụng trong PRA 15
- Một số công cụ kỹ thuật trong PRA Phương pháp PRA bao gồm một loạt các công cụ để thu thập và phân tích thông tin (số liệu thứ cấp và số liệu thực địa). Những công cụ chính bao gồm: Xem xét số liệu thứ cấp (sẵn có) Quan sát trực tiếp Vẽ bản đồ: tài nguyên, cơ sở hạ tầng, xã hội, v.v. Xây dựng sơ đồ mặt cắt (transect); Sơ lược lịch sử thôn bản (các sự kiện quan trọng) Biểu đồ xu hướng (biến động theo thời gian), biểu đồ mối quan hệ nhân quả, biểu đồ lịch thời vụ; Phỏng vấn bán cấu trúc, phân loại giàu nghèo, biểu đồ Venn (quan hệ các tổ chức); Các cách xếp hạng: xếp hạng theo cặp (đôi); xếp hạng ưu tiên cho điểm trực tiếp, xếp hạng ưu tiên theo tổng trọng số. 16
- Một số công cụ kỹ thuật trong PRA Dĩ nhiên, một PRA sẽ không sử dụng tất cả các kỹ thuật này. Tùy theo mục đích và yêu cầu, nhóm công tác sẽ chọn lựa các kỹ thuật phù hợp và hữu dụng nhất cho từng PRA. Phương pháp PRA cũng rất linh hoạt, trong suốt quá trình thực hiện nhóm có thể vận dụng một cách sáng tạo, thử nghiệm và điều chỉnh khi cần thiết. Trong bất kỳ một cuộc PRA nào, trước khi đi đến thực địa, nhóm công tác PRA cần phải nhận thức rõ “vấn đề cần tìm hiểu là gì?”, “thông tin nào cần thu thập”, sử dụng “phương pháp gì” để thu thập, và “ai” cung cấp thông tin đó. 17
- 18
- Một số công cụ kỹ thuật trong PRA 1. Vẽ sơ đồ thôn Mục đích: Đánh giá, phân tích tình hình chung của thôn, bản. Làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển thôn, bản. Các bước thực hiện: Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 57 người) Chọn một địa điểm cao, dễ quan sát toàn thôn bản, đi lại thuận lợi để có nhiều ngườicùng tham gia Người dân thảo luận và vẽ sơ đồ thôn bản lên mặt đất. Vật liệu sử dụng có thể là phấn màu, cành cây, lá cây... để thể hiện các đặc điểm địa hình, sử dụng đất, giao thông... trên sơ đồ thôn. Trong quá trình vẽ sơ đồ, cán bộ PRA hỗ trợ, thúc đẩy người dân thảo luận bằng cách đặt ra các câu hỏi phù hợp. Sau khi hoàn thành chép lại sơ đồ đã phác hoạ trên mặt đất vào giấy khổ lớn Sơ đồ thôn bản cần có các thông tin sau: giao thông chính, sông suối, ruộng, nương, rừng, bãi chăn thả …. của bản. 19
- 20
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn