intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Prosopagnosia một bệnh lạ

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

98
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Prosopagnosia một bệnh lạ Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đức vừa tìm ra một trong những nguyên nhân khá phổ biến có thể khiến cho nhiều nhân chứng trong một số trường hợp không thể nhận diện được kẻ giết người mặc dù họ đã tận mắt chứng kiến kẻ tội phạm thực hiện hành vi tội ác. Người mắc chứng prosopagnosia không thể nhận ra người quen trong đám đông Hình ảnh thu nhận được dưới sự quan sát của người bệnh Prosopagnosia. Theo nghiên cứu, chứng bệnh được biết đến là nguyên nhân gây ra tình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Prosopagnosia một bệnh lạ

  1. Prosopagnosia một bệnh lạ Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Đức vừa tìm ra một trong những nguyên nhân khá phổ biến có thể khiến cho nhiều nhân chứng trong một số trường hợp không thể nhận diện được kẻ giết người mặc dù họ đã tận mắt chứng kiến kẻ tội phạm thực hiện hành vi tội ác. Người mắc chứng prosopagnosia không thể nhận ra người quen trong đám đông Hình ảnh thu nhận được dưới sự quan sát của người bệnh Prosopagnosia. Theo nghiên cứu, chứng bệnh được biết đến là nguyên nhân gây ra tình trạng này có tên gọi là Prosopagnosia - một chứng bệnh liên quan đến tổn thương hệ thần kinh của con người. Trường hợp của Jenny - nhân chứng trong một vụ giết người mới đây tại Mỹ - là một ví dụ điển hình cho chứng bệnh Prosopagnosia. Jenny đã trực tiếp chứng kiến một người đàn ông giết hại một người phụ nữ và đã tường thuật lại chính xác những gì đã diễn ra. Tuy nhiên, vấn đề duy nhất khiến cho cuộc tìm kiếm thủ phạm của vụ giết người bị thất bại là việc nhân chứng duy nhất này đột ngột mất khả năng nhận diện thủ phạm.
  2. Bác sĩ Paul Broks - người điều trị trực tiếp cho Jenny đã làm rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột nhiên Jenny không thể nhận diện được kẻ giết người. Theo bác sĩ Paul Broks, Jenny đã bị mù khả năng nhận diện (face blind) còn có tên gọi là Prosopagnosia, và nó đã khiến cô không thể phân biệt được khuôn mặt của người này với người khác kể cả việc phân biệt khuôn mặt của các thành viên trong gia đình mình. Prosopagnosia lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1947, bởi một chuyên gia thần kinh học người Đức có tên là Joachim Bodamer. Khi đó, giáo sư Bodamer tình cờ phát hiện ra các trường hợp bệnh nhân có những triệu chứng kỳ lạ. Theo những tài liệu mà nhà khoa học này ghi lại, thì ít nhất có 3 bệnh nhân của ông đã mắc phải Prosopagnosia. Bệnh nhân đầu tiên là một phụ nữ 24 tuổi may mắn sống sót sau khi bị một viên đạn bắn vào đầu. Bệnh nhân này sau đó không thể nhận ra người thân và bạn bè của mình. Cô chỉ có thể nhận ra họ nhờ vào thính giác và qua phương pháp kích thích thị giác. Một vài năm sau đó, Prosopagnosia được một nhà tâm lý học có tên là Martha Farah tiếp tục nghiên cứu, và bà đã đưa ra giả thuyết về việc Prosopagnosia là kết quả của quá trình giảm sút nhận thức của con người, mà ở đó, chức năng của các giác quan bị suy giảm đến mức không còn giúp người bệnh nhận ra hình ảnh của một vật thể hay hình dạng của một cấu trúc nào đó xuất hiện trước mắt họ. "Họ thậm chí còn không thể nhận diện được chính khuôn mặt của mình ở trong gương" - bác sĩ Broks cho biết. Ông cũng phân tích thêm về hiện tượng này bằng việc đưa ra các trường hợp cho thấy Prosopanosia xảy ra do chấn thương vùng não bên phải (chủ yếu là thuỳ thái dương và thuỳ chẩm) của con người. Ngoài ra, còn do các chấn thương khác như chứng đột quỵ, chứng thoái hoá do tuổi tác... Ở một số ít người, đây còn là một chứng bệnh bẩm sinh do di truyền hoặc do rối loạn gen. Ở những người bị mắc Prosopagnosia bẩm sinh, ngay từ khi còn nhỏ, họ đã bị mất khả năng ghi nhớ các thông tin để nhận dạng những người mà họ đã tiếp xúc, mặc dù mọi khả năng giao tiếp xã hội khác vẫn diễn ra bình thường. Hình ảnh xuất hiện trong trí nhớ của người bệnh đôi khi là những hình ảnh rất mờ nhạt và không thể xác định được đường nét, thậm chí là hình dạng.
  3. Một trường hợp bệnh nhân bị mắc Prosopagnosia khá nổi tiếng được biết đến kể từ khi chứng bệnh được phát hiện là một nam bệnh nhân tên là Oliver Sacks. Bệnh nhân này không thể nhận diện được bất kỳ ai, kể cả chính gương mặt mình trong gương. Oliver Sacks chủ yếu nhận diện người thân và bạn bè dựa vào giọng nói của họ. Năm 1985, cuốn sách về bệnh nhân mắc phải những triệu chứng kỳ lạ Oliver Sacks có tên "Người đàn ông nhầm mũ với vợ" (The man who mistook his wife for a hat) được xuất bản đã giúp cả thế giới biết nhiều hơn đến chứng bệnh Prosopagnosia. Hàng loạt nghiên cứu khoa học bắt đầu diễn ra và tập trung chủ yếu vào việc lý giải chứng bệnh lạ lùng này. Nghiên cứu của các chuyên gia thần kinh học người Đức đã cho thấy Prosopagnosia xảy ra với tỷ lệ khá cao (chiếm khoảng 2,5% dân số thế giới, những trường hợp chưa thể thống kê hết có thể lên tới 10% dân số thế giới) với rất nhiều dạng khác nhau. Chủ yếu gồm các dạng: không thể nhận diện được giọng nói, kiểu tóc, quần áo... và khuôn mặt. Trong trường hợp của Jenny, ngoài việc cô không thể ghi nhớ và nhận diện được khuôn mặt của mọi người, Jenny còn không thể nhận diện được các đặc điểm hình thể và dáng đi của người khác. Chứng bệnh Prosopagnosia đã khiến cho Jenny miêu tả hai lần cùng một người mà cô đã nhìn thấy với những đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Không ít nhân chứng của các vụ trọng án giống như Jenny đã được kiểm tra và phát hiện là có dấu hiệu mắc chứng bệnh giống nhân chứng Jenny. Prosopagnosi cũng khiến cho họ thường xuyên bị nhầm lẫn người này với người khác và liên tục nhận nhầm người quen khi ra phố. Cũng giống như Jenny, một nhân chứng khác của một phiên toà xét xử kẻ giết người ở Mỹ đã bị mắc chứng Prosopagnosia sau một tai nạn và bị chấn thương não bộ. Kể từ đó trở đi, bệnh nhân này thường xuyên nhận nhầm người lạ thành bạn của mình mà không hề hay biết. Hiện, Prosopagnosia không chỉ là một trong những trở ngại lớn đối với nhiều trường hợp điều tra và xét xử tội phạm ở Mỹ, mà còn là một căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2