Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga -3
lượt xem 13
download
Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga 3 TS. Phạm Thị Phương Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Pushkin sống vào thời đại của các cuộc cách mạng tư sản châu Âu – những cuộc cách mạng mà nước Nga còn lâu mới đi đến. Quốc gia Nga lúc bấy giờ là một đất nước phong kiến gia trưởng, tuy lạc hậu, nhưng trẻ trung, đầy nhiệt huyết sau chiến thắng Napoleon, đang cần hướng đến, như Pushkin nghĩ, con đường cải cách xã hội, chứ không phải là dùng bạo lực đánh đổ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga -3
- Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga 3 TS. Phạm Thị Phương Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Pushkin sống vào thời đại của các cuộc cách mạng t ư sản châu Âu – những cuộc cách mạng mà nước Nga còn lâu mới đi đến. Quốc gia Nga lúc bấy giờ là một đất nước phong kiến gia trưởng, tuy lạc hậu, nhưng trẻ trung, đầy nhiệt huyết sau chiến thắng Napoleon, đang cần hướng đến, như Pushkin nghĩ, con đường cải cách xã hội, chứ không phải là dùng bạo lực đánh đổ một thể chế nhà nước này để xây nên một thể chế khác. Xuất thân từ một dòng họ quý tộc thế truyền, Pushkin luôn tiếc thương cho sự sụp đổ của các dòng tộc quý tộc Nga cổ xưa. Nếu như ông có những phản ứng với “lề thói quý tộc”, thì không có nghĩa là ông bác bỏ thể chế nhà nước(12). Càng về cuối đời ông càng khẳng định hình thức duy nhất của nước Nga là nhà nước quân chủ quý tộc. Theo ông, bậc quân vương nào bảo đảm được tự do và phát triển văn minh thì sẽ có một quốc gia lí tưởng, và có lúc ông đã hy vọng điều ấy ở nhà đương quyền Nicolai đệ Nhất. Trong thực tế, dưới chế độ quân chủ, để bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền, luật pháp cần thiết nh ư lực lượng thanh trừng khốc liệt. Pushkin nhận thấy điều đó và phản ánh rõ trong những tác phẩm cuối đời của mình (Andzelo – 1833, Người con gái viên đại uý – 1836). Dựa vào nền tảng của Chính thống
- giáo, ông đi đến giải pháp là cầu mong lòng nhân từ của đấng quân vương. Masa Mironova nói với nữ hoàng: “Thần thiếp đến đây không phải đ òi hỏi công lí mà là cúi xin lòng nhân t ừ”. Và cô gái côi cút ấy đã nhận được sự từ tâm của Ekaterina đệ Nhị, như một Luật thiêng từ trên ban xuống, cứu xét. Trong bài tụng ca cuối cùng Đài kỉ niệm (1836), Pushkin một lần nữa nhắc đến phẩm chất này, nhưng là của nhà thơ nhân dân, vì, như ông từng khẳng định “Lịch sử của dân tộc thuộc về nhà thơ”: Và nhân thế sẽ còn yêu ta mãi Vì đàn thơ ta thức tỉnh tình thân ái, Vì trong thủa bạo tàn ta ca ngợi tự do Và gợi từ tâm với những kẻ sa cơ. (Thuý Toàn dịch) Những suy ngẫm của Pushkin về lịch sử, số phận và con đường của nước Nga có tầm vóc và ý nghĩa triết học – triết học của sự thông minh bằng trái tim. V. Soloviev nhận định: “Pushkin tuyệt đối không phải l à nhà tư tưởng tư biện, cũng như không phải là nhà hiền triết thực tiễn; nh ưng ông có ở mức độ cao năng lực nhận thức chân lí đạo đức, hiểu được đâu là phải đâu là trái. Lý trí của ông mang tính cân b ằng, xa lạ với mọi thi ên lệch bệnh hoạn”(13). Tư tưởng của Pushkin mang tính suy nghi ệm từ thực tế lịch sử dân tộc, từ trải nghiệm x ã hội của bản thân, nó minh triết và chừng mực. Ở đó không có cái cuồng say về sự vĩ đại của nước Nga nhưng là một niềm yêu thương dân tộc nồng thắm, không
- phải là thứ chủ nghĩa độc quyền về Chính thống giáo Slave hay sự b ành trướng của tư tưởng Nga vào châu Âu mà là một khả năng tuyệt vời tiếp cận và đón nhận mọi nền văn hoá nhân loại, khả năng mà Dostoievski tôn vinh ở Pushkin như một phẩm tính đặc Nga – “tính toàn nhân loại”, một tựu thành “không phải là sự chiếm lĩnh bằng lưỡi gươm, mà bằng sức mạnh của tình bằng hữu và sự cùng vươn lên hoà nh ập với tất cả mọi người”(14). Dostoievski đã kiêu hãnh ca ngợi ở Pushkin tinh thần ho à giải các dân tộc Đông – Tây; Soloviev đã nồng nhiệt ca ngợi tinh thần ấy ở Dostoievski; và đến lượt mình, những người Nga hôm nay tự hào ngợi ca điều đó ở Soloviev. Nói một cách khác, những nhà tư tưởng vĩ đại Nga c ùng toàn thể tinh thần dân tộc Nga đều đi đến một mục đích chung: đại đồng thế giới. Và đó là sứ mệnh của nước Nga. Tâm hồn Pushkin là một bản hòa ca của những gì tinh tuý và tinh tế của văn hoá Đông – Tây. Tài năng của ông được kết tinh từ vốn văn chương bác học mang nhiều dấu chỉ phương Tây và nền văn học dân gian nước nhà có nhiều cội rễ phương Đông. Ông yêu nước Nga của vua Piot’r I, nhưng ông cũng yêu cả nước Nga cổ đại Russ. Lang bạt khắp nước Nga, cuối cùng ông nhận thấy rõ chỉ gắn bó với hai nơi chốn như với bàn thờ tổ phụ: nơi thứ nhất là quê nhà Mikhailovskoie, nơi ông lớn lên trong tiếng hát ru, lời kể truyện cổ tích của nhũ mẫu, nơi cho ông sự bằng an và vững chãi để có thể “vịn câu thơ mà đứng dậy”; địa điểm thứ hai là Hoàng Thôn, nơi đào luyện nhà trí thức Pushkin có học vấn châu Âu, nơi diễn ra cuộc gặp gỡ lần đầu đầy say mê của ông với Nàng thơ. Chính bởi vậy, khi viết về hai nơi này, bao giờ câu thơ ông cũng như rưng rưng nước mắt:
- Bốn phương xa lạ không nhà Hoàng Thôn – nơi ấy mới là quê hương Những gì bắt nguồn sâu từ cội rễ thân thuộc, khi đạt đến độ chín nhất sẽ c àng mở rộng tinh thần nhân loại và làm cho chúng dễ thụ cảm đối với bất kì cư dân nào trên mọi miền của thế giới. Thiên tài của Pushkin chính là sự nhận biết hết sức minh triết về hiện thực lịch sử, là khả năng hết sức tuyệt vời dung hòa những khuynh hướng khác nhau. Phản đối khuynh h ướng “sùng phương Tây” cực đoan của Chaadaev, Pushkin ra sức bảo vệ những giá trị đặc sắc của văn hóa truy ền thống Nga; chống lại “chủ nghĩa Slave”, ông khẳng định ưu thế của văn hoá phương Tây và sự cần thiết của nó đối với nước Nga. Đây tuyệt nhiên không phải là một phép nhào trộn cơ học thô thiển, cũng không phải là sự đề xướng một “con đường thứ ba” trung lập nào đó. Đây là một sự tổng hợp mà cơ sở hợp lí của nó xuất phát từ lịch sử và đời sống hiện thực. Trong sự tổng hợp này thể hiện rất rõ sự tiếp cận và lựa chọn thông thái và độc lập. Lãnh sứ mệnh thực thi cuộc tổng hoà giải các dân tộc, nước Nga đồng thời không phải một lần nhận về mình những thua thiệt trong sự nhịn nh ường của đức tính Chính thống giáo. Đứng từ điểm hiện tại, nhìn lại toàn bộ con đường lịch sử dân tộc Nga đi qua, người ta ngạc nhiên về tính chính xác trong lời tiên tri của Pushkin về sứ mệnh và số phận của nước Nga. Trong trước tác của mình, hơn một lần Pushkin từng phát ngôn: “Nước Nga bị phán xử nặng hơn châu Âu” (“Россия […] есть судилище, приказ Европы”). Cùng chung với châu Âu nhiều xuất phát
- điểm trên con đường hình thành và phát triển, nước Nga bị chiêu gọi phải trải qua những bước đi khốc hại, che chắn cho châu Âu, tự nhận về mình những cú đập. Ở thế kỉ xa xưa, gần như sắp tắt thở, nó đã chặn đứng vó ngựa của Mông Cổ đến từ phương Đông, để nền khai minh châu Âu vừa mới phôi thai đ ược tiếp tục phát triển, còn mình dừng lại gánh lấy sự tàn phá, tụt hậu. Ở thế kỉ XIX, vai trò “thanh kiếm và lá chắn” của nước Nga lại tiếp tục phát huy: năm 1812, nước Nga lại gánh lấy trọng trách cứu châu Âu thoát khỏi thảm hoạ xâm lăng từ phương Tây của Napoleon đệ Nhất. Những gì nước Nga trải qua trong thế kỉ XX này càng khẳng định tính xác thực của mệnh đề Pushkin nêu. Trong đệ Nhị Thế chiến và trong Chiến tranh Giữ nước Vĩ đại 1941 – 1945 nước Nga đã chịu một sự tổn thất nặng nề để cứu châu Âu thoát khỏi thảm họa phát xít. Cùng với tổn thất ấy nó còn tự gánh thêm một tổn thất khác nữa, lâu dài và khốc liệt hơn – đó là cuộc thử nghiệm một mô hình xã hội. Mô hình ấy có cơ sở lí luận từ nơi khác, là hạt giống đầy lí tính của phương Tây, đã tìm thấy ở Nga mảnh đất gieo trồng, và từ Nga phát tán sang phương Đông. P. Novgorodsev viết: “Cả học thuyết xã hội chủ nghĩa không tưởng lẫn chủ nghĩa vô chính phủ đều có gốc gác từ chủ nghĩa không t ưởng của lí luận cách mạng Pháp thế kỉ XVIII với niềm tin vào sức mạnh toàn năng của các công sở, vào sức mạnh diệu kì của lí trí con người, vào sự cận kề của thiên đàng trên cõi thế”(15). Áp dụng lí thuyết ấy vào thực tiễn, 70 năm chính quyền Xô-viết là một sự hiến tế trên bệ thờ cho lịch sử nhân loại. Nước Nga đã nhận về mình sự tàn khốc trong cuộc thử nghiệm một tư tưởng, và nhờ đó mà thế giới văn minh châu Âu đã được chủng ngừa. Để tìm cho đất nước mình một mô hình phù hợp, người
- Nga hôm nay không hiếm khi phải ngoái lại nhìn về quá khứ, lục tìm trong tư tưởng của Pushkin, Dostoievski, Soloviev và bao nhà văn hóa khác chiếc chìa khóa vàng: tổng hợp Đông – Tây và tổng hòa giải sẽ dẫn nước Nga và châu Âu tới một tương lai sán lạn SG, 3.5.2009 ______________ (1[1]) Xét về phương diện địa lí, một phần nước Nga trải dài trên diện tích phía đông và đông – bắc châu Âu, phần khác nằm trên diện tích phía bắc của châu Á. Khi nói đến phương Đông của đất nước mình, người Nga ngụ ý vùng đất phía nam của lãnh thổ, nghĩa là vùng đất phía đông của châu Âu và vùng đất phía bắc của châu Á. Khi nói Pushkin bị lưu đày xuống miền Nam nước Nga (Odessa, Moldavia, Kavcaz,…) thì cũng có nghĩa là ông tới vùng đất phương Đông. (2), (13) Vladimir Soloviev (1853 – 1900) xác định: “Từ khởi thủy Thiên Cơ đã đặt nước Nga vào vị trí giữa phương Đông phi Kitô giáo và hình thức Tây phương của đạo Kitô – giữa thế giới basurman (những người không theo đạo Kitô) và thế giới Latinh”. (“Ba diễn từ tưởng niệm Dostoievski”, in trong cuốn Siêu lí tình yêu. Nxb. Văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, H, 2005, tr.778, 826). (3) Dimit’ri Likhachev (1906 – 1999): Một trong những người theo chủ trương hướng Âu chủ nghĩa (tiếng Nga evropotsentrizm, tiếng Anh eurocentrism, còn dịch từ dĩ Âu vi trung là Âu châu trung tâm luận), khẳng định nền văn hoá văn minh Nga thuộc vào phạm trù châu Âu, chủ trương nước Nga hiện đại cần xích lại
- gần phương Tây. (4) Lev Gumilev (1912 – 1992): Một trong những người đề xướng chủ nghĩa Á-Âu (tiếng Nga evraziistvo, tiếng Anh eurasianism), cho rằng nền văn minh Nga không thuộc vào phạm trù Âu châu, mô tả nước Nga là một “Á-Âu quốc”. Những người theo học thuyết này đặt nước Nga và phương Tây đối lập với nhau về nhiều phương diện, trong đó có số phận lịch sử. Hiện nay trào lưu chủ nghĩa Á-Âu mới (neo-eurasianism) đang thịnh hành ở Nga, là đối tượng cạnh tranh chủ yếu của chủ nghĩa hướng Âu. (5), N. Gogol: Đôi lời về Pushkin, rút từ cuốn Aleksandr Pushkin – Tuyển tập tác phẩm, tập V, Nxb Văn học, H., 1999. tr. 284. Bản dịch của Đ ào Tuấn Ảnh. (6) (7), (8), (10), (11) Trích dẫn từ phần Tiểu luận của Pushkin in trong cuốn Aleksandr Pushkin - Tuyển tập tác phẩm, tập IV. Nxb. Văn học, H, 1999, tr.229, 230, 239. Bản dịch của Hà Minh Thắng. (9) D. Merezhkovski: Những người đồng hành vĩnh viễn, Nxb “Respublica”, M., 1995, tr.490. (12) Trước Cách mạng Tháng Mười (1917) và thời kì hậu Xô-viết có nhiều công trình nghiên cứu nghiêm túc (Những người đồng hành vĩnh viễn – D. Merezkovski, Ba bài thơ Ngọn gió Đông bắc, Arion, Đám mây đen của Pushkin – B. Esipov, Những điều chưa biết về Pushkin – S. Poroikov,…) đưa ra một cái nhìn nhất quán khi phân tích các tác phẩm của Pushkin, cho thấy thật ra nhiều sáng tác
- của nhà thơ đã bị người đọc (nhất là thời Xô-viết) áp đặt tư tưởng theo lối suy diễn. (14) F. Dostoievski: Diễn từ đọc tại lễ kỉ niệm A. Pushkin ngày 8/6/1880, in trong cuốn Pushkin trước ngưỡng cửa thế kỉ XXI. Nxb. Thông tin KHXH, H, 2002, tr.234. Bản dịch của Đào Tuấn Ảnh. (15) P. Novgorodsev: Bàn về phương hướng và nhiệm vụ của giới trí thức Nga, in trong cuốn Về trí thức Nga. Nxb. Tri thức, H, 2009, tr.150.
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn