intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga -1

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

106
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga 1 TS. Phạm Thị Phương Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Một điều dễ nhận thấy là nhiều nhà văn vĩ đại Nga đồng thời cũng là những nhà tư tưởng kiệt xuất. Ở Pushkin – “khởi nguồn của mọi khởi nguồn” – ta nhận thấy nhiều suy ngẫm mang tính triết lí sâu sắc và sáng suốt, nhất là về số phận của nước Nga. Những suy ngẫm đó dường như được dần định hình bằng trải nghiệm nhiều hơn là bằng tư biện. Đọc lại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga -1

  1. Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga 1 TS. Phạm Thị Phương Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Một điều dễ nhận thấy là nhiều nhà văn vĩ đại Nga đồng thời cũng là những nhà tư tưởng kiệt xuất. Ở Pushkin – “khởi nguồn của mọi khởi nguồn” – ta nhận thấy nhiều suy ngẫm mang tính triết lí sâu sắc và sáng suốt, nhất là về số phận của nước Nga. Những suy ngẫm đó d ường như được dần định hình bằng trải nghiệm nhiều hơn là bằng tư biện. Đọc lại trước tác của ông, cả thơ văn nghệ thuật lẫn văn xuôi chính luận, ta thấy quan điểm về lịch sử n ước Nga, mối quan hệ của nó với phương Đông và phương Tây được hình thành như một quá trình trải nghiệm thực tiễn của bản thân nh à nghệ sĩ và sự chiêm nghiệm của lịch sử qua dòng chảy thời gian, trong đó có nh ững xác tín trước sau vẫn được bảo tồn nhưng cũng có nhiều điều đã thay đổi. Vị trí địa lí(1) và sự hình thành văn hoá(2) của dân tộc Nga làm không ít người đặt câu hỏi: n ước Nga nên coi mình là thu ộc về Á hay Âu, ph ương Đông hay là phương Tây? Là một học giả hướng Âu chủ nghĩa (eurocentric), D. Likhachev(3) coi phẩm chất Tây Âu của người Nga là điều không cần phải b àn cãi. Đề xướng chủ nghĩa Á – Âu (eurasianism), L. Gumilev(4) lại cho rằng nền văn hoá Nga là một kiểu hình đặc sắc, trung gian giữa hai nền văn minh Á Đông và Âu Tây… Những quan niệm khác nhau ấy li ên quan đến vấn đề lựa
  2. chọn cho nước Nga một mô hình nhà nước phù hợp. Cuộc tranh luận giữa phái “thân Tây phương” và phái “sùng Slave” đư ợc nhen nhóm vào cuối thế kỉ XVIII, kéo dài suốt thế kỉ XIX và đến nay vẫn chưa hoàn toàn ngã ngũ. Pushkin không kịp sống đến thời điểm sôi động nhất của cuộc tranh luận n ày, nhưng ngay từ những năm 30 ông đã khá t ường tận quan điểm của đại diện thuộc cả hai phái. Nh à “thân Tây phương” tiêu bi ểu nhất chẳng ai khác hơn là Chaadaev – bạn đồng môn Lysee của nh à thơ, thủa ấy đã công bố chính kiến bằng bài báo nổi tiếng Bức thư triết học mà sau đó Pushkin phúc đáp b ằng một lá thư đặc biệt đầy tính tranh luận. Đồng thời, ông cũng từng h ơn một lần thể hiện bất đồng với những biện giải của Khomiakov – một trong những nhà sáng lập phái “sùng Slave”. Suốt đời Pushkin trở đi trở lại với đề t ài này, trong các tác phẩm văn chương, trong các ti ểu luận, ghi chép, th ư từ, nhật kí. Trong cách lựa chọn con đường cho dân tộc mình, khi cho rằng nước Nga cần có một mô hình riêng so với Tây Âu, xem ra ông mặc nhi ên coi Nga thuộc phạm trù văn hoá văn minh châu Âu nhưng có nh ững nét khu biệt so với nó. Trước hết ta nói về quan điểm của Pushkin về phương Đông. Phương Đông xuất hiện nhiều lần trong sáng tác của Pushkin. Mỗi lần chạm đến đề tài này là một lần cảm hứng sáng tạo lại bừng lên, đưa nghệ sĩ đến với những kiếm tìm mới mẻ và phức tạp hơn. Những chuyến đi lang thang khắp thảo nguyên Trung Á đã đem đến cho cây đàn lia của nhà thơ những âm thanh đẹp và lạ. Gogol nhận định: “Pushkin – ca sĩ duy nhất của Kavcaz: ông yêu nó bằng cả
  3. tâm hồn, tình cảm của mình; ông đã xâm nhập và được nuôi dưỡng bởi những vùng đất, bầu trời phía Nam, những thung lũng của Gruzia, những khu vườn và trời đêm tuyệt diệu của Crym. Có lẽ vì thế trong sáng tác của mình bao giờ ông cũng cháy bỏng hơn, rực lửa hơn ở những chỗ mà tâm hồn chạm tới phương Nam”(5). Cảm xúc về phương Đông của nghệ sĩ Pushkin không khi nào thay đổi, bao giờ cũng nồng ấm và thân thương, nhưng quan điểm của nhà tư tưởng Pushkin về nó, theo dòng thời gian, lại có sự biến chuyển, về đại thể, được gắn với ba cột mốc cuộc đời ông. Lần thứ nhất – thời kì lưu đày phương Nam (1820 – 1824): Đây là lần đầu tiên nhà thơ trẻ đến từ kinh thành phương Bắc, đầy ngỡ ngàng trước một thế giới thiên nhiên nguyên sơ, và thế là những cảm xúc trước sự lạ lẫm, huyền bí được bùng phát, thăng hoa, hàng loạt thi phẩm tuyệt vời ra đời, mở đường cho các nghệ sĩ Nga sau này đến với đề tài phương Đông (Lệ đài Bakhchisarai, Người tù Kavcaz, Đoàn người Digan,...). Bút pháp lãng mạn đã tìm thấy chất bay bổng của tâm hồn và tinh thần tự do phóng khoáng vốn là phẩm chất trong nhà thơ: Bay lên về với đất trời Biển xanh núi thẳm cất lời vang ca Bay về với chốn bao la Nơi gió phóng khoáng chỉ ta với mình… (Người tù – 1822)
  4. Lần thứ hai tiếp xúc với phương Đông của Pushkin là chuyến đi 3 tháng vào năm 1829 đến thảo nguyên Canmyc, cao nguyên Kavcaz và các vùng đất khác thuộc Armeni, Gruzia. Sản phẩm lần này là liên khúc trữ tình trác tuyệt (Trên đồi Gruzia đêm xuống, Delich, Sông Đông,…). Cảm xúc nhà thơ lại một lần nữa dào dạt trước vẻ đẹp phóng khoáng của thiên nhiên, con người phương Nam: Tung bờm gió những con tuấn mã, Về nghỉ chân sau cuộc giao tranh Uống dòng chảy Aropatrat, Hít hương nồng vị đất thân quen. Nào xắng xở, sông Đông yêu quý Thết các chàng kị sĩ oai phong Men sủi bọt tan như nghiền nát Cất từ đồng nho rộng mênh mông. (Sông Đông – 1829) Trong hai cột mốc trên của Pushkin (lần thứ nhất với vị thế của người bị lưu đày đến vùng đất xa lạ, lần thứ hai với vị thế một du khách chủ động t ìm về với đối tượng thân quen và thương nhớ), phương Đông hiện lên khá là nhất quán. Đó là vùng đất nên thơ lộng lẫy, vùng đất của thiên nhiên bao la hùng tráng với thảo nguyên mênh mông chan hoà nắng gió. Giữa thiên nhiên ấy, nhà thơ hiện diện như
  5. một du ca đi tìm tự do tuyệt đích của một cá thể cô đơn nhưng độc lập. Trong con mắt khao khát kiếm tìm, khao khát hoà nhập ấy, cư dân phương Đông hiện lên đẹp như bước ra từ huyền thoại, những con người sống bằng hơi thở của tình yêu và tự do. Đó là cô gái người Cherkes yêu chàng tù binh Nga say đắm nhưng yêu tự do còn đắm say hơn (Người tù Kavcaz), là cô gái Digan Zemfira rũ dưới chân mình cả “phép vua” lẫn “lệ làng”, sống chết với tình yêu và tự do (Đoàn người Digan). Những con người của xứ sở lạ lùng ấy sẽ mãi mãi níu gọi tâm hồn Pushkin. Những năm cuối đời, sống nơi phố thị, nhà thơ vẫn nghe vọng âm điệu xưa: Em gọi tôi giã từ nơi đày ải Về với em phương trời khác xa xôi Em hằng nói: “Đến ngày hạnh ngộ Lại trao nhau vòng tay ấm, nụ hôn Dưới rặng mát ô-liu và vòm trời xanh vĩnh viễn”. (Em từ giã bến bờ xa lắc… - 1830) Cột mốc thứ ba không gắn với một chuyến đi thực tế cụ thể nào, mà gắn với sự chuyển hướng bút pháp của nh à nghệ sĩ từ lãng mạn chủ nghĩa sang hiện thực, có thể tính từ những năm 30 trở đi, đánh dấu sự phát hiện lại châu Á, có nhiều điều khác biệt cơ bản với hai lần trước. Trên tờ tạp chí Người đương thời tự mình ấn hành, Pushkin cho đăng tải một số tác phẩm về ph ương Đông. Các bài viết này được trình diện dưới dạng ghi chép, hồi kí, tài liệu lịch sử,… cho phép nhà nghệ sĩ đưa ra cái nhìn chân thực về hiện tượng, làm cơ sở cho độc giả tin vào những đánh
  6. giá khách quan. Trong bài vi ết Chuyến đi Arzrum(6) nhà quan sát hiện thực đã phá vỡ huyền thoại đẹp đẽ về một “châu Á hoa lệ”, cho thấy một ph ương trời nghèo đói và tối tăm. Trước đây nhà lãng mạn Pushkin luôn nhìn thấy trong hình ảnh đài phun nước những ẩn dụ bí ẩn của tâm hồn ph ương Đông, biểu tượng của tình yêu mãnh liệt, lòng chung thủy (Lệ đài Bakhrisarai), là sự tươi mát, niềm vui và sự thanh cao (Kleopat’ra). Giờ đây nhà hiện thực Pushkin lại thể hiện một xu h ướng thế tục hoá những gì ông hằng ca ngợi bằng cách tả thực “những giọt nước nhểu giọt” từ “ống sắt rỉ mòn”, như một góc quay trực diện cuộc sống cũ kĩ ảm đạm của cư dân nơi đây. Hình ảnh những người đẹp phương Đông sôi nổi, đắm say, phóng túng và đầy bí ẩn Zemphira, Zarema, Kleopat’ra,… giờ đây được thay bằng hình ảnh những phụ nữ Kanmyc, Armeni hết sức trần thế – “những khuôn mặt nhìn đều thật dễ chịu nhưng tuyệt nhiên không thể gọi ai là giai nhân”. Với một nỗi khắc khoải bồn chồn, Pushkin nhìn thẳng vào hiện thực mòn mỏi, tâm lí thụ động của đối tượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2