intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga -2

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

91
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga 2 TS. Phạm Thị Phương Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Như vậy, phương Đông trong cảm quan của nhà tư tưởng Pushkin từ những năm 30 trở đi có sự thay đổi căn bản. Chuyến đi Arzrum là sự hiện thực hoá những xung động nội tại, khẳng định sự chiếm lĩnh của chủ nghĩa hiện thực trong mắt xích chủ chốt nhất của văn học – đó là văn xuôi. Tuy nhiên, thể loại không phải là vấn đề mấu chốt duy nhất, mà chính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga -2

  1. Pushkin và sứ mệnh hoà giải của nước Nga 2 TS. Phạm Thị Phương Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Như vậy, phương Đông trong cảm quan của nhà tư tưởng Pushkin từ những năm 30 trở đi có sự thay đổi căn bản. Chuyến đi Arzrum là sự hiện thực hoá những xung động nội tại, khẳng định sự chiếm lĩnh của chủ nghĩa hiện thực trong mắt xích chủ chốt nhất của văn học – đó là văn xuôi. Tuy nhiên, thể loại không phải là vấn đề mấu chốt duy nhất, mà chính là sự thay đổi quan niệm đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ mới: đi sâu tối đa vào thực chất của thế giới phương Đông, không chỉ ở cấu trúc xã hội mà cả trong tâm lí mang dấu ấn văn hoá và tôn giáo của con người phương Đông. Nhớ lại những sự kiện xảy ra trong hai chuyến đi tr ước, Pushkin ghi nhận sự căm ghét của người Cherkes đối với người Nga, sự bất hợp tác của các nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư cũng như các bộ tộc ở Kavcaz với dân tộc Nga. Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng đó, theo Pushkin, là vấn đề cưỡng bức tôn giáo. Ông không tán th ành việc Chính thống giáo hoá bằng vũ lực đối với các nước phong kiến gia trưởng mà phần đông dân số theo đạo Hồi, lí giải rằng mọi sự tiếp nhận hình thức mới của văn hoá – xã hội, nhất là vấn đề đức tin, cần phải xuất phát từ thực trạng và nhu cầu nội tại của đối tượng. Trở lên trên cho thấy đề tài phương Đông của Pushkin gắn bó chặt chẽ và có sự chuyển biến với quá trình nhận thức và suy ngẫm về lịch sử, đưa đến một định
  2. hướng mới về quan điểm nghệ thuật cũng như tư tưởng triết học của ông vào những năm cuối đời: một mặt, ông bác bỏ cái nhìn lãng mạn hoá hiện thực phương Đông, đề nghị một cái nhìn chân thực và thiết thực trong vẻ đẹp thẩm mĩ ở chiều cao mới; mặt khác, nhân danh sự khải hoàn của những tình cảm thánh thiện nhân loại, ông đòi hỏi sự cần thiết những nguyên tắc nhân đạo mới trong mối quan hệ của nước Nga trung tâm với các dân tộc phương Đông, đồng thời yêu cầu sự cải tạo xã hội để những vùng đất đó tiến kịp với nền khai minh châu Âu. Nếu như Pushkin từng nhiều lần viễn du về ph ương Đông thì cả đời chưa bao giờ ông có dịp vượt biên giới Nga sang các nước Tây Âu. Tuy nhiên nền văn hoá và tư tưởng châu Âu không hề xa lạ với ông, bởi ngay từ khi còn rất trẻ ông đã lĩnh hội một nền học vấn Tây Âu sâu sắc, chịu ảnh hưởng Vonte, Byron, Shakespeare, Gothe,… Ông không phải là kẻ quan sát Tây Âu từ bên ngoài, mà đứng ở bên trong nó để nhìn nhận mọi khía cạnh của lịch sử và văn hóa. Trong quan hệ của nước Nga với châu Âu, trước hết là Tây Âu, Pushkin ghi nhận sự khác biệt giữa hai đối tượng – sự khác biệt được hình thành từ trong lịch sử mà rõ nhất ở hai sự kiện: một là, sự li giáo của nhà thờ vào năm 1054 mà hệ quả là nước Nga đi theo một con đường riêng, khác hẳn toàn bộ Tây Âu; và hai, ách đô hộ Mông – Thát gần một phần tư thiên niên kỉ (1243 – 1480) mà hậu quả là đã tách các công quốc Nga La Tư – với tư cách một cộng đồng nhân chủng của các bộ lạc Đông Slave – ra khỏi Tây Âu văn minh. Về sự kiện thứ nhất, trong tiểu
  3. luận Vài điều về văn học Nga (1834), Pushkin viết: “Một thời gian dài nước Nga hoàn toàn xa lạ với châu Âu. Tiếp nhận Thiên chúa giáo từ Bizantin, nước Nga đứng ngoài những đảo lộn chính trị cũng như những sinh hoạt tinh thần trong thế giới Cơ đốc giáo La Mã. Thời đại Phục Hưng vĩ đại chẳng mảy may tác động gì đến nó; trào lưu kị sĩ (rysarstvo) với những đam mê cao đẹp, những cảm xúc thanh cao của các cuộc thập tự chinh chẳng hề cổ vũ gì tổ tiên chúng ta, không hề có một tiếng vang nào từ phương Bắc lạnh ngắt vọng tới”(7). Về sự kiện thứ hai, cũng trong bài viết này, Pushkin giải thích nguyên nhân tụt hậu so với châu Âu của nước Nga trước thời kì Piot’r đệ Nhất: “Nước Nga được dành cho một sứ mệnh cao cả. Những bình nguyên vô bờ bến của nó đã nuốt chửng sức mạnh của quân Mông Cổ và chặn đứng cuộc xâm lăng của chúng ngay ngưỡng cửa châu Âu; các đạo quân hung nô không dám để lại sau l ưng mình một nước Nga cổ đã bị chinh phục, cho nên đã quay về thảo nguyên phương Đông. Nền khai minh châu Âu đang phôi thai được cứu vớt bởi nước Nga kiệt quệ, tan tác”(8). Ách đô hộ Mông – Thát đã dựng lên bức tường thành ngăn cách Nga với châu Âu trong suốt một thời gian dài, tạo nên sự cách biệt về tốc độ và phương hướng phát triển. Chỉ rõ nguyên nhân khiến nước Nga tách biệt khỏi châu Âu, một mặt Pushkin muốn nước Nga nhanh chóng hội nhập với tiến trình phát triển chung của châu Âu, nhưng mặt khác, vẫn giữ cho mình một mô hình riêng phù hợp với đặc điểm dân tộc. Trong bài Phác thảo về văn học Nga (1830), ông đánh giá cao nh ững nỗ lực của các sa hoàng Ivan đệ Tứ, Boris Godunov, Piot’r đệ Nhất trong việc đưa nước Nga gia nhập vào tiến trình văn minh chung của châu Âu; đồng thời ông
  4. cũng đưa ra luận điểm rằng nước Nga cần một công thức riêng, phù hợp với lịch sử và con người Nga. Công thức đó là một nhà nước quý tộc với 3 đặc điểm chủ yếu: tự do, khai minh và quân chủ, mà trụ cột là Chính thống giáo. Theo Pushkin, nền khai minh đã đến Nga từ phương Tây, còn tự do là cái mà Nga cần phải tự mình vươn tới. Pushkin chờ đợi điều ấy ở các lãnh tụ, ở đạo đức và trách nhiệm của các bậc quân vương, ở sự quy thuận của họ trước Luật pháp tự nhiên (mà ông viết hoa) – nó vượt lên trên nhân dân và vượt lên cá nhân cầm quyền, như quy luật vĩnh hằng. Trong bài tụng ca Tự do (1817), nhà thơ 18 tuổi đã nồng nhiệt ngợi ca những gì mà tự do có thể đảm bảo, và, nhân danh tự do, kêu gọi sự quy thuận Luật thiêng: Xin tạc dạ hỡi bậc chúa vua: Dù hình phạt quyền uy ngục tối Dù tụng ca ban phát lộc ân Sẽ không mãi là lá chắn vững bền Chỉ tự do và cuộc sống bình yên Là những kẻ muôn đời canh ngai báu. D. Merezhkovski cho rằng những ham mê chính trị đối với Puskin chỉ là bề ngoài. Những điều nhà thơ trẻ say sưa viết đầy tính chiến đấu là do cá tính sôi nổi, niềm khao khát sống: “Thực ra, Pushkin bẩm sinh rất ít phẩm chất của người chiến sĩ chính trị và nhà tuyên truyền. Ông yêu quý tự do như một bản tính sẵn có của nội tâm cần thiết cho sự phát triển của t ài năng. Hơn nữa, thời gian
  5. bị thử thách trong đày ải, nhà thơ càng ý thức rõ mức độ tàn khốc do hậu quả chống đối”(9). Phản đối các hình thức đấu tranh gây nên những chấn động xã hội, năm 32 tuổi Pushkin khẳng định sự ôn hoà và thống nhất của các tầng lớp nhân dân là cơ sở vững chắc cho tự do và nền khai minh, ông viết: “Sự ổn định l à điều kiện đầu tiên của phồn vinh xã hội”(10). Từ tự do mà Pushkin hiểu không phải chỉ là xoá bỏ những bất công xã hội, tháo ách bóc lột, mà ông quan tâm nhiều hơn đến tự do tinh thần, một trong những biểu hiện của nó là sự an lạc của người dân trong những điều kiện nhân đạo. Trong ghi chép Một chuyến du lịch từ Moskva đến Peterburg (1833 – 1834)(11), Pushkin đã so sánh người công dân tự do Anh quốc với người nông nô Nga đương thời, thấy rằng thực chất người nông nô Nga tự do hơn gấp nhiều lần người dân Anh. Trong khi người lao động Anh bị đè nặng bởi thuế khoá, bị vắt kiệt sức lực trong hầm xưởng, nhà máy, bị hạ nhục bởi thành kiến đẳng cấp, thì hình ảnh người nông nô Nga tươi sáng hơn rất nhiều: “thuế khoá vừa phải và hợp lí”, “lao dịch không đến nỗi nặng lắm”, “sạch sẽ, lanh lợi và thoải mái”, “trong lời nói và hành vi không có bóng dáng của sự hèn hạ nô lệ”,… Tóm lại, “không thấy ở đâu trong khắp châu Âu một tầng lớp dân chúng nào được tự do hành động hơn thế”. Đưa ra sự đối chiếu mang tính tương phản ấy, Pushkin cho thấy tên gọi thể chế nhà nước nhiều khi không quan trọng bằng thực chất nó đem lại mức độ tự do và phúc lợi như thế nào cho dân chúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2