YOMEDIA
ADSENSE
QHX-2011-43203Đặc Điểm Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương Trong Tiến Trình Đổi Mới Tiểu Thuyết Việt Nam Đương Đại
35
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đề tài nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm độc đáo, sáng tạo nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, qua đó khẳng định những đóng góp của tác giả trong tiến trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QHX-2011-43203Đặc Điểm Tiểu Thuyết Nguyễn Bình Phương Trong Tiến Trình Đổi Mới Tiểu Thuyết Việt Nam Đương Đại
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………...... 1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………….. 1 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………………... 2 3. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………….. 8 4. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………. 8 5. Mục đích nghiên cứu………………………………………………………… 9 6. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………….. 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: PHÁC THẢO BỨC TRANH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT ĐƢƠNG ĐẠI VIỆT NAM…………………………………………………....... 10 1.1 Bức tranh chung về tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986…………………... 10 1.1.1 Đổi mới về thể loại tiểu thuyết……………………………………………. 10 1.1.2 Đổi mới về quan niệm hiện thực…………………………………………. 18 1.1.3 Đổi mới quan niệm về con người………………………………………… 26 1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng trong bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại……………………………………………............ 34 1.2.1 Sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bình Phương. 34 1.2.2 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương……………………………………….. 36 CHƢƠNG 2: NHỮNG ĐỔI MỚI CƠ BẢN VỀ NỘI DUNG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG……………………………………….. 40 2.1 Hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng………………………. 40
- 2.1.1 Hiện thực cuộc sống thường nhật- một hiện thực dị thường…………... 41 2.1.2 Hiện thực trong cõi tâm linh, vô thức…………………………………… 47 2.1.3 Hiện thực trong cõi âm giới địa phủ…………………………………….. 51 2.2 Con ngƣời trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng……………………... 55 2.2.1Con người tha hóa – biến dạng…………………………………………... 55 2.2.2 Con người cô đơn………………………………………………………… 61 2.2.3Con người đa chiều, lưỡng hóa………………………………………….. 66 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN ĐỔI MỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƢƠNG……………………... 71 3.1 Kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng………………………………... 71 3.1.1 Kết cấu tiểu thuyết hiện thực – huyền thoại……………………………... 72 3.1.2 Kết cấu tiểu thuyết trong tiểu thuyết……………………………………... 75 3.1.3 Kết cấu tiểu thuyết – thơ………………………………………………….. 77 3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật……………………………………………. 81 3.2.1 Sự đan xen kiểu nhân vật ảo và thực……………………………………. 81 3.2.2 Mờ hóa nhân vật………………………………………………………….. 86 3.3 Ngôn ngữ tiểu thuyết………………………………………………………. 90 3.3.1 Ngôn ngữ đậm chất kỳ ảo………………………………………………... 91 3.3.2 Sự đan cài ngôn ngữ độc thoại và đối thoại……………………………... 95 KẾT LUẬN…………………………………………………………………….. 101 THƢ MỤC THAM KHẢO………………………………………………......... 104
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong “Những vấn đề lý thuyết về tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết” M.Bakhtine nhận định: “Tiểu thuyết là thể loại chưa định hình và đang phát triển”. Đúng vậy, thế kỷ XX là thế kỷ phát triển của công nghệ thông tin, của truyền hình nên đứng trước sức cạnh tranh đó, đã có nhiều người cho rằng đây là “dấu chấm hết” của tiểu thuyết. Nhưng trải qua thời gian với những biến cố, sóng gió, đến nay tiểu thuyết vẫn giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn học của toàn nhân loại. Bởi nó có những ưu thế mà không một thể loại nào có được, tiểu thuyết được xem là thể loại “năng động” nhất, là hình thức tự sự cỡ lớn, vừa có khả năng tái hiện sâu rộng bức tranh hiện thực đời sống vừa có khả năng đi sâu khám phá đời tư, tâm hồn con người một cách “tinh vi” nhất…Như vậy, tiểu thuyết ngay từ khi ra đời cho tới nay, nó vẫn luôn là thể loại “mới mẻ” với những tìm tòi khám phá để tìm ra “bức chân dung” của mình và “Trong cuộc kiếm tìm và hướng tới sự đổi mới, điều quan trọng là phải thấy được sự cần thiết phải thay đổi bản thân khái niệm của tiểu thuyết dẫn đến sự thay đổi của bản thân khái niệm về văn học cùng với sự phát triển của nó” (Theo M.Butor). Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 đặc biệt sau đổi mới năm 1986 có những bước chuyển biến lớn lao, là “thời của tiểu thuyết” (Nguyễn Huy Thiệp). Nền tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện nhiều cây bút xuất sắc như Lê Lựu, Chu Lai, Ma Văn Kháng, Nguyễn Xuân Khánh, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh...với nhiều tác phẩm giá trị đã đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam đương đại. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX đến những năm đầu của thế kỷ XXI, văn học Việt Nam xuất hiện một trào lưu tiểu thuyết mới với những thể nghiệm đáng ghi nhận tiểu biểu như Hồ Anh Thái, Võ Thị Hảo, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương... Tiểu thuyết đương đại Việt Nam, như nhà nghiên cứu Phạm Xuân Thạch nhận định “Nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, ưu tiên số một chắc chắn là những sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Là 1
- sản phẩm thành công nhất của trường viết văn Nguyễn Du, kiên định trong những ý tưởng nghệ thuật, các sáng tác của anh kết tụ nhiều vấn đề có ý nghĩa tiêu biểu cho tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ hậu chiến cả trên bình diện mỹ học lẫn kỹ thuật sáng tác và mô hình tiểu thuyết. Đại diện cho một nỗ lực vượt thoát khỏi quan niệm giản đơn về mỹ học phản ánh luận, đã diễn ra một sự thay đổi về bản chất trong mối quan hệ hiện thực – sáng tác văn học trong những tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương” [43]. Với tài năng và sự tự tin, Nguyễn Bình Phương đã khẳng định mình với một lối đi riêng. Bằng những cách tân, sáng tạo độc đáo, anh đã thay đổi được quan niệm tiếp cận của độc giả và tạo nét mới cho tiểu thuyết Việt Nam. Lựa chọn và tìm hiểu đặc điểm tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ tìm ra một cách nhìn lịch sử - xã hội cụ thể về một khuynh hướng mới, đó cũng là sự đi sâu nghiên cứu tìm hiểu để nắm vững hơn phong cách cá nhân cũng như sự phát triển, đổi mới của nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Từ sau tác phẩm đầu tay Bả giời ( NXB Quân đội nhân dân, 1991), Nguyễn Bình Phương cho ra đời đều đặn 6 cuốn tiểu thuyết làm nên tên tuổi như: Vào cõi (NXB Thanh niên, 1991), Những đứa trẻ chết già (NXB Văn học, 1994), Người đi vắng (NXB Văn học, 1999), Trí nhớ suy tàn (NXB Thanh niên, 2000), Thoạt kỳ thủy (NXB Hội Nhà văn, 2004), Ngồi (NXB Đà Nẵng, 2006). Cũng như các nhà văn trẻ cùng thời, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Thuận...Nguyễn Bình Phương đã nỗ lực, bứt phá tìm hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Đi vào các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương ta thấy một lối viết rất lạ, mới mẻ từ cách nhìn hiện thưc, tiếp cận nhân vật, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không – thời gian cho đến sử dụng ngôn từ... nhưng có một thực tế là các tác phẩm của anh vào loại khó đọc, nếu như vẫn giữ lối mòn cũ là đi tìm cốt truyện thì sẽ không thể tiếp nhận nổi các tác phẩm của anh. Chính sự khác lạ ấy đã thu hút độc giả và giới nghiên cứu phê bình văn học. Các bài viết, chuyên luận 2
- nghiên cứu về các sáng tác của anh được đăng nhiều trên các báo, tạp chí : Pháp luật, Văn hóa, Văn nghệ trẻ, Tạp chí Hợp lưu..., trên các trang Webside như : Http://www.tienve.org, Http://www.evan.com.vn, Http://www.phongdiep.net, Http://www.thuykhue.free.fr... Bên cạnh đó còn có nhiều bài báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn cao học đi vào nghiên cứu, tìm hiểu về Nguyễn Bình Phương. Tiểu biểu như: Cốt truyện và nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương – Khóa luận tốt nghiệp đại học năm 2010 của Nguyễn Thuý Hằng (Đại Học KHXH&NV Hà Nội); Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương – Luận văn Thạc sỹ năm 2010 của Nguyễn Thị Phương Diệp (Đại Học KHXH&NV Hà Nội); Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết – Luận văn thạc sỹ năm 2006 của Hồ Bích Ngọc (Đại học Sư phạm Hà Nội); Tiểu thuyết Ngồi của Nguyễn Bình Phương nhìn từ góc độ kết cấu – Luận văn thạc sỹ năm 2008 của Ngô Hoàng Giang (Đại học Sư Phạm Hà Nội)…: Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương – Luận văn thạc sỹ năm 2008 của Nguyễn Thị Ngọc Anh (ĐHSP Thái Nguyên) ... Từ những tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương, có thể nhận thấy các tài liệu quan tâm tới hai nội dung: Những bài viết đánh giá khái quát về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương và những bài đánh giá cụ thể về từng tác phẩm. 1.Về những bài đánh giá khái quát tiêu biểu: Một số đặc điểm nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Bình Phương – Tác giả Trương Thị Ngọc Hân [18] đã đưa ra những nhận định khái quát: “Đi vào tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, ta nhận thấy một lối viết rất riêng biệt, mới mẻ từ cách nhìn hiện thực, tiếp cận nhân vật, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không gian thời gian cho đến sử dụng ngôn từ”, “sự kết hợp nhuần nhuyễn ba nhân tố: nỗ lực nội tại của nhà văn, một cảm quan mới về hiện thực và bắt gặp đúng dòng mạch đổi mới văn học trên thế giới, đã tạo nên những nét khác biệt giữa ngòi bút của Nguyễn Bình Phương so với các cây bút văn xuôi hiện nay”. Trong Tiểu thuyết hậu hiện đại sự hội ngộ của các tư duy tiểu thuyết hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương – Nguyễn Phước Bảo Nhân đã đánh giá cao những nỗ 3
- lực đổi mới của Nguyễn Bình Phương để đưa tiểu thuyết Việt Nam “bắt nhịp” cùng tiểu thuyết đương đại thế giới: “Sáng tác của anh được xem là hiện tượng đáng chú ý nhất trong tiểu thuyết Việt Nam hiện nay. Trong nhiều thử nghiệm nhằm khai thác tiềm năng thể loại Nguyễn Bình Phương, có sự đổi mới về tư duy nghệ thuật. Nguyễn Bình Phương là người tiếp biến nhiều nhất tư duy và nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại so với các nhà văn cùng thế hệ. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có sự hội tụ của nhiều tư duy tiểu thuyết đương đại thế giới, trong đó đáng kể nhất là tiểu thuyết mới, tiểu thuyết ngắn và tiểu thuyết hậu hiện đại” [50]. Phùng Gia Thế trong loạt bài :Cảm quan đời sống và những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương [44]; Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương [45] quan tâm tìm hiểu những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trên cả hai phương diện hiện thực, con người và cách tân nghệ thuật độc đáo. Phùng Gia Thế cho rằng: “Nguyễn Bình Phương là nhà văn của cái đương đại. Dầu có nói về quá khứ thì cảm quan cuộc sống của nhà văn vẫn tràn ngập hơi thở hôm nay: sự đổ vỡ, khủng hoảng niềm tin, những vùng đau. Đọc Nguyễn Bình Phương, người ta bàng hoàng đau đớn về thân phận con người. Tiểu thuyết của anh dung chứa và thể hiện sinh động bao câu chuyện tâm thức của con người thời đại…Cái hấp dẫn trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện trước tiên ở kiểu cảm quan đời sống đặc thù biểu hiện qua thế giới nghệ thuật độc đáo”. Người viết còn đưa ra những đánh giá có tính tổng quát về nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: “đó là một đám đông những con người hao hụt nhân tính, méo mó, đầy bản năng, dục vọng, nhiều thói tật, bệnh hoạn. Họ miên man trong cõi sống mà không có lấy một điểm tựa. Họ không có thủ lĩnh, sống trong sợ hãi, cô đơn và đáng thương”. 2. Đáng chú ý là những bài đánh giá cụ thể về từng tác phẩm của các nhà nghiên cứu, phê bình Đoàn Cầm Thi, Thụy Khuê, Phạm Xuân Thạch nhưng chúng tôi xin tập hợp lại những ý kiến đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình tập trung đặc biệt ở những tiểu thuyết tiêu biểu như: Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Ngồi. 4
- Với TS.Đoàn Cầm Thi trong Người đàn bà nằm từ thiếu nữ ngủ ngày, đọc Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương, tác giả chú ý nhiều đến khuynh hướng thể hiện đời sống bản năng dục vọng và vô thức trong tác phẩm. Về phương diện này, Đoàn Cầm Thi đã có những kiến giải khá thú vị: “Cô đơn. Lo sợ. Vô hình. Bí ẩn. Khoảng trống. Người đi vắng là một trong những khởi điểm của dòng chảy Nguyễn Bình Phương vào thế giới vô thức, mộng mị, hồng hoang”; “Nguyễn Bình Phương còn đi xa hơn nữa trong cuộc khai phá tình dục, khi anh đặt khái niệm này bên cạnh tâm linh…bên cạnh hạnh phúc khoái lạc là đau khổ, cô đơn, cuộc sống luôn kề cái chết…dường như ở Nguyễn Bình Phương, cũng như Balzac, dục vọng và thời gian đều là của cải, còn đằng sau chúng là cái chết…quan niệm tình dục như khởi điểm, như biểu hiện mãnh liệt nhất của cuộc sống, đồng thời là một hình thức tự hủy”. [9; 49]. Cũng nghiên cứu về Người đi vắng, TS. Nguyễn Mạnh Hùng trong bài Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỉ đánh giá tính chất lạ hóa, hiện đại trong nội dung, hình thức biểu hiện và quan niệm thể loại tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Nguyễn Mạnh Hùng tập trung đánh giá những đổi mới của nhà văn ở phương diện nội dung đặc biệt là ở kĩ thuật tiểu thuyết, tác giả nhấn mạnh: “Nguyễn Bình Phương là tiểu thuyết gia đầu tiên ở Việt Nam có ý thức tạo dựng nhân vật bằng một hệ thống ám ảnh…nhân vật của Nguyễn Bình Phương giấu kín những ám ảnh của mình và sống với nó”. [20]. Được quan tâm và đánh giá cao nhất có lẽ phải kể đến tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, bởi đây là tác phẩm chứa đựng nhiều cách tân nổi bật và nỗ lực bứt phá nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương. Trong bài Sáng tạo văn học: giữa mơ và điên (Đọc Thoạt kỳ thủy của Nguyễn Bình Phương) tác giả Đoàn Cầm Thi viết: “Nguyễn Bình Phương có lẽ là nhà văn Việt Nam đương đại đã đẩy cuộc thăm dò này đi xa nhất. Vô thức chiếm vị trí trọng tâm trong Thoạt kỳ thủy, được diễn tả trong một văn phong chậm, ngắn, chính xác, phản ánh một tư duy đang khảo sát, chiêm nghiệm. Đặc biệt, nó được xem xét trong mối quan hệ với điên và mộng, là hai 5
- trạng thái trong đó vô thức hoạt động tích cực nhất, và lại khá gần nhau”[48] . Đoàn Cầm Thi đã có những lời bình luận sắc sảo, nhạy bén về vấn đề tình dục, về đời sống bản năng vô thức và đã nhìn nhận vô thức như là thành tố trung tâm trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Thụy Khuê trong bài viết Thoạt kỳ thủy trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương lại đưa ra dẫn chứng và những kiến giải của mình để chỉ ra những nét mới lạ độc đáo trong tác phẩm. Cũng theo Thụy Khuê: “Thoạt kỳ thủy là một bài thơ dài đẫm máu và nước mắt, đẫm tang thương, đầy huyễn mộng, viết về hành trình của một cộng đồng, dù đã nửa phần điên loạn, vẫn không biết mình đang đi dần đến toàn phần điên loạn. Khởi đi từ cá nhân một đứa trẻ, lọt lòng mẹ vô tội, đến trưởng thành máu mẻ, tự diệt. Thoạt kỳ thủy là hậu quả của việc trồng người trong môi trường thường trực kích động chiến tranh. Là chuyện nhỡn tiền nhân quả. Là thế giới con người trong vòng u mê tử khí. Thoạt kỳ thủy khởi tố những cách dìu dắt trẻ thơ về những con đường chém giết, là hồi chuông cảnh tỉnh, báo hiệu những nguy cơ của mảnh trần gian lấy bạo lực và dốt nát làm cẩm nang giáo dục con người” [21]. Trong Nguyễn Bình Phương – Lục đầu giang tiểu thuyết, Đoàn Ánh Dương đi vào phân tích, đánh giá hệ thống tác phẩm của Nguyễn Bình Phương và đặc biệt đánh giá cao Thoạt kỳ thủy: “Thoạt kỳ thủy ghi một dấu mốc quan trọng trên hành trình sáng tạo của Nguyễn Bình Phương” [12;12] .“Thoạt kỳ thủy xứng đáng được coi là đỉnh cao nhất, sự hội tụ trọn vẹn và sung mãn của bút lực tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Thoạt kỳ thủy là tiểu thuyết tiêu biểu cho phương thức kỳ ảo trong lối viết của Nguyễn Bình Phương. Nhưng đồng thời cũng là nơi thể hiện nhiều nét thành công nhất trong việc xây dựng cấu trúc nghệ thuật” [12;16]. Tác phẩm gần đây nhất của Nguyễn Bình Phương là tiểu thuyết Ngồi cũng nhận được không ít sự quan tâm, đánh giá khen chê của giới phê bình, nghiên cứu và của nhiều bạn đọc. Lê Tự nhận định: “Ngồi là một cuốn sách viết hỏng”. Nguyễn Đình Chú còn gay gắt hơn: “Có đến ma cũng không đọc nổi tiểu thuyết Ngồi”. Theo 6
- Bùi Công Thuấn trong bài viết Ngồi và những thể nghiệm thất bại thì đây là một tác phẩm không thành công của Nguyễn Bình Phương, bởi theo anh: “Thú thực là khi tiếp cận với NGỒI, tôi phải đọc đi, đọc lại nhiều lần mấy chương đầu thì mới bắt được mạch truyện, và phải đọc đến quá nửa cuốn sách thì mới có một chút hứng thú để đọc tiếp. Nhiều lần đã định bỏ cuộc vì mệt mỏi và chán nản. Tác phẩm chẳng có gì đáng để mình tốn hao sức lực và thời gian để đọc. Toàn chuyện vặt đời thường, chuyện nghe tiếng nước đái, chuyện làm cá ở ngoài chợ, chuyện vượt đèn đỏ bị công an phạt, chuyện đọc báo, chuyện người tâm thần ở truồng đứng trong mưa, chuyện cô gái Việt Nam đi với một người đàn ông nước ngoài trên phố…”; “NGỒI khó đọc không phải vì nó chưá đựng những tư tưởng cao siêu, những hình tượng lớn lao quá tầm với của trí tuệ, những tri thức mà nhân loại chưa vươn tới, hay những cách tân nghệ thuật ở Việt Nam chưa từng có. NGỒI khó đọc, đơn giản chỉ vì kỹ thuật trình bày cuả tác giả”. Cũng nhận định đây là tác phẩm khó đọc nhưng với tác giả Nguyễn Phước Bảo Nhân trong bài Tràng tiếng mõ trong Ngồi lại đánh giá cao về tác phẩm này: “"Ngồi" là tác phẩm hết sức cô đúc và tràng tiếng mõ ở Ngồi là một yếu tố hình thức nghệ thuật cũng cần được quan niệm như thế. (Nguyễn Bình Phương là nhà văn có một gu sáng tác rất riêng lạ. Bên cạnh sự tích hợp phong phú nhiều kiểu tư duy nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại và đương đại thế giới, ở nhà văn này còn có một kiểu tư duy nghệ thuật khá độc đáo. Những trang viết quái lạ của anh thường tạo cảm giác khó hiểu ở người đọc. Hình như nó không dành cho những độc giả “dễ tính, hời hợt” lại vốn chỉ quen với những tác phẩm và cách đọc truyền thống). Đồng quan điểm với Nguyễn Phước Bảo Nhân khi cảm nhận Ngồi là tác phẩm không dành cho độc giả ngây thơ, dễ tính, tác giả Phạm Xuân Thạch viết: “Có lẽ Ngồi không thuộc loại tiểu thuyết dành cho những tâm hồn ngây thơ và đơn giản, những tâm hồn tìm kiếm sự thoải mái từ những câu chuyện ngụ ngôn, những cuộc phiêu lưu giả tưởng và chân lý “prêt – à – porter”(đồ may sẵn, đem về nhà mặc). Không thể là cái gì khác nó là một tiểu thuyết về chính đời sống của chúng ta. Nó mờ ảo và phức tạp, lộn xộn và rối mù như đời sống của chúng ta. Nó không là một chân lý về đời sống mà là 7
- một tiểu thuyết về chính cái trạng thái kiếm tìm ý nghĩa của đời sống. Nó là một cuộc mời gọi đặt vấn đề phản tư về đời sống và ý nghĩa của đời sống. Nó là một tiểu thuyết bắt người ta phải suy tư và làm điều ấy, nó xứng đáng là một tiểu thuyết và một tiểu thuyết xuất sắc” [5;42]. Như vậy, từ khi ra đời, tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đã được dư luận quan tâm rộng rãi với những đánh giá xác đáng ghi nhận những thành công và cả những hạn chế trong tiểu thuyết của anh. Nhưng những đánh giá này vẫn chỉ dừng lại ở những bài viết “lẻ tẻ”, vẫn cần có những công trình khái quát toàn diện hơn nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. Công trình của chúng tôi hy vọng là lấp vào khoảng trống này. Những ý kiến đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình và dư luận đối với các tác phẩm của nhà văn có ý nghĩa gợi mở đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài luận văn. Chúng tôi đi vào tìm hiểu những đặc điểm trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đồng thời đặt trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, để khẳng định những đóng góp của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cũng như khẳng định sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát 7 cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương: - Bả giời (NXB Quân đội nhân dân 1991, in lại năm 2004) - Vào cõi ( NXB Thanh niên 1991) - Những đứa trẻ chết già (NXB Văn học, 1994) - Người đi vắng (NXB Văn học, 1999) - Trí nhớ suy tàn (NXB Thanh niên, 2000) - Thoạt kỳ thủy (NXB Hội Nhà văn, 2004) - Ngồi (NXB Đà Nẵng, 2006). Và một số tiểu thuyết khác của các nhà văn trong nền tiểu thuyết Việt Nam đương đại để đối chiếu so sánh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
- Thực hiện đề tài luận văn chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống - Phương pháp thống kê, khảo sát. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. - Phương pháp nghiên cứu thi pháp học. 5. Mục đích nghiên cứu Đi sâu vào tìm hiểu những đặc điểm độc đáo, sáng tạo nổi bật của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, qua đó khẳng định những đóng góp của tác giả trong tiến trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó nội dung chia làm 3 chương: Chương 1: Phác thảo bức tranh chung của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chương 2: Những đổi mới cơ bản về nội dung tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương Chương 3: Một số phương diện đổi mới về nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. 9
- NỘI DUNG CHƢƠNG 1: PHÁC THẢO BỨC TRANH CHUNG CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI 1.1 Bức tranh chung về tiểu thuyết Việt Nam từ sau 1986 1.1.1 Đổi mới về thể loại tiểu thuyết Trong lịch sử văn học, yếu tố thể loại được xem là chậm biến đổi hơn. Theo M. Bakhtin thì chính thể loại “Là nhân vật chính của tấn kịch lịch sử văn học. Mỗi thể loại, nhất là thể loại lớn, thể hiện một thái độ thẩm mỹ đối với hiện thực, một cách nhìn nhận, cảm thụ, giải minh thế giới và con người”. Chính vì thế khi tìm hiểu sự đổi mới của văn xuôi nghệ thuật sau 1975, không thể không đề cập, quan tâm tới vấn đề thể loại. Đối với văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975, đa phần nhất trí đánh giá truyện ngắn và tiểu thuyết là đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhất. Tuy nhiên, sự khảo sát của chúng tôi tập trung vào thể loại tiểu thuyết – thể loại được đánh giá là tín hiệu mở ra một thời kỳ mới trong sáng tạo và tiếp nhận văn chương hiện đại. Tư duy văn học thay đổi mạnh mẽ từ sau thời điểm 1986 và theo quy luật nó phải được lắng kết ở những thể loại quan trọng nhất và cho tới nay, tiểu thuyết đã bộc lộ ưu thế của mình trong đời sống văn học. Nhìn từ góc độ thể loại, tiểu thuyết đã có những tìm tòi, cách tân ở một số phương diện: cốt truyện, nghệ thuật trần thuật, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu. Có thể nói trong quá trình vận động và phát triển, tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã tiếp thu những yếu tố hậu hiện tại: tính chất hỗn loạn và bất ổn của trật tự đời sống, sự xáo trộn hư và thực, những kiểu cấu trúc mới, mảnh vỡ, liên văn bản, trò chơi cấu trúc, bút pháp nghịch dị, huyền ảo…Các yếu tố cơ bản của hậu hiện đại đã được các nhà văn Việt Nam biểu hiện ở nhiều mức độ, phong cách khác nhau. Giai đoạn đầu sau đổi mới, dấu ấn hậu hiện đại xuất hiện trong văn Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp. Ở chặng sau, nhiều cây bút đã thử nghiệm những lối viết mới, các tác giả có 10
- thể xếp vào xu hướng hậu hiện đại như: Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Thuận. Nhiều tác giả có ý thức làm mới thể loại bằng những thể nghiệm kỹ thuật lạ hóa. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng mọi nỗ lực đổi mới, cách tân của tiểu thuyết chủ yếu là học theo cách viết của phương Tây, áp dụng những kỹ thuật, thủ pháp nghệ thuật của văn học hiện sinh, văn học phi lý mà hiện nay gọi là viết theo lối “Hậu hiện đại”. Để thể hiện sự biến đổi trạng thái của con người đương đại, phải có những hình thức nghệ thuật đặc thù, có cái nhìn mang tư duy hậu hiện đại. Với các nhà văn, vấn đề đổi mới, cách tân tiểu thuyết thường được hướng tới vấn đề lối viết. Viết theo lối tiểu thuyết chương hồi truyền thống, tức kết cấu tuyến tính dường như không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Các nhà văn đã thể nghiệm những kỹ thuật tự sự mới nhằm cách tân thể loại, góp phần đưa tiểu thuyết Việt Nam dần dần hòa nhập với tiểu thuyết hiện đại của thế giới. Bên cạnh những tìm tòi, cách tân về nhân vật, về ngôn ngữ, giọng điệu, nghệ thuật trần thuật…, các nhà tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới đã giành nhiều tâm huyết cho sự cách tân về mặt cốt truyện. Có thể thấy một số đặc điểm về hình thức của tiểu thuyết hiện nay có xu hướng mờ nhạt về tính “chuyện”, cốt truyện, có sự “phân rã” cốt truyện - “cốt truyện phân mảnh”: cốt truyện trở nên lỏng lẻo, cấu trúc là sự lắp ghép rời rạc, lộn xộn… Cốt truyện phân mảnh là kiểu cốt truyện được tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Ở đây, cốt truyện đã bị tháo rời thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực, tạo nên sự đứt gẫy, quanh co phức tạp trong cấu trúc tiểu thuyết. Đó là lối kết cấu đa tầng, đa tuyến, song hành, xoắn vặn, sắp đặt, lắp ghép…Những câu chuyện lớn, những sự việc lớn - hiện thực lớn - có “tính sử thi” như trước đây được thay bằng những câu chuyện nhỏ kiểu “mảnh vỡ”, “phân mảnh”, nhưng được khai thác triệt để, nhấn sâu vào cảm giác hiện sinh, tô đậm chiều sâu vô thức. Sự đề cao tính chất “trò chơi” của tiểu thuyết: chơi ngôn từ, chơi kết cấu... với những sắp đặt, dán ghép, nhảy cóc, dòng ý thức, xen cài lồng ghép, vật hóa, số hóa, 11
- nhiều kết thúc; sự phá vỡ các mạch truyền thống từ lối đặt tên nhân vật, lề lối kết cấu, rubích, kính vạn hoa... “Cuộc chơi kết cấu” này đã dẫn đến sự pha trộn giữa các thể loại: có lúc như kịch, có lúc như “thơ không vần”, có lúc như kịch bản điện ảnh…Những biến hình so với truyền thống của hình tượng nhân vật như: phi trung tâm, vênh lệch giữa vai tính cách và vai hình tượng, không có nhân vật lí tưởng, phi tính cách, nhân vật có khi chỉ như một cái bóng mờ ảo. Rồi những kiểu nhân vật dị biệt, kì ảo, với những biến tướng đa dạng… Điểm nhìn nghệ thuật và sự khai thác đời sống trở nên rất phức tạp. Ở một số tác giả, những từ thông tục, từ tục tằn có xu hướng tăng lên. Rồi lối viết phóng túng của nhà văn với những câu văn không chấm phẩy, phá cách, trật khớp trong đối thoại, cả những ý nghĩ miên man, chắp nối vụn vặt, nhảy cóc của nhân vật… tạo nên một “mê lộ ngôn từ”, nhấn chìm nhân vật trong những “dòng chảy cuồng nộ”…Phải chăng việc phá vỡ khuynh hướng tuyến tính, đề cao tính bất định, đứt đoạn, phân mảnh trong việc xây dựng cốt truyện là một trong những biểu hiện của chất hậu hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Với kiểu cốt truyện phân mảnh, các nhà văn muốn thể hiện một quan niệm mới về hiện thực: Đó là một hiện thực không toàn vẹn, một hiện thực đổ vỡ, rạn nứt, một cuộc sống đang tan rã dần dần, một cuộc sống không dễ tìm mối tương giao, không có một hiện thực cố định để tiếp cận mà có vô số hiện thực bất định để ứng phó. Thế giới là tập hợp của những mảnh vụn hiện thực - mỗi mảnh vụn nằm ở một chỗ riêng của nó - mỗi mảnh vụn tự nó là một tâm điểm, nó có giá trị tự thân của nó. Có thể nói, không thể hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học nếu không tìm hiểu điểm nhìn nghệ thuật trần thuật. Đó là vị trí của người trần thuật quan sát, cảm thụ, miêu tả và đánh giá đối tượng. Tìm hiểu tiểu thuyết Việt Nam đương đại, đáng chú ý là ba hiện tượng: sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật, sự luân chuyển điểm nhìn người trần thuật và nhân vật, nhiều điểm nhìn. Trong văn học truyền thống, các tác phẩm văn học được xây dựng từ điểm nhìn tương đối ổn định, đó là cái nhìn „„biết trước‟‟, người kể chuyện miêu tả, tái 12
- hiện đời sống chủ yếu bằng ngôi thứ ba. Tới văn học sau đổi mới, ý thức tạo dựng nhiều điểm nhìn, dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật một cách liên tục đã trở thành một thủ pháp nghệ thuật có tính phổ biến. Điều đó làm cho văn học đặc biệt là tiểu thuyết hiện đại trở nên uyển chuyển, linh hoạt và như M.Bakhtin thì khiến cho thể loại này chưa bao giờ „„bị đông cứng lại‟‟. Khảo sát một số tiểu thuyết Việt Nam đương đại ta thấy, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh lựa chọn điểm nhìn bên trong là hài nhi trong bụng mẹ. Ban đầu nó „„khao khát chờ đến cái ngày vĩ đại ấy‟‟ - ngày mà cậu bé được chào đời. Nhưng chính trong giờ khắc ngắn ngủi trước lúc chào đời cậu bé lại băn khoăn suy tư : „„…Có quá nhiều điều không thể nào hiểu nổi… Có biết bao tai vạ khó lường mình còn chưa cắt nghĩa được bằng từ ngữ. Vậy thì dại gì mình chui đầu vào rọ khi mình có toàn quyền quyết định‟‟[67]. Cứ thế toàn bộ câu chuyện được kể từ điểm nhìn của hài nhi, người nghe có dịp chứng kiến sự tha hóa của con người thông qua những điều cậu bé nghe được trong bệnh viện. Cái hay và hấp dẫn khi tác giả lựa chọn điểm nhìn bên trong là nhà văn không cần biện giải, bình luận gì mà cuộc sống đầy tội lỗi kia cứ hiện lên tự nhiên, rõ ràng một cách khách quan. Như vậy sự dịch chuyển điểm nhìn là một thủ pháp nghệ thuật hấp dẫn làm cho tác phẩm trở nên phong phú, đa chiều. Nếu trước đây cái nhìn của người kể chuyện là cái nhìn tối thượng thì điểm nhìn nhân vật bị giới hạn, người kể chuyện kiểm soát tất cả sinh mệnh của nhân vật và sự phát triển của câu chuyện (người kể chuyện lớn hơn nhân vật) thì sự gia tăng tính đối thoại của tiểu thuyết hiện đại đã làm cho vai trò của nhân vật ngang hàng, vai trò bình đẳng với vai trò của người kể chuyện. Hiện tượng nổi bật thứ hai là sự luân chuyển điểm nhìn người trần thuật và nhân vật. Trong Nỗi buồn chiến tranh, điểm nhìn trần thuật được Bảo Ninh di động linh hoạt từ nhân vật này sang nhân vật khác, tổ chức điểm nhìn từ nhiều phía giúp cho cái nhìn về chiến tranh hiện lên chân thực hơn chính xác hơn. Trong tác phẩm có hai mạch kể chuyện là người trần thuật xưng „„tôi‟‟ và mạch kể chuyện của các nhân 13
- vật trong tác phẩm. Nét độc đáo trong tác phẩm là phần lớn được nhìn bằng cái nhìn của nhân vật Kiên, ngay đoạn mở đầu tác phẩm người đọc ngỡ như tác phẩm được kể bằng ngôi thứ ba nhưng thực chất là sự giấu kín người trần thuật nhằm tạo nên sự bất ngờ cho độc giả. Nhưng không chỉ dừng lại điểm nhìn của Kiên, tác giả còn đặt điểm nhìn vào các nhân vật : cha của Kiên, Phán… Đáng lưu ý hơn là cái nhìn của Phương. Yêu Kiên nhưng Phương có quan điểm riêng, khi Kiên sắp ra trận, Phương đã có cái nhìn về chiến tranh khác với Kiên. Kiên cảm thấy cần tham chiến (gần với mẹ), còn Phương suy nghĩ gần giống cha Kiên, nhìn thấy trước sự bi thảm của chiến tranh. Mỗi người có cách cảm nhận, nhìn nhận về chiến tranh riêng (với nhiều điểm nhìn trần thuật khác nhau) đã tạo nên sự đa chiều, cách xây dựng điểm nhìn của Bảo Ninh khước từ cách nhìn một phía, áp đặt chiến tranh chỉ hiểu một cách duy nhất. Điểm nhìn người trần thuật, xuất hiện ở phần cuối của tác phẩm, người kể chuyện xưng „„tôi‟‟ mới xuất hiện. Tôi tình cờ có được bản thảo, kể lại việc sắp xếp của mình. Người kể chuyện : „„Không hề có một chữ nào là của tôi trong bản thảo mới, tôi chỉ xoay xoay vặn vặn như người chơi Rubíc vậy thôi. Nhưng sau khi chép xong đọc lại, tôi ngỡ ngàng nhận thấy ý tưởng của mình, những cảm giác của mình, thậm chí cả những cảnh ngộ của mình nữa. Dường như do sự tình cờ của câu chữ và bố cục, tôi và tác giả đã ngẫu nhiên trở nên hòa đồng tư tưởng, trở nên rất gần nhau. Thậm chí tôi ngờ rằng có quen anh trong chiến tranh‟‟[71]. Người kể chuyện chỉ ghi lại những gì đã có của „„tôi‟‟ trong bản thảo (Kiên). Khi người trần thuật thấy mình và nhân vật ngẫu nhiên hòa đồng, gần gũi tức là thừa nhận sự giống nhau về quan điểm. Người trần thuật đã từng trải qua những đau đớn dằn vặt như nhân vật cuả mình – hình thức trải nghiệm trong trải nghiệm. Nhưng khi người kể chuyện nói tới tình trạng „„Mỗi người trong chúng tôi bị chiến tranh chà nát theo một kiểu riêng, mỗi người ngay từ ngày đó đã mang trong lòng một cuộc chiến tranh của riêng mình‟‟[71], chính vậy đã hé mở khả năng có thể sẽ có rất nhiều cuộc chiến tranh khác nữa được kể lại vì mỗi người có một cuộc chiến tranh riêng, một nỗi buồn riêng. 14
- Vậy sự kết hợp điểm nhìn người kể chuyện và điểm nhìn nhân vật thực chất là sự phân tán-gấp bội điểm nhìn. Điểm nhìn người kể chuyện không phải lúc nào cũng thống nhất với nhân vật và giữa các nhân vật, điểm nhìn lại khác nhau, hình thức này nhằm khám phá đời sống từ nhiều chiều kích khác nhau. Trong Cơ hội của chúa, Nguyễn Việt Hà lại sử dụng gấp bội điểm nhìn – cùng một lúc tồn tại nhiều điểm nhìn, các điểm nhìn cùng lúc chồng lên nhau, đan chéo nhau để mở ra cho người đọc những khám phá mới về đối tượng. Tác giả xây dựng nhiều trường nhìn, bên cạnh trường nhìn của người kể chuyện, các nhân vật trong tác phẩm xưng „„tôi‟‟ mỗi tôi là một cuộc đời, suy nghĩ và có cách sống riêng nhưng đan xen với nhau. Trong tác phẩm, nhân vật Hoàng là phức tạp nhất, đối với Tâm, anh là người thông thái, đáng kính trọng nhưng không hợp thời. Với Thủy, anh lại là người quen sống tạm bợ, lúc đầu thấy hay hay nhưng sống với anh một thời gian mới thấy anh là người „„dựa dẫm‟‟, ích kỷ. Bình cho rằng anh là gã lưu manh „„quen hàng chục đàn bà‟‟, „„lừa gạt em gái một người bạn thân‟‟. Với Nhã, Hoàng luôn được tin cậy, nhưng thuộc „„lớp người cũ đa cảm và mê tín, có mặt ở cuộc đời này để không thuộc về một cái gì‟‟. Không những vậy Hoàng còn là người giỏi tiếng Anh, kiến thức sâu rộng, uyên bác. Là một tín đồ nhưng anh lại thường xuyên vi phạm „„uống rượu và quan hệ trai gái‟‟. Nhân vật Hoàng dưới con mắt mọi người được đánh giá trái chiều nhau, khó mà xếp hẳn sang tích cực hay tiêu cực mà anh tồn tại như một nhân vật trạng thái. Đối với tự bản thân anh, anh nhận thấy mình „„là kẻ bạc nhược không neo đứng vào bất cứ chỗ nào‟‟[68] .Chính vì thế mà khiến người đọc thấy anh không là người hoàn hảo về tính cách nhưng cơ bản lương thiện và đáng trọng. Tóm lại, với tinh thần đối thoại, cởi mở và dân chủ trong sáng tạo nghệ thuật, các nhà văn Việt Nam sau đổi mới đã áp dụng nhiều cách tân mới mẻ trong đó có nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật. Tìm hiểu sự cách tân thể loại không thể không tìm hiểu ngôn ngữ, giọng điệu cuả tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Ngôn ngữ là chất liệu, phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Nếu như ngôn ngữ sử thi dài dòng thì ngôn ngữ 15
- tiểu thuyết lại gần gũi với đời sống, nó mang những đặc trưng thể loại : tính văn xuôi, tính tổng hợp, tính đa thanh. So với ngôn ngữ thi ca, ngôn ngữ tiểu thuyết có phạm vi hoạt động tự do linh hoạt hơn. Trong ngôn ngữ của nhân vật, tiểu thuyết thu nạp các dạng thức lời nói khác nhau của nhiều tầng lớp trong xã hội. Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống như nó vốn có, ngôn ngữ tiểu thuyết được soi sáng không chỉ bởi ngôn ngữ tác giả mà còn được soi sáng bởi ngôn ngữ nhân vật. Tính đối thoại là yếu tố cơ bản của ngôn ngữ tiểu thuyết, tác giả cùng tham gia tranh luận với ngôn ngữ nhân vật, hòa nhập đối thoại với nhân vật. Ý thức đối thoại trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới được triển khai và phát huy trong bối cảnh lịch sử mới, trong không khí dân chủ hóa của đời sống văn học. Ngôn ngữ tiểu thuyết đương đại gần với ngôn ngữ đời thường , đậm khẩu ngữ tiêu biểu như Thời xa vắng của Lê Lựu, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Cơ hội của chúa - Nguyễn Việt Hà, Đi tìm nhân vật -Tạ Duy Anh, Thoạt kỳ thủy – Nguyễn Bình Phương… Ngôn ngữ độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò quan trọng trong tiểu thuyết đương đại, góp phần đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật, các nhà văn đã sử dụng những giấc mơ thông qua kỹ thuật dòng ý thức để biểu hiện độc thoại nội tâm đã giúp các nhà văn khai thác và khám phá thế giới tâm linh của con người. Tiếp thu những thủ pháp dòng ý thức của tiểu thuyết phương Tây làm phương tiện đi vào thế giới tâm linh của nhân vật. Kỹ thuật dòng ý thức sử dụng dòng thời gian đồng hiện, hồi ức, hoài niệm, dòng suy tưởng, những giấc mơ để nhân vật tự bộc lộ những miền sâu kín của tâm hồn nằm ngoài vòng kiểm soát của ý thức con người. Nhiều tác phẩm đã sử dụng môtíp giấc mơ như một ngôn ngữ độc thoại đặc biệt để giải mã thế giới vô thức của con người, thể hiện rõ nét trong tác phẩm Ngồi, Người đi vắng – Nguyễn Bình Phương, Nỗi buồn chiến tranh – Bảo Ninh, Giàn thiêu – Võ Thị Hảo… Giọng điệu tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng rất đa dạng. Có giọng thương cảm trữ tình, có giọng suồng sã, giọng chua chát, bi thương, giọng ỡm ỡ, giọng suy tưởng, triết lý…Giọng điệu có vai trò quan trọng trong việc thể hiện cá tính sáng tạo của tác giả. Mỗi nhà văn trong sự làm mới thể loại cũng làm mới giọng điệu, góp 16
- phần cách tân nghệ thuật tổ chức truyện kể…tìm hiểu giọng điệu là đi tìm khuôn mặt của nhà văn, bởi giọng điệu tạo nên phong cách cá tính của tác giả. Giọng điệu tiêu biểu là giọng triết lý, giọng điệu trào phúng, giễu nhại, giọng điệu vô âm sắc. Đi vào tìm hiểu giọng chủ đạo của tiểu thuyết đương đại để khẳng định sự phát triển của tiểu thuyết trên bình diện giọng điệu. Giọng triết lý nhằm nhấn mạnh những vấn đề nhà văn muốn gửi gắm, triết luận với người đọc. Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly khi triết lý về danh vị, quan trường Nguyễn Xuân Khánh viết : „„Cái bệnh thèm làm quan, thèm danh, thích phân chia ngôi thứ ấy là căn bệnh cố hữu của người Nam từ nhiều đời‟‟. Trong Thiên thần sám hối Tạ Duy Anh triết lý về cái chết : „„Con người không làm được gì hơn ngoài sự chuẩn bị cho cái chết của mình. Vì thế họ phải chuẩn bị đến nơi đến chốn‟‟. Đi tìm bản thể, nhân vật tiểu thuyết đương đại luôn trong trạng thái cô đơn, khủng hoảng, hiện tại trở nên vô nghĩa, mỗi tác phẩm là một cuộc hành trình kiếm tìm bản thể đầy giằng xé, chính vì thế mà giọng triết lý trở thành chủ đạo mang lại cho tiểu thuyết đương đại âm sắc mới. Kundera quan niệm : „„Tiểu thuyết sinh ra không phải từ tinh thần lý thuyết mà từ tinh thần hài hước‟‟. Quả vậy, tiểu thuyết đương đại Việt Nam ngày càng nhạt dần chất sử thi, tiểu thuyết gắn bó mật thiết với đời sống, gần với đời thường hơn. Cái hài hước, giễu nhại của đời sống đi vào tiểu thuyết một cách tự nhiên nhuần nhị, nó đã tạo thành một giọng điệu riêng của tiểu thuyết đương đại. Giọng trào phúng, giễu nhại trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam được thể hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau. Giọng châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu cay như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, giọng trào lộng Tạ Duy Anh, giễu nhại Hồ Anh Thái, Thuận. Giọng giễu nhại là yếu tố làm nên sự đổi mới giọng điệu trong tiểu thuyết đương đại. Trong Khải huyền muộn, Nguyễn Việt Hà viết : „„Cạc vi dít của thầy, mục chức danh có nhiều nhà. Nhà thơ, nhà giáo, nhà báo, nhà nghệ thuật học. Nhiều nhà như thế đáng nhẽ phải gọi là phố‟‟. 17
- Giọng chủ đạo trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam còn có giọng vô âm sắc, cung cấp sự thật không kèm theo giọng điệu, không có ngữ điệu. Giọng điệu vô âm sắc xuất hiện nhiều trong tiểu thuyết của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Thuận…Ở tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy – Nguyễn Bình Phương dùng giọng kể đều đều, như một „„giọng văn trắng‟‟, câu văn đặt cạnh nhau khô khan, rời rạc, các chi tiết được giản lược tối đa, lược bỏ lời chỉ dẫn, chủ thể phát ngôn : „„Bị dắt đi, dắt đi. Có mấy sợi lông mao treo dưới tán lá đen. Hai người ngồi trong hốc cổ thụ nói về máu. Đập đập đập đập đập…đẻ ả từ nách này‟‟[64]. Trong tiểu thuyết T mất tích ngay từ đoạn mở đầu Thuận viết : „„T mất tích. Cảnh sát, sau bốn mươi tám tiếng đúng quy định hình sự, đã khẳng định như vậy và tung kế hoạch truy tìm trên phạm vi toàn quốc.‟‟. Giọng điệu vô âm sắc cũng góp phần làm nổi bật hiện thực phân rã, vỡ vụn, qua đó làm rõ trạng thái cô đơn của con người. Đa dạng về giọng điệu đã tạo nên sự phong phú, nhiều diện mạo phong cách của tiểu thuyết đương đại Việt Nam, kết hợp nhiều giọng điệu xuất hiện nhiều ở cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI góp phần đưa văn học Việt Nam hòa chung vào xu thế hậu hiện đại thế giới. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã có ý thức tìm tòi, đổi mới nghệ thuật và kỹ thuật tiểu thuyết gắn với nội dung nhân văn đã thúc đẩy thể loại phát triển, góp phần cách tân và hiện đại hóa văn xuôi Việt Nam. Bằng tài năng, tâm huyết các tác giả tiểu thuyết đã nỗ lực tìm tòi, đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết đưa tiểu thuyết Việt Nam hòa nhịp với văn học nhân loại, tạo nên diện mạo mới cho tiểu thuyết và cho văn học Việt Nam đương đại. 1.1.2 Đổi mới quan niệm về hiện thực Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống, bày tỏ quan điểm, lập trường đối với đời sống. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, văn học có cách phản ánh và nội dung phản ánh khác nhau. Hiện thực nổi bật nhất của văn học giai đoạn trước đổi mới là hiện thực của đời sống chính trị xã hội với hai nội dung chính: cuộc chiến tranh vệ quốc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi toàn dân tộc một lòng 18
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn