intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá trình hình thành bệnh thiếu vitamin a

Chia sẻ: Vanthi Bichtram | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

NỘI DUNG 1. NGUYÊN NHÂN Do thiếu cung cấp các yếu tố nguy cơ: - Không được bú sữa mẹ. - Mẹ mất sữa sớm, thay thế bằng sữa đặc có đường hoặc nước cháo. - Trẻ em được cử mỡ. - Mẹ chưa biết cho con ăn dặm đúng cách và đủ chất. - Bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá trình hình thành bệnh thiếu vitamin a

  1. BỆNH THIẾU VITAMIN A NỘI DUNG 1. NGUYÊN NHÂN Do thiếu cung cấp các yếu tố nguy cơ: - Không được bú sữa mẹ. - Mẹ mất sữa sớm, thay thế bằng sữa đặc có đường hoặc nước cháo. - Trẻ em được cử mỡ. - Mẹ chưa biết cho con ăn dặm đúng cách và đủ chất. - Bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng. 4. LÂM SÀNG 4.1. XN - Quáng gà Là biểu hiện sớm nhất của bệnh thiếu Vit A. Đây là hiện tượng giảm thị lực trong điều kiện thiếu ánh sáng. Lúc chập tối trẻ nhúc nhát, chỉ ngồi tại chỗ, không biết cầm đồ chơi. Trẻ lớn lên đi vấp té, đi lại phải lần vách, nhận nhầm mẹ. Điều trị Vit A liều 200.000 đơn vị trong ngày, khởi nhanh sau 2-3 ngày. 4.2. X1A - Khô kết mạc Kết mạc bị khô, sừng hóa, xù xì mất bóng, có màu vàng nhạt như sáp ong. Kết mạc mất tính trong suốt và trở nên đục như sữa.
  2. Kết mạc dày lên nhăn nheo mất tính đàn hồi. Kết mạc bị sắc tố hóa, có màu vàng nhạt, sau đó có màu vàng sẫm có từng hạt rãi rác. Điều trị Vit A liều cao phục hồi hòan tòan sau 2-3 tuần. 4.3. X1B - Có vệt Bitôt Là những đám tế bào biểu mô kết mạc bị khô, sừng dầy lên thành từng đám và bong vẩy có màu trắng xám nổi lên trên bề mặt của kết mạc và phủ bột xà phồng hoặc chất giống như bả đậu. Kết mạc vùng đó có thể bị sắc tố hóa. 4.4. X2 - Khô giác mạc Sợ ánh sáng, chói mắt hay nheo mắt, nhắm mắt khi ra sáng. Giác mạc sần sùi, mất tính nhẵn bóng. Giác mạc bị trợt do khô. Giác mạc bị mờ đục ‘như làn sương phủ hoặc màu hơi xanh biếc. Giác mạc khô kèm theo kết mạc, có thể bị hạt Bitôt hay không? 4.5. X3A - Loét/nhuyễn giác mạc dưới 1/3 diện tích giác mạc Tổn thương không phục hồi để lại sẹo giác mạc và giảm thị lực. Trường hợp nhẹ: tổn thương chưa sâu và điều trị kịp thời sẽ để lại sẹo mỏng, thị lực giảm ít. Trường hợp nặng: tổn thương sâu và nhiễm trùng gây lồi mặt cục, thủng giác mạc, phòi móng mắt gây sẹo dầy dính làm giảm thị lực nhiều gây mù.
  3. 4.6. X3B - Loét/nhuyễn giác mạc hơn 1/3 diện tích giác mạc Đây là tổn thương nặng nề nhất gây họai tử các lớp giác mạc, gây biến dạng hoặc phá hủy nhãn cầu. Giác mạc bị hoại tử, phòi móng mắt, thủy tinh thể và dịch chảy ra ngoài. Có thể gây viêm mủ nội nhãn cầu. 4.7. XF - Sẹo giác mạc Sẹo giác mạc là di chứng của loét giác mạc, có thể sẹo nhỏ mỏng hoặc to và dầy. 4.8. SF - Tổn thương đáy mắt Là tổn thương giác mạc do thiếu Vit A mãn tính. Thường gặp ở lứa tuổi đi học, có quáng gà. Trên võng mạc thấy có tổn thương nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt ở rãi rác hoặc dọc theo các mạch máu võng mạc có thể dính liền nhau hoặc thường thấy ở võng mạc chu biên. Thường gặp cả hai mắt. 5. TÌNH HÌNH THIẾU VIT A Ở VIỆT NAM Ở Việt Nam số lượng trẻ em bị thiếu Vit A rất cao qua các kết quả điều tra như sau: 5.1. Trên 90% các bà mẹ chưa biết cho con tận hưởng sữa non. Tình trạng bắt trẻ nhịn bú 12-34 giờ đầu sau đẻ vẫn còn phổ biến. 5.2. Ở các nông thôn và thành thị trong các gia đình nghèo, khi mẹ chết hoặc mất sữa sau đẻ, trẻ được nuôi đơn thuần bằng nước cháo hoặc bột. Một số ít được nuôi bằng sữa hộp đặc có đường
  4. (sữa ông thọ) sản xuất trong nước, rất ít đạm và hầu như không có Vit A. 5.3. Hầu hết trẻ dưới 3 tuổi phải cử béo (Mỡ, dầu,…). 5.4. Trên 50% các bà mẹ chưa biết cho con ăn dặm, thường thiếu rau, trái cây, thịt, trứng, cá,…chén bột không có gì khác ngoài muối hoặc đường. Chưa biết “tô màu” chén bột như Giáo sư Từ Giấy thường nói. 5.5. Tỷ lệ bệnh khô mắt ở trẻ em Việt Nam là 0,78% trong số đó có 0,05% bị mù lòa. 5.6. Tất cả cuộc điều tra tình hình bệnh tật ở trẻ em cho thấy những bệnh phổ biến nhất vẫn là suy dinh dưỡng, nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng ruột, nhiễm trùng da,…là những bệnh có liên quan đến thiếu Vit A và các trường hợp tái phát nhiều lần của các nhóm bệnh nói trên, lượng Vit A thường thấp dưới 20 µg%. 6. CHUYỂN HÓA VIT A Trong thức ăn có chứa Vit A có hai dạng: Rétinol và Bêta Carotene. Khi vào ruột được hấp thu vào máu dưới dạng Retinol.  -Caroten 40% được đưa đến các tổ chức để sử dụng và 60% được dự trữ ở gan dưới dạng Palmitate Rétinol. Gan dự trữ 90% Vit A của cơ thể và sẵn sàng cung cấp vào để giữ mức Vit A trong máu luôn ổn định trên 20 µg%. Muốn được giải phóng vào máu Rétinol phải được gắn kết với một chất đạm đặc hiệu do gan sản xuất còn được gọi là RBP (Rétinol Binding Protene). Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng hoặc
  5. suy gan, lượng RBP giảm và gây thiếu Vit A trong máu, 20 µg% là ngưỡng cho phép dưới mức đó sẽ có triệu chứng thiếu Vit A trên lâm sàng. Dự trữ Vit A được coi nhu cạn nếu nồng độ trong máu dưới 10 µg%. Đây là giai đoạn gây tổn thương trầm trọng và khó hồi phục. Vì vậy trong điều trị bệnh thiếu Vit A, y tế thế giới đề nghị nhanh chóng phục hồi dự trữ ở gan để các tổn thương không diễn tiến thêm và sớm được cải thiện. Niêm mạc ruột hấp thu 80% nhờ men Deoxynaza Vit A 80% Palmitate Rétinol (gan 60%) Chuyển hóa Sử dụng Deoxynaza Bài tiết theo phân và nước thải 7. ĐIỀU TRỊ BỆNH THIẾU VIT A Ngày nay người ta bỏ cách điệu trị nhỏ giọt cổ điển mỗi ngày 5000 đơn vị Vit A, cho đến khi nào hết triệu chứng lâm sàng, tường là hằng tháng, cách điềi trị này không ngăn sự tiến triển của tổn thương và để lại di chứng. Trong bệnh khô mắt ở trẻ em, sự chuyển tiếp của các giai đoạn X1A, X2B, X2, X3,…rất nhanh trong vài ngày. Vì vậy, Tổ Chức Y tế thế giới đề nghị điều trị tấn công liều cao càng sớm càng tốt để nhanh chóng nâng dự trữ Vit A lên mức bình thường nhưng đồng thời chú ý đến ngộ độc do dùng quá liều.
  6. 7.1. Phác đồ điều trị tấn công 7.1.1. Chỉ định - Đối với trẻ có tổn thương ở mắt từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng. - Trẻ suy dinh dưỡng nặng. - Trẻ suy dinh dưỡng và kèm sởi, ho gà, lao,… - Trẻ suy dinh dưỡng và kèm nhiễm trùng tái phát ở đường hô hấp, ruột, đường tiểu, da,… 7.1.2. Liều lượng Trẻ lớn hơn 1 tuổi, tổng liều 600.000 đơn vị: - Ngày thứ nhất: 200.000 đơn vị uống. - Ngày thứ hai: 200.000 đơn vị uống. - Ngày thứ bảy: 200.000 đơn vị uống. Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, tổng liều 300.000 đơn vị: - Ngày thứ nhất: 100.000 đơn vị uống. - Ngày thứ hai: 100.000 đơn vị uống. - Ngày thứ bảy: 100.000 đơn vị uống. 7.2. Phác đồ điều trị dự phòng 7.2.1. Chỉ định - Trẻ ở vùng có tỷ lệ bệnh khô mắt cao. - Trẻ bị sởi, ho gà, lao. - Trẻ bị viêm đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, da tái phát nhiều lần. 7.2.2. Liều lượng
  7. - Trẻ dưới 6 tháng, đặc biệt lưu ý những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, uống 50.000 đơn vị. - Trẻ từ 6-11 tháng uống 100.000 đơn vị/6 tháng. - Trẻ từ 12-36 tháng uống 1 viên 200.000 đơn vị/6 tháng. - Tất cả các bà mẹ sau đẻ trong vòng 1 tháng uống 1 viên 200.000 đơn vị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2