HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 80-86<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0072<br />
<br />
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ<br />
CỦA TỔ CHỨC QUỐC TẾ PHÁP NGỮ<br />
<br />
Nguyễn Thảo Hương<br />
Phòng Hành chính – Đối ngoại, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Mặc dù ra đời từ cách đây gần 50 năm, thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Pháp<br />
ngữ mới chỉ được thiết lập từ năm 1986 trong sự kiện Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất của<br />
các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp được tổ chức tại Versailles (Sommet de<br />
Versailles - Pháp). Mặc dù có nhiều nỗ lực và nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế như vậy<br />
nhưng trên thực tế các nghiên cứu về tổ chức này còn rất ít ỏi, đây cũng là tình trạng chung<br />
không chỉ ở VN mà còn trên thế giới. Sự thiếu hụt này góp phần làm cho vai trò chủ thể<br />
QHQT của TCQTPN càng trở nên bị lu mờ trước những tổ chức quốc tế và khu vực khác. Bài<br />
viết này cung cấp những thông tin về quá trình chuyển biến này đồng thời phân tích vai trò<br />
một chủ thể quan hệ quốc tế của TCQTPN trên trường quốc tế.<br />
Từ khóa: chủ thể QHQT, thể chế, Pháp ngữ, Hội nghị thượng đỉnh, hợp tác đa phương.<br />
Chữ viết tắt trong bài: ACCT: Agence de cooperation culturelle et technique (Cơ quan hợp<br />
tác văn hóa và kỹ thuật) ; TCQTPN : Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ; QHQT : Quan hệ quốc tế.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
TCQTPN bắt đầu được các nhà nghiên cứu nói tới như một chủ thể QHQT cách đây không<br />
lâu. Một số tác giả như Michel Guillou, Trang Phan Labays, François Massard Pierard, Nguyễn<br />
Khánh Toàn đã có nghiên cứu về vấn đề này. Cho tới năm 2007, theo Abdou Diouf, Tổng thư kí<br />
TCQTPN 3 nhiệm kỳ 2002-2006, 2006-2010, 2010-2014, “trong vòng 36 năm mới chỉ có 25 bài<br />
báo viết về TCQTPN và 2 nghiên cứu tiến sĩ”. Trên thế giới, vai trò chủ thể QHQT của TCQTPN<br />
được nhiều nhà nghiên cứu chính trị - quan hệ quốc tế đề cập đến với những tên tuổi như Michel<br />
Guillou – một nhà nghiên cứu gắn bó cả cuộc đời cho sự phát triển của Pháp ngữ với những tác<br />
phẩm kinh điển về TCQTPN như “Pháp ngữ tỉnh giấc”, “Pháp ngữ - một thách thức mới”, “Pháp<br />
ngữ - Sức mạnh” và đặc biệt là bộ sách gồm 2 tập viết chung với Trang Phan Labays, tập 1 là<br />
“Pháp ngữ và toàn cầu hóa: Lịch sử và thể chế từ xưa đến nay” và tập 2 là “Pháp ngữ và toàn cầu<br />
hóa: Những mốc son xây dựng thể chế Pháp ngữ”. Ở Việt Nam, vai trò chủ thể QHQT của<br />
TCQTPN chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu chính trị quan hệ quốc<br />
tế. Cho đến nay đề tài này mới chỉ được nhắc đến bởi 2 tác giả là Nguyễn Khánh Toàn với nghiên<br />
cứu bằng tiếng Pháp mang tựa đề “TCQTPN – Một tác nhân quan hệ quốc tế đương đại” và tác<br />
giả Dương Văn Quảng với một số bài báo đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế trong đó nổi bật<br />
có bài “Pháp ngữ – Một tổ chức quốc tế đặc thù”. Thậm chí có nhiều người còn cho rằng<br />
TCQTPN chỉ là một tổ chức văn hóa của những người yêu chuộng tiếng Pháp. Vậy TCQTPN có<br />
phải là một chủ thể QHQT hay không và TCQTPN đã có những đóng góp gì với vai trò là một chủ<br />
thể QHQT? Chúng tôi sẽ chứng minh điều đó thông qua những luận điểm đưa ra trong bài viết này.<br />
Ngày nhận bài: 5/5/2018. Ngày sửa bài: 19/9/2018. Ngày nhận đăng: 2/10/2018.<br />
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thảo Hương. Địa chỉ e-mail: thaohuong@hnue.edu.vn<br />
<br />
80<br />
<br />
Quá trình hình thành thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ<br />
<br />
2.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
2.1. Quá trình hình thành thể chế của TCQTPN từ 1986 đến 1997<br />
Trước 1986, Cơ quan hợp tác văn hóa và kỹ thuật chỉ hoạt động như một câu lạc bộ các nước<br />
có sử dụng tiếng Pháp nhằm tăng cường giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học<br />
kỹ thuật. Mặc dù được sáng lập bởi Tổng thống của 4 nước Xê-nê-gan (Leopold Sedar Senghor),<br />
Habib Bourguiba (Tuy-ni-di), Hamani Diori (Ni-giê-ri-a) và Norodom Sihanouk (Căm-pu-chia),<br />
đồng thời được sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống Pháp François Mitterrand, song nội bộ ACCT<br />
khi đó chưa hình thành một hệ thống thể chế mang tính chính trị mà còn mang nhiều tính “hội<br />
đoàn”.<br />
Trong suốt khoảng thời gian từ 1970 đến 1986, vấn đề gia nhập của tỉnh Québec như một<br />
thành viên ngang cấp với Canada đã nhiều lần được đưa ra khiến cho các nhà lãnh đạo của ACCT<br />
khi đó gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xác nhận tư cách pháp lý của Québec – vốn là một khu tự<br />
trị nằm trong Canada luôn bảo vệ vị thế của tiếng Pháp và coi tiếng Pháp như một bản sắc riêng<br />
không thể thỏa hiệp. Sau khi bản hiệp ước Québec-Ottawa được kí kết và Québec chính thức trở<br />
thành một lãnh thổ tự do nằm trong liên bang Canada vào năm 1985, Tổng thống Pháp đã đứng ra<br />
triệu tập cuộc họp đặc biệt mang tên “Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất các quốc gia và vùng<br />
lãnh thổ có sử dựng tiếng Pháp” tại lâu đài Versailles, ngày 17/2/1986. Từ Sommet de Versailles<br />
1986, nhiều vùng lãnh thổ và khu tự trị đã có thể tham gia TCQTPN với tư cách một thành viên<br />
đầy đủ, bên cạnh quốc gia mà họ nằm trong hoặc thuộc về, đó là các trường hợp của vùng Québec,<br />
vùng New Brunswick tại Canada, vùng Wallonie-Bruxelles tại Bỉ, công quốc Monaco hay lãnh<br />
thổ hải ngoại thuộc Pháp Tân Calédonie. Từ đây mở ra một chương mới đối với tổ chức ACCT,<br />
không đơn thuần chỉ hoạt động trên lĩnh vực văn hóa và khoa học kỹ thuật, tổ chức này bắt đầu tái<br />
cấu trúc và xây dựng nên bộ máy thể chế của mình để trở thành một Tổ chức quốc tế liên chính<br />
phủ, đúng theo hướng đi mà các nhà sáng lập của tổ chức này mong muốn.<br />
Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ nhất cũng đề xuất đây là hoạt động định kỳ được tổ<br />
chức 2 năm một lần lần lượt ở các quốc gia thành viên, đồng thời xác định ba nhóm tư cách thành<br />
viên gồm: thành viên chính thức, thành viên liên kết và quan sát viên cùng với các quy định đi<br />
kèm. Tư cách “khách mời đặc biệt” cũng được xác định để dành cho các cụm lãnh thổ có sử dụng<br />
tiếng Pháp một phần như vùng Val d’Aoste (Ý) hay Louisiane (Hoa Kì). Ngay tại Hội nghị<br />
Versailles này, 2 cơ quan đầu tiên ra đời nhằm phục vụ hoạt động Hội nghị cấp cao này là Ủy ban<br />
dự thảo (Comité international préparatoire - CIP) có nhiệm vụ chuẩn bị tổ chức các Hội nghị cấp<br />
cao, và Ủy ban giám sát (Comité international de suivi - CIS) có nhiệm vụ theo dõi giám sát các<br />
quyết định/nghị quyết của Hội nghị cấp cao. Hội nghị kỳ 1 này cũng quyết định 5 nhóm lĩnh vực<br />
hợp tác mà ACCT sẽ tham gia gồm Nông nghiệp, Năng lượng, Văn hóa và hợp tác, Công nghiệp<br />
hóa ngôn ngữ, thông tin khoa học và phát triển công nghệ.<br />
Hai năm sau đó, Hội nghị Pháp ngữ cấp cao lần thứ 2 được tổ chức tại Québec (Canada) vào<br />
tháng 9/1987 với việc sáng lập Mạng lưới Đại học Pháp ngữ (UREF) và Ủy ban giám sát có<br />
nhiệm vụ nghiên cứu các hướng đi và các phương thức hoạt động của mạng lưới này trong tổ chức<br />
ACCT. Một ủy ban mới được hình thành có tên Ủy ban hỗ trợ tư vấn (Comite consulatif Conjoint<br />
- CCC) dưới sự điều hành của Jean Louis Roy – Trưởng phái đoàn Québec tai Paris.<br />
Hội nghị cấp cao thứ 3 tổ chức tại Dakar (Xê-ne-gan) tháng 5/1989 có nhiều quyết định quan<br />
trọng: hình thành Quỹ đa phương hợp nhất (Fonds Multilatéral Unique - FMU), công nhận Hiệp<br />
hội quốc tế các nghị viện Pháp ngữ (AIPLF), đồng thời thâu tóm một loạt các tổ chức/hội đoàn<br />
Pháp ngữ gồm: tổ chức AUPELF-UREF trở thành đối tác trong lĩnh vực giáo dục Đại học và<br />
nghiên cứu, kênh truyền hình TV5 là đối tác thông tin truyền thông, trung tâm CEMAF là đối tác<br />
trao đổi Pháp ngữ đa phương. Một quyết định cũng không kém phần quan trọng là thành lập<br />
Trường Đại học Senghor d’Alexandrie nhằm đào tạo những cán bộ cấp cao của khu vực châu Phi.<br />
81<br />
<br />
Nguyễn Thảo Hương<br />
<br />
Từ đây, ACCT đã lớn mạnh lên rất nhiều bởi có sự trợ giúp đắc lực của những chuyên gia chuyên<br />
biệt trong nhiều lĩnh vực.<br />
Hội nghị cấp cao lần thứ 4 tổ chức tại Cung điện Chaillot (Paris, Pháp) tháng 11/1991 đánh<br />
dấu sự ra đời của Hội nghị Bộ trưởng Pháp ngữ nhằm nhóm họp các Bộ trưởng ngoại giao<br />
và/hoặc các Bộ trưởng phụ trách Pháp ngữ. Hai Ủy ban dự thảo và Ủy ban giám sát (CIP và CIS)<br />
được sát nhập lại thành Hội đồng Pháp ngữ thường trực nhóm họp các Đại diện được bầu của các<br />
quốc gia và vùng lãnh thổ. Hội đồng này có nhiệm vụ xem xét các đề xuất của các Quốc gia và<br />
vùng lãnh thổ trước mỗi một quyết nghị. Một điểm quan trọng nữa là vai trò của tổ chức các Đại<br />
học có sử dụng tiếng Pháp AUPELF-UREF được củng cố và trở thành đối tác trực tiếp của ACCT<br />
trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu.<br />
Hội nghị cấp cao lần thứ 5 tổ chức tại Vịnh Grand Baie (Cộng hòa Mô-rít-xơ) đã thành lập<br />
Ủy ban nghiên cứu phát triển Cộng đồng Pháp ngữ. Hội nghị lần thứ 6 tại Cô-tô-nu (Cộng hòa Bênanh) tháng 12/1995 đưa ra đề xuất về việc bầu ra vị trí Tổng thư kí Pháp ngữ đồng thời đưa ra<br />
các quy định xung quanh vai trò và nhiệm vụ của vị trí này. Cũng trong kỳ Hội nghị cấp cao này<br />
Hiệp hội quốc tế các Thị trưởng Pháp ngữ trở thành một trong những đối tác trực tiếp của ACCT.<br />
Hội nghị cấp cao thứ 7 tổ chức tại Hà Nội (Việt Nam) vào tháng 11/1997 được đánh giá là sự<br />
kiện đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của ACCT bởi vì đây là hội nghị triển khai việc bầu<br />
Tổng thư kí. Các lãnh đạo cấp cao đã cùng thông qua bản Hiến chương Hà Nội (Charte de Hanoi),<br />
đổi tên ACCT thành Cơ quan quốc tế Pháp ngữ - Agence internationale de la Francophonie – AIF,<br />
bầu Boutros Boutros Ghali (người vừa rời khỏi ghế Tổng thư kí Liên Hợp Quốc) làm Tổng thư kí<br />
Pháp ngữ, củng cố vai trò của các đối tác Pháp ngữ trực tiếp. Một năm sau đó, năm 1998, Cơ quan<br />
quốc tế Pháp ngữ đổi tên một lần nữa thành Cơ quan Pháp ngữ liên chính phủ, đồng thời Mạng<br />
lưới Đại học Pháp ngữ đổi tên thành Tổ chức Đại học Pháp ngữ.<br />
Cho đến nay, thuộc khối Pháp ngữ có đến hàng trăm tổ chức, hội đoàn lớn nhỏ ở các lĩnh vực<br />
với quy mô đa dạng, tạo nên một Cộng đồng Pháp ngữ năng động. Có thể nói, nếu như từ 1970<br />
đến 1986 là giai đoạn hoạt động cầm chừng mang tính hội đoàn thì từ 1986 đến 1997 là giai đoạn<br />
củng cố đội ngũ, xây dựng thể chế, phát triển định hướng chính trị, đặt tiền đề quan trọng để<br />
TCQTPN tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên cộng đồng quốc tế trong giai đoạn tiếp theo.<br />
<br />
2.2. Vai trò chủ thể QHQT của TCQTPN<br />
Một số tác giả như Françoise Massart-Piérard đôi khi nghi ngờ về việc TCQTPN có thể là<br />
một tác nhân QHQT (actor of international relations), thậm chí cho rằng đó là một điều không<br />
tưởng. Song ngược lại cũng có nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng TCQTPN không chỉ có<br />
đầy đủ những tính chất của một tổ chức quốc tế, mà còn luôn khẳng định vai trò chủ thể QHQT<br />
của mình thông qua những chính sách, tuyên bố và đặc biệt là các hoạt động với các nước thành<br />
viên và với thế giới. Một số phân tích dưới đây có thể coi là những minh chứng cụ thể.<br />
Trước hết, TCQTPN có mạng lưới thành viên đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Liên Hợp<br />
Quốc, với 84 thành viên tính đến 2018 trong đó 54 thành viên chính thức, 4 thành viên liên kết và<br />
26 quan sát viên. Tổng dân số của các nước Pháp ngữ hiện nay được tính là 274 triệu người trên<br />
khắp 5 châu lục và con số này không ngừng tăng lên qua mỗi kì Hội nghị thượng đỉnh. TCQTPN<br />
có đầy đủ những điều kiện cần và đủ của một tổ chức quốc tế như:<br />
1. Thành viên: 84 quốc gia và vùng lãnh thổ có chủ quyền<br />
2. Văn bản pháp lí: Công ước sáng lập 1970 (Niamey), Hiến chương 1997 (Hà Nội), Hiến<br />
chương sửa đổi 2005 (Antananarivo).<br />
3. Cơ quan điều hành:<br />
- Các cơ quan ra quyết định : Hội nghị cấp cao lãnh đạo các quốc gia và vùng lãnh thổ<br />
(Sommet), Hội đồng thường trực Pháp ngữ, Hội đồng Bộ trưởng Pháp ngữ<br />
82<br />
<br />
Quá trình hình thành thể chế chính trị của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ<br />
<br />
- Người đứng đầu: Tổng thư kí<br />
- Cơ quan tư vấn, giám sát gồm: Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF)<br />
- Các cơ quan thực thi gồm : kênh truyền hình TV5 (truyền thông), Trường Đại học<br />
Shengor d’Alexandrie (Đào tạo), Tổ chức Đại học Pháp ngữ (hỗ trợ hợp tác giáo dục), Hiệp hội<br />
quốc tế các Thị trưởng Pháp ngữ (AIMF)<br />
- Hai Hội nghị chuyên môn gồm: Hội nghị các Bộ trưởng giáo dục (Confemen), Hội nghị<br />
các Bộ trưởng Thể thao và thanh niên (Confejes)...<br />
- Chương trình hành động: Cadre stratégique décennal<br />
- Ngân sách: Quỹ đa phương hợp nhất FMU (Fonds multilatérale unique).<br />
Thứ hai, TCQTPN có sự quan tâm và định hướng hoạt động tới những vấn đề vốn là mối<br />
quan tâm chung của nhiều quốc gia như giáo dục, phát triển bền vững, hòa bình và ổn định, bảo<br />
vệ dân chủ và nhân quyền, bảo vệ và phát huy đa dạng văn hóa và ngôn ngữ. Có thể kể đến như<br />
với vấn đề gìn giữ hòa bình, TCQTPN đã hợp tác với Mạng lưới nghiên cứu các hoạt động hòa<br />
bình mở ra các Diễn đàn khu vực như Diễn đàn Bamako, Diễn đàn Yanoundé, hình thành Mạng<br />
lưới nghiên cứu và đào tạo Pháp ngữ phục vụ hoạt động gìn giữ hòa bình với 22 Trung tâm đào<br />
tạo Pháp ngữ trên toàn thế giới. Đối với vấn đề dân chủ và nhân quyền, TCQTPN hợp tác và hỗ<br />
trợ tích cực cho các hoạt động của Cao ủy Quyền con người của LHQ đồng thời thành lập Quỹ<br />
Pháp ngữ cho Quyền con người « Martine Anstett ». TCQTPN cũng thông qua bản Dự báo xung<br />
đột và an ninh nhân loại trong bản Tuyên bố Saint Boniface năm 2006.... Trong các dự án hoạt<br />
động của mình, TCQTPN luôn thể hiện là một chủ thế có trách nhiệm với các vấn đề mang tính<br />
toàn cầu và điều này luôn được phản ánh thông qua các bản Tuyên bố chung sau khi kết thúc các<br />
Hội nghị cấp cao. Từ các chiến lược ở tầm vĩ mô đó, các nhà lãnh đạo cấp cao đã cùng bàn thảo<br />
và đưa ra quyết sách cho những vấn đề cụ thể, những dự án cụ thể được triển khai ở các quốc gia<br />
thành viên.<br />
Thứ ba, TCQTPN luôn ủng hộ và tạo điều kiện để đẩy mạnh các hợp tác đa phương ở tất cả<br />
các lĩnh vực mà nó có hoạt động. Tính đa phương không chỉ thể hiện ở các dự án cấp quốc gia mà<br />
còn ở cả cấp khu vực, thậm chí là địa phương, mà như lời Abdou Diouf đã nói “Hợp tác đa<br />
phương là mấu chốt của cộng đồng Pháp ngữ”1 (La coopération multilatérale est au coeur de la<br />
Francophonie). Đó là các mô hình hợp tác Bắc – Nam, hợp tác ba bên, hợp tác vùng, hợp tác giữa<br />
các thành phố...<br />
Thứ tư, các cơ quan triển khai hợp tác của TCQTPN đều có mức độ phủ sóng rất rộng, thậm<br />
chí còn vượt ra ngoài cả giới hạn thành viên của TCQTPN. Ví dụ, Hiệp hội các Thị trưởng Pháp<br />
ngữ kết nối thị trưởng của 294 thành phố có sử dụng tiếng Pháp tại 51 quốc gia, Tổ chức Đại học<br />
Pháp ngữ là mạng lưới của 830 trường Đại học có giảng dạy tiếng Pháp của hơn 100 quốc gia,<br />
kênh truyền hình Pháp ngữ TV5Monde được truy cập bởi khoảng 354 triệu người dùng ở 198<br />
quốc gia... Không chỉ thế, mạng lưới các trụ sở và chi nhánh của TCQTPN cũng thật sự rộng khắp:<br />
tính đến năm 2018, TCQTPN có 4 trụ sở đại diện thường trực đặt ở 4 thành phố : Addis-Abeba<br />
(bên cạnh Liên minh Châu Phi và Ủy ban kinh tế châu Phi của LHQ), Bruxelles (bên cạnh Liên<br />
minh châu Âu), New York và Geneva (bên cạnh LHQ); và 6 văn phòng khu vực đặt tại Lomé<br />
(Togo), Libreville (Gabon), Hà Nội (Việt Nam), Port-au-Prince (Haïti), Bucarest (Ru-ma-ni),<br />
Antananarivo (Madagascar).<br />
Thứ năm, TCQTPN là một diễn đàn (forum) quốc tế tập trung những nhà lãnh đạo cao cấp<br />
của các quốc gia thành viên, mà đại diện đa phần là cấp Bộ trưởng. Cứ 2 năm một lần, các lãnh<br />
1<br />
<br />
Trích dẫn bởi Trang Phan và Michel Guillou, Pháp ngữ và toàn cầu hóa – Lịch sử và thể chế từ nguồn gốc<br />
đến hiện đại, (Francophonie et mondialisation – Histoire et institutions des origines à nos jours), Berlin,<br />
2011, p. 234<br />
<br />
83<br />
<br />
Nguyễn Thảo Hương<br />
<br />
đạo cấp cao lại có dịp cùng bàn thảo về những vấn đề mà các quốc gia thành viên quan tâm, các<br />
vấn đề quốc tế và vai trò của TCQTPN trong việc tham gia giải quyết các vấn đề đó. Với nhiều<br />
quốc gia nhỏ và tầm trung, đây là những cơ hội vô cùng quý giá để họ có thể nói lên tiếng nói của<br />
mình cùng với nhiều quốc gia khác. Việc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần lượt ở các quốc gia<br />
thành viên cũng là một cơ hội lớn đối với nước được lựa chọn là nước chủ nhà. Đó là cơ hội để<br />
diễn tập các quy cách nghiệp vụ, mô thức lễ tân ngoại giao theo tiêu chuẩn quốc tế. Lấy ví dụ<br />
trường hợp của Việt Nam: năm 1997 Việt Nam được lựa chọn là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị<br />
thượng đỉnh Pháp ngữ. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai một sự kiện có tầm cỡ quốc tế như<br />
vậy với sự tham gia của các nhà lãnh đạo đứng đầu của khoảng 40 nước. Với một đất nước còn<br />
đang trong giai đoạn quá độ và xây dựng đất nước, đây thực sự là một thử thách song cũng là một<br />
cơ hội lớn. Việt Nam đã làm rất tốt sứ mệnh của mình và sau sự kiện đó, hình ảnh về Việt Nam<br />
trên trường quốc tế đã có nhiều thay đổi. Và không thể phủ nhận rằng thành công của Việt Nam<br />
trong vai trò nhà tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ đã góp phần giúp cho con đường bình<br />
thường hóa quan hệ với Mỹ, con đường gia nhập các tổ chức quốc tế lớn như WTO, APEC thuận<br />
lợi, nhanh chóng hơn. Sau sự kiện này Việt Nam đã tự tin đăng cai tổ chức nhiều sự kiện khu vực<br />
và quốc tế lớn khác như SEAGAMES, APEC, ASEM...và đều để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng<br />
bạn bè quốc tế.<br />
Thứ sáu, là một tổ chức có khởi nguồn từ việc bảo vệ và phát huy ngôn ngữ và văn hóa, nên<br />
hai yếu tố này vẫn và mãi luôn là những thế mạnh của TCQTPN. Với đặc trưng đó của mình, năm<br />
2005, TCQTPN đã kí kết với UNESCO một văn bản hết sức quan trọng: Hiệp ước bảo tồn và phát<br />
huy đa dạng các phương thức biểu đạt văn hóa (Convention sur la protection et la promotion de la<br />
diversité des expressions culturelles). Trong cuốn “Toàn cầu hóa văn hóa”, Dominique Wolton<br />
cho rằng bên cạnh xu thế toàn cầu hóa kinh tế và thương mại, toàn cầu hóa về thông tin và giao<br />
dịch đem lại cho con người biết bao lợi ích, thì con người cũng đồng thời phải đối mặt với một<br />
thực tại đầy thách thức, đó là vấn đề toàn cầu hóa văn hóa, đó là nguy cơ mất đi ngôn ngữ và văn<br />
hóa bản địa của nhiều quốc gia-dân tộc, nguy cơ về một thế giới “đồng nhất ngôn ngữ và văn<br />
hóa» (homogénéité culturelle et linguistique) và vì thế đồng nhất tư tưởng/tư duy (uniformisation<br />
de la pensée). Đặc biệt hơn nữa, trong bối cảnh mà tiếng Anh đang ngày càng thống lĩnh khắp thế<br />
giới, chi phối xu thế lựa chọn văn hóa, có tác động mạnh mẽ đến lối sống của giới trẻ thông qua<br />
các sản phẩm văn hóa như phim ảnh, sách truyện..., thì ở đó, vai trò của những tổ chức quốc tế<br />
như TCQTPN có một ý nghĩa giống như một lực đối chọi với văn hóa Anh-Mỹ (Anglo-saxon), tạo<br />
thế cân bằng, tạo một môi trường dung hòa bảo đảm sự đa dạng văn hóa và ngôn ngữ mà ở đó các<br />
nền văn hóa đều có tiếng nói và đều tìm thấy nét đẹp đặc trưng của mình, đề cao giáo dục tôn<br />
trọng sự khác biệt văn hóa và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.<br />
Thứ bảy, TCQTPN được nhiều quốc gia thành viên coi là một đối tác quan trọng trong chiến<br />
lược ngoại giao văn hóa của mình. Đó là những thành viên như Canada-Québec, Pháp, Bỉ.... Đặc<br />
biệt với Cộng hòa Pháp, TCQTPN còn được coi như một thứ « sức mạnh mềm » để gìn giữ ảnh<br />
hưởng của nước Pháp đối với các nước thành viên khác mà ngôn ngữ và văn hóa là những phương<br />
tiện hữu hiệu. Từ những giá trị lịch sử, văn hóa chung đó, nước Pháp đã duy trì mối quan hệ bền<br />
vững với nhiều nước vốn là thuộc địa cũ để từ đó phát triển các mối quan hệ về kinh tế, chính trị,<br />
khoa học. Chẳng hạn như đối với Việt Nam, mỗi khi nhắc đến quan hệ với Pháp, chúng ta luôn<br />
khẳng định đó là một mối quan hệ truyền thống lâu đời, từ hình ảnh một nước xâm lược trong quá<br />
khứ, Pháp đã nỗ lực để xây dựng hình ảnh một người bạn thân thiết và uy tín đối với Việt Nam<br />
qua nhiều sóng gió, và để trở thành một « đối tác chiến lược » như ngày nay. Trong mối quan hệ<br />
thâm giao đó, không thể phủ nhận vai trò của TCQTPN như là một tác nhân tích cực. Hơn thế nữa,<br />
sự có mặt của TCQTPN như một thành viên độc lập trong các diễn đàn quốc tế lớn như LHQ,<br />
Cộng đồng chung châu Âu... đã giúp cho Pháp có được nhiều sự ủng hộ hơn và vì thế tăng thêm<br />
trọng lượng cho tiếng nói của mình trong những quyết sách quan trọng. Đối với vùng Québec –<br />
84<br />
<br />