intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan điểm của triết học Mac-LêNin về vật chất và ý nghĩa phương pháp luận của nó

Chia sẻ: Vũ Đức Tân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

6.702
lượt xem
377
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1: Quan đi m c a tri t h c Mac-LêNin v v t ch t ể ủ ế ọ ề ậ ấ và ý nghĩa phương pháp luận của nó? TL: Để hiểu rõ về quan điểm của tríêt học Mac-Lênin về vật chất thì chúng ta phải tìm hiểu về những quan điểm về vật chất trước Mac + Thời kỳ cổ đại thì các nhà triết học đã đồng nhất vật chất với dạng vật chất cụ thể, như Talet đã cho rằng vật chất là nước… Quan điểm này chỉ mang tính chất trực quan, cảm tính. Nó chỉ có tác dụng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan điểm của triết học Mac-LêNin về vật chất và ý nghĩa phương pháp luận của nó

  1. Câu 1: Quan điểm của triết học Mac-LêNin về vật chất và ý nghĩa phương pháp luận của nó? TL: Để hiểu rõ về quan điểm của tríêt học Mac-Lênin về vật chất thì chúng ta phải tìm hiểu về những quan điểm về vật chất trước Mac + Thời kỳ cổ đại thì các nhà triết học đã đồng nhất vật chất với dạng vật chất cụ thể, như Talet đã cho rằng vật chất là nước… Quan điểm này chỉ mang tính chất tr ực quan, cảm tính. Nó chỉ có tác dụng chống lại CNDT và tôn giáo + Thời kỳ cận đại thế kỷ XVII-XVIII: thời kỳ này thì các nhà triết học đã đồng nhất vật chất với thiọc tính của vật chất, như Niutơn đã cho rằng khối lượng là vật chất… Quan điểm này mang tính chất siêu hình, máy móc. + Quan điểm của triết học Mac-Lênin về vật chất: Lênin cho rằng vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không l ệ thuộc vào cảm giác. Sau đây chúng ta sẽ phân tích nội dung quan điểm của triết học Mac-Lênin về vật chất: + Trước hết vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của con người và không phụ thuộc vào ý thức. Đây chính là nội dung quan trọng nhất của quan điểm về vật chất. Không phải là khi con người ý thức được một cái gì đó thì nó là vật ch ất mà v ật chất là cái đã tồn tại một cách khách quan, như là trước khi các nhà vật lý tìm ra các tia phóng xạ thì chúng đã tồn tại rồi,… + Thứ hai là con người có thể cảm giác được sự tồn tại khách quan của vật chất. Nếu cái gì đó mà con người không thể cảm giác được thì nó không phải là vật chất, vật chất nó luôn tồn tại trước ý thức của con người nhưng con người luôn có thể cảm giác được nó. + Thứ ba là ý thức của con người chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực. Những điều kiện vật chất cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà nó quyết định tới việc hình thành lên ý thức của con người. Trên đây chúng ta đã phân tích những nội dung của quan điểm triết học Mac-Lênin về vật chất, tiếp sau chúng ta sẽ phân tích ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm đó: + Nó đã giải quyết triệt để hai mặt trong một vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. + Khắc phục hạn chế sai lầm của CNDV trước Mác về phạm trù vật chất: bác bỏ phủ nhận quan điểm của CNDT và tôn giáo về vấn đề này. + Nó tạo cơ sở cho các nhà triết học duy vật biện chứng xây dựng quan điểm vật chất trong lĩnh vực đời sống xã hội. Câu 2: Quan điểm của triết học Mac-Lênin về vận động? TL: Để hiểu rõ vể quan điểm của triết học Mac-Lênin về vận động thì chúng ta cần biết được khái niệm thế nào là vận động? Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.
  2. Sau đây chúng ta sẽ phân tích nội dung của khái niệm vận động : + Vận động là phương thức tồn tại của vật chất , là thuộc tính cố hữu của vật chất, có nghĩa là vật chất tồn tại bằng vận động, thông qua vận động để biểu hiện sự tồn tại của mình. Khi chúng ta nhận thức được sự vận động của vật chất là lúc chúng ta biết được bản chất của ý thức. + Vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi mà nó tồn tại vĩnh viễn. Điều này có được là do vật chất là vô tận, vô hạn, không sinh ra không mất đi và vận động là một thuộc tính không thể tách rời vật chất. Nó được thể hiện bằnh đ ịnh luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng năng lượng trong vật lý. + Nguồn gốc của Vận động là do bản than sự vật hiện tượng quy định hay tự thân vận động. Sự tự thân vận động đó được tạo nên bởi sự tác động qua l ại lẫn nhau gi ữa các nhân tố nội tại của bản thân vật chất. Sau đây chúng ta sẽ điểm qua một số hình thức vận động: + Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí các vật thể trong không gian + Vận động vật lý: là vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử,... + Vận động hoá học: là vận động của các nguyên tử, các quá trình hoà hợp và phân giải các chất. + Vận động sinh học: là quá trình trao đổi chất của cơ thể sống với con người. + Vận động xã hội: là sự thay đổi, thay thếcác quá trình xã hội của các hình thái kinh tế xã hội. Giữa các hình thái vận động có trình độ cao thấp khác nhau, chúng ta không thể mang hình thức vận động cao để giải thích cho hình thức vận động thấp hơn. Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở của hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó t ất cả các hình thức vận động thấp hơn. Mỗi sự vật luôn luôn có nhiều hình thức vận động khác nhau nhưng nó chỉ được đặc trưng bởi một hình thức vận động cơ bản mà thôi. Cuối cùng chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa phương pháp luận + Qua sự phân loại các hình thức vận động nó đã đặt cơ sở cho sự phân loại các khoa học tương ứng với đối tượng nghiên cứu của chúng. + Tư tưởng về sự khác nhau về chất và thống nhất của các hình thức vận động cơ bản còn là cơ sở để chống lại khuynh hướng sai lầm trong nhận thức là quy hình thức v ận động cao và hình thức vận động thấp và ngược lại. Câu 3: Quan điểm của triết học Mac-Lênin và nguồn gốc, bản chất của ý thức? TL: Khái niệm của ý thức: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người một cách năng động, sáng tạo. Để biết rõ về quan điểm của triết học Mac-lênnin về ý thức chúng ta cần phải tìm hiểu hai nội dung lớn đó là nguồn gốc và bản chất của ý thức. Đầu tiên ta đi nghiên cứu về nguồn gốc của ý thức: thì nguồn gốc của ý thức được chia làm 2 loại đó là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. - Nguồn gốc tự nhiên: Ý thức là kết quả của quá trình tiến hoá của thuộc tính phản ánh ở mọi dạng vật chất. Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi vật chất. Phản ánh là sự tái tạo nh ững đ ặc điểm của của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác
  3. động qua lại giữa chúng.Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật(vật tác động và vật nhận tác động). Trong quá trình ấy vật nhận tác động bao h cũng mang thông tin của vật tác động. Trong quá trình tiến hoá của thế giới vật chất, các vật thể càng ở bậc thang cao bao nhiêu thì hình thức phản ánh của nó càng phức tạp bấy nhiêu. Hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới vô sinh là những phản ánh vật lý, hoá học, nó là những hình thức phản ánh có tính chất thủ động, chưa có định hướng sự lựa chọn. Hình thức phản ánh sinh học phản ánh đặc trưng cho giới tự nhiên s ống là bước phát triển mới về chất trong sự tiến hóa của các hình thức phản ánh. Phản ứng sinh học thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như: tính kích thích, tính cảm ứng, tính tâm lý. Nhưng những mức độ đó chưa phải là ý thức mà nó chỉ là sự phả ánh có tính chất bản năng do nhu cầu trực tiếp sinh lý cơ thể và do quy luật sinh học chi phối. Ý thức là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực , ý thức là hình thức phản ánh chỉ có ở con người. Như chúng ta biết ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người. Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có bộ óc thôi thì chưa có ý thức. Không có sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đ ến bộ óc thì hoạt động ý thức không thể xảy ra. Như vậy bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. - Nguồn gốc xã hội: Để cho ý thức ra đời những tiền đề nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng không thể thiếu được nhưng lại chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề nguồn gốc xã hội. ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành b ộ óc con người nhờ lao động, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội. Lao động là quá trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của mình, trong đó con người đóng vai trò môi gi ới, đi ều tiết và giám sát trong sự trao đổi vật chất giữa người và tự nhiên. Lao động là hoạt động đặc thù của con người, lao động luôn mang tính tập thể xã hội. Lao động có vai trò : + lao động đã sang tạo ra bản thân con người nhờ có con ngườimà con người có th ể tách ra khỏi thế giới động vật. + Lao động làm hoàn thiện cơ thể con người đặc biệt là bộ óc và các giác quan. + thế giới khách quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động của mình trong quá trình lao động. + Trong lao động đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức . không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại và thể hiện được. Vai trò của ngôn ngữ: + Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi tri thức từ thế hệ này sang thế hệ khác + Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn ,đồng thời là công cụ của tư duy nhằm khái quát hoá, trừu tượng hoá hiện thực. Vậy nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động là thực tiễn xã hội. • Bản chất của ý thức:
  4. Như chúng ta biết ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc c ủa con người một cách năng động, sang tạo. Để hiểu được bản chất của ý thức cần chú ý nhữn nội sung sau: + Ý thức cũng là hiện thực nghĩa là cũng tồn tại, nhưng giũa vật chất và ý thức có s ự khác nhau mang tính đối lập. ý thức là sự phản ánh,cái phản ánh còn vật chất là cái được phả ánh. Ý thức không có tính vật chất. + Ý thức là hình ản chủ quan của thế giới khách quan,nó không phải là hình ảnh vật lý hay hình ảnh tâm lý động vật về sự vật vì Ý thức con người mang tính năng động, sang tạo lại hiện thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội. + Phản ánh ý thức là phản ánh sang tạo. + Quá trình ý thức thống nhất thể hiện ở: Trao đổi thong tin mang tính chất hai chiều, có định hướng, chọn lọc, giữa chủ thể và đối tượng phản ánh Mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khác quan + ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội. Câu 4: Quan điểm của triết học Mac-Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. ĐCSVN đã vận dụng mqh này ntn trong quá trình lãnh đạo công cuộc đ ổi mới.? TL: Để làm rõ quan điểm của triết học Mac-Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức chúng ta cần phải hiểu rõ các khái niệm sau: + Khái niệm vật chất: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại , phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác. + Khái niệm về ý thức : Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người một cách năng động và sáng tạo. Sau đây là nội dung về quan điểm của triết học Mac-Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: + CNDVBC khẳng định ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, nhưng sau khi ra đời thì ý thức có tính độc lập khách quan cho nên nó tác động to lớn tr ở l ại v ật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. vì vậy chúng ta phải tôn tr ọng thực t ế khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của mình. + Ý thức tác động trở lại vật chất theo hai chiều hướng: Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì nó thúc đẩy hoạt đ ộng thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất Còn nó phản ánh không đúng hiện thực khách quan thì nó kìm hãm hoạt động thực tĩên của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất. + Vai trò của ý thức là nói tới vai trò của con người vì ý thức muốn tác động trở lại đời sống hiện thực thì phải thông qua lực lượng vật chất hay thông qua ho ạt đ ộng th ực tiễn của con người, bắt đầu từ khâu nhận thức quy luật khách quan, vận dụng đúng đắn quy luật, có ý chí, phương pháp để tổ chức hành động.
  5. Sau đây chúng ta sẽ nói về ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Như trên chúng ta biết là ta phải tôn trọng khách quan, tức là tôn trọng tính khách quan của vật chất, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan của ý thức, tức là phát huy vai trò tích cực của con người. Do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan , lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Sự vận dụng của ĐCSVN vào công cuộc đổi mới: Trong quá trình đổi mới mọi chủ trương chính sách của đảng đều phải xuất phất từ đời sống vậy chất, từ thực tế khách quan thì mới sát hợp với cuộc sống và mới có tác dụng. Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá, Đảng chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực trong cả nước và ngoài nứơc, đặc biệt là nguồn l ực toàn dân vào công cuộc đổi mới”. Như vậy phải phát huy năng lực sáng tạo và s ức chi ến đ ấu c ủa Đảng và phát huy sức mạnh toàn dân, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nứoc tar a khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Câu 5: Quan điểm của triết học Mac-Lênin về bản chất của nhận thức? TL: Để hiểu rõ quan điểm của triết học Mac-Lenin về nhận thức chúng ta hãy điểm qua những quan điểm của các nhà triết hịc trước Mác về nhận thức: Xuất phát từ ý niệm phủ nhận tính khách quan của vật chất thì chủ nghĩa duy tâm ch ủ quan cho rằng nhận thức chính là sự phức hợp của các cảm giác của con người. Còn theo chủ nghĩa duy tâm khách quan thì nhận thức chính là sự “hồi tượng lại” linh hồn bất tử về ”thế giới các ý niệm” mà nó đã từng chiêm ngưỡng được nhưng mà lãng quên hoặc cho rằng nhận thức là sự “ tự ý thức về mình của ý niệm tuyệt đối ”. Khác với chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan về nhận thức thin những người theo chủ nghĩa hoài nghi cho rằng nhận thức chính là trạng thái hoài nghi về sự vật và biến sự nghi ngờ về tính xác thực của tri thức thành một nguyên t ắc nhận thức. Đến thời kỳ cận đại nguyên tắc này đã phủ nhận khả năng nhận thức của con người hoặc hạn chế ở cảm giác bề ngoài của sự vật. Đối lập với họ là chủ nghĩa duy vật đã thừa nhận khả năng nhận thưc của con người và cho rằng nhận thức chính là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người.Tuy nhiên do sự hạn chế của tính trực quan, siêu hình, máy móc của chủ nghĩa duy vật trước Mác cho rằng nhận thức là sự phản ánh trực quan đơn giản, là bản sao chép nguyên xi trạng thái bất động của sự vật. Họ vẫn chưa thấy vai trò thực ti ễn đối với nhận thức. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm về nhận thức theo quan điểm của triết học Mac-lênin: Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động , sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn. Tiếp theo chúng ta sẽ đi phân tích bản chất của nhận thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: + Một là thừa nhận đối tượng nhận thức là hiện thực khách quan tồn tại độc lập với ý thức của con người.
  6. + Hai là khẳng định con người có khả năng nhận thức được hiện thực khách quan. Coi nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, là hoạt động tìm hiểu khách thể của chủ thế. Không có cái gì là con người không nhận thức được chỉ có cái là con người chưa nhận thức được nhưng có thể nhận thức được. + Ba là khẳng định nhận thức là một quá trình biện chứng, tích cực , tự giác và sáng tạo. Quá trình phản ánh ấy diễn ra theo một trình tự từ chưa biết đ ến biết, t ừ biết ít đ ến biết nhiều, đi từ hiện tượng đến bản chất và từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn. + Bốn là coi thực tiễn là cơ sở trực tiếp và chủ yếu nhất hình thành nên quá trình nhận thức. Thực tiễn là động lực, mục đích của nhận thức, là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Câu 6:Quan điểm của triết học Mac-Lênin về thực tiễn và vài trò của thực tiễn đối với nhận thức. ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm này. TL: Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số khái niệm: + Khái niệm về nhận thức: Nhận thức chính là sự phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người một cách tích cực, năng động, sang t ạo, trên cơ sở của thực tiễn. + Khái niệm về thực tiễn: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất của con người mang tính lịch sử, xã hội nhằm cải tạo tự nhiên theo yêu cầu của đời sống con người. Thực tiễn rất đa dạng với nhiều hình thức ngày càng phong phú nhưng có ba hình th ức cơ bản là : + Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực tiễn .Chính là hoạt động con người sử dụng các công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra những của cải và điều kiện thiết yếu để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình và xã hội. + Hoạt động chính trị xã hội: là hoạt động của các tổ chức người khác nhau trong xã hội nhằm cải thiện mối quan hệ để phát triển xã hội. + Hoạt động thực nghiệm khoa học: là một hình thức đặc biệt của thực tiễn.là hoạt động thí nghiệm, thực nghiệm bằng các phhương tiện vật chất của khoa học, hoạt động này thíc đẩy quá trình nhận thức cuả con người về thế giới khách quan, góp phần nâng cao đời sống của con người. Các hình thức hoạt động thực tiễn ra đời tuần tự theo sự phát triển cảu xã hội loài người; nhưng trong một giai đoạn củ thể của lịch sử , nhất là giai đoạn hiện nay thì cả ba hình thức hoạt động đồng thời và đan xen lẫn nhau trong đó hoạt động chính trị xã hội là cao nhất. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: + Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức: nó được thể hiện ở những điểm sau: Loài vật cũng phản ánh thế giới khách quan, nhưng thông qua cảm giác cho nên nó chỉ phản ánh được cái vẻ bề ngoài và thụ động. Con người cũng phản ánh thế giới khách quan nhưng thông qua lao động tức là nhận thức được cái bản chất. Cho nên th ực ti ễn có vai trò quyết định nhất khẳng định chỉ có con người mới có khả năng nhận thức.
  7. Đối tượng nhận thức chính là thế giới khách quan, nhưng nó không tự bộc lộ thuộc tính của nó, nó chỉ bộc lộ khi con người tác động vào nó. Cho nên thực tiễn là cơ sở tr ực tiếp hình thành nên quá trình nhận thức. Hiện thực khách quan thì luôn vận động không ngừng, do vậy muốn nhận thức kịp thì không còn cách nào khác là phải thông qua hoạt động thực tiễn. Cho nên nhận thức chính là động lực để cho con người có thể nhận thức được thế giới khách quan. + Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Chúng ta phải tự đặt cho mình câu hỏilà nhận thức để làm gì? Nhận thức là để cải tạo thế giới tự nhiên phục vụ cho bản thân do vậy nhận thức phải thong qua thực tiễn, hay thực tiễn chínhlàmục đích của nhận thức. Nhận thức để áp dụng vào hiện thực và cải tạo hiện thực. + Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý: Thực tiễn là cơ sở, là ngồn gốc là động lực của nhận thức hình thành nên quá trình nhận thức cho nên việc kiểm tra sự đúng đắng của tri thức là phải dựa vào thực tiễn, chứ ko phải theo lối lập luận chủ quan. Thực tiễn chính là thước đo của những tri thức đã đạt được trong quá trình nhận thức. Đồng thời nhận thức không ngừng bổ sung, sửa chữa, phát triển và hoàn thiện nhận thức. Cuối cùng ta trình bày ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm : Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức đòi hỏi chúng ta luôn luôn quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, lấy thực tiễn làm cơ sở, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Việc nghiên cứu lý luận phải lien hệ với thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Nếu xa rời th ực ti ễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí , giáo điều, máy móc, quan liêu. Ngược lại nếu tuyệt đối hoá tin vào thực tiến sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng. Câu 7: Quan điểm của Mac-Lênin về con đường biện chứng của quá trình nhận thức. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận j? TL: Khái niệm nhận thức: Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người một cách tích cưc, năng đ ộng, sáng tạo trên c ơ s ở thực tiễn Theo Lênin “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy tr ừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của s ự nh ận thức thực tại khách quan ”. Trong đó trực quan sinh động chính là nhận thức cảm tính, còn tư duy trừu tượng là nhận thức lý tính. - Nhận thức cảm tính: Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, con người nhận thức hiện th ực khách quan thông qua các giác quan của con người. Cấp độ này thể hiện qua 3 hình thức t ừ thấp đến cao: + Cảm giác: là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức hiện thực khách quan, đó chỉ là vài hình ảnh đơn lẻ tác động vào các giác quan của con người. + Tri giác: là hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật, là sự tổng hợp các cảm giác nhưng có hệ thống , đầy đủ hơn phong phú hơn.
  8. + Biểu tượng: là hình thức phản ánh cao nhất, là bước nhảy vọt trong nhận thức cảm tính, có tính gián tiếp: là hình anh được tái tạo, lưu giữ khi đối tượng khách th ể không còn tác động trực tiếp vào giác quan của chủ thể. Đặc trưng của nhận thức cảm tính: + Nhận thức cảm tính là phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ th ể nhận thức. + Là sự phản ánh bên ngoài, phản ánh cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất. - Nhận thức lý tính: Đây là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, trên cơ sở thong tin c ủa quá trình nh ận thức cảm tính đem lại.Ngoài ra dựa vào năng lực, khái quát hoá, trừu tượng hoá của chủ thể nhận thức mà hình thành nên nhận thức mới về sự vật một cách khái quát hơn , bản chất hơn, đầy đủ hơn. Nhận thức lý tính thể hiện thông qua ba hình thức: + Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh đặc tính bản chất của sự vật. Khái niệm là sự phản ánh tổng hợp về một lớp sự vật, nó là cơ sở , tiền đề cho tư duy trừu tượng, là phương thức tồn tại tri thức của con người. + Phán đoán: là hình thức tư duy liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hoặc phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của sự vật. Có ba hình thức phán đoán là : phán đoán đơn nhất, phán đoán đặc thù, phán đoán phổ biến. + Suy luận: là hình thức tuy duy liên kết các phán đoán lại với nhau đ ể rút ra tri th ức mới. Đây là hình thức cao nhất trong quá trình nhận thức của con người. Có hai loại suy luận: suy luận quy nạp đi từ cái riêng đến cái chung, suy luận diễn dịch là đi từ cái chung đến cái riêng Đặc trưng của giai đoạn nhận thức lý tính là: + Là quá trình nhận thức gián tiếp sự vật + Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật Tóm lại trong quá trình nhận thức cả nhận thức cảm tính và lý tính đều quan trọng, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Còn không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật. - Nhận thức quay về thực tiễn: Nhận thức phải quay về thực tiễn là vì: + Mục đích của nhận thức là phục vụ thực tiễn cải tạo hiện thực. + Thực tiễn có vai trò , thước đo, kiểm nghiệm tri thức vừa nhận đc trong qt nhận thức. + Hiện thực khách quan luôn vận động biến đổi, để bổ sung tri thức thì không còn cách nào khác là thông qua thực tiễn. Như vậy quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn tậo nên một vòng khâu hiểu biết một giai đoạn của sự vật, quá trình này diễn ra lien tục mà vòng khâu sau khái quát hơn, đầy đủ hơn vòng khâu trước- đó là con đường biệc chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thưc tại khách quan.Như vậy thực tiễn vừa là điểm đầu vừa là điểm cuối của qúa trình nhận thứcqúa trình nhận thức như là những vòng khâu nối tiếp vô tận.
  9. Câu 8: Phân tích nội dung quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ của LLSX. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới ĐCSVN đã vận dụng quy luật này như thế nào? TL: Để trả lời câu hỏi này ta sẽ điểm qua một số khái niệm sau: + Phương thức sản xuất: là cách thức con nguời thực hiện trong quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. + Lực lượng sản xuất: là biểu thị mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất. + Quan hệ sản xuất : là biểu thị mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. + Tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất: Trình độ phát triển của LLSX là khả năng chinh phục tự nhiên của con người trong các giai đoạn lịch sử. Nó đánh dấu bằng trình độ của các công cụ lao động. Sau đây là nội dung của quy luật QHSX phải phù hợp với trình độ của LLSX: - Sự vận động và phát triển của LLSX quyết định và làm thay đổi QHSX phù hợp với nó: + Mỗi PTSX ra đời chính là sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX. Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là một trạng thái mà trong đó QHSX là “ hình thức phát triển ” của LLSX. Trong trạng thái đó tất cả các mặt c ủa QHSX đều “ toạ địa bàn đay đủ ” cho LLSX phát triển. lúc đó nó là c ơ sở cho LLSX phát triển hết khả năng của nó.s + Khi LLSX phát triển đến một trình độ nhất định nó làm QHSX từ phù hợp trở thành không phù hợp, đó là trạng thái mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX nếu quan hệ này càng gay gắt thì QHSX trở thành xiềng xích cho sự phát triển của LLSX. + Song do yêu cầu khách quan của sự phát triển của LLSX thì QHSX cũ sẽ bị thay th ế bởi một QHSX mới để tạo đk cho LLSX phát triển, khi đó PTSX cũ mất đi hình thành PTSX mới. - QHSX cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của LLSX: + QHSX không phụ thuộc hoàn toàn vào LLSX mà nó quy định mục đích của sản xuất, có tác động tới thái độ của người lao động, đến tổ chức phân công lao động xã hội,… nên từ đó nó tác động tới sự phát triển của LLSX. + Nếu QHSX phù hợp với LLSX thì nó là động lực thúc đẩy sự phát triển LLSX, ngược lại nếu QHSX lạc hậu hơn, hay tiên tiến hơn một cách giả toạ thì nó kìm hãm sự phảt triển của LLSX. + Tuy nhiên việc giải quyết mối quan hệ giữa LLSX và QHSX không phải đơn giản mà phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con người, trong xã hội có giai cấp thì phải thông qua đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội. Tóm lại quy luật này là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại qua các chế độ xã hội, làm cho xã hội loài người thay thế lẫn nhau từ thấp đến cao từ CSNT tới CHNL tới PK tới TBCN rồi XHCN. Cuối cùng là sự vận dụng của đảng trong công cuộc lãnh đạo đổi mới đất nước:
  10. LLSX quyết định QHSX vì vậy đảng ta trong quá trình đổi mới đã cố gắng thiếp lập, xây dựng QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX của đất nước để cho kinh tế phát triển. Đại hội Đảng IX chỉ rõ: ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng QHSX phù hợp theo định hướng XHCN. Xuất phát từ nên kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, lao động thủ công mà đi lên CNXH chưa có nền đại công nghiệp, do đó phài tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất. Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực thì thật là khó khăn cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài và nhi ều chặng đường. Vận dụng quy luât sự phù hợp này đảng ta chủ trường thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hang hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Câu 9: Phân tích quan điểm của triết học Mac-Lênin về sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đ ổi mới ĐCSVN đã vận dụng quan điểm này NTN? TL: Để hiểu rõ quan điểm của triết học Mac-Lênin về vấn đề này ta phải làm rõ khái niệm thế nào là hình thái kinh tế xã hội: Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù c ủa ch ủ nghĩa duy vật lịch sử, dung để chỉ xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy. Sau đây ta sẽ đi phân tích nội dung của quan điểm: Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, điều này được thể hiện ở những điểm sau: + Xã hội phát triển qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn lịch sử nhất định là một hình thái kinh tế xã hội đặc trưng. + Sự vận động thay thế các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử do các quy luật khách quan chi phối, đó là các quy luật : quy luật quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất, quan hệ cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng,…Chính nhờ sự tác động qua lại l ẫn nhau giữa các quy luật khách quan này mà các hình thái kinh tế xã hội phát triển từ thấp đến cao. + Nguồn gốc sâu xa của sự vận động và phát triển của xã hội chính là sự phát triển của lựclượng sản xuất.Chính sự phát triển của LLSX đã quyết định làm thay đổi QHSX, rồi QHSX lại làm thay đổi kiến trúc thượng tầng thay đổi theo nó và do đó hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế bằng một hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn và tiến bộ hơn. + Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế xã hội phát triển từ thấp đến cao, đó là quy luật phát triển chung của nhân loại. Tuy nhiên con đường phát triển của mỗi dân tộc ko những bị chi phối bởi những quy luật chung mà nó còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá,…Do đó có những dân tộc có thể bỏ qua một vài hình thái kinh tế xã hội nào đó thấp hơn để tiến lên một hình thái ktxh cao hơn. Ví dụ như ngay đất nước chúng ta đã bỏ qua hình thái kinh tế TBCN để tiến lên hình thái kinh tế CSCN.
  11. Cuối cùng ta sẽ nói về sự vận dụng quan điểm này của ĐCSVN vào trong công cuộc đổi mới đất nước: + Việc lựa chọn con đường tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là một quá trình t ự nhiên: Trong chính cương vắn tắt và sách lựoc vắn tắt, luận cương đ ầu tiên c ủa đ ảng ta đã khẳng định “ con đường cách mạng VN nhất định phải đi tới CNXH bỏ qua thời kỳ TBCN ”. Qua các thời kỳ cách mạng từ khi thành lập, Đảng ta luôn kằng định chân lý “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu khách quan phù hợp với ý chí và nguyện vọng của nhân dân ta ”. + Kết hơp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với chính trị và các mặt khác của đ ời s ống XH. Trong mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị thì đổi mới kinh t ế được giữ vai trò trung tâm, đồng thời thúc đẩy đổi mới trong các mặt khác của đ ời sống xã hội, quan điểm đó luôn được khằng định trong các cuộc đại hội Đảng VI,VII,VIII, IX . Đại hội đảng IX đã đưa ra cơ cấu nền kinh tế 6 thành phần: nhà nước, tập thể, tư bản tư nhân , tư bản nhà nước, cá thể tiểu chủ ở nông thôn và thành thị, có vốn đầu tư nước ngoài. Đi đôi với phát triển kinh tế là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước, phải không ngừng đ ổi mới hệ thống chính trị nâng cao vai trò lãnh đạo sức chiến đấu của Đảng. + Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN: Kinh tế thị trường là thành tựu chung của văn minh nhân loại, đồng thời là đ ộng l ực mạnh mẽ thúc đẩy LLSX phát triển Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCn vừa phù hợp với xu hương phát triển chung của nhân loại vừa phù hợp với yêu cầu phát triển LLSX c ủa nước ta, với yêu cầu xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với hội nhập kinh tế. + Công nghiệp hoá và hiện đại hoá với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta: Vận dụng quy luật QHSX phù hợp với LLSX thì đại hội đảng IX đã chỉ rõ: ưư tiên phát triển LLSX đồng thời xây dựng QHSX phù hợp với định hướng XHCN. Đảng chỉ rõ quan hệ giữa phát triển kinh tế, xã hội với phát triển khoa học công nghệ vì sự phát triển khoa học công nghệ sẽ phát triển nhanh LLSX nhằm nâng cao năng suất lao động. Đảng nhận định đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Câu 10: Quan điểm của triết học Mac-Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này? TL: Để hiểu được vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử thì ta đi làm rõ các khái niệm sau: + Khái niệm quần chúng nhân dân: là bộ phận có cùng chung l ợi ích căn bản, bao gồm những thành phần, tầng lớp và những giai cấp, lien kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một các nhân, tổ chức hay đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.
  12. + Khái niệm vĩ nhân: là cá nhân kiệt xuất, trưởng thành từ phong trào quần chúng, nắm bắt được nững vấn đề căn bản nhất trog một lĩnh vực nhất đ ịnh c ủa thực ti ễn và lý luận ( kinh tế, chính trị, khoa hoc,….) Sâu đây là nội dung của quan điểm triết học M-L về vai trò của QCND: Quần chúng nhân dân chính là chủ thế sáng tạo chân chính ra lịch sử,bởi mọi lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con người chỉ được chứng minh thông qua sự tiếp thu và hoạt động của QCND, điều đó được thể hiện qua ba nội dung như sau: + QCND là LLSX cơ bản của xã hội, sản xuất ra của cải vật chất, là cơ s ở tồn t ại và phát triển của xã hội. Con người muốn tồn tại phải có các đk vật chất cần thiết,mà những nhu cầu đó chỉ có thể đáp ứng thông qua sản xuất. LLSX cơ bản là QCND lao động bao gồm cả lao động chân tay và lao động chí óc. + QCND là động lực cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội: Lịch sử đã chứng minh rằng không có cuộc chuyển biến cách mạng nào mà không là hoạt động đông đ ảo c ủa QCND. Họ là lực lượng cơ bản của cách mạng quyết định sự thắng lợi của cách mạng. Cách mạng chính là sự nghiệp của quần chúng, nguồn gốc của các cuộc cách mạng là do sự phát triển của LLSX , từ đó dẫn đến mâu thuẫn giữa các QHSX, nghĩa là nguyên nhân bắt đầu từ hoạt động sản xuất cảu nhân dân. Do đó QCND là động lực của các cuộc cm. + QCND là người sang tạo ra các giá trị văn hoá tinh thần: QCND đóng vai trò to l ớn trong sự nghiệp phát triển của khoa học , nghệ thuật, văn học,.. Tóm lại xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt đ ộng tinh thần QCND luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử. Tuy nhiên vai trò chủ thể c ủa QCND còn tuỷ thuộc vàođk lịch sử cụ thể và trình độ nhận thức của QCND. Cuối cùng là ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm trên: + Phê phán các quan điểm duy tâm và siêu hình về vấn đề này: Theo quan điển duy tâm thì ý thức, quyết tâm của con người quyết định sự phát triển của xã hội, điều này là không đúng. Còn theo quan điểm siêu hình thì nó đề cao vai trò của vĩ nhân, nó quan niệm chỉ cần có 1 vĩ nhân giỏi là đủ để cho xã hội phát triển, điều này cũng ko đúng vì nếu chỉ có 1 mình vĩ nhân sẽ ko làm được gì mà phải cần có sự tham gia của QCND + Phải quán triệt bài học lấy dân làm gốc vì nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử + Chống tệ sùng bái các nhân Câu 11: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hộivà ý thức xã hội. ĐCSVN đã vận dụng quan điểm này ntn trong công cuộc đổi mới? TL: Để hiểu rõ mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ta làm rõ các khái niệm sau: + Khái niệm tồn tại xã hội: là sinh hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. + Khái niệm ý thức xã hội: là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống… của một cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
  13. Sau đây là nội dung của mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức Xh: - YTXH phản ánh TTXH, do TTXH quyết định: + TTXH quyết định sự ra đời của YTXH, TTXH như thế nào thì YTXH như thế ấy, YTXH là sự phản ánh của TTXH và phụ thuộc vào TTXH. + TTXH quyết định sự thay đổi của YTXH, khi TTXH thay đổi thì YTXH cũng thay đổi theo. + TTXH phức tạp thì YTXH cũng phức tạp vì YTXH là sự phản ánh của TTXH - YTXH có tính độc lập tương đối so với TTXH: + YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH: nó thể Ý thức xã hội có sau nên không phản ánh kịp sự thay đổi của TTXH Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũngnhư do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái YTXH. Do vấn đề lợi ích: Do giai cấp thống trị cố níu kéo YTXH cũ để bảo vệ lợi ích c ủa chính mình. + YTXH có thể vượt trước TTXH: Trong những đk nhất định tư tưởng của con người, đặc biệtlà những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của TTXH, dự báo tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. + YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của mình: Kế thừa trong sự phát triển của YTXH thể hiện những quan điểm , lý luận của mỗi thời đại đều dựa trên cơ sở lý luận của thế hệ trước. Đó chính là hình thức kế thừa từ XH trước để lại Ngoài ra còn kế thừa những tư tưởng, lý luận từ bên ngoài. - Sự tác động qua lại giữa các hình thái YTXH trong sự phát triển của chúng: Có các loại hình ý thức xã hội: ý thức chính trị , ý thức pháp quy ền, ý th ức đ ạo đ ức, ý thức khoa học, ý thức nghệ thuật, ý thức tôn giáo. Mỗi hình thái YTXH phản ánh một mặt, một đối tượng nhất định, một phạm vi nhất định của TTXH Tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử mà có hình thái YTXH nào đó nổi lên hàng đ ầu và tác đ ộng mạnh mẽ lên các hình thái khác tạo nên sự phát triển không đồng nhất với TTXH - YTXH tác động trở lại TTXH Sự tác động đó thể hiện theo hai khuynh hướng đối lập nhau: tư tưởng khoa học và tiến bộ góp phần thúc đẩy TTXH phát triển.Nếu YTXH lạc hậu thì sẽ kìm hãm sự phát triển của TTXH. Cuối cùng là sự vận dụng của Đảng: Vận dụng quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã h ội thì mọi chính sách đường lối của đảng luôn lắm vững tư tưởng đó, cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới phải tiến hành trên cả hai mặt TTXH và YTXH. Đảng chỉ rõ: một mặt coi trọng cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá, phát huy vai trò tích cực của đời sống tinh thần với quá trình phát triển kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đ ại hoá đ ất n ước; mặt khác phải tránh tái phạm sai lầm chủ quan duy ý chí trong việc xây dựng văn hoá, xây dựng con người mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2