Quan hệ song phương Nga – Nhật Bản từ 2014 đến nay
lượt xem 3
download
Bài viết "Quan hệ song phương Nga – Nhật Bản từ 2014 đến nay" với hi vọng sẽ đóng góp thêm vào lĩnh vực nghiên cứu về quan hệ đối ngoại giữa Nhật Bản và các quốc gia trên thế giới trong thế kỷ 21. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quan hệ song phương Nga – Nhật Bản từ 2014 đến nay
- QUAN HỆ SONG PHƯƠNG NGA – NHẬT BẢN TỪ 2014 ĐẾN NAY Huỳnh Quốc Vương* Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Đăng Khoa TÓM TẮT Nga và Nhật Bản, hai quốc gia với một lịch sử quan hệ phức tạp và đầy thách thức, đã chứng kiến những biến đổi đáng kể trong mối quan hệ song phương từ đầu thế kỷ đến nay. Dù tồn tại nhiều vấn đề căng thẳng như tranh chấp quần đảo Kuril và sự ủng hộ của Nhật Bản cho Ukraine trong cuộc xung đột giữa Moskva và Kyiv vào năm 2021 (Chang, F. K. 2022), nhưng nhìn chung, quan hệ hợp tác giữa hai nước vẫn đang tiếp tục phát triển. Bằng việc áp dụng phương pháp lịch sử - logic cùng với phương pháp phân tích quan hệ quốc tế, bài viết này cố gắng mô phỏng và mô tả sự biến động trong mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2014 – nay. Qua đó, hy vọng rằng bài viết sẽ đóng góp thêm vào lĩnh vực nghiên cứu về quan hệ đối ngoại giữa Nhật Bản và các quốc gia trên thế giới trong thế kỷ 21. Từ khóa: Quan hệ song phương Nga – Nhật Bản, Lịch sử quan hệ Nga – Nhật Bản, Hợp tác Nga – Nhật Bản, Tranh chấp quần đảo Kuril. 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản bị đánh bại và kiểm soát bởi quân đội Mỹ. Trong bối cảnh này, Liên Xô đã tận dụng cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của mình tại châu Á và phản đối việc Mỹ giành quyền kiểm soát Nhật Bản. Chính vì thế, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Liên Xô vẫn tiếp tục bị căng thẳng do sự đối đầu trong khu vực châu Á đến khi Liên Xô tan rã. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Nga đã có những cải thiện đáng kể. Các cuộc đàm phán và thỏa thuận giữa hai nước đã được thực hiện để tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư. Ngoài ra, hai nước cũng đã thực hiện nhiều hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ và văn hóa. Mặc dù vẫn còn một số mâu thuẫn và tranh cãi như vấn đề tranh chấp quần đảo Kuril hay việc Nhật Bản ủng hộ cho Ukraine trong cuộc xung đột quân sự giữa Moskva và Kyiv vào năm 2021, nhưng mối quan hệ giữa Nhật Bản và Nga tiếp tục được phát triển như là một xu hướng không thể tránh khỏi. Do đó, bằng việc sử dụng phương pháp lịch sử - logic cùng với phương pháp phân tích quan hệ quốc tế, tác giả sẽ cố gắng phục dựng và mô tả khách quan, trung thực về quá trình hợp tác (xen lẫn với xung đột) giữa Moskva và Tokyo từ năm 2014 đến nay, khi mà mối quan hệ này bắt đầu chịu những tác động đáng kể từ những diễn biến xấu tại Ukraine. 2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ NGA VÀ NHẬT TỪ 2014 ĐẾN NAY 2.1 Chính trị - ngoại giao và an ninh Trong thời kỳ này, mối quan hệ Nga và Nhật luôn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố toàn cầu. Trong số đó, nổi bật nhất là tình trạng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, và cũng như tình hình chính trị không ổn 2060
- định tại Trung Đông. Trước đó, vào năm 2014, Nga bị áp đặt lệnh trừng phạt quốc tế sau khi nước này có hành động trưng cầu dân ý và sát nhập bán đảo Krym của Ukraine vào lãnh thổ Nga (Tran, D. T. 2015), khiến cho quan hệ giữa Nga và Nhật Bản bị ảnh hưởng. Vào năm 2014, Nga sử dụng lực lượng quân sự để chiếm đóng và sát nhập bán đảo Krym, khiến cho các nước phương Tây, trong đó có Nhật Bản và Mỹ, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị đối với Nga. Sự căng thẳng giữa Ukraine và Nga đã gây ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản, đặc biệt trong các lĩnh vực kinh tế và an ninh. Nhật Bản đã thể hiện sự quan ngại về việc Nga vi phạm chủ quyền của Ukraine và lên án các hành động của Nga tại Krym. Nhật Bản cũng đã gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga, bao gồm cấm vận hàng hải và đóng cửa các nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Ở chiều hướng ngược lại, Nhật Bản đã luôn tìm cách cải thiện mối quan hệ giữa Nga và Nhật nhằm giảm độ phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh ở châu Á – Thái Bình Dương đang ngày càng có chiều hướng leo thang. Việc này giúp Nga và Nhật củng cố mối quan hệ chính trị và an ninh của họ. Theo đó, vào năm 2018, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã tới Moscow và hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trọng tâm của cuộc gặp là thúc đẩy giải quyết tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng thập kỷ và tiến tới mục tiêu ký kết hiệp ước hòa bình giữa hai nước. Từ đó, giảm bớt căng thẳng của cả hai trong vấn đề lãnh thổ (Linh, Long, 2019). Thế nhưng trước đó năm 2016, Nga đã triển khai tên lửa phòng không trên đảo Etorofu, làm tăng căng thẳng giữa hai quốc gia. Hơn nữa, Nga tiếp tục tăng cường quân đội tại quần đảo Nam Kuril, gây ra sự phản đối từ Nhật Bản. Ngoài ra, Nga cũng đã đặt tên cho các đảo và các địa danh trên quần đảo bằng tên tiếng Nga, làm tăng sự căng thẳng giữa hai bên. Ngày 15/12 cùng năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 2 ngày tới Nhật Bản (15-16/12), với một chương trình nghị sự đáng chú ý là các cuộc gặp gỡ thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong cuộc gặp gỡ hai nước thúc đẩy tiến trình đàm phán về việc ký kết một bản Hiệp ước hòa bình giữa hai nước, trong đó ưu tiên giải quyết quan hệ tranh chấp kéo dài đối với quần đảo mà Nga gọi là Nam Kuril còn Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc trên Thái Bình Dương – mà từ lâu đã được coi là "cái gai" trong quan hệ hai nước. Năm 2018, Nga và Nhật Bản đã tiếp tục đàm phán về vấn đề này. Năm 2019, trong tháng 1 cùng năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có cuộc gặp tại Moscow nhằm thúc đẩy quan hệ song phương và đàm phán về các vấn đề thường trực. Tuy nhiên, trong cuộc gặp này, hai bên không đưa ra được bất kỳ tiến triển nào về vấn đề Nam Kuril. Tổng thống Putin khẳng định rằng Nga vẫn duy trì quan điểm của mình đối với chủ quyền của quần đảo này, trong khi đó Thủ tướng Abe cũng nhấn mạnh rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục đòi lại quyền kiểm soát các đảo này. Sau cuộc gặp này, vào tháng 6 năm 2019, các quan chức cao cấp của Nga và Nhật Bản đã có cuộc đối thoại tại Moscow nhằm thảo luận về các vấn đề liên quan đến quan hệ đôi bên, bao gồm cả vấn đề Nam Kuril. Tuy nhiên, cuộc đối thoại này cũng không đưa ra được bất kỳ tiến triển nào về vấn đề này. Kết quả, đàm phán không đạt được tiến bộ lớn và cuối cùng đã thất bại vào năm 2019. Các cuộc đàm phán sau đó cũng không đạt được thỏa thuận giải quyết vấn đề lãnh thổ. Liên quan đến vấn đề quần đảo Kuril, mặc dù quan hệ giữa Nga và Nhật Bản có những cải thiện nhất định trong những năm qua, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức trong việc hợp tác an ninh và quân sự giữa hai nước. Một trong những khó khăn chính là tranh chấp lãnh thổ tại quần đảo Kuril. Nhật Bản cho rằng các đảo này là của họ và yêu cầu Nga trả lại. Tuy nhiên, Nga không đồng ý và cho 2061
- rằng các đảo này là của Nga. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ này đã kéo dài trong nhiều năm và gây ra căng thẳng giữa hai nước. Ngoài ra, về mặt chính trị Nhật Bản là đồng minh truyền thống của Mỹ và được bảo vệ bởi hiệp định an ninh Mỹ-Nhật, trong khi Nga có mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc. Sự can thiệp này dẫn đến sự phân chia và mâu thuẫn trong việc hợp tác an ninh và quân sự giữa hai nước. Vào năm 2021, vấn đề lãnh thổ Nam Kuril vẫn là một trong những thách thức đối với quan hệ giữa Nga và Nhật Bản. Trong tháng 1 năm 2021, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã có cuộc đối thoại trực tuyến để thảo luận về các vấn đề song phương, bao gồm cả vấn đề Nam Kuril. Tuy nhiên, cuộc đối thoại này không đưa ra được bất kỳ tiến triển nào về vấn đề lãnh thổ Nam Kuril. Nhìn chung, Nhật Bản luôn có xu hướng muốn tăng cường hợp tác với Nga nhưng việc là một đồng minh thân cận của Mỹ (đối thủ của Nga), vấn đề xung đột ở Ukraine và tình hình tranh chấp ở quần đảo Kuril đã trở thành một trong những rào cản trong việc thúc đẩy mối quan hệ này có những bước tiến đáng chú ý hơn nữa, đặc biệt là trong giai đoạn từ 2014 – nay. 2.2 Kinh tế Từ những năm 2000 sau khi Nga có những thay đổi về chính trị thay thế nhà nước Liên Xô thì mối quan hệ Nga và Nhật cũng có những chuyển biến mới, nổi bật nhất là cả hai bên chủ động cải thiện mối quan hệ bằng sự hợp tác kinh tế và có những thành tựu đáng kể. Từ năm 2014 đến nay, hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Nga và Nhật Bản đã có những tiến triển đáng kể. Các doanh nghiệp của hai nước đã tìm kiếm cơ hội hợp tác chặt chẽ hơn trong nhiều lĩnh vực như dầu khí, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, chế tạo ô tô, đóng tàu và xây dựng. Điển hình như, vào năm 2016, Nhật Bản đã ký kết một thỏa thuận với Nga về việc phát triển các dự án năng lượng tại Siberia, trong khi đó, Nga cũng đã tăng cường hợp tác với các công ty Nhật Bản trong lĩnh vực khí đốt. Trong lĩnh vực dầu khí, Nhật Bản không chỉ đầu tư vào ngành dầu khí của Nga thông qua việc mua lại cổ phần của một số công ty dầu khí lớn như Rosneft và Novatek, mà còn đóng góp vào việc phát triển các dự án khai thác dầu khí mới tại Nga. Điều này được thể hiện qua việc công ty dầu khí Nhật Bản Inpex tham gia vào dự án khai thác khí đốt ở mỏ Yurubcheno-Tokhomskaya tại Siberia với khoản đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD. Ngoài ra, hai nước cũng đã có những bước tiến trong lĩnh vực giáo dục và hợp tác khoa học công nghệ. Mặc dù quan hệ kinh tế giữa hai nước có những thành tựu đáng kể, nhưng kể từ năm 2014, Nga đã bị áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía Mỹ châu Âu sau khi xảy ra vụ việc Krym, dẫn đến việc hạn chế các hoạt động kinh tế của Nga. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến 2018, Nga và Nhật đã nỗ lực củng cố mối quan hệ kinh tế của họ, hai nước đã tái khẳng định tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư (Nga, N. H. 2021). Vào năm 2019, sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đã dẫn đến cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế toàn cầu. Trong đó, đại dịch COVID-19 và chính sách đối ngoại của các quốc gia khác cũng đã ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản. Nhưng hai nước đã cùng nhau tham gia vào nhiều tổ chức khu vực và quốc tế để giải quyết các vấn đề toàn cầu và phát triển kinh tế. Đến năm 2022, chiến tranh xung đột Nga – Ukraine một lần nữa diễn ra và tình hình chính trị, kinh tế thế giới bị ảnh hưởng rất lớn. Thế nhưng, bất chấp tác động của các lệnh trừng phạt quanh cuộc chiến tranh Ukraine, kim ngạch thương mại giữa Nga và Nhật Bản trong 2022 đã tăng 2%, lên 365.18 nghìn tỷ yên, so với cùng kỳ năm ngoái, bất chấp tác động của các lệnh trừng phạt. Yếu tố chính trong sự tăng trưởng của kim ngạch thương mại là sự gia tăng giá năng lượng toàn cầu. Do đó, khối lượng nhập khẩu của Nhật Bản từ Liên bang Nga 2062
- về giá trị tăng ngay lập tức 35%, lên 1,82 nghìn tỷ yên (khoảng 13,89 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái hiện tại), so với cùng kỳ năm ngoái. Nga là một trong những nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm khoảng 9% tổng lượng nhập khẩu loại nhiên liệu này. Sự gia tăng đáng chú ý về giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đã bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu sang Nga 30,7%, xuống còn khoảng 540 tỷ yên (khoảng 4,14 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái hiện tại) (Tass, 2023). 3. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ SONG PHƯƠNG NGA NHẬT TỪ 2014 ĐẾN NAY, NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC Khi nhìn vào quan hệ Nga - Nhật Bản trong thời gian từ năm 2014 đến nay, ta có thể thấy rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia này đã trải qua nhiều biến động. Tuy nhiên, một số nhận xét chung có thể được đưa ra như sau: Thứ nhất, mặc dù Nga và Nhật đã luôn có được những cuộc đối đầu trực tiếp và gián tiếp, như việc tranh chấp lãnh thổ quanh quần đảo Kuril cũng như các vấn đề an ninh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, cả hai vẫn duy trì được mối quan hệ tương đối ổn định trong khu vực thông qua các cuộc đàm phán và sự hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Thứ hai, sự cân bằng quyền lực giữa các khu vực và trên thế giới. Việc Nga gần đây đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, trong khi Nhật Bản là đồng minh chính trị lâu đời của Mỹ cũng dần tác động đến mối quan hệ của Mỹ Nhật. Ngoài ra, sự khác biệt về quan điểm về vấn đề Ukraine cũng là những thách thức đang đặt ra cho mối quan hệ giữa hai quốc gia này (Pajon, C. 2017). Nhìn chung, mối quan hệ song phương giữa Nga và Nhật từ năm 2014 đến nay đã và đang có rất nhiều những thành tựu đáng kể. Cụ thể, đã có những tiến triển trong hợp tác kinh tế và đầu tư, thỏa thuận giữa hai bên trong lĩnh vực năng lượng, những bước tiến trong lĩnh vực giáo dục, và các chương trình hợp tác khoa học và công nghệ. Những thành tựu này cho thấy sự nỗ lực của hai bên trong việc tăng cường quan hệ song phương. Mặc dù đã có những bước tiến trong quan hệ song phương giữa Nga và Nhật Bản, tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng quan hệ giữa hai nước vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức và khó khăn. Trong khi hợp tác kinh tế và đầu tư giữa hai nước đã có những tiến triển đáng kể, các vấn đề như tranh chấp lãnh thổ, an ninh và quân sự vẫn đang gây nhiều tranh cãi và khó khăn trong quá trình xây dựng mối quan hệ hai bên. Tuy nhiên, với những tiềm năng và triển vọng của mối quan hệ hai bên trong tương lai, Nga và Nhật Bản vẫn có cơ hội để giải quyết những thách thức trên và xây dựng một mối quan hệ bền vững và có lợi cho cả hai bên. 4. KẾT LUẬN Nói tóm lại, mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản đã trải qua nhiều biến động và căng thẳng. Các nỗ lực để cải thiện quan hệ và hợp tác đã được thực hiện nhưng sự khác biệt chính trị, quân sự, lịch sử cùng với sự cạnh tranh vẫn còn đó và làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, cả Nga và Nhật Bản đều có những lợi ích chung trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, năng lượng, khoa học - công nghệ và văn hóa. Đặc biệt, Nhật Bản có thể là một đối tác quan trọng của Nga trong việc phát triển các tuyến đường tàu hỏa và đường biển qua Đông Bắc Á và châu Á, giúp Nga giảm sự phụ thuộc vào châu Âu. Để khai thác được tiềm năng hợp tác này, hai nước cần tiếp tục thúc đẩy đối thoại chính trị, cải thiện quan hệ lịch sử và đối đầu với các thách thức bên ngoài như căng thẳng giữa Nga và các nước láng giềng, 2063
- thách thức từ chính sách đối ngoại của Mỹ và Trung Quốc. Mối quan hệ giữa Nga và Nhật Bản sẽ phát triển tốt hơn nếu hai nước có thể đối diện thẳng thắng với những thách thức này và nỗ lực để giải quyết nhằm thúc đẩy hợp tác và xây dựng một môi trường ổn định và phù hợp hơn trong bối cảnh phức tạp của địa chính trị toàn cầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lan, T. (2019). Quan hệ Nga - Nhật lại “nóng” về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.dangcongsan.vn. Truy xuất từ: https://urlvn.net/pkbulb 2. Huyền, M. (2023). Thăng trầm trong quan hệ Nhật Bản - Nga những năm gần đây. tapchicongsan.org.vn. Truy xuất từ: https://urlvn.net/cq5b2 3. Linh, N., & Long, K. (2019). “Sẵn sàng nỗ lực để 2019 là năm mối quan hệ Nhật Bản -Nga phát triển mạnh mẽ”. vtv.vn. Truy xuất từ: https://vtv.vn/the-gioi/san-sang-no-luc-de-2019-la-nam-moi-quan- he-nhat-ban-nga-phat-trien-manh-me-20190123071309261.htm 4. Linh, N. L. N. (2017). Quan hệ Nga - Nhật Bản từ năm 2012 đến nay: Thực trạng và triển vọng. Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngoại giao. 51 trang. Truy xuất từ: https://thuvien.dav.edu.vn/EDetail.aspx?id=450&f=fulltext&v=Quan%20h 5. Chang, F. K. (2022). Japan - Russia Relations After the Russian - Ukrainian War. Foreign Policy Research Institute. Truy xuất từ: https://www.fpri.org/article/2022/06/japan-russia-relations-after-the- russian-ukrainian-war/ 6. OECD Nuclear Energy Agency. (2016). The Safety Culture of an Effective Nuclear Regulatory Body. OECD Nuclear Energy Agency Series of Regulatory Guidance Reports (Green Booklets). NEA, số 7247, Paris: OECD. 35 trang. Truy xuất từ: https://www.researchgate.net/publication/307174522_The_Safety_Culture_of_an_Effective_Nuclear_R egulatory_Body_OECD_Nuclear_Energy_Agency_Series_of_Regulatory_Guidance_Reports_Green_ Booklets_NEA_No_7247_Paris_OECD_2016_35_p 7. Pajon, C. (2017). Japan - Russia: The Limits of a Strategic Rapprochement. Tạp chí Russie.Nei.Visions, Viện Nghiên cứu Quốc tế Pháp (Ifri), số 104. Truy xuất từ: https://www.ifri.org/en/publications/notes-de-lifri/russieneivisions/japan-russia-limits-strategic- rapprochement 8. Streltsov, D. (2022). Russian - Japanese relations: Systemic crisis or new opportunities?. Russian Japanology Review 2018, 1, 110-119. Truy xuất từ: https://www.researchgate.net/publication/358040707_Russian- Japanese_relations_Systemic_crisis_or_new_opportunities 9. Tass. (2023). Товарооборот России и Японии за 11 месяцев 2022 года вырос на 10%, несмотря на санкции. Truy xuất từ: https://tass.ru/ekonomika/16730731 (truy cập vào 15/05/2023). 10. Tass. (2023). Экспорт из Японии в Россию в 2022 финансовом году упал на 39,8%.Truy xuất từ: https://www.tks.ru/news/nearby/2023/04/20/0006 (truy cập vào 15/05/2023). 11. Nga, N. H. (2021). Nga và Nhật Bản xem xét hoạt động kinh tế chung tại quần đảo tranh chấp. Truy xuất từ: https://baotintuc.vn/the-gioi/nga-va-nhat-ban-xem-xet-hoat-dong-kinh-te-chung-tai-quan- dao-tranh-chap-20210811213834680.htm 12. Tien, D. T. (2015). Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga: Một năm nhìn lại! Truy xuất từ: https://dangcongsan.vn/su-kien-binh-luan/crimea-sap-nhap-vao-lien-bang-nga-mot-nam-nhin-lai- 295690.html 2064
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
11 Di sản văn hóa thế giới của Việt Nam
14 p | 251 | 61
-
Việt Nam môi trường và cuộc sống - Bản ngã và xã hội
17 p | 55 | 10
-
Xung đột lợi ích Nga - phương Tây trong cuộc khủng hoảng Ukraine
11 p | 52 | 6
-
Quan hệ Trung Quốc - Liên Bang Nga trong giai đoạn hiện nay
7 p | 58 | 5
-
Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Liên Bang Nga
6 p | 69 | 3
-
Hợp tác dầu khí Việt Nga
5 p | 23 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn