intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lí nhà vệ sinh trên cơ sở cộng đồng

Chia sẻ: Minhanh Minhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

322
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhà vệ sinh cộng đồng hoặc tập thể có tần số sử dụng cao nên thường khó quản lý, dễ mất vệ sinh và mau hư hỏng do nhiều người sử dụng, sự tự giác chung thường không cao. Do vậy, nhà vệ sinh tập thể cần phải xây dựng chắc chắc, thiết bị đơn giản, dễ sửa chữa và thay thế. Việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn không phải là vấn đề khó khăn và quá tốn kém. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là tập quán một số nơi ở vùng nông thôn phải được điều chỉnh:......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lí nhà vệ sinh trên cơ sở cộng đồng

  1. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG ============================================================== 5.1 VẤN ĐỀ Có nhiều khu vực đông người (như trường học, chợ, sân vận động, nhà văn hóa nông thôn,…) hoặc điều kiện kinh tế nghèo nàn, đất đai khó khăn, nơi tạm cư như các khu có thiên tai (lũ lụt, bão tố, hỏa hoạn, …), ta khó có thể xây nhà vệ sinh cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình được mà phải xây dựng một loạt nhà vệ sinh cộng đồng hoặc nhà vệ sinh tập thể, nhà vệ sinh công cộng (communal sanitation). Nhà vệ sinh cộng đồng hoặc tập thể có tần số sử dụng cao nên thường khó quản lý, dễ mất vệ sinh và mau hư hỏng do nhiều người sử dụng, sự tự giác chung thường không cao. Do vậy, nhà vệ sinh tập thể cần phải xây dựng chắc chắc, thiết bị đơn giản, dễ sửa chữa và thay thế. Việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn không phải là vấn đề khó khăn và quá tốn kém. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất là tập quán một số nơi ở vùng nông thôn phải được điều chỉnh: như vận động bỏ thói quen đi đồng, đi trên sông, trên ao, … bừa bãi. Tâm lý làm nơi vệ sinh tạm bợ, qua quít cũng tồn tại khá phổ biến. Một số nơi ngại tốn kém, phiền phức. Một số nơi biết tận dụng nguồn phân và nước tiểu để làm phân bón nhưng chưa biết cách ủ hoai một cách vệ sinh khiến thỉnh thoảng dịch bệnh có cơ hội bùng phát và gây ô nhiễm môi trường. Việc xây dựng nhà vệ sinh còn có ý nghĩa: • Tính văn hóa: Việc xây dựng nhà vệ sinh giúp người dân nông thôn có cơ hội hưởng thêm tiện nghị cuộc sống, phần nào có tính thẩm mỹ, sạch sẽ vệ sinh, tăng cường quan hệ cộng đồng. • Giảm các khó khăn cho người dân: nhờ có nhà vệ sinh người dân bớt vất vả, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em, nhất là những nơi có điều kiện tự nhiên không được thuận tiện như thiếu nguồn nước, vùng mưa lũ hoặc hạn hán. Hạn chế việc phải đi ra đồng trong mùa mưa gió, đêm tối, … • Có thể giúp tăng thu nhập - giảm chi phí sản xuất: nhờ cách tận dụng nguồn chất thải của con người, các gia đình nông dân có thể làm phân compost để bón cây, lấy khí biogas, nuôi cá, nuôi trùn cho gà vịt, …. • Môi trường sạch hơn: Nhờ có nhà vệ sinh xây dựng đúng cách, việc ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí giảm đáng kể giúp môi trường sạch hơn. 5.2 CÁC XEM XÉT KHI QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG Khi quy hoạch bố trí nơi xây dựng nhà vệ sinh tập thể cần có sự tham khảo chung cho cả cộng đồng, đặc biệt là các vùng có nhiều tập quán, trình độ văn hóa và nhận thức về môi trường khác nhau. Việc phối hợp giữa chính quyền, nhà kỹ thuật, nhà kinh tế, chuyên gia về y tế và cộng đồng tạo điều kiện các bên hiểu biết và thông cảm nhau hơn trước khi có được kết luận cuối cùng. Sơ đồ các bước đi đến quyết định sau cùng như hình 5.1. Trong giai đoạn thiết kế nhà vệ sinh tập thể, cần lưu ý các điểm sau: --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 72 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  2. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- • Đảm bảo có đủ chỗ cho nhu cầu vệ sinh cho mọi người. Mức thiết kế tùy thuộc vào điều kiện mặt bằng và tài chính nhưng không được quá 20 người cho mỗi nhà vệ sinh trong trường hợp khẩn cấp và tạm bợ. • Nơi xây dựng nhà vệ sinh tập thể phải đặt tại vị trí thuận lợi cho đa số người sử dụng. • Cần riêng biệt chỗ cho bên nam và bên nữ. Cần thiết phải có chữ và hình chỉ dẫn để dễ phân biệt. Đôi khi có nơi ưu tiên cho người tàn tật (Hình 5.2). • Phải thiết kế các ngăn riêng biệt, mỗi ngăn phải có một cánh cửa có then gài bên trong cho tiện kín đáo khi có người sử dụng. • Lưu ý các thuận lợi sử dụng cho trường hợp đêm tối, khi mưa bão, cho người đau ốm, người gia, trẻ em, … • Có đủ nước để bảo đảm cho việc dội rửa sau mỗi lần sử dụng. • Có đủ ánh sáng. • Nên nhớ là hầm chứa ở nhà vệ sinh tập thể thường khó nâng cấp, không cần thiết phải thiết kế quá lớn, quá tốn kém, … Vấn đề này tùy thuộc vào mức tăng trưởng kinh tế của cộng đồng. • Nếu thuê được các lao công phụ trách vệ sinh nên trả lương khá cho họ để khuyến kích họ làm tốt công việc của mình. • Người phụ trách quản lý cộng đồng nên kiểm tra định kỳ nhà vệ sinh và các thiết bị đi kèm để đảm bảo sự bảo dưỡng tốt. • Phải có hệ thống tiêu thoát nước thải sau nhà vệ sinh. Bảng 5.1: Các số liệu cần thu thập khi xây dựng nhà vệ sinh cộng đồng Lãnh vực Loại số liệu • Sự thay đổi nhiệt độ theo mùa • Sự thay đổi luồng gió và tốc độ gió theo mùa Khí tượng - Thủy văn • Phân bố lượng mưa trong năm • Chất lượng nước sông, ngập lũ, biến động thủy triều • Địa chất thủy văn • Bản đồ vị trí, địa hình • Tính chất đất nền Vị trí công trình • Khoảng cách đến các công trình, nhà cửa khác • Các nguồn vật liệu xây dựng • Dân số hiện tại và dự kiến cho ít nhất 5 năm sau • Mật độ và phân bố dân cư theo nghề nghiệp • Loại nhà của cư dân (giàu, trung bình, nghèo) • Tình hình sức khoẻ dân cư (theo tuổi) Dân sinh - kinh tế • Các mức độ thu nhập • Kỹ năng lao động ở cộng đồng • Cơ sở hạ tầng hiện tại (điện, nước, trạm, trại, …) • Thống kê trình độ học vấn của cư dân • Các tổ chức quần chúng, tôn giáo • Tình hình cấp nước sinh hoạt • Các nguồn ô nhiễm hiện có và tiềm ẩn • Vị trí các bãi rác Vệ sinh - Môi trường • Các nhà vệ sinh hiện có • Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải • Thói quen vệ sinh của người dân --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 73 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  3. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Kỹ sư Môi trường/ Nhà kinh tế / Chính quyền/ Đại diện cộng Chuyên gia Y tế Nhà tài trợ Nhà tư vấn đồng/ Đoàn thể Bước 1 Khảo sát các điều Tư vấn cho cộng kiện tự nhiên, môi Thu thập các đồng để thu thập Cho ý kiến thực trường và hình thông tin kinh tế ở thông tin về tình tế và mong muốn thành bảng mô tả mức độ vĩ mô hình thực tại và sức khoẻ cộng mong muốn đồng chung Bước 2 Định danh và chi Xác định các giới Liệt kê các phí các phương hạn và ràng buộc phương án khả án khả thi theo kỹ thi về xã hội và tổ Cho ý kiến về kinh tế thuật và y tế chức Chuẩn bị bảng Xác định khả Bước 3 tóm tắt các năng đóng góp phương án khả của cộng đồng và Cho ý kiến thi mức độ nổ lực Bước 4 Chuẩn bị bản Thỏa thuận các thiết kế cuối cùng kiểu bố trí và sự và thành lập giá tham gia của đơn vị cho các cộng đồng địa phương án khả phương thi Bước 5 Chuẩn bị bảng phân tích tài chính cho các phương án khả thi Bước 6 Cộng đồng bình chọn phương án tối ưu Hình 5.1: Cấu trúc đề xuất cho nghiên cứu khả thi Quy hoạch vệ sinh (Nguồn: John M. Kalbermatten et.al, 1982) --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 74 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  4. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hình 5.2: Dấu hiệu chung chỗ vệ sinh nam - nữ (trên) Dấu hiệu phân biệt nam - nữ - người tàn tật (dưới) Một số tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh cộng đồng (trích tài liệu của Tam, 1983): • Theo Oxfam: Nhà vệ sinh có thể lắp đặt trong 1 ngày và có thể phục vụ cho qui mô 500 người với tuổi thọ 5 - 10 năm. Loại này khá đắt tiền với các vật liệu xây dựng cực tốt dạng tiền chế. • Theo NEERI: Nhà vệ sinh công cộng kết hợp với nhà tắm và các vòi cấp nước cho giặt giũ. Khả năng phục vụ cho 200 người hoặc 35 - 40 hộ gia đình. • Theo Ethiopia: Mổi cụm nhà vệ sinh phục vụ cho 600 người dùng mỗi ngày. Sử dụng loại nhà tiêu nước (aqua-prives). • Theo Congo: Thiết kế cho khoảng 350 người cho mỗi cụm nhà vệ sinh công cộng loại nhà tiêu nước 2 hộc. • Theo Zambian: Mỗi cụm nhà vệ sinh thiết kế cho khoảng 3 - 4 gia đình với nhà vệ sinh với các phòng nhỏ, có cửa chung. Qua nhiều kinh nghiệm và bài học đã đúc kết, muốn đạt được các thành công nhất định theo mong muốn phát triển nông thôn, chiến lược quan trọng nhất là "lấy con người và cộng đồng của họ sinh sống làm trọng tâm các định hướng". Ý nghĩa chính của câu này là nhấn mạnh sự tham gia tích cực của người dân ở cơ sở và giúp người dân chuyển hướng tư tưởng từ sự chờ đợi thụ hưởng các ích lợi xã hội một cách thụ động sang chủ động tham gia các hoạt động của dự án. Người dân có thể tự đánh giá thực trạng hiện tại của họ và định hướng cho số phận của họ trong tương lai. Cấp nước và vệ sinh môi trường cho nông thôn và miền núi là một trong những chương trình phát triển nông thôn mang tính cộng đồng cao. Sự tự phát và buông lỏng quản lý thường dẫn đến các nguy hại cho cộng đồng như phát sinh bệnh tật và mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 75 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  5. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Việc phát triển nhà vệ sinh nông thôn thường được khởi xướng, đỡ đầu và khuyến khích bởi 4 nhóm tổ chức sau: 1. Các cơ quan nhà nước trung ương, tỉnh thành và địa phương. 2. Các tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức tài trợ các nước phát triển của các Chính phủ bên ngoài . 3. Các tổ chức Phi Chính phủ (Non-Government Organizations - NGOs), các tổ chức Thiện nguyện tư nhân, các tổ chức xã hội, tôn giáo. 4. Các tổ chức cộng đồng hay các nhóm cộng đồng ở địa phương. Các tổ chức này có thể hoạt động riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau. Một trong các nhiệm vụ của tổ chức này và lắng nghe các ý kiến phản hồi của người dân, đưa ra các khuyến cáo hỗ trợ và giáo dục ý thức vệ sinh cộng đồng, đặc biệt cho nhóm phụ nữ và trẻ em. Một thiết kế, xây dựng và quản lý nhà vệ sinh cộng đồng tốt cần quan tâm đến 4 tiêu chí sau (hình 5.3): 1. Giảm ô nhiễm môi trường, cụ thể là ô nhiễm không khí do mùi hôi, ô nhiễm nguồn nước như nước nhiễm phân, nhiễm trùng và ô nhiễm đất như sự gia tăng nitrit, nitrat quá nhiều. 2. Ngăn ngừa sự phát tán của mầm bệnh như sán lãi, kiết lỵ, thương hàn, dịch tả, ... Đi tiêu bừa bãi là một trong các nguồn giúp ruồi phát triển. 3. Tái sử dụng dưỡng chất từ phân và nước tiểu nhằm trả lại và bổ sung độ phì nhiêu cho đất và cây trồng. 4. Gia tăng tính văn hóa, kín đáo, sạch sẽ cho cộng đồng chung, được đa số tập thể trong cộng đồng chấp nhận và ủng hộ. GIẢM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NGĂN NGỬA THỂ HIỆN MẦM BỆNH TÍNH VĂN HÓA TÁI SỬ DỤNG DƯỠNG CHẤT Hình 5.3: Bốn tiêu chí cho việc xây dựng và quản lý nhà vệ sinh nông thôn --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 76 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  6. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5.3 MỘT SỐ KIỂU NHÀ VỆ SINH TẬP THỂ 5.3.1 Hố vệ sinh kiểu rãnh trong trường hợp khẩn cấp Trong các trường hợp khẩn cấp như thên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, ... trong khi chờ đợi sự cứu trợ ở nơi khác đến, để tránh dịch bệnh lan tràn trong cộng đồng, có thể tạo ra hố vệ sinh kiểu rãnh (trench) như sau: Các đống đất đào từ hố để lấp phân sau mỗi lần đi tiêu Khung bao che đặt trên miếng ván Chiều dài rãnh 5 m/100 người 0,75 m 1,00 m 0,50 m Hình 5.4: Hố vệ sinh kiểu rãnh trong trường hợp khẩn cấp Việc thực hiện như sau: • Chọn một vị trí thuận lợi, xa nguồn nước. • Đào một cái rãnh rộng 1 m, đáy 0,5 m, sâu 0,75 m như hình 5.2. Chiều dài rãnh tùy theo số người sử dụng, có thể ước chừng 5 m dài cho 100 người sử dụng. • Đặt các tấm ván trên hai bờ rãnh và làm các khung bao che bằng gỗ ván, lá lợp hoặc thùng cạt tông. Trường hợp không có ván, có thể thay thế bằng các loại cây dài, tương đối vững chắc, bắc song song. • Đất đào rãnh được tập trung hai bên bờ rãnh, nếu có điều kiện đổ thêm một ít vôi bột hoặc tro trấu, ... Người sử dụng có nhiệm vụ dùng xẻng để lấp phân của mình sau mỗi lần đi tiêu để giảm mùi hôi và ruồi. • Trẻ em không nên sử dụng loại hố vệ sinh này, nên cho các cháu dùng bô, sau khi đi tiêu thì đổ xuống rãnh và lấp đất lại. • Khi rãnh còn chừng 0,25 m là tới mặt đất thì lấp đất lại, nén chặt xuống, cấm bảng báo cho người khác biệt và không đào xới chỗ này trong vòng 2 năm. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 77 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  7. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5.3.2 Một số kiểu nhà vệ sinh cộng đồng Hiện nay, nhiều quốc gia đã có nhà vệ sinh công cộng dạng di động, gọn nhẹ, vật liệu phổ biến là plastic, composit. Loại này phù hợp cho những chỗ đông người qua lại như đường phố,quảng trường, nơi hội họp, meeting, diễn lễ hội thể thao, văn nghệ, hội chợ, ... Loại nhà vệ sinh di động này có hộc tự hoại chứa phân và nước tiểu . Photo: LÊ ANH TUẤN, 2005 Hình 5.5: Nhà vệ sinh công cộng di động --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 78 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  8. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Nhà vệ sinh cộng đồng có nhiều kiểu dáng khác nhau, tùy theo cách thiết kế, tập quán địa phương. Trên cơ sở các kiểu nhà vệ sinh đơn, nhà vệ sinh cộng đồng có qui mô lớn hơn nhưng vẫn theo một qui tắc chung là các đường dẫn phân, nước tiểu, nước thải rửa đều tập trung gom về một hoặc hai hố chung. Nhiều nơi còn bố trí nhà tắm, nhà giặt rửa ở nhà vệ sinh tập thể, cần lưu ý là nước từ nhà tắm, nhà giặt rửa phải dẫn thoát bằng một đường riêng không để chảy vào nơi chứa phân, nước tiểu để tránh xà-phòng, chất giặt tẩy, ... làm hủy hoại vi sinh vật trong hố chứa. Qui mô nhà vệ sinh có thể là phục vụ cho từ 25 - 50 người một khối vệ sinh, có thể ít hơn chỉ vài 10 - 20 người. Tổ chức Oxfarm cũng từng thiết kế loại nhà vệ sinh chung cho các vùng bão lụt ở Bangladesh với qui mô phục vụ khoảng 500, 1000, 1500 người. Thông thường, với mật độ 200 - 500 người/hecta thì nên làm một khối nhà vệ sinh chung. Tại Zambia, cứ mỗi 3 - 5 gia đình cùng nhau làm một nhà vệ sinh chung theo kiểu nhà tiêu nước, kết hợp với nơi bố trí chỗ rửa tay, đi vào bằng một lối đi chung và mỗi phòng vệ sinh có cửa riêng. Hố chứa nước - phân có sàn đáy đổ bê tông cốt thép chắc chắn, tường bọc quanh xây gằng gạch trên nền đáy bê-tông, các tường ngăn c4ng xây bằng gạch có bố trí lỗ thông khí và thông sáng, mái lợp tole, cửa ra vào làm bằng gỗ, chỗ ngồi vệ sinh kiểu ngồi xổm đúc bê-tông, ống dẫn phân xuống có đầu ra ngập hoàn toàn trong nước ở hố chứa (Hình 5.6). Hình 5.6: Một kiểu nhà vệ sinh cộng đồng ở Zambia (Nguồn: ENSIC, 1987) --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 79 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  9. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hình 5.7 là một kiểu nhà vệ sinh cộng đồng, nơi đây bố trí nhà tiêu, máng tiểu, nhà tắm, nơi giặt giũ, bàn để áo quần và phòng cho người phụ trách vệ sinh. Nam nữ sử dụng tách biệt. Tuyến thoát nước thải chạy xuyên qua trung tâm nhà vệ sinh. Hố phân cũng bố trí dưới tuyến trung tâm nhà. Nơi có mật độ người cao (khoảng 1.000 người/hecta) nên bố trí một nhà vệ sinh kiểu như thế này. Khoảng cách đề nghị cho đi bộ đến nhà vệ sinh từ nơi ở gần nhất chừng 100 m để người dân có thể đi đến trong vòng 1 - 2 phút với tốc độ 5 km/giờ (theo tài liệu của John M. Kalbermaten et al, 1982). Tuyến thoát nước thải Máng tiểu Đường giới hạn (dùng ban đêm) mái che Lỗ gom đất đen (dành cho nam) (dành cho nữ) Phòng tắm Nhà tiêu Phòng tắm Nhà tiêu Máng tiểu Phòng người Bồn rửa tay phục vụ vệ sinh Bồn rửa tay Bàn lựa đồ Bàn lựa đồ Chậu giặt Chậu giặt Hình 5.7: Sơ đồ bố trí mặt bằng cho một nhà vệ sinh công cộng tiêu biểu (Nguồn: M. Kalbermaten et al, 1982) --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 80 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  10. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hình 5.8 (a): Nhà vệ sinh tập thể cho học sinh ở làng Marachipatti, Ấn Độ Hình 5.8 (b): Bản vẽ nhà vệ sinh trường học làng Marachipatti, Ấn Độ (Nguồn: Trung tâm Công nghệ Nhà vệ sinh Gramalaya, Ấn Độ) --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 81 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  11. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5.4 XỬ LÝ PHÂN & NƯỚC TIỂU NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG Có 2 chọn lựa khi xử lý phân và nước tiểu: • Tách phân và nước tiểu riêng biệt để xử lý; • Phân và nước tiểu được tập trung vào một chỗ để xử lý. Việc chọn lựa tách phân và nước tiểu chỉ được thực hiện trong điều kiện có người chuyên đi lấy chất thải và xử lý. Việc này khá mất thời gian, công sức và môi trường có thể bị ảnh hưởng nếu xử lý không tốt nhưng bù lại nông dân có thể tận dụng chất thải để làm phân bón, nuôi cá, nuôi trùn đất, ... Khi chọn phương cách này thì khi thiết kế nhà vệ sinh phải làm đường dẫn riêng biệt cho phân và nước tiểu như loại hố xí 2 ngăn phổ biến ở miền Bắc Việt Nam hoặc ở các vùng quê của Trung Quốc trước đây. Trường hợp tập trung phân và nước tiểu vào một bể chứa riêng thì có thể làm theo kiểu bể tự hoại 3 ngăn hoặc xử lý qua đất như gò lọc (xem chương 4). Tốt nhất là làm đường dẫn vào một hầm biogas vừa giải quyết được vấn đề môi trường, vừa tạo nguồn năng lượng và phân bón cho nông thôn như đề xuất ở mô hình VACB (Hình 5.9). Hình 5.9: Mô hình VACB thâm canh hợp sinh thái (Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường và Năng lượng mới, Khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ) --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 82 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  12. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5.5 MỘT SỐ BÀI TOÁN LAO ĐỘNG CHO NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG Bài toán 1: Tính dung tích chất thải (phân và nước tiểu) ra ở mỗi hộ gia đình sau 3, 4, 5, 7, 10 và 15 ngày -nếu lấy số ngày này (n ngày) làm thời gian thu gom- thì dung tích chất thải là bao nhiêu? Lời giải 1: Lấy lượng thải lớn nhất mà mỗi người có thể thải trong ngày là 1,50 lít/ngày thì dung tích sau n ngày sẽ là: Số Số ngày người 3 4 5 7 10 15 2 9,0 12,0 15,0 21,0 30,0 45,0 3 13,5 18,0 22,5 31,5 45,0 67,5 4 18,0 24,0 30,0 42,0 60,0 90,0 5 22,5 30,0 37,5 52,5 75,0 112,5 6 27,0 36,0 45,0 63,0 90,0 135,0 7 31,5 42,0 52,5 73,5 105,0 157,5 8 36,0 48,0 60,0 84,0 120,0 180,0 9 40,5 54,0 67,5 94,5 135,0 202,5 10 45,0 60,0 75,0 105,0 150,0 225,0 Toán đồ: Dung tích chất thải người sau n ngày 250 3 ngày Dung tích thải (lít) 200 4 ngày 150 5 ngày 100 7 ngày 50 10 ngày 15 ngày 0 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số người/hộ Từ bảng này, ta có thể tính ra tổng dung tích lượng chất thải cho một cộng đồng có nhiều hộ, bằng cách lấy số người trung bình/hộ nhân với số lượng chất thải ra tương ứng với thời kỳ thu gom và số lao động cần thiết. Ví dụ: Một cộng đồng có 50 hộ sử dụng hố xí thùng để thu gom chất thải làm phân bón, cứ 5 ngày có người đi gom một lần, mỗi người thu gom chở được 300 L, tính số công lao động cần thiết cho tháng? Cho biết trung bình mỗi hộ có 4 người sinh sống. Số công lao động mỗi lần gom cho 50 hộ (dùng bảng trên cho 4 người và 5 ngày) (30 L/hộ x 50 hộ)/ 300 L/công = 5 công lao động/lần Mỗi tháng có 30 ngày/5 ngày = 6 lần thu gom. Vậy tổng số công lao động mỗi tháng là: 5 công lao động/lần x 6 lần = 30 công lao động. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 83 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  13. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Bài toán 2: Một khu dân cư vượt lũ có dân số 12.000 người. Để tránh chất thải người thấm vào nền đất và nước ngầm gây ô nhiễm, người ta xây các hầm chứa phân bằng cách chồng 4 ống bê-tông cốt thép đúc sẵn có đường kính là 1 m và chiều cao là 0,5 m lên với nhau và dùng vữa xi-măng gắn kết. Đáy hầm được bít kín và trên hầm xây nhà xí cho mỗi 6 người sử dụng. Sau 4 tháng thì hầm đầy khoảng 85%. Khi đó, người ta dùng xe hút hầm cầu loại 3 m3 đến hút và mang đi nơi khác. Xác định: 1. Số hầm chứa phân cần có? 2. Số lượng ống bê-tông? 3. Số lượng chất thải có được trong 1 năm? 4. Số lượt xe hút hầm cầu cần thiết cho khu dân cư này? 5. Tính số xe hút cần thiết, cho biết luật lao động qui định công nhân làm việc 8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần. Thời gian xe hút hầm chứa và chuyển đi nơi khác rồi quay lại mất 4 giờ. Cho phép số xe dự trữ cho trường hợp sửa chữa và bảo dưỡng là 10%. Lời giải 2: 1. Có 6 người chia nhau sử dụng 1 nhà xí, vậy với 12.000 người sẽ cần: 12.000 Số hố xí = = 2.000 cái 6 2. Mỗi hầm chứa có 4 ống bê-tông, vậy 2.000 hầm sẽ cần: Số ống = 2.000 x 4 = 8.000 ống 3. Dung tích 1 hầm chứa: π 3,14 2 V = × D2 × h = × 1 × (0,5 × 4) = 1,57 m3 4 4 Sau 4 tháng thì hầm đầy 85%, mỗi năm có 3 lượt hút, vậy trong 1 năm sẽ có lượng chất thải toàn khu dân cư: W = 1,57 × 0,85 × 3 × 2000 = 7.980 m3 4. Mỗi xe có dung tích 3 m3, vậy số lượt xe hút hầm cầu làm việc trong 1 năm: 7.980 X= = 2.660 lượt.xe 3 5. Tính số ngày công xe hút hầm cầu: Số ngày làm việc trong 1 năm là 52 tuần x 5 ngày/tuần = 260 ngày. Số lượt hút/xe trong 1 ngày = 8/4 = 2 lượt/ngày Số lượt xe hút trong 1 năm = 260 x 2 = 520 lượt Số xe hút hầm cầu cần thiết, kể cả 10% dự trữ: 2.660 N= × 1,10 = 5,62 xe 520 Làm tròn 6 xe. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 84 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  14. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5.6 CHI PHÍ VÀ ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH Giá thành xây dựng cho một nhà vệ sinh nông thôn là câu hỏi được nhiều người dân và cán bộ quan tâm khi đề cập đến vấn đề này. Thực tế, khó có một bảng giá chung cho tất cả mọi đối tượng và khu vực. Tổng chi phí cho một nhà vệ sinh nông thôn bao gồm: • Quy mô xây dựng nhà vệ sinh (lớn hay nhỏ theo số người sử dụng); • Địa điểm đặt nhà vệ sinh (gần hay xa nguồn cung cấp vật liệu xây dựng); • Loại vật liệu xây dựng (bê-tông cốt thép, gạch xây, vữa xi-măng, cây gỗ, tranh tre, tole nhựa, tole tráng kẽm, giấy dầu lợp nhà, bệ xí, ống dẫn, …). Giá vật liệu và thiết bị vệ sinh tùy thuộc vào chất liệu và kiểu dáng; • Chi phí chuyên chở (bằng xe, ghe xuồng, tự mang vác); • Chi phí nhân công (sử dụng chính lao động gia đình, làng xóm hay phải thuê mướn); • Có phải vay nợ ngân hàng để xây dựng nhà vệ sinh hay không? • Khả năng tận dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương? Dưới đây là một số định mức xây dựng Bảng 5.2: Bảng ước tính công lao động (công/m3) cho việc đào đắp đất (chuyển dịch trong vòng 10 m) Công việc Chiều sâu Cấp đất đào (m) I II III IV Đào đất ≤1 0,56 0,82 1,24 1,93 ≤2 0,62 0,88 1,31 2,00 Đắp đất 0,51 0,60 0,67 0,67 Bảng 5.3: Công việc xây tường (tính cho 1 m3 tường, chiều cao dưới 4 m, công chuyển dịch trong vòng 10 m) Vật tư Đơn vị Tường 110 (mm) Tường 220 (mm) Gạch ống viên 650 550 3 Vữa m 0,23 0,29 Cây chống cây 0,5 0,5 3 Gỗ ván m 0,003 0,003 Nhân công công 2,41 1,92 Bảng 5.43: Cấp phối vữa cho 1 m3 (dùng xi-măng P.300) Vật tư Đơn Mác vữa vị 25 50 75 100 125 150 Xi măng kg 101 182 257 328 384 435 3 Cát vàng m 1,3 1,2 1,1 1,0 1,0 0,9 Bảng 5.5: Cấp phối bê-tông mác 200 (dùng đá đăm 1 x 2 cm, cát vàng, tính cho 1 m3 bê-tông) Vật tư Đơn vị Xi-măng PC.30 Xi-măng PC.40 3 Xi măng m 325 283 Cát vàng m3 0,4 0,4 3 Đá dăm m 0,8 0,8 --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 85 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  15. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5.7 CHỌN LỰA CÁCH Ủ PHÂN COMPOST Ủ phân compost là một trong các biện pháp biến các chất thải hữu cơ thành chất vô cơ. Các gia đình nông dân có thể ủ phân compost bằng các loại phân người, gia súc (heo, bò, gà, …), rác thải, thức ăn thừa, rơm rạ, cây cỏ, … Chương 3 cũng đã phân tích các ích lợi và nhược điểm của việc ủ phân compost. Việc chọn lựa loại hình nhà xí có ủ phân compost hay không nên theo hướng dẫn của ENSIC: Có nhu cầu Không dùng phân ủ Chọn lựa không? khác Có Không Hố xí 2 ngăn Có đủ chất có tách biệt thải hữu cơ để nước tiểu ủ không? Không Có Không Việc đảo trộn Đất có đủ khả Có phân ủ có thể Hố xí 2 ngăn năng thấm rút hiếu khí thực hiện bằng không? tay ? Có Không Hố xí 2 ngăn Có đủ nước với thùng không? chứa hữu cơ Có Hố xí 2 ngăn có thùng xả nước Hình 5.10: Lưu đồ lựa chọn các loại nhà xí 2 ngăn (Nguồn: ENSIC, Bangkok,1987) --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 86 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  16. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Có nhiều cách ủ phân compost. Phổ biến nhất là sử dụng: • nhà xí 2 ngăn: như kiểu thông dụng ở miền Bắc Việt Nam: một ngăn sử dụng và một ngăn ủ (xem chương 3); • cách ủ phân theo kiểu nông dân Trung quốc: Dùng 4 loại nguyên liệu: phân người, phân gia súc, đất bột và rác. Trộn các nguyên liệu ủ với nhau và đắp thảnh luống dài cao khoảng 15 cm như hình dưới. Dùng 4 thanh tre (có đường kính khoảng 70 - 100 mm) gát trên mặt với khoảng cách chừng 90 cm. Dùng 4 thanh tre khác gắn theo chiều thẳng dứng ở góc giao nhau của 4 thanh nằm. Đắp tiếp lên luống 50 cm đất và phân trộn (theo tỉ lệ gần đúng 2/3 đất + 1/3 phân). Nện chặt luống và tưới thêm nước nếu thấy quá khô. Sau đó, đắp lên trên một lớp đất. Khi luống ủ đã ráo khô nước thì nhẹ nhàng rút các thanh tre ra để tạo các lỗ thông khí. Các thanh tre gác thẳng góc 90 cm 75 cm 15 cm Phân trộn để ủ Luống ủ sau khi rút các thanh tre Hình 5.11: Cách ú phân compost của nông dân Trung quốc Các lỗ ở luống phân ủ sẽ giúp không khí vào bên trong tạo điều kiện cho quá trình phân hủy hiếu khí. Khi thời tiết lạnh thì ban đêm bịt kín các lỗ bằng đất để ngăn sự mất nhiệt. Trái lại, vào mùa khô nóng, khi nhiệt độ lên đến 50°C thì các lỗ cũng được bít lại để ngăn sự bốc hơi và hạn chế sự mất đạm. Mùa lạnh, giữ cho độ ẩm trong luống ủ khoảng 30%, trời mát thì có thể duy trì độ ẩm khoảng 40% và mùa khô nóng thì giữ cho độ ẩm trong luống khoảng 50%. Nhiệt độ khi ủ phân compost có thể đạt 50 - 60 °C. Khoảng sau 20 ngày (mùa nóng) đến 60 ngày (mùa lạnh) thì luống ủ phân đã có thể dùng để bón cho cây trồng. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 87 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  17. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5.8 CÁCH CHỐNG RUỒI Hố xí là nơi hấp dẫn cho sự gia tăng quần thể ruồi phát triển, đặc biệt là ruồi nhà (House Fly - Musca domestica). Ruồi cũng thích đến sinh sôi ở các nơi chứa rác, nơi chứa phân và nơi có xác chết động vật đang thối rữa. Tùy theo nhiệt độ và độ ẩm, một con ruồi cái có thể đẻ mỗi lứa từ 75 - 150 trứng và cả đời của nó có thể đẻ 900 trứng. Trứng nở thành dòi, trong điều kiện nhiệt đới nóng và ẩm như ở Việt Nam, dòi sau 3 ngày đến 1 tuần có thể chuyển hóa thành ruồi. Ruồi trưởng thành có thể truyền tải nhiều mầm bệnh bằng nhiều cách: từ các lông ở chân và lông trên cơ thể của chúng, hoặc bởi sự nôn ợ thức ăn hoặc bằng phân của chúng. Bệnh tật từ ruồi truyền dẫn khá nhiều, có thể kể ra như sốt thương hàn (typhoid fever), phó thương hàn (paratyphoids), bệnh tả (cholera), bệnh lỵ hình que (bacillary dysentery), tiêu chảy trẻ con (Infantile diarrhoea), bệnh mắt hột (trachoma), bệnh bại liệt (poliomyelities), bệnh ghẻ cóc (yaws), bệnh lỵ amip (amoebic dysentery) và các vật ký sinh trùng (parasitic organisms) khác. Hình 5.12: Ruồi nhà Hố xí do vậy cần xây dựng và bảo quản nhằm ngăn cản sự xâm nhập của ruồi gây bệnh truyền nhiễm. Một số biện pháp sau có thể hạn chế ruồi: biện pháp cơ học, biện pháp nhiệt, biện pháp hóa học và biện pháp sinh học. • Biện pháp cơ học: màu tối thường hạn chế sự tập trung ruồi nhiều hơn màu sáng. Đối với các hố chứa phân sâu và tối thì ruồi cũng khó xâm nhập. Ở các lỗ thông của hố xí phải có nắp đậy hoặc lưới bọc (Hình 5.13). Có thể làm một cái bẫy ruồi ở ngay các lỗ của hố xí như hình 5.14, 5.15. Ống thông khí phóng lớn Lưới ngăn ruồi Mái nhà vệ sinh Co chữ T Ống thông khí Hình 5.13: Làm lưới ngăn ruồi ở ống thông hơi --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 88 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  18. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cách làm một cái bẫy ruồi đơn giản bằng chai nhựa PET, có thể dùng để hướng dẫn học sinh phổ thông, phụ nữ nông thôn, nông dân thực hiện. (Xem hình, nguồn: http://www.smm.org/sln/tf/t/2literbottle/2literbottle.html) Vật liệu: • 01 bình nhựa PET (loại đựng nước ngọt) loại 2 lít. • 01 cái kéo lớn • 01 đoạn dây kẽm khoảng 40 cm • 01 cây đinh 5 phân • 01 bã mồi (thịt cá, trái cây ngọt, … nhúng ít nước) Thực hiện: Bẫy ruồi bằng chai nhựa Dây kẽm để treo Cắt theo đường đứt Ruồi bị bã mồi hấp nét (khoảng 1/3 dẫn, cố vượt qua chiều cao bình) khe hở của nắp để tiến vào lòng bình và kẹt lại ở trong bình Lật ngửa phần cắt, gắn ngược vào bình, dùng Khoét 1 lỗ trên nắp cây đinh khoét 2 lỗ đối diện và xỏ dây kẽm Bã mồi buộc vào để treo lên Hình 5.14: Tạo một bẫy ruồi đơn giản • Dùng kéo cắt khoảng 1/3 chiều cao bình nhựa như hình 5.14; • Bỏ vào đáy bình các thứ bã mồi (nên nhúng ít nước); • Lật ngửa phần miệng bình vừa mới cắt, gắn ngược vào thân bình, khoét 1 lỗ nhỏ có đường kính chừng 4 mm, hoặc bóp miệng chai nhựa nhỏ lại, sao cho khoang hở ở miệng chai chừng 4 mm (dùng dây kẽm để cố định khoảng hở), miệng chai có tác dụng như một cái "lờ bắt cá". • Dùng cây đinh để khoét 2 lỗ nhỏ đối diện nhau và dùng cọng dây kẽm để làm một cái quai treo nơi có ruồi (nên treo trong bóng râm). • Để bã mồi vào đáy chai. Diệt ruồi: • Ruồi bị hấp dẫn bởi mùi của bã mồi, chun vào chai vào bay lòng vòng bên trong thân chai mà không đi ngược miệng ra. • Để khoảng 2 tuần lễ, có thể thấy trứng và nhộng ruồi phát triển trong bình. Khi ruồi bị bẫy khá nhiều thì có thể cho 1 vài cục nước đá nhỏ vao thân chai, ruồi sẽ bị ướt và lạnh mà chết. • Làm vài ba lần thì nên vệ sinh bẫy ruồi. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 89 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  19. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đối với các hầm chứa phân để bên ngoài nhà vệ sinh, ta cóthể làm một bẫy ruồi như hình dưới, dùng lưới ngăn muỗi để bọc khung ngoài và khung hình chóp. Hình 5.15: Bẫy ruồi đặt trên hầm chứa phân (Nguồn: Uno Winblad et.al., 1985) • Biện pháp nhiệt: Ủ phân compost là một trong những cách thức diệt ruồi và trứng ruồi bằng nhiệt. Khi nhiệt độ bề mặt trên 40 °C thì ảnh hưởng lớn đến hầu hết trứng ruồi, giòi. Nhiệt độ 43 °C sẽ giết hầu hết mầm sống của ruồi. Nếu hầm chứa phân có gắn tấm kính hấp thu nhiệt mặt trời theo lý thuyết hiệu ứng nhà kiếng thì đây là một cách để gia tăng nhiệt độ trong hầm (hình 5.16). Tấm kiếng thu nhiệt mặt trời Hầm chứa phân Hình 5.16: Tấm kiếng thu nhiệt mặt trời gắn vào hầm chứa phân --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 90 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
  20. Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- • Biện pháp hóa học: Xông khói vào hầm chứa phân cũng là một biện pháp diệt ruồi như hình dưới. Với những nhà vệ sinh tập thể có thể áp dụng cách này bằng việc xây thêm một lò đốt bên hông hầm chứa phân, lò đốt nằm thập phía dưới nền nhà xí, khói được không khí đùn vào hầm chứa và thoát ra bằng ống thông khí bên trên, chất đốt dùng là rơm rạ, cỏ khô, trấu, cành cây, củi nhỏ … Ở các nước Đông Phi, biện pháp này khá phổ biến. Chất đốt họ dùng là một loại cây rừng nhiều nhựa karosene gây khói nhiều và cháy chậm. Ống khói Nhà xí Nhà xí Lỗ bỏ chất đốt vào lò Lò đốt Hầm chứa phân Lỗ thông khí Hình 5.17: Xông khói vào hầm chứa để diệt ruồi Các biện pháp dùng hoá chất như DDT và các hóa chất diệt ruồi, giòi như Larvadex cũng có thể áp dụng và tỏ ra hiệu quả trong việc diệt côn trùng. Tuy nhiên, việc lạm dụng hóa chất gây tốm kém, nguy hại cho môi trường và con người nên không khuyến khích sử dụng lắm, đặc biệt là các vùng nông thôn các nước đang phát triển. • Biện pháp sinh học: Ta có thể lợi dụng các con vật là kẻ thù của ruồi để hạn chế quần thể ruồi ở các khu vực có nhà vệ sinh tập thể như thằn lằn, nhện, ếch, cóc, … và cả một nơi người ta nuôi một giống cò ăn ruồi (Tên dân gian: Cò ruồi, tên khoa học: Bubulcus ibis). Ở Mỹ, người ta có sử dụng một loại hóc-môn tổng hợp, tương tự như loại hóc- môn diệt côn trùng, để phun lên các bãi phân trại chăn nuôi bò, gà. Các thực nghiệm cho thấy loại này diệt hiệu quả 100% đối với 4 loại ruồi khác nhau, kể cả ruồi nhà. Tuy nhiên, chưa thấy có báo cáo nào ở Mỹ cho thấy loại hóc-môn này đã sử dụng để diệt ruồi trong phân người vì luật lệ ở Mỹ không cho phép thải phân người bừa bãi ra môi trường tự nhiên. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 91 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2