intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý chất lượng 5S

Chia sẻ: Vang Thi | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:49

258
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

5S là chữ viết tắt của 5 từ tiếng Nhật. Mỗi từ bắt đầu bằng nguyên âm “S”. Đó là Seiri, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Tuy nhiên trong tiếng Việt có thể sử dụng các từ tương đương : - SEIRI SÀNG LỌC - SEITON SẮP XẾP - SEISO SẠCH SẼ - SEIKETSU SĂN SÓC - SHITSUKE SẴN SÀNG

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý chất lượng 5S

  1. Nguồn gốc của thuật ngữ 5S 5S là chữ viết tắt của 5 từ tiếng Nhật. Mỗi từ bắt đầu bằng nguyên âm “S”. Đó là Seiri, Seiso, Seiketsu và Shitsuke. Tuy nhiên trong tiếng Việt có thể sử dụng các từ tương đương : - SEIRI SÀNG LỌC - SEITON SẮP XẾP - SEISO SẠCH SẼ - SEIKETSU SĂN SÓC - SHITSUKE SẴN SÀNG
  2. Định nghĩa : SEIRI Seiri (sàng lọc) có nghĩa là xếp đặt những cái cần thiết đúng vị trí để tiện lợi khi dùng.
  3. Thực hành : SEIRI Bước 1 : Cùng bạn đồng nghiệp quan sát nơi làm việc. Phát hiện và xác định những cái không cần dùng cho công việc của mình. Rồi hãy bỏ chúng đi. Không bao giờ cất giữ những cái không cần dùng đến. Bước 2 : Nếu bạn và đồng nghiệp không thể xác định những cái gì đó cần hoặc không cần dùng đến, thì ghi lại ký hiệu “ loại bỏ “ kèm theo ngày tháng ngay trên nó và sẽ để riêng qua một bên. Bước 3 : Sau một thời gian khoảng 3 tháng, kiểm tra lại xem có ai cần dùng đến cái đó hay không. Nếu không có ai cần dùng trong 3 tháng. Điều đó là cái đó không cần thiết cho công việc của bạn. Nếu bạn không thể tự quyết định thì hãy lấy thời gian quyết định.
  4. Nguyên nhân tích tụ những cái không cần thiết Thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thay đổi đặc tính kỹ thuật khiến cho nhiều thiết bị trong kho trở nên vô dụng. Nguyên liệu vượt quá so với đơn đặt hàng. Đặt hàng không chính xác. Chất lượng không được kiểm soát. Vị trí lưu kho không thích hợp hay phương pháp lưu kho kém hiệu quả.
  5. Nguyên nhân tích tụ những cái không cần thiết (tt) Hệ thống tiếp nhận và cấp phát kém. Đặt hàng hoặc giao hàng kém. Máy móc và thiết bị cũ kỹ lạc hậu. Hư hỏng do xếp dỡ không hợp lý. Sản xuất quá nhiều thành phẩm và bán thành phẩm. Khách hàng trả lại hàng.
  6. Các phương pháp loại bỏ vật không cần thiết Bán lại cho công ty khác. Chuyển đến bộ phận khác cần dùng. Vứt bỏ như đồ phế thải. Khi vứt bỏ cần báo cho người được ủy quyền được vứt bỏ. Cũng cần phải báo cho người giữ kho. Khi tìm những cái không cần thiết, hãy nhìn kỹ từng góc, từng xó xỉnh
  7. NHỮNG LOẠI ĐỒ VẬT CẦN SÀNG LỌC Máy móc, nguyên vật liệu và các trang thiết bị không được sử dụng 12 tháng qua. Máy móc, các nguyên vật liệu, các trang thiết bị, công cụ sản xuất và đồ dùng văn phòng đã hư hỏng. Các thiết bị máy móc, nguyên vật liệu, đồ đạc cố định và trang thiết bị hư hỏng không có khả năng sửa chữa.
  8. NHỮNG LOẠI ĐỒ VẬT CẦN SÀNG LỌC (tt) Các nguyên vật liệu quá hạn cần hủy bỏ. Các sách và ấn phẩm khác không có giá trị sử dụng để tham khảo. Số lượng bản tài liệu photo thừa. Các tài liệu đã lỗi thời. Các nguyên vật liệu bao gói và đồ dùng không cần thiết. Các vật liệu cũ nát và các vật dụng không sử dụng khác.
  9. Định nghĩa : SEITON SEITON ( sắp xếp ) có nghĩa là xếp đặt những cái cần thiết đúng vị trí để có thể tiện lợi khi dùng.
  10. Thực hành : SEITON Bước 1 : Bảo đảm những cái không cần thiết đã được loại bỏ khỏi nơi làm việc của bạn. Sau đó, thì nghĩ cái gì sẽ để ở đâu, nhớ xét đến lưu trình của công việc, đường đi của xe nâng và xe đẩy, sự an toàn và hoạt động hiệu quả. Bước 2 : Hãy cùng bạn đồng nghiệp quyết định cái gì thì để ở đâu mà không quên xét đến hoạt động hiệu quả. Theo nguyên tắc, cái nào có tần số dùng nhiều thì đặt gần người sử dụng để cho hạn chế sự di chuyển. Những cái ít dùng thì có thể đặt xa hơn một chút.
  11. Thực hành : SEITON (tt) Bước 3 : chắc chắn rằng tất cả mọi người tại nơi làm việc đều biết vị trí sắp xếp của cái cần thiết để có thể tiện lợi khi dùng. Lập danh mục liệt kê mỗi cái và gắn danh mục lên tủ, kệ, hoặc ghi nhãn lên cái ngăn kéo, tủ kệ để dể nhận biết những cái được cất giữ. Bước 4 : áp dụng cách thức như trên để chỉ nơi để cái thiết bị chữa cháy, chỉ rõ hành lang dành cho xe đẩy, xe nâng và khi cần thiết cần có dấu hiệu đề phòng, cảnh báo về sự an toàn.
  12. Bảy nguyên tắc của SEITON  Tuân thủ phương pháp vào trước, ra trước để lưu kho đồ vật (FIFO).  Mỗi đồ vật được bố trí một chỗ riêng.  Tất cả đồ vật và vị trí của chúng nên được thể hiện bằng cách ghi nhãn có hệ thống. Đặt các đồ vật sao cho dễ nhìn thấy để giảm thiểu thời gian tìm kiếm. Đặt các đồ vật sao cho dể lấy hoặc dễ vận chuyển. Tách riêng các công cụ chuyên dùng khỏi các công cụ đa năng. Thường xuyên bố trí các công cụ đã dùng gần người sử dụng.
  13. Định nghĩa : SEISO SEISO (sạch sẽ) có nghĩa làm sạch nơi làm việc của mình hoàn chỉnh sao cho không còn bụi trên sàn nhà.
  14. Thực hành : SEISO Không để đến khi mọi cái bị bẩn mới làm sạch. Làm sạch nơi làm việc của bạn thường xuyên, bao gồm cả máy móc thiết bị, dụng cụ và đồ đạc để chúng không có cơ hội bị bẩn. Dành 5 phút mỗi ngày cho thực hành SEISO. Cùng bạn đồng nghiệp nhận trách nhiệm làm sạch chung quanh nơi làm việc. Nhân viên tạp vụ chỉ có trách nhiệm đối với cách khu vực tập thể và khu vực chung.
  15. Thực hành : SEISO (tt) Nếu bạn mong làm việc ở môi trường sạch sẽ và an toàn, tốt nhất là làm cho môi trường làm việc được như vậy. Không bao giờ vứt, ném cái gì và làm thành thói quen đó. Làm sạch chính là kiểm tra. Đây chính là ý nghĩa quan trọng của chính nhà máy và phân xưởng. Trong khi làm sạch máy móc bạn sẽ nhận ra điều này.
  16. Định nghĩa : SEIKETSU SEIKETSU ( săn sóc ) có nghĩa là duy trì nơi làm việc sạch sẽ và ngăn nắp ở mức cao.
  17. Thực hành : SEIKETSU Thiết lập một chương trình duy trì làm việc sạch sẽ và ngăn nắp. Làm một lịch trình cho việc làm sạch nơi làm việc. Thi đua giữa các đơn vị làm một cách thức hiệu quả để giữ vững và làm tăng sự quan tâm của nhiều người về 5S.
  18. Thực hành: SEIKETSU (tt) Chỉ định người có trách nhiệm với khu vực làm việc và máy móc. Kiểm tra và đánh giá thường kỳ bởi đội kiểm tra 5S ( trong đội có thành viên của cấp lãnh đạo ) đối với 4S. Không những phê bình những trường hợp kém mà còn khen thưởng và ca ngợi những thực hành tốt hoặc người thực hiện tốt.
  19. Định nghĩa : SHITSUKE SHITSUKE (sẵn sàng) có nghĩa làm tất cả những việc nói trên một cách tự giác, không nhắc nhở hoặc mệnh lệnh.
  20. Thực hành : SHITSUKE Coi nơi làm việc là căn nhà thứ hai của mình. Dành thêm thời gian tại nơi làm việc. Nơi làm việc là nơi quan trọng cho nguồn thu nhập của bạn và gia đình bạn. Nếu bạn muốn nơi làm việc của mình được sạch sẽ và thoải mái, thì tại sao không làm cho nơi làm việc được sạch sẽ và thoải mái như vậy. Để có được tinh thần SHITSUKE cho nhân viên, vai trò lãnh đạo rất quan trọng trong việc này. Lãnh đạo phải có tấm gương về 5S để mọi người noi theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0