Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
lượt xem 5
download
Bài viết Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trình bày những lý luận cơ bản về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt, tập trung phân tích và đưa ra những đánh giá về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
- QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HƯNG YÊN, TỈNH HƯNG YÊN Phạm Văn Hoàng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Bài báo trình bày những lý luận cơ bản về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất thải rắn sinh hoạt, tập trung phân tích và đưa ra những đánh giá về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Từ đó đưa ra một số kiến nghị giải pháp hoàn thiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố. Đối tượng nghiên cứu là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt; Tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và quản lý Nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Quản lý Nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp tổng hợp; Phương pháp so sánh; Phương pháp phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được áp dụng theo quy định. Việc áp dụng này đã đảm bảo quyền lợi cho các chủ nguồn thải khi đóng một mức phí hợp lý; Công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, huy động các hội, đoàn thể, khu phố cùng thực hiện phân loại và kiện toàn lại đội ngũ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại tại nguồn. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại các giai đoạn quan trọng để phát hiện và xử lý trong công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của các chủ nguồn thải và Đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt dân lập của phường. Đối với các tuyến đường chính do thành phố quản lý và các tuyến hẻm do phường quản lý đều có đơn vị thu gom, vận chuyển, giúp cho chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển, không để tồn đọng, gây ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị. Sự phân định ra mức phí đối với các chủ nguồn thải khác nhau giúp cho mức thu phí được phù hợp với từng chủ nguồn thải và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách trong việc hỗ trợ một phần cho dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Từ khóa: Chất thải rắn sinh hoạt; Quản lý chất thải rắn; Rác thải sinh hoạt; Chất thải rắn; Vệ sinh môi trường; Đội thu gom, vận chuyển; Phát hiện và xử lý. Abstract Management of domestic solid waste in Hung Yen city, Hung Yen province The article presented the basic theories of domestic solid waste management and factors affecting domestic solid waste management in Hung Yen city, Hung Yen province. From there, some recommendations are made to improve the management of domestic solid waste in Hung Yen. The object of the research is the propagation, dissemination and education of the law on domestic solid waste management. Organize the implementation of the system of state management documents on domestic solid waste; Organizational apparatus and human resources and state management of classification, collection and transportation of domestic solid waste; State management of fees and contracts for daily-life solid waste collection and transportation; Inspection, testing; settle complaints, denunciations and handle administrative violations on daily-life solid waste management. The research method is the synthetic method, the comparative method; Analytical method. The research results show that the fees for collection and transportation of domestic solid 180 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- waste are applied according to regulations. This application has ensured the interests of waste source owners when paying a reasonable fee. The division of fees for different waste generators helps to make the fee rates suitable for each waste source owner and rationally use the budget in partial support for collection, transportation, and transportation services, domestic solid waste treatment. Keywords: Domestic solid waste; Solid waste management; Domestic waste; Solid waste; Environmental sanitation; Collection and transportation team; Detect and process. 1. Đặt vấn đề Trong thời kỳ hội nhập, thành phố Hưng Yên đã đạt được rất nhiều thành tựu và có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng và đổi mới chung của tỉnh. Song cũng chính trong quá trình ấy đã phát sinh rất nhiều vấn đề về môi trường mà trong đó, chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) là một vấn đề gây ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường. [10] Sự gia tăng dân số tại địa phương cùng với một số lượng lớn người dân từ các địa phương khác tới sống, học tập, lao động dẫn đến khối lượng CTRSH phát sinh ngày càng nhiều. CTRSH nếu không được phân loại, thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý thích hợp sẽ ảnh hưởng đến môi trường, làm mất mỹ quan đô thị. Thời gian qua trong công tác quản lý Nhà nước về CTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt (QLCTRSH) bao gồm những khía cạnh như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về QLCTRSH; Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về CTRSH; Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về CTRSH; Quản lý Nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển CTRSH; Quản lý Nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển CTRSH; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về quản lý CTRSH. QLCTRSH chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Điều kiện kinh tế xã hội; Mức chi cho công tác quản lý Nhà nước về phân loại CTRSH; Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc quản lý Nhà nước về CTRSH; Nhận thức của các chủ nguồn thải ảnh hưởng lớn đến việc QLCTRSH; Đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển CTRSH. Từ đó, bổ sung một sơ đồ các vấn đề liên quan QLCTRSH được nghiên cứu trong bài báo. Những vấn đề nghiên cứu trong quản lý đề cập trong bài báo xuất phát từ những nghiên cứu thực tiễn tại thành phố, nguồn tham khảo được lấy từ các sách tham khảo, sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về CTRSH như: tình trạng đổ trộm CTRSH tại các khu đất trống, dọc các tuyến đường vẫn còn diễn ra; việc áp dụng các văn bản quản lý Nhà nước về CTRSH còn chưa thực sự quyết liệt; Nguồn nhân lực thực hiện quản lý Nhà nước về CTRSH ở một số phường còn thiếu; công tác quản lý Nhà nước về phân loại, thu gom, vận chuyển cũng như phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển CTRSH đã được chú trọng thực hiện nhưng vẫn còn một số hạn chế; việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết những khiếu nại, tố cáo cũng như xử lý vi phạm hành chính về quản lý CTRSH đã được thực hiện tăng cường, thường xuyên nhưng đôi lúc vẫn chưa kịp thời đối với các vấn đề phát sinh. - Các vấn đề mà nghiên cứu sẽ giải quyết: Bài báo làm sáng tỏ những vấn đề lý luận QLCTRSH, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng QLCTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. - Những đóng góp của đề tài nghiên cứu về lý luận và thực tiễn mà bài báo dự kiến đạt được: Kết quả nghiên cứu của bài báo cung cấp những chứng cứ thực tiễn và đề xuất giải pháp có giá trị tham khảo về giải pháp thực hiện chính sách QLCTRSH. Đồng thời, bài viết cũng là một nguồn tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu đối với những đề tài về QLCTRSH Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 181 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở lý luận khoa học về QLCTRSH, đề ra một số biện pháp quản lý thực hiện QLCTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Nguồn dữ liệu Các dữ liệu được tập hợp, thống kê lại để mô tả, so sánh và suy luận từ các tài liệu báo cáo, các luận văn, đề tài nghiên cứu về công tác QLCTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Thời gian nghiên cứu giai đoạn 2018 - 2020. 2.1.2. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp tổng hợp: Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phương pháp tổng hợp giúp nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu; Tổng hợp số liệu điều tra, nguyên nhân để đánh giá vấn đề. + Phương pháp so sánh: So sánh tính hiệu quả trong QLCTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên để xem xét xu thế biến động qua các năm. + Phương pháp phân tích: Phân chia những vấn đề lớn thành những bộ phận nhỏ cấu thành để phát hiện ra bản chất, yếu tố bên trong. Từ đó, có thể hiểu một cách mạch lạc, hiểu được cái chung, phức tạp từ các bộ phận cấu thành như: Phân tích thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu. 2.2. Cơ sở lý thuyết Cơ sở lý thuyết đề cập đến nội dung như: Khái niệm CTRSH; Quản lý chất lượng CTRSH; Mục tiêu, nguyên tắc quản lý chất lượng CTRSH. Khung lý thuyết cụ thể liên quan trực tiếp đến công tác quản lý chất lượng CTRSH như: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về QLCTRSH; Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về CTRSH; Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về CTRSH; Quản lý Nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển CTRSH; Quản lý Nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển CTRSH; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về QLCTRSH. Cụ thể như sau: Khái niệm CTRSH: CTRSH là chất thải phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và từ các nguồn sau, như: hộ gia đình; hộ kinh doanh nhỏ lẻ; trụ sở làm việc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công an, quân đội; trường học, nhà trẻ; cơ sở kinh doanh, dịch vụ; bệnh viện, bến xe, bến tàu; công trình xây dựng [1]. Khái niệm quản lý chất lượng CTRSH: QLCTRSH là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTRSH [2]. Mục tiêu quản lý Nhà nước về CTRSH: Mục tiêu cơ bản của quản lý Nhà nước về CTRSH là hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo mỹ quan đô thị, xây dựng bộ mặt xanh - sạch - đẹp [3]. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về CTRSH: Việc quản lý chất thải phải tuân theo nguyên tắc chung về quản lý chất thải được quy định tại Điều 4, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu. Cụ thể: “Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn;…” Nội dung quản lý chất lượng CTRSH: 182 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- + Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về QLCTRSH: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho đối tượng nhận thức được những giá trị cao đẹp ấy của pháp luật và biết sử dụng phương tiện hữu hiệu đó trong cuộc sống. + Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về CTRSH: Văn bản quản lý Nhà nước về CTRSH là những văn bản được cơ quan như: Quốc hội, Chính phủ, các Bộ và các địa phương ban hành, nhằm tạo ra những cơ sở pháp lý để giúp cho việc thực hiện của các cơ quan quản lý Nhà nước về CTRSH được hiệu quả và đảm bảo tuân theo những quy định của pháp luật [3]. + Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về CTRSH: Nghị định số 38/2015/ NĐ-CP quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước trong QLCTRSH, theo đó, trách nhiệm chính thuộc về Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Chủ tịch UBND cấp tỉnh (Điều 27, 28). + Quản lý nhà Nước về phân loại và thu gom, vận chuyển CTRSH: Quản lý nhà nước về thu gom, vận chuyển CTRSH là hoạt động nhằm đảm bảo CTRSH được đơn vị có chức năng, với những phương tiện và nhân lực đáp ứng đủ điều kiện tiến hành thu gom đầy đủ, sạch sẽ từ các chủ nguồn thải có phát sinh, điểm tập kết, trạm trung chuyển đến nơi xử lý sơ bộ hoặc nơi xử lý tập trung với sự hợp lý về thời gian và chi phí, hợp vệ sinh [5]. + Quản lý Nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển CTRSH: Quản lý Nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển CTRSH là hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước, nhằm đảm bảo các chủ nguồn thải phát sinh CTRSH phải có trách nhiệm thực hiện đăng ký hợp đồng và đóng phí cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH; các đơn vị thu gom, vận chuyển thực hiện đúng trách nhiệm trong hợp đồng [6]. + Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về QLCTRSH: Trong công tác quản lý Nhà nước về CTRSH thông qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ phát hiện một số trường hợp các chủ nguồn thải chưa thực hiện tốt việc QLCTRSH và các đơn vị chưa thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển. Khi đó, các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường sẽ thực hiện những biện pháp xử lý [7]. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả nghiên cứu Thành phố Hưng Yên có dân số đông. Lượng chất thải sinh hoạt khá nhiều, chủ yếu phát sinh từ các nguồn chính sau: + CTR từ khu dân cư: Đây là nguồn thải chính của CTRSH. Hoạt động của con người luôn tạo ra một lượng rác thải sinh hoạt rất đa dạng, phức tạp. Nó bao gồm: các thực phẩm thừa, bao bì các loại,... Nguồn rác này luôn có xu hướng gia tăng và thay đổi về tỷ lệ các thành phần. Đơn vị thu gom do Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị (MTĐT) và một số do người dân tự xử lý. + CTR từ nhà hàng, khách sạn: Nguồn thải này bao gồm: thức ăn thừa, chai lọ, đồ hộp, giấy,... Nguồn CTR này thường được thu gom bởi Công ty TNHH Một thành viên MTĐT và một phần nhỏ được bán cho tư nhân làm thức ăn chăn nuôi. + CTR từ công sở, trường học, công trình công cộng: Nguồn chất thải này không gây nhiều tác động xấu tới môi trường, gồm: giấy, văn phòng phẩm và được thu gom bởi Công ty TNHH Một thành viên MTĐT Hưng Yên. Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 183 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- + CTR từ chợ: chiếm một lượng lớn chất thải rắn (CTR) thu gom. Chất thải này có thành phần phức tạp, bao gồm: rau quả, các loại bao bì, túi nylon, chai lọ, lông gà, vịt,... và tác động mạnh tới môi trường xung quanh. Lượng chất thải này có hàm lượng hữu cơ cao. Bảng 1. Thống kê khối lượng phát sinh rác thải sinh hoạt năm 2020 TT Phường/ Xã Khối lượng (Tấn/ ngày) Tỷ lệ thu gom (Tấn/ngày) 1 Lê lợi 15,7 12,87 2 Quang Trung 8,37 8,03 3 Minh Khai 6,67 6,09 4 Nam Sơn 7,98 6,98 5 Hiến Nam 13,79 11,09 6 Các xã/phường khác - - Tổng 316,98 298,9 Nguồn: UBND thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2020 Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về QLCTRSH: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được UBND thành phố quan tâm ở cả nội dung và hình thức phổ biến, truyền tải pháp luật, thông tin pháp lý. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện như: tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh; tuyên truyền miệng; tình huống pháp luật; tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng tủ sách pháp luật tại phường; tổ chức những thi tìm hiểu pháp luật. Nội dung tuyên truyền về các văn bản quy phạm pháp luật trong việc QLCTRSH như: Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 18/11/2018 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Quyết định số 13/2020/QĐ-UBND ngày 16/6/2020 ban hành Quy định bảo vệ môi trường thành phố; Quyết định số 7852/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 ban hành Quy chế quản lý CTR trên địa bàn thành phố,… để nhân dân nắm được các quy định trong việc QLCTRSH để thực hiện tốt. Tổ chức thực hiện hệ thống văn bản quản lý Nhà nước về CTRSH: Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân thành phố đã thực hiện việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để hướng dẫn và tổ chức thực hiện hoạt động quản lý CTRSH; đồng thời cũng đề ra các cách thức hỗ trợ, các biện pháp ưu đãi để tăng cường, thúc đẩy các doanh nghiệp dịch vụ môi trường tham gia và cung ứng các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH phù hợp với thực tế hiện có. Ủy ban nhân dân thành phố Hưng Yên đã ban hành các Quyết định, Kế hoạch để cụ thể hóa việc tổ chức, triển khai, thực hiện công tác QLCTR như: Quyết định số 1781/QĐ-UBND ngày 09 tháng 8 năm 2018 về đơn giá thu gom vận chuyển xử lý CTR đô thị; Quyết định số 66/2019/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hưng Yên về việc quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác sinh hoạt, sử dụng đò, phà trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Quyết định số 02/2020/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hưng Yên về ban hành quy định QLCTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên; Quyết định số 33/2020/QĐ-UBND ngày 26/10/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của quyết định số 2625/2017/QĐ - UBND ngày 06/7/2019 về việc quy định giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và dịch vụ xử lý CTRSH sử dụng nguồn vốn ngân sách trên địa bàn; Quyết định số 1613/2019/QĐ - UBND ngày 27/5/2019 của UBND thành phố về ban hành quy định QLCTR thông thường trên địa bàn; Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 18 184 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- tháng 7 năm 2018 của UBND thành phố về việc ban hành kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn; Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND, ngày 29/8/2018 của UBND thành phố quy định điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố. Tổ chức bộ máy quản lý về CTRSH Cấp thành phố: Ủy ban nhân dân thành phố; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Xây dựng; Các phòng, ban, ngành khác, như: Phòng Công thương, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đều có bộ phận chuyên môn thực hiện chức năng bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực ngành. Ban Quản lý các khu công nghiệp có Phòng Quản lý môi trường chịu trách nhiệm thực hiện công tác về quản lý môi trường trong các khu công nghiệp của tỉnh; Công an tỉnh có phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường. Đơn vị thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn thành phố là Công ty TNHH Một thành viên MTĐT Hưng Yên, Hạt Quản lý đường bộ là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực công ích của thành phố. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Công ty là cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, tưới nước, hút bụi mặt đường. Cấp phường, xã: UBND phường đều có một công chức phụ trách công tác quản lý Nhà nước về môi trường (trong đó có CTRSH). Phòng Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp cùng Phòng Nội vụ tham mưu, UBND thành phố, chấp thuận để UBND các phường ký hợp đồng thêm với một nhân viên phụ trách công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Các xã đã thành lập các tổ vệ sinh của xã mình, các tổ vệ sinh có nhiệm vụ thu gom CTR của xã mình, các hộ gia đình có nhu cầu thu gom CTRSH của gia đình mình sẽ đăng kí với tổ vệ sinh môi trường của xã mình. Quản lý Nhà nước về phân loại và thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH: UBND thành phố Hưng Yên đã ban hành Quyết định số 1359/QĐ-UBND ngày 01/6/2020 về Chương trình triển khai thí điểm phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn, giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UBND xã, phường, tổ chức triển khai thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của thành phố. Trong giai đoạn thí điểm, việc phân loại CTR sinh hoạt được chia nhóm như: Chất thải thực phẩm và rác làm vườn (chất thải hữu cơ); Chất thải còn lại bao gồm tất cả các thành phần CTR phát sinh trong sinh hoạt của con người. Đồng thời, UBND thành phố đã chỉ đạo Đội thu gom CTRSH dân lập trang bị hai loại xe lôi thu gom (xe thu gom chất thải thực phẩm có thùng xe được sơn màu xanh và ghi chữ “Xe thu gom chất thải thực phẩm” và xe thu gom chất thải còn lại có thùng xe được sơn màu vàng và ghi chữ “Xe thu gom chất thải còn lại”) và nhân công (trong đó bao gồm nhân công thu gom, vận chuyển và nhân công phân loại thứ cấp tại điểm giao nhận). Công ty TNHH Một thành viên MTĐT Hưng Yên trang bị 02 xe ép CTRSH chuyên dụng (01 xe thu gom chất thải thực phẩm có ghi dòng chữ “Xe thu gom chất thải thực phẩm” và 01 xe thu gom chất thải còn lại có ghi dòng chữ “Xe thu gom chất thải còn lại”). Chất thải được thu gom theo hình thức thủ công: Nguồn chất thải phát sinh từ các hộ gia đình được công nhân đẩy các xe thô sơ, đến tận nơi gõ kẻng và thu gom. Chất thải phát sinh từ các cơ quan, trạm y tế, trường học thì đã được nhân viên quét dọn và để vào thùng hoặc bao rác trước cổng cơ quan nên nhân viên thu gom không cần quét dọn hay gõ kẻng, còn lượng chất thải phát sinh từ các nơi công cộng hoặc đường phố thì công nhân sẽ thu gom bằng cách tiến hành quét dọn vệ sinh đường. Chất thải được thu gom vào buổi sáng sớm từ 05h00 - 07h30, với tần suất là 01 lần/ ngày. Thiết bị và phương tiện thu gom bao gồm xe đẩy tay (35 xe), ngoài ra, còn có các dụng cụ khác như: chổi, quét, hót rác, xẻng. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 01 Trạm ép CTRSH kín, 04 điểm tập kết CTRSH, 03 điểm giao nhận CTRSH, thực hiện theo hình thức trao tay. CTRSH phát sinh được Đội thu gom CTRSH dân lập và đơn vị do UBND phường ký hợp đồng thu gom, Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 185 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- vận chuyển về Trạm ép CTRSH. Thành phố Hưng Yên có 03 bãi xử lý CTR đang hoạt động, chủ yếu phục vụ xử lý cho các khu vực đô thị. Tuy nhiên hiện nay, mới chỉ có 01 bãi rác được trang bị hệ thống thu gom nước rỉ rác, các bãi rác còn lại không có lớp lót đáy, không có hệ thống thu gom nước rỉ rác. Có 03 xã, phường có phương tiện chuyên dụng thu gom, vận chuyển CTRSH đến nơi xử lý. Các xã, phường còn lại có phương tiện thu gom, vận chuyển chủ yếu là xe tải hoặc xe bán tải, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường trong quá trình thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý. Sơ đồ 1: Hệ thống thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt Nguồn: UBND thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2020 Sơ đồ 2: Hệ thống thu gom CTRSH ở các xã, phường Nguồn: UBND thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2020 Quản lý Nhà nước về phí và hợp đồng thu gom, vận chuyển CTRSH: Nguồn kinh phí hoạt động chi cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH trên địa bàn chủ yếu được lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước và một phần thu theo Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 29/8/2014 của UBND tỉnh quy định điều chỉnh mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn. Trạm Dịch vụ cấp nước và Môi trường thành phố là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thu phí đối với hộ gia đình hay các cơ sở sản xuất, cơ quan đoàn thể Nhà nước trên địa bàn và tiến hành tổ chức thu phí đối với các khu vực thực hiện thu gom, xử lý rác tập trung trên địa bàn. Ý thức của người dân trên địa bàn tại những nơi có hoạt động thu gom, xử lý rác tập trung trong công tác đóng phí vệ sinh môi trường (VSMT) là khá tốt. Việc thu phí thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố đối với các chủ nguồn thải được áp dụng theo Quyết định số 64/2016/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND thành phố về việc quy định mức giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH. Bảng 2. Bảng giá phí thu dịch vụ rác thải sinh hoạt Đơn vị tính Khu vực TT Đối tượng thu (Nghìn đồng) Thành phố Xã, phường 1 Các hộ SXKD có sử dụng từ 4 lao động trở lên Hộ/tháng 185 175 2 Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Người/tháng 5 4 3 Kinh doanh nhà trọ, nhà nghỉ Giường/tháng 15 13 4 Đơn vị ăn uống doanh Đơn vị/tháng 220 215 Nguồn: UBND thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2020 186 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về QLCTRSH: Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về CTRSH là Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố, phối hợp cùng UBND các phường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về quản lý chất thải. Bảng 3. Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra rác thải sinh hoạt TT Hình thức Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Nhắc nhở (Trường hợp) 32 35 38 2 Lập biên bản (Trường hợp) 23 27 30 3 Xử lý vi phạm hành chính (Trường hợp) 23 27 30 4 Số tiền xử phạt (Triệu đồng) 67,5 70,8 102,5 5 Khiếu nại, tố cáo 0 0 0 Nguồn: UBND thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2020 3.2. Phần thảo luận của bài báo Thông qua việc phân tích thực trạng công tác QLCTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, tác giả rút ra kết quả như sau: Những mặt đạt được: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về QLCTRSH giúp cho các chủ nguồn thải hiểu về lợi ích của việc quản lý tốt CTRSH cũng như những hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Bộ máy quản lý Nhà nước về CTRSH được tổ chức đồng bộ từ cấp thành phố đến cấp phường. Công tác phân loại CTRSH tại nguồn, huy động các hội, đoàn thể, khu phố cùng thực hiện phân loại và kiện toàn lại đội ngũ thu gom, vận chuyển CTRSH sau khi phân loại tại nguồn. Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại các giai đoạn quan trọng để phát hiện và xử lý trong công tác phân loại CTRSH tại nguồn của các chủ nguồn thải và Đội thu gom CTRSH dân lập của phường. Hạn chế, tồn tại: Hệ thống chính sách, các quy định, hướng dẫn liên quan đến công tác quản lý CTR còn chưa hoàn thiện; đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về QLCTRSH đã được tăng cường về số lượng và chất lượng nhưng còn kiêm nhiệm nên chưa chuyên tâm với công tác; việc tổ chức thực hiện Quy chế QLCTR trên địa bàn thành phố mặc dù đã được triển khai tích cực nhưng vẫn còn một số hạn chế như: một số chủ nguồn thải và đơn vị thu gom, vận chuyển còn chưa nắm bắt được hết nội dung của Quy chế hoặc nắm bắt được nhưng còn chưa thực hiện đúng. Một số phường còn chưa áp dụng đầy đủ những nội dung của Quy chế như: chưa thống kê đầy đủ các chủ nguồn thải có phát sinh lượng CTRSH lớn để ký hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý; một số đơn vị thu gom, vận chuyển chưa thực hiện đầu tư điểm tập kết CTRSH đạt tiêu chuẩn; thời gian thu gom, vận chuyển CTRSH của một số đơn vị còn chưa hợp lý. Còn nhiều bất cập trong tổ chức bộ máy về quản lý CTR. Việc giao thoa, chồng chéo về chức năng quản lý Nhà nước tại Trung ương trong lĩnh vực CTR đã gây khó khăn trong công tác quản lý. Hơn nữa, việc không thống nhất đối với các cơ quan chuyên môn giúp việc trong lĩnh vực quản lý chất thải ở địa phương cũng làm cho công tác quản lý chất thải không thống nhất, bất cập. Công tác quản lý phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn; thiết bị thu gom, phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo kỹ thuật gây mất vệ sinh; Công tác thanh tra, kiểm tra hiện nay được thực hiện theo định kỳ và đột xuất nhưng đôi khi chưa đánh giá đúng hết về tình hình QLCTRSH. Định hướng QLCTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, giai đoạn 2021 - 2025: Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xã hội hóa trong lĩnh vực phân loại, thu Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 187 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- gom, vận chuyển và xử lý rác thải; thu hút dự án đầu tư dây chuyền, công nghệ xử lý rác thải trên địa bàn. Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường nhằm tái chế chất thải, giảm chôn lấp, đảm bảo quy chuẩn Quốc gia về môi trường; có suất đầu tư, chi phí xử lý, vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý rác thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Tập trung xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về QLCTRSH phù hợp với điều kiện thực tế; hướng dẫn áp dụng các cơ chế khuyến khích, xã hội hóa nhằm thu hút, tăng cường đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách vào các công trình xử lý CTRSH, ưu tiên áp dụng công nghệ thân thiện môi trường. Đầu tư và cải tạo, nâng cấp hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý CTR như tập kết chôn lấp, rắc hóa chất tiêu hủy, phân loại CTR; yêu cầu các đơn vị thu gom, vận chuyển tiếp tục đầu tư cho các điểm tập kết CTRSH, đảm bảo đầy đủ theo tiêu chuẩn của Quy chế QLCTR trên địa bàn thành phố để tránh phát sinh ô nhiễm môi trường tại đây, ảnh hưởng đến xung quanh điểm tập kết. Đối với Đội thu gom CTRSH dân lập của phường hoặc đơn vị khác phải đảm bảo về phương tiện thu gom, vận chuyển và nhân lực thực hiện công tác này thì mới được thực hiện hoặc được ký hợp đồng thực hiện công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn các phường. UBND các phường chỉ đạo công chức và nhân viên môi trường thường xuyên phối hợp với các ngành, khu phố để kiểm tra, giám sát việc thực hiện đem CTRSH ra thải bỏ của các chủ nguồn thải cũng như công tác thu gom, vận chuyển CTRSH của Đội thu gom CTRSH dân lập hoặc đơn vị do UBND phường ký hợp đồng có đúng với thời gian ban hành trên các tuyến đường chính và các tuyến hẻm hay không?. Tiến hành rà soát các bãi rác tạm cấp xã, điểm chứa rác gây ô nhiễm môi trường để tiến hành xử lý ô nhiễm và không tiếp nhận rác thải để xóa điểm ô nhiễm. Bố trí các thùng bỏ rác, thùng phân loại rác (khi có yêu cầu phân loại rác tại nguồn); vị trí bố trí phải có tính toán, đảm bảo mỹ quan đô thị, tiện lợi để người dân bỏ rác đúng nơi quy định. Đến năm 2025, 95 % tổng lượng CTRSH đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Trong đó, 75 % được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ; 75 % tổng lượng CTR xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó, 60 % được thu hồi tái sử dụng hoặc tái chế. Giảm 75 % khối lượng túi nylon sử dụng tại các siêu thị và trung tâm thương mại so với năm 2015; 70 % các đô thị có công trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại hộ gia đình. 80 % tổng lượng CTR công nghiệp không nguy hại phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường, trong đó, 85 % được thu hồi để tái sử dụng và tái chế; 100 % các đô thị có công trình tái chế CTR thực hiện phân loại tại hộ gia đình. 100 % tổng lượng CTRSH đô thị phát sinh được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường. Trong đó, 90 % được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ. 90 % tổng lượng CTR xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó, 60 % được thu hồi để tái sử dụng hoặc tái chế. 4. Kết luận và gợi ý, đề xuất Thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với CTRSH giúp cho CTRSH được thu gom, vận chuyển toàn bộ và hợp vệ sinh từ các chủ nguồn thải đến nơi xử lý. Quản lý việc thu gom, vận chuyển CTRSH của các đơn vị có chức năng đã được ký hợp đồng về các mặt như: phương tiện, thời gian, nhân lực,… nhằm đảm bảo các đơn vị này thực hiện đúng với trách nhiệm đã ký trong hợp đồng, đảm bảo về mặt phương tiện và con người để thực hiện chức năng; chấp hành những quy định của Nhà nước về QLCTRSH; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý những vi phạm trong hoạt động của các đơn vị này. Nghiên cứu công tác QLCTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua cho thấy: Phí thu gom, vận chuyển CTRSH được áp dụng theo quy định. Việc áp dụng này đã đảm bảo quyền lợi cho các chủ nguồn thải khi đóng một mức phí hợp lý. Sự phân định ra 188 Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
- mức phí đối với các chủ nguồn thải khác nhau giúp cho mức thu phí được phù hợp với từng chủ nguồn thải và sử dụng hợp lý nguồn ngân sách của tỉnh trong việc hỗ trợ một phần cho dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH. Công tác thanh tra, kiểm tra trong QLCTRSH được thực hiện đều đặn thông qua Kế hoạch hàng năm. Qua công tác này đánh giá được những vấn đề liên quan đến QLCTRSH. Những khiếu nại, tố cáo phát sinh được kiểm tra, xác minh và giải quyết. Những trường hợp vi phạm được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính đã làm giảm số trường hợp vi phạm về QLCTRSH. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện QLCTRSH trên địa bàn thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới gồm: Hoàn thiện các cơ chế chính sách QLCTRSH; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức người dân, cộng đồng về QLCTRSH; đẩy mạnh công tác tổ chức thực hiện các văn bản, bộ máy quản lý và nâng cao chất lượng nhân lực quản lý về CTRSH; tăng cường giải pháp quản lý thu gom, vận chuyển xử lý và các khoản phí lệ phí trong QLCTRSH; tăng cường giải pháp về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong QLCTRSH. Kiến nghị với UBND tỉnh: Rà soát, đánh giá công nghệ xử lý rác thải hiện có trên địa bàn, yêu cầu các cơ sở xử lý phải có lộ trình đổi mới công nghệ xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường, thực hiện trước năm 2025; có lộ trình tăng dần giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nhằm giảm dần hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước; không hạn chế việc thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại từ các địa phương khác về địa phương mình để xử lý theo quy định. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh hướng dẫn, tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn thành phố được vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường của tỉnh để các đơn vị này có điều kiện chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển sao cho phù hợp với Quy chế QLCTR trên địa bàn thành phố. Xây dựng cơ chế chính sách thích hợp, đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động thu gom, xử lí rác thải và đảm bảo nguyên tắc phí môi trường phải được đầu tư lại cho công tác bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Quang Huyền (2014). Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [2]. Nguyễn Đình Hoan (2017). Giáo trình Kinh tế chất thải. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [3]. Trần Thị Hường (2017). Quản lý chất thải rắn đô thị. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [4]. Lê Văn Khoa (2018). Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. [5]. Trần Hiếu Nhuệ (2015). Quản lý chất thải rắn. Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội. [6]. Lê Đình Nhan (2019). Kinh tế chất thải. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. [7]. Lê Văn Sơn (2018). Khoa học môi trường. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. [8]. Nguyễn Song Tùng (2017). Thực trạng và đề suất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở huyện Triệu Phong - Quảng Trị. Luận văn thạc sỹ, ĐHQG Hà Nội. [9]. Cao Thúy Xiêm (2016). Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. [10]. Lê Thái Hòa (2017). Quản lý nhà nước về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngày chấp nhận đăng: 10/11/2021. Người phản biện: TS. Nguyễn Hồng Đăng Nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sử dụng hợp lý tài nguyên, 189 bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt
0 p | 1038 | 323
-
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Chương 4
0 p | 287 | 146
-
Quản lý chất thải rắn sinh hoạt - Chương 2
0 p | 327 | 143
-
Đề thi kết thúc môn Quản lý chất thải rắn sinh hoạt năm 2013-2014 - ĐH Văn Lang
2 p | 312 | 34
-
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp thị trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt
8 p | 36 | 10
-
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
6 p | 61 | 6
-
Đánh giá quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình và đề xuất giải pháp
8 p | 79 | 5
-
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình hướng tới nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Bắc Giang
8 p | 13 | 5
-
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tỉnh Bình Định và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp
9 p | 19 | 4
-
Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi của người dân về quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Tp. Hà Nội
6 p | 40 | 4
-
Nghiên cứu đề xuất mô hình kinh tế tuần hoàn quản lý chất thải rắn sinh hoạt hộ gia đình tại thành phố Bắc Ninh
10 p | 8 | 4
-
Kết hợp kinh tế tuần hoàn với phát triển bền vững đô thị: Chuyển đổi số trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Hà Nội
15 p | 5 | 3
-
Chi phí ngoại ứng về môi trường và sức khỏe cộng đồng của phương án quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
3 p | 15 | 3
-
GIS trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt: Khả năng ứng dụng và kinh nghiệm thực tiễn
8 p | 67 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng QGIS để xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt thành phố Lào Cai theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn
17 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã đảo Nhơn Châu, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
16 p | 8 | 2
-
Đánh giá vòng đời hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại TP Hồ Chí Minh
6 p | 5 | 1
-
Xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị: Góc nhìn lợi ích kinh tế
9 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn