intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý cuộc họp trong gia đình

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

146
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những cuộc họp mặt trong gia đình đóng vai trò cầu nối để các thành viên có dịp chia sẻ, lắng nghe và gần gũi nhau hơn. Thế nhưng, cuộc sống bận rộn khiến các gia đình chỉ thự sự họp mặt khi đối diện với những vấn đề lớn – đôi khi căng thẳng. Gia đình bạn đã sẵn sàng cho buổi họp? Họp gia đình là cách hữu hiệu để các thành viên trong gia đình hiểu, biết cách lắng nghe và từ đó cùng nhau tìm tiếng nói chung. Không chỉ thế, những buổi họp còn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý cuộc họp trong gia đình

  1. Quản lý cuộc họp trong gia đình Những cuộc họp mặt trong gia đình đóng vai trò cầu nối để các thành viên có dịp chia sẻ, lắng nghe và gần gũi nhau hơn. Thế nhưng, cuộc sống bận rộn khiến các gia đình chỉ thự sự họp mặt khi đối diện với những vấn đề lớn – đôi khi căng thẳng. Gia đình bạn đã sẵn sàng cho buổi họp? Họp gia đình là cách hữu hiệu để các thành viên trong gia đình hiểu, biết cách lắng nghe và từ đó cùng nhau tìm tiếng nói chung. Không chỉ thế, những buổi họp còn là dịp để mỗi người nói lên những tâm tư của cá nhân mình. Đây là một cách giải tỏa căng thẳng hiệu quả thay vì chỉ biết im lặng chấp nhận những dồn nén, bực bội. Trước hết, đối diện với các cuộc họp, để quyết định xem gia đình bạn sẵn sàng cho những cuộc họp chưa và có nên tổ chức cuộc họp mặt này hay không, bạn thử đọc và trả lời những câu hỏi sau: - Mọi người có muốn được ngồi nói chuyện thẳng thắn với nhau để giải quyết vấn đề?
  2. - Sẽ có sự la ó hay sử dụng bạo lực trong buổi họp mặt? - Ít nhất mọi người đôi khi cũng cần lắng nghe để hiểu quan điểm của người khác? Nếu các câu hỏi trên là cần thiết và câu trả lời là đồng ý cho hầu hết các câu hỏi, có vẻ như gia đình bạn cần một cuộc họp thực sự nghiêm túc. Gia đình bạn có sẵn sàng cho cuộc họp? (Ảnh minh họa)
  3. Lên kế hoạch cho cuộc họp Khi mọi thành viên trong gia đình bạn đã sẵn sàng, hãy lên kế hoạch cho cuộc họp chính thức. Nếu là cuộc họp nghiêm trọng, hãy để các thành viên cảm nhận sự thoải mái chứ không phải một thái độ ép buộc. Nếu đơn thuần là một cuộc họp mặt vui vẻ, hãy nói về những điều hấp dẫn như: “Sắp tới sinh nhật của ông nội, cả nhà mình đi họp mặt để lên kế hoạch nhé!” Lên lịch bằng cách chọn ngày và thời gian để mọi người không bận rộn. Với những thành viên cao tuổi trong gia đình, bạn cũng mời tham gia để thể hiện sự tôn trọng với họ. Đối với những vấn đề nghiêm trọng, bạn có thể không cho con trẻ tham gia. Còn đối với những cuộc họp trong mức độ cho phép, bạn có thể cho bé tham gia khi bé bắt đầu biết nói. Có những gia đình lên kế hoạch họp hàng tuần, có những gia đình chỉ họp vào dịp đặc biệt hay khi có chuyện gì nghiêm túc…Nói chung tùy hoàn cảnh mà mỗi gia đình có một lịch họp mặt riêng, ít hay nhiều, dài hay ngắn…nhưng quan trọng làm sao để các thành viên cảm thấy thoải mái và gần gũi nhau là điều tốt nhất. Để cuộc họp gia đình thành công Một cuộc họp được chuẩn bị chu đáo và có sự phối hợp tốt giữa các thành viên sẽ đem lại sự thành công, giúp các thành viên đưa ra được cách giải quyết và hiểu nhau hơn. - Họp vào thời gian cố định: Bắt đầu và kết thúc đúng giờ. Những cuộc họp thường xuyên sẽ giúp gia đình có kỷ luật và hình thành nền nếp sinh hoạt khoa học.
  4. Hãy luôn tạo bầu không khí vui vẻ trong gia đình (Ảnh minh họa) - Nguyên tắc bình đẳng: Mọi người trong cuộc họp gia đình đều bình đẳng và có quyền được bộc lộ ý kiến cá nhân của mình. Hãy khuyến khích mọi người nói ra suy nghĩ. Khi ai đó đang nói, những thành viên khác phải lắng nghe. Bạn cũng phải lắng nghe ý kiến của trẻ. - Khuyến khích mọi thành viên trong gia đình cùng nhau tham gia: Trong một bầu không khí ấm cúng, các thành viên thoải mái bày tỏ ý kiến của mình mà không lo ngại sẽ gặp phải một trừng phạt nào. Cuộc họp mặt là cách để thể hiện tình yêu, sự quan tâm chăm sóc dành cho nhau. - Thảo luận và giải quyết xong dứt điểm vấn đề: Khi có chuyện gì đó, các thành viên nên cùng nhau đi thẳng vấn đề và tìm ra hướng giải quyết thay vì sa đà vào những chuyện khác mà quên mất đi chuyện chính.
  5. - Đưa ra quyết định: Một cuộc họp gia đình kho nào cũng phải đi đến kết luận cuối cùng. Kết luận này phải dựa trên sự đồng thuận của mọi thành viên, không có ai phản đối ý kiến đưa ra. - Tạm dừng cuộc họp: Khi cuộc họp đẩy bầu không khí đi quá căng thẳng, một ai đó quá nóng nảy, hãy tạm dừng trong 15 hoặc 30 phút và yêu cầu mọi người bình tĩnh, bớt căng thẳng để tâm trạng thỏa mái hơn. - Kết thúc vui vẻ: Sau khi đưa ra thống nhất quyết định, có thể cả gia đình sẽ cùng nhau xem một chương trình truyền hình yêu thích hay cùng nhau thưởng thức bữa tối. Lưu ý: Có nhiều lý do để các gia đình tổ chức họp. Một số gia đình cần giải quyết các vấn đề chung và nghe ý kiến từ các thành viên khác nhau, thông thường điều này gặp ở các “đại gia đình”. Những gia đình khác lại cần những liệu pháp mới cho đời sống hôn nhân – gia đình bởi vì họ có quá nhiều vấn đề rắc rối. Có những gia đình họp mặt đơn thuần chỉ để trò chuyện, cùng nhau lên kế hoạch đi chơi…Tất nhiên, có những cuộc họp diễn ra rất đơn giản và nhẹ nhàng nhưng cũng không ít cuộc họp diễn ra nặng nề, căng thẳng – thậm chí có sự can thiệp của bạo lực. Làm thế nào để quản lý các cuộc họp gia đình một cách tốt nhất là điều không đơn giản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2