Quản lý lớp học hiệu quả với các kĩ thuật dạy học của giáo viên trong thế kỉ 21
lượt xem 5
download
Trong nghiên cứu "Quản lý lớp học hiệu quả với các kĩ thuật dạy học của giáo viên trong thế kỉ 21", việc quản lý lớp học hiệu quả với các kĩ thuật dạy học: quyết đoán, không căng thẳng (mở) và hợp tác được đề cập. Nhiều ưu điểm được nêu ra như: Kĩ thuật quyết đoán sẽ tạo không khí học tập nghiêm túc, kỉ luật, tập trung cao, các vấn đề được giải quyết một cách rõ ràng dựa trên nền tảng các kỉ luật, điều chỉnh được hành vi của học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý lớp học hiệu quả với các kĩ thuật dạy học của giáo viên trong thế kỉ 21
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” EFFICIENT CLASS MANAGEMENT WITH TEACHERS' TEACHING TECHNIQUES IN THE 21st CENTURY Abstract: In this study, effective classroom management with teaching techniques: assertive, withthout-stress and cooperative discipline are mentioned. Many advantages are mentioned such as: The assertive discipline will create a serious, disciplined, highly focused learning atmosphere, problems are solved clearly on the basis of the rules, and student behavior can be adjusted. The without stress discipline create a comfortable and enjoyable learning environment, develop relationships based on respect among members, develop self-discipline, self-understanding and self-control. Cooperative discipline help develop communication skills, practice respect and listening, solve with stressful psychological problems, love and strengthen friendships. In addition, a few limitations are raised: in assertive discipline, rigid in solving things will cause the learning environment stressful and heavy, limiting students' dynamism. In the without stress discipline, loosening the rules leads to a decrease in class stability, making it difficult to concentrate on learning. Cooperative learning environment can create learning conflicts. Keywords: Classroom management, discipline, teaching. QUẢN LÝ LỚP HỌC HIỆU QUẢ VỚI CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN TRONG THẾ KỈ 21 Võ Thị Huyền Trân 1, Nguyễn Hoàng Sơn 2, Lê Minh Tuấn Khoa 3 và Nguyễn Yến Khoa 4 Tóm Tắt: Trong nghiên cứu này, việc quản lý lớp học hiệu quả với các kĩ thuật dạy học: quyết đoán, không căng thẳng (mở) và hợp tác được đề cập. Nhiều ưu điểm được nêu ra như: Kĩ thuật quyết đoán sẽ tạo không khí học tập nghiêm túc, kỉ luật, tập trung cao, các vấn đề được giải quyết một cách rõ ràng dựa trên nền tảng các kỉ luật, điều chỉnh được hành vi của học sinh. Kĩ thuật không căng thẳng tạo không gian học tập thoải mái, hứng thú, phát triển được mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng giữa các thành viên trong lớp học, phát triển được tính tự giác, hiểu rõ và kiểm soát tốt bản thân. Kĩ 1 Sinh viên ngành Sư phạm Hóa học (lớp DH21HH), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: vthtran_21hh@student.agu.edu.vn; 2 Sinh viên ngành Sư phạm Hóa học (lớp DH21HH), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: nhson_21hh@student.agu.edu.vn; 3 Sinh viên ngành Sư phạm Hóa học (lớp DH22HH), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: khoa_dhh211055@student.agu.edu.vn; 4 Sinh viên ngành Sư phạm Hóa học (lớp DH22HH), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: khoa_dhh211056@student.agu.edu.vn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 43
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” thuật hợp tác giúp phát triển năng lực giao tiếp, rèn luyện phẩm chất tôn trọng và lắng nghe, giải quyết các vấn đề về tâm lý căng thẳng, yêu mến lớp học, củng cố sự đoàn kết bạn bè. Ngoài ra, một vài hạn chế được nêu ra: trong kĩ thuật quyết đoán, cứng nhắc trong giải quyết mọi việc sẽ làm cho môi trường học tập trở nên căng thẳng và nặng nề, hạn chế tính năng động của học sinh. Trong kĩ thuật không căng thẳng, việc nới lỏng các qui tắc dẫn đến giảm tính ổn định của lớp học, gây khó khăn trong việc tập trung học tập. Môi trường học tập hợp tác có thể tạo nên những mâu thuẫn trong học tập. Từ khóa: Quản lý lớp học, kĩ thuật, dạy học. 1. Đặt vấn đề Robert J. Marzano cho rằng: Giáo viên (GV) là người đóng nhiều vai trò khác nhau trong một lớp học, nhưng chắc chắn một trong những vai trò quan trọng nhất đó là quản lý lớp học [1]. Để quá trình dạy học (DH) đạt hiệu quả, người GV phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Trong đó việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật quản lý lớp học hiệu quả sẽ giúp GV có thể kiểm soát tốt quá trình học tập của HS từ đó phát hiện, phát triển, rèn luyện năng lực cốt lõi và phẩm chất của các em. Quản lý lớp học hiệu quả một trong các đặc trưng của một người GV trong thế kỉ 21 vì thế GV rất cần thiết phải rèn luyện và phát triển kĩ năng này. Sau khi được tiếp cận học phần GV trong thế kỉ 21- SPHH, các đặc trưng và kĩ năng cần thiết của một GV trong thế kỉ 21, kĩ năng quản lý lớp học hiệu quả được nghiên cứu và trình bày trong báo cáo “Quản lý lớp học hiệu quả với các kĩ thuật dạy học của giáo viên trong thế kỉ 21”. Ngoài ra, kĩ năng giao tiếp và hợp tác (hợp tác giữa các sinh viên 2 lớp DH21HH và DH22HH) cũng được áp dụng trong nghiên cứu này. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phiếu điều tra được sử dụng trong đề tài. Phiếu điều tra được biên soạn các nội dung liên quan, tiếp đến 110 phiếu được phát hành (110 sinh viên khoa Sư phạm, trường Đại học An Giang), các phiếu nhận được sẽ tiến hành thu thập số liệu, xử lý và phân tích định lượng. Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê được dùng để tổng kết kết quả khảo sát. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Khái niệm Quản lý lớp học Quản lý lớp học theo nghĩa rộng, không chỉ liên quan tới việc quản lý hành vi của từng cá nhân cụ thể trong lớp học mà nó liên quan tới toàn bộ môi trường lớp học như bầu không khí lớp học, thái độ, cảm xúc và các quan hệ tương tác giữa các thành viên trong lớp học, không gian lớp học, các điều kiện cơ sở vật chất của lớp học, nguồn lực học tập trong lớp học [2]. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 44
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Sự thành công của việc quản lý lớp học phụ thuộc vào trình độ và kĩ năng của người GV. Kĩ thuật quản lý lớp học tạo tiền đề cho việc DH có tổ chức, nền nếp, tập trung, từ đó nâng cao hiệu quả học tập của HS trong lớp học. Khi tiếp cận các kĩ năng của GV trong học phần Giáo viên thế kỉ 21-SPHH, ba kĩ thuật quản lý lớp học hiệu quả nhất được lựa chọn nghiên cứu. 3.2. Các kĩ thuật quản lý lớp học 3.2.1. Kĩ thuật quyết đoán (Assertive discipline) Kĩ thuật này yêu cầu GV kiểm soát hoạt động lớp học một cách chặt chẽ nhưng tích cực tạo nên một môi trường học tập quyết đoán. Canter đã xác định bốn kĩ năng mà GV cần phải nắm vững để xử lý các vấn đề thành công, bao gồm: 1- xác định các hành vi thích hợp tạo cơ sở cho các qui tắc (nội qui) trong lớp học; 2- thiết lập các giới hạn một cách có hệ thống cho các hành vi không đúng qui tắc; 3- luôn cổ vũ và khuyến khích các hành vi đúng qui tắc; 4- hợp tác với phụ huynh và nhà trường trong việc DH [3], [4]. Ưu điểm Việc học tập trong một môi trường có áp dụng kĩ thuật quyết đoán sẽ giúp bạn được làm việc trong một bầu không khí nghiêm túc, có kỉ luật, tính tập trung cao trong việc học và tạo nên sự công bằng và mối quan hệ tích cực tin cậy giữa GV – HS, HS – HS do các vấn đề được giải quyết một cách rõ ràng dựa trên nền tảng các kỉ luật. Môi trường học tập quyết đoán còn giúp bạn biết làm việc trong có qui tắc và điều chỉnh được hành vi của bản thân phù hợp với các chuẩn mực của HS. Nhược điểm Mặc dù việc áp dụng kỉ luật sẽ giúp cho HS có được nền nếp tốt, nhưng nếu người GV quá cứng nhắc luôn giải quyết mọi việc dựa trên kỉ luật mà bỏ qua những yếu tố khác sẽ làm cho môi trường học tập của HS trở nên căng thẳng và nặng nề. Việc đặt ra quá nhiều qui định khắt khe cũng sẽ làm cho việc học tập và sinh hoạt của HS bị gò bó và ngột ngạt, hạn chế đi tính năng động của HS. Ngoài ra, việc hợp tác với gia đình và nhà trường trong việc DH cũng cần phù hợp tránh gây áp lực lên HS. Qua cuộc khảo sát cho thấy được kết quả như sau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 45
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hình 1. Môi trường học tập quyết đoán dẫn đến bầu không khí nghiêm túc. Kết quả Hình 1 cho thấy, 52,7% người đều hoàn toàn đồng ý và 41,8% được đánh giá đồng ý với tiêu chí trên. Từ đó có thể rút ra kết luận Kĩ thuật quyết đoán giúp GV – HS được làm việc trong bầu không khí nghiêm túc, tạo môi trường học tập tốt để người học có thể tập trung, tiếp thu kiến thức mới một cách thuận lợi và ghi nhớ sâu. Hình 2. Môi trường học tập quyết đoán dẫn đến bầu không khí nghiêm túc. Với tiêu chí này, có hơn 91,8% mọi người đã đồng ý (Hình 2), cho thấy rằng sự quyết đoán đúng lúc của GV giúp HS có thể nhận thức được hành vi của mình (hành vi đúng hay sai), từ đó HS sẽ hành động đúng với chuẩn mực của xã hội. Hình 3. GV quyết đoán quá mức sẽ tạo không khí học tập căng thẳng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 46
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Sự phân bố phần trăm trên biểu đồ (Hình 3) đánh giá về tiêu chí trên cho thấy, sự đồng ý của mọi người ở mức 65,4%, từ đó có thể rút ra kết luận rằng GV có thể quyết đoán nhưng không để nó trở thành độc đoán, việc độc đoán có thể làm phản tác dụng đối với việc quản lý lớp học. Hình 4. Mức độ tính kỉ luật trong môi trường học tập quyết đoán. Qua biểu đồ ở Hình 4 cho thấy, 59,1% ý kiến cho rằng cần có kỉ luật cao và 13,6% cần có kỉ luật rất cao. Từ đó có thể thấy rằng để áp dụng thuận lợi kĩ thuật DH này thì cần có kỉ luật từ cao đến rất cao cho việc dạy và học. 3.2.2. Kĩ thuật DH không căng thẳng (Discipline Without Stress) Kĩ thuật DH không căng thẳng (DWS) là một kĩ thuật được phát triển bởi Marvin Marshall và giới thiệu trong cuốn sách năm 2001 của ông [5]. Kĩ thuật này được thiết kế nhằm giáo dục HS nhận thức giá trị của động lực bên trong. Mục đích của nó là thúc đẩy và phát triển HS trở nên có trách nhiệm và kỉ luật bản thân và nỗ lực học hỏi. Đặc điểm quan trọng nhất của DWS là nó hoàn toàn không ép buộc nhưng trong một mức độ nhất định, giúp HS tự ý thức và điều chỉnh hành vi của mình [5]. Ưu điểm Môi trường học tập không căng thẳng giúp bạn được học trong một không gian thoải mái, không bị ràng buộc cứng nhắc và tạo nên hứng thú trong học tập, giúp bạn phát triển được mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng giữa các thành viên trong lớp học. Môi trường học tập không căng thẳng còn giúp bạn phát triển được tính tự giác, hiểu rõ và kiểm soát tốt trách nhiệm và hành vi của mình, nâng cao hiệu quả học tập của bản thân. Nhược điểm Nếu nới lỏng các qui tắc sẽ làm cho GV đánh mất đi quyền kiểm soát lớp dẫn đến giảm tính ổn định của lớp học, gây khó khăn trong việc tập trung học tập từ đó khó kiểm soát được quá trình học tập và rèn luyện của HS. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 47
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hình 5. Môi trường học tập không căng thẳng tạo hứng thú cho HS. Với tiêu chí trên (Hình 5) tỉ lệ đồng ý chiếm 93,7% từ đó cho thấy khi GV áp dụng kĩ thuật DH “không căng thẳng” sẽ tạo môi trường học tập tốt, việc tạo hứng thú cho các em HS học tập là một điều vô cùng thành công trên sự nghiệp của người dạy. Hình 6. Môi trường học tập không căng thẳng phát triển tính tự giác cho HS. Kết quả trên (Hình 6) chứng tỏ tiêu chí này đạt khá tốt với 78,1% đánh giá đồng ý. Từ đó có thể nhận xét rằng đây là tiêu chí quan trọng để GV đánh giá kĩ thuật DH của họ có thực sự đạt hiệu quả cao, đủ diều kiện để áp dụng vào việc dạy học. Hình 7. Môi trường học tập không căng giảm tính ổn định của lớp học. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 48
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Kết quả trong Hình 7 chỉ ra rằng, hơn 50% đồng ý với ý kiến trên, nếu một GV quả buông lỏng việc quản lý HS quá mức sẽ tạo nên một tác động tiêu cực đến chính cá nhân và tập thể. Hình 8. Mức độ tính kỉ luật trong môi trường học tập không căng thẳng. Việc áp dụng kỉ luật vừa phải để phù hợp trong môi trường học tập (Hình 8) được đánh giá cao nhất 37,3%. Bên cạnh đó, có 54,6% đánh giá nên có kỉ luật cao cho đến rất cao thì người dạy mới có thể tự tin áp dụng kĩ thuật DH không căng thẳng vào việc quản lý lớp học. 3.2.3. Kĩ thuật DH hợp tác (Cooperative Discipline) Kĩ thuật DH hợp tác được phát triển bởi Linda Albert và Rudolf Dreikurs, và sử dụng các lý thuyết của Alfred Alder, người đã tạo ra tâm lý học Alderian cổ điển. Tiền đề cơ bản của mô hình này là HS thể hiện các hành vi sai trái: muốn được chú ý, thể hiện quyền lực, trả thù hoặc sợ thất bại. GV phải xác định mục tiêu nào đang thúc đẩy hành vi của HS và ngăn chặn nó bằng cách đưa ra các chiến lược sẽ xây dựng lòng tự trọng của HS, do đó khuyến khích chúng thay đổi các hành vi chưa đúng và hướng đến sự phát triển hứng thú trong việc hợp tác và học tập của HS [6]. Tuy nhiên, hiện nay, Kĩ thuật DH hợp tác hướng đến kĩ năng làm việc nhóm, thảo luận, tranh luận, truyền đạt thông tin, lắng nghe giữa các thành viên trong nhóm. Kĩ thuật này hướng đến tạo sức mạnh tập thể nhóm trong học tập, trong các hoạt động khác. Ưu điểm Việc trao đổi trong môi trường học tập hợp tác giúp bạn phát triển năng lực giao tiếp trong lớp học, rèn luyện phẩm chất biết tôn trọng và lắng nghe người khác và giúp bạn giải quyết các vấn đề về tâm lý căng thẳng, tạo ra sự an toàn trong học tập và cuộc sống. Ngoài ra môi trường học tập hợp tác giúp bạn hứng thú học tập và yêu mến lớp học hơn, củng cố sự đoàn kết bạn bè, giúp bạn tự tin trong học tập, có cơ hội để thể hiện chính mình, phát triển năng lực chuyên môn. Nhược điểm TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 49
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Môi trường học tập hợp tác sẽ không thành công nếu trong nhóm hợp tác có thành viên thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao ảnh hưởng đến cả dây chuyền công việc chung như bài tập lớn, bài báo cáo, một nghiên cứu, một dự án. Đôi khi tạo nên những mâu thuẫn trong học tập giữa các thành viên. Hình 9. Môi trường học tập hợp tác giúp HS tự tin. Từ biểu đồ trên cho thấy, 91,8% ý kiến đồng ý với tiêu chí trên. Từ đó có thể đưa ra kết luận với kĩ thuật DH hợp tác có thể giúp của GV và HS phát triển về mặt giao tiếp, giúp các em tự tin hơn và có thể tự tin thể hiện năng lực của bản thân mình. Hình 10. Môi trường học tập hợp tác giúp HS hứng thú trong học tập. Phần lớn ý kiến hoàn toàn đồng ý và đồng ý chiếm 89,1% (Hình 10). Qua đó cho thấy rằng môi trường học tập hợp tác giúp HS nâng cao được tinh thần học tập, sự rèn luyện các hoạt động học tập một cách tốt nhất từ sự hợp tác các bạn sẽ nâng cao được sự yêu thương lẫn nhau và đoàn kết học tập. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 50
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hình 11. Môi trường học tập hợp tác đôi khi dẫn đến mâu thuẫn giữa các HS. Kết quả (Hình 11) cho thấy, 64,5% ý kiến đồng ý với tiêu chí, từ đó có thể nhận xét rằng, hợp tác là kĩ thuật DH tốt, song vẫn có thể gây ra những vấn đề tiêu cực nếu GV không thể kiểm soát tốt được lớp học mình. Hình 12. Mức độ kỉ luật của môi trường học tập hợp tác. Kết quả chỉ ra rằng, 70,9% cho rằng “Môi trường học tập hợp tác” cần có kỉ luật cao đến rất cao và 29,1% chỉ cần có kỉ luật vừa phải hoặc không cần tính kỉ luật (Hình 12). Từ đó có thể thấy được lớp học cần có kỉ luật cao trở lên thì mới có thể quản lý chặt chẽ quá trình học tập. 4. Kết luận Sự thành công của nghề dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu đó là kĩ năng quản lý lớp học. Để phát triển kĩ năng quản lý lớp học cần nghiên cứu ba kĩ thuật cần thiết: kĩ thuật dạy học quyết đoán, kĩ thuật dạy học không căng thẳng và kĩ thuật dạy học hợp tác. Mỗi kĩ thuật có các mặt mạnh và hạn chế riêng. Có thể áp dụng một kĩ thuật cụ thể cho tình huống cụ thể nhưng cũng có thể tổng hợp các kĩ thuật trên để tạo cho riêng mình (GV) một kết quả quản lý tốt nhất và phù hợp nhất. Hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ cho sự thành công của các SV ngành Sư phạm – GV tương lai trong thế kỉ 21. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 51
- Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Robert J. Marzano, Barbara B. Gaddy, Marcia C. Foseid (2005). Handbook for Classroom Management That Works-Association for Supervision & Curriculum Development. [2] Wong, H.K&Wong, R.T, (2001). How To Be an Effective Teacher: The First Days of School. Moutain View, CA: Hary K. Wong Publications, Inc. [3] Lee Canter (2006). Classroom Management for Academic Success. Solution Tree Press. [4] Burden, P. R. (2003). Classroom management: Creating a successful learning community (2nd ed.). Hoboken, NJ: John Wiley. [5] Marvin Marshall (2012), Discipline without Stress, Punishments, or Rewards. [6] Wolfgang, C.H. (2005). Solving discipline and classroom management problems: Methods and models for today’s teachers (6th ed.). Hoboken, NJ: John Willey & Sons, Inc. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 52
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chương 4: Quản lý hoạt động dạy – học trong trường phổ thông
35 p | 341 | 54
-
Ứng dụng ClassDojo trong quản lý lớp học
9 p | 63 | 14
-
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục, rèn luyện sinh viên ở Trung tâm GDQP Hà Nội 2 đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới
5 p | 108 | 12
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
5 p | 102 | 6
-
Ứng dụng UML trong phân tích, thiết kế hệ thống quản lý sinh viên nội trú tại trường Đại học Tây Bắc
6 p | 68 | 6
-
Những phẩm chất hiệu quả của người giáo viên: Phần 1
52 p | 69 | 5
-
Nâng cao hiệu quả công tác lập thời khóa biểu các lớp tín chỉ theo tiêu chí đào tạo lấy người học làm trung tâm
14 p | 7 | 5
-
Quản lý hoạt động dạy học tích hợp môn Lịch sử và Địa lí ở trường trung học cơ sở
3 p | 16 | 4
-
Nghiên cứu tiếp cận học sâu ứng dụng trong quản lý lớp học hiệu quả ở Trường Đại học Đông Á
10 p | 19 | 4
-
Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng trợ giảng sinh viên trong quản lý các lớp học thuộc chương trình dự bị tiếng Anh tại trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
6 p | 14 | 3
-
Đánh giá hiệu quả dự án dạy học trực tuyến KF Global E-school đối với sinh viên ngành ngôn ngữ Hàn
8 p | 16 | 3
-
Lớp học sĩ số lớn: Nâng cao hiệu quả quản lý hành vi có vấn đề của sinh viên trong điều kiện nguồn lực có hạn
3 p | 7 | 3
-
Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
3 p | 8 | 3
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 1 môn Quản lý nhóm lớp của giáo viên mầm non năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
3 p | 9 | 3
-
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường tiểu học trong bối cảnh hiện nay
9 p | 89 | 2
-
Phương pháp hướng dẫn tự học cho sinh viên ngành Sư phạm Giáo dục tiểu học
3 p | 7 | 2
-
Đảng bộ Vũ Bình nâng cao năng lực quản lý kinh tế và kỹ thuật cho đảng viên
5 p | 37 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn