intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý xung đột với sếp

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

169
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đừng bao giờ phản ứng trong lúc tức giận. Nếu bạn quá tức giận đến nỗi không thể kìm chế bản thân thì hãy bỏ đi và trở lại khi đã ‘hạ hỏa’. Công sở không phải là nơi dành cho loại hành động lỗ mãng. Công sở không phải là nơi dành cho loại hành động lỗ mãng... (Ảnh minh hoạ) Dưới đây là 10 quy tắc quản lý xung đột mà website Techrepublic dành cho bạn: 1. Giữ bình tĩnh Đừng bao giờ phản ứng trong lúc tức giận. Nếu bạn quá tức giận đến nỗi không thể kìm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý xung đột với sếp

  1. Quản lý xung đột với sếp Đừng bao giờ phản ứng trong lúc tức giận. Nếu bạn quá tức giận đến nỗi không thể kìm chế bản thân thì hãy bỏ đi và trở lại khi đã ‘hạ hỏa’. Công sở không phải là nơi dành cho loại hành động lỗ mãng. Công sở không phải là nơi dành cho loại hành động lỗ mãng... (Ảnh minh hoạ) Dưới đây là 10 quy tắc quản lý xung đột mà website Techrepublic dành cho bạn: 1. Giữ bình tĩnh Đừng bao giờ phản ứng trong lúc tức giận. Nếu bạn quá tức giận đến nỗi không thể kìm chế bản thân thì hãy bỏ đi và trở lại khi đã ‘hạ hỏa’. Công sở không phải là nơi dành cho loại hành động lỗ mãng. 2. Công kích vấn đề chứ không phải cá nhân
  2. Khi bạn chỉ trích hoặc tấn công cá nhân ai đó thì cũng tương tự như bạn đang chấp nhận rủi ro như đốt một cây cầu (không đường quay trở lại). Tập trung vào những vấn đề thực thụ. Bạn biết công ty thực sự trả lương cho bạn để làm những gì rồi đấy. 3. Hãy cởi mở và trung thực Khoảnh khắc bạn nghiến răng, khoanh tay và đóng chặt tâm trí sẽ bị cho là hành động bướng bỉnh trẻ con. Nhưng nếu bạn vẫn cởi mở và tỉnh táo thì bạn sẽ kiềm chế được việc gì nên làm trong hoàn cảnh khó khăn. 4. Đừng mất quan điểm Hãy cố nhớ rằng bạn đang được trả lương cho công việc, không phải để lao vào một trận chiến. Công sở là công việc, khách hàng, sản phẩm… bạn biết rồi đấy. Nó không phải là việc cá nhân của bạn hoặc của sếp. 5. Cố đồng cảm Đặt mình vào hoàn cảnh của sếp và cố hiểu quan điểm của ông ấy hoặc bà ấy. Nếu bạn không thể làm được như vậy hoặc bạn không chắc đó là gì thì hãy hỏi bởi những suy đoán của bạn có thể là sai. Nếu sếp của bạn cũng làm như vậy thì chắc chắn bạn cũng bớt bị căng thẳng.
  3. Nếu bạn quá tức giận đến nỗi không thể kìm chế bản thân thì hãy bỏ đi và trở lại khi đã ‘hạ hỏa’... (Ảnh minh hoạ) 6. Chọn cách dễ nhất Chọn cách dễ nhất không có nghĩa là im lặng khi điều gì đó cần được nói ra. Nó có nghĩa nói ra vào thời điểm và địa điểm hợp lý và với thái độ tôn trọng tất cả những người có mặt. 7. Hãy có niềm tin vào chính mình Công sở không phải là nơi dành cho kẻ ba phải. Bạn được tuyển dụng là có lý do của nó chứ không phải là nơi ép bạn làm những gì bạn không có khả năng một cách mù quáng. Còn nếu đó là điều quản lý muốn thì có nghĩa bạn đang làm việc cho một công ty tồi. 8. Đừng phản kháng công khai
  4. Nếu bạn làm như vậy, hãy chuẩn bị xin lỗi công khai và trong trường hợp tệ nhất là bị sa thải vì bất phục tùng. Các nhà quản lý giỏi thực sự không muốn bị ‘bóc mẽ’ công khai. Nếu là bạn, bạn cũng vậy, đúng không? 9. Vậy thì hãy để sếp là người có lý Chừng nào bạn áp dụng được 8 quy tắc trước thì quy tắc này là OK. Chỉ cần cố gắng tỏ ra là người văn minh. 10. Không đồng tình và cam kết Đây là kinh nghiệm của người sáng lập Intel Andy Grove. Im lặng khi bạn không đồng ý không phải là một người lính tốt. Nhưng không đồng tình, thua cuộc và cam kết giúp đỡ giành được kế hoạch thành công thì nay bạn đã trở thành một người lính tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2