intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan niệm về chữ “Ân” trong truyện cổ tích Nhật - Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu từ phía Việt Nam và Nhật Bản, để đưa ra bản so sánh tham chiếu hữu ích và đúc kết những bài học kinh nghiệm hữu dụng cho cuộc sống ngày nay Đồng thời việc tìm hiểu thông qua truyện cổ tích Nhật sẽ là nguồn bổ trợ kiến thức tốt cho nhóm nghiên cứu nói riêng và sinh viên ngành Nhật Bản Học nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan niệm về chữ “Ân” trong truyện cổ tích Nhật - Việt

  1. QUAN NIỆM VỀ CHỮ “ÂN” TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH NHẬT - VIỆT Phạm Công Hậu, Lê Thị Hồng Loan, Nguyễn Thị Kim Ngân, Vũ Huỳnh Phƣơng Uyên, Phạm Trần Thu Vân Khoa Nhật Bản học, Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam T M TẮT Chúng tôi chọn chữ “ n” trong truyện cổ tích làm đề tài nghiên cứu, nguyên nhân đến từ thực trạng các phạm trù đạo đức đang dần bị xoá mờ, lối sống hời hợt, vị kỉ trong giới trẻ ngày càng gia tăng. Trong khi đó, chữ “ n” là một trong những quan niệm nền tảng, cốt lõi được truyền dạy qua nhiều thế hệ người Việt. Thông qua các câu chuyện cổ tích, chúng tôi sẽ đưa ra quan niệm về chữ “ n” một cách rõ ràng và đầy đủ, gần gũi nhất với quan niệm gốc của các thế hệ trước. Bài nghiên cứu sử dụng nguồn tài liệu từ phía Việt Nam và Nhật Bản, để đưa ra bản so sánh tham chiếu hữu ích và đúc kết những bài học kinh nghiệm hữu dụng cho cuộc sống ngày nay Đồng thời việc tìm hiểu thông qua truyện cổ tích Nhật sẽ là nguồn bổ trợ kiến thức tốt cho nhóm nghiên cứu nói riêng và sinh viên ngành Nhật Bản Học nói chung. 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Khái niệm truyện cổ tích Truyện cổ tích là những câu chuyện truyền miệng của nhân gian kể lại, được truyền tai nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác (1). Truyện bao gồm nhiều yếu tố thần kỳ, như: các thế lực thần tiên, ma quỷ, các hiện tượng siêu nhiên, thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo. Trong lúc kể, câu chuyện được biến tấu sao cho người nghe cuốn hút, nhờ vậy mà chuyện có nhiều tình tiết hấp dẫn, cũng vì vậy mà có nhiều dị bản khác nhau tuỳ theo vùng miền. Truyện cổ tích không chỉ xoay quanh về con người còn kể về các loài vật, sự tích về nguồn gốc của chúng, hoặc lấy hình tượng của loài vật để nêu lên những bài học về cách đối nhân xử thế, dạy con người ta biết tu tâm dưỡng tính, tránh lầm đường lạc lối. Truyện còn phê phán thói hư tật xấu của nhân gian trong quá trình lao động và sản xuất. 1.2 Khái niệm chữ “Ân” Theo Từ Điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Đông Sơn - trang 1245, “ n” là “Điều mang lại lợi ích, sự tốt đẹp cho ai đó, được bản thân người ấy nhận thức như là thứ phải đền đáp ” “ n” là việc một người giúp đỡ một người khác, có thể lớn hay nhỏ, có thể về mặt vật chất hay tinh thần. Người nhận được sự giúp đỡ đó, cần phải báo đáp người đã giúp họ, trong khả năng của bản thân. 2. Ý NGHĨA CHỮ “ÂN” TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH NHẬT - VIỆT 2.1 Biểu hiện chữ “Ân” trong truyện cổ tích Nhật - Việt 2.1.1 Lấy Ân báo Ân Có ân tất báo là một trong những phẩm chất tốt đẹp mà con người Việt Nam luôn muốn xây dựng và gìn giữ Con người cần phải biết ghi nhớ ân đức mà người khác trao cho mình để ứng xử sao cho phù hợp. Nhận ân thì phải biết trả ân không được phép quên đi ân ngh a to lớn mà ta được nhận khi trước. Những 915
  2. lời răn dạy này truyền đi khắp bao thế hệ và trở thành một trong những giá trị căn bản nhất của chữ “ân” Giá trị giáo dục này thông qua các câu truyện cổ tích đã được truyền đạt đến tận ngày nay. Ở Việt Nam tuy rằng truyện cổ tích luôn thể hiện nhiều giá trị tư tưởng đan xen, hiếm khi chỉ thể hiện thuần tuý một nội dung tư tưởng nhưng số lượng các câu truyện cổ tích có nhắc đến việc trả ân là vô cùng lớn, có thể kể đến các truyện như: “Cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân báo oán”, “Đồng tiền Vạn Lịch”, “Sự tích con dã tràng”, “Lọ nước thần”, “Sự tích tháp báo ân” Những câu chuyện này dùng các khía cạnh riêng của mình để giáo dục con người về vấn đề trả ân sao cho đúng đắn và cao đẹp. Tương tự, Nhật Bản - một đất nước mà nhân cách con người được xếp ở hàng đầu thế giới, cũng có những bài học giáo dục như Việt Nam ta. Rất nhiều truyện cổ tích Nhật đề cập đến vấn đề lấy ân báo ân để rèn giũa con người lòng trọng ân ngh a “Con cáo trắng hachisuke”, “chàng câu cá Ichiemon”, “Người vợ hạc”, “Con ma của đền Kogenji”, đều là những cái tên tiêu biểu cho làn sóng truyện cổ tích báo ân của Nhật. 2.1.2 Lấy Ân báo Oán Trong truyện cổ tích Việt Nam quan niệm chữ “ n” được thể hiện rất đa dạng, không chỉ đề cao ngh a tình ,có ơn trả ơn mà còn là những câu chuyện ca ngợi những con người biết lấy ơn báo oán Lấy ân báo oán là một câu răn dạy rất quen thuộc trong đời sống và cũng được đề cập rất nhiều qua các mẩu truyện ngắn hay như các câu truyện cổ tích người xưa đưa vào nằm mục đích nói về những con người bị phụ bạc, nhưng vẫn sẵn lòng giúp đỡ cho kẻ hại mình. Thông qua mỗi câu chuyện là lời ca ngợi cho những tấm gương đẹp biết thứ tha, biết dùng chữ “ n” để đối đãi với người khác, đây cũng là một bài học quý giá cho thế hệ sau . Lấy ân báo oán trong truyện cổ tích Việt Nam được nhắc đến trong rất nhiều truyện như là “Đúc Người”, “Của Thiên trả Địa”, “ Thạch Sanh Lý Thông”, Ở Nhật Bản mặt biểu hiện này của chữ “ n” rất ít được nhắc đến, chúng tôi đã tìm được một câu chuyện nhắc đến nét biểu hiện này đó là truyện “Ông Lão làm Cây Nở Hoa” Ở phương diện lấy oán trả ơn này Việt Nam và Nhật Bản có khá nhiều nét bất đồng, có thể thấy chữ “ n” mà người Nhật dùng để dành cho “Oán” khá nhẹ nhàng chứ không như Việt Nam đặt nặng chữ “ n” trong “Oán”để thể hiện rõ nét thiện trong quan niệm của người Việt. 2.1.3 Lấy Oán báo Ân Lấy oán báo ân, là khi bản thân nhận được sự giúp đỡ nhưng quay lại hãm hại người đó, nhằm vụ lợi cho mình. Ở Việt Nam, chi tiết lấy oán trả ân này luôn được gắn liền với tuyến nhân vật phản diện, một số ví dụ điển hình như “Của Thiên trả Địa”, “Thạch Sanh”, “Hổ và Mèo”, “Đúc Người”,v v (trích phụ lục) Về phía Nhật Bản, cũng có nhiều truyện tương tự: “Thiên đàng của Mèo”, “Chiếc thìa bạc”, v.v... (trích phụ lục) 2.1.4 Vong Ân ph Ngh a Truyện cổ tích như một phương tiện giáo dục nhân cách con người, truyện cổ tích dù là của Nhật Bản hay Việt Nam cũng không hoàn toàn là những điều tốt đẹp một cách hoàn mỹ, không phải cứ trao đi ân ngh a sẽ nhận lại được ân ngh a Đôi khi thứ đáp lại lòng tốt chỉ là sự ích kỷ, vong ân phụ ngh a và điều này truyện cổ tích truyền đạt khá đúng khi nhìn vào thực trạng xã hội ngày nay.Những kẻ vong ân bội ngh a là người bạc bẽo, quên đi người giúp đỡ mình, một câu thành ngữ nổi tiếng thường để nói về những kẻ ấy là “Ác giả ác báo” có ngh a là những kẻ ác kết cục sẽ gặp báo ứng, cho dù là ở thời đại nào, ở quốc gia nào đi nữa thì những con người không biết ngh a lý, bội bạc ân tình cũng không được xã hội tôn trọng Điều này lý giải rõ ràng qua những truyện cổ tích được lưu truyền nhiều thế hệ, ở Việt Nam chúng ta có thể nhìn thấy được kết cục bi thảm của người phụ nữ đã phản bội người chồng hết mực yêu thương và đã cứu mình qua truyện “Sự tích con muỗi” hay trong truyện Nhật Bản “Lời nguyền của nàng Oiwa” thì cái chết trong cơn điên loạn của người chồng - kẻ đã nhẫn tâm bỏ người vợ có vẻ ngoài không được xinh đẹp của mình, đã nói lên được kết cục chung của những kẻ không có lương tâm 916
  3. 2.2 So sánh chữ “Ân” giữa truyện cổ tích Nhật - Việt: 2.2.1 Sự tương đồng Nhật Bản và Việt Nam hai đất nước khác nhau nhưng đều đặt quan niệm chữ “ n” lên thành một trong những tư tưởng đạo đức nền tảng. Ở trong các câu truyện cổ tích của Nhật-Việt luôn thể hiện ý ngh a răn dạy con người phải biết đặt chữ “ n” lên hàng đầu. Mỗi câu truyện đều là lời dạy cho thế hệ sau, đã làm người thì phải biết ơn người hay vật đã giúp đỡ ta dù trong hoàn cảnh nào đi nữa cũng không được quên ân ngh a này Qua đó giáo dục thế hệ sau biết sống tốt hơn, tin vào tình người, biết cám ơn, biết giúp đỡ người khác và biết báo ân những người đã giúp đỡ mình Con người phải có đạo đức cơ bản của một con người là biết sống có n Ngh a Truyện cổ tích Nhật - Việt cũng có một số điểm tương đồng về cách đối xử với chữ “ n” Khi có ân thì tất phải báo, lấy ân trả ân, các nhân vật được nhận sự giúp đỡ từ người nào đó họ luôn trả ơn lại cho người giúp mình. Quan niệm của hai nước về cách đối xử với chữ “ n” làm cho con người trở nên gắn kết và tốt đẹp hơn khi biết đối xử công bằng và tôn trọng lẫn nhau . 2.2.2 Sự khác biệt Việt Nam rất xem trọng chữ “ n”, số lượng khổng lồ của những truyện cổ tích nhắc đến nó đã khẳng định điều đó Tuy nhiên, chữ “ n” trong quan niệm của người Nhật lại nặng hơn so với nước ta rất nhiều. Một trong những mô típ thường thấy ở truyện cổ tích Việt Nam là chi tiết nhân vật chính giúp đỡ người xung quanh và được họ trả ơn Nhưng khi nhìn sang Nhật Bản sự trả ơn của họ lại không hề nhẹ nhàng như ở nước ta. Nhật Bản một đất nước đặt chữ “ n” lên hàng đầu trong đạo làm người, không có gì để ngạc nhiên khi họ xem cái “ n” là một điều thiêng liêng và phải luôn gắng sức để trả cho cái ân mình đã nhận, đôi khi là bằng cả chính mạng sống. Có thể thấy cái ân của người Nhật được đặt ở một vị thế cao hơn nhiều so với Việt Nam Đây là một trong những nét khác biệt cơ bản nhất trong chữ “ n” của Nhật và Việt. Một điểm khác biệt nữa mà chúng tôi muốn nói đến là cách đối xử với chữ “Oán” của hai nước Nhật Việt. Dùng ân để trả oán là một trong những lời răn dạy truyền qua bao thế hệ người Việt Đó cũng là lý do tuyến nhân vật hiền lành, thiện lương thường dùng ân ngh a để cảm hoá cái ác cái xấu xuất hiện rất nhiều. Thay vì trả thù các câu truyện cổ tích Việt Nam thường nghiêng về về phía tha thứ và hoá giải hận thù. Tuy nhiên về phía Nhật Bản lại là một khía cạnh khác. Truyện cổ tích Nhật Bản phổ biến tuyến nhân vật anh hùng chính trực, có ân tất trả có oán tất báo Người Nhật Bản quan niệm ân oán phải công bằng thay vì tha thứ cho kẻ độc ác, phụ bạc họ thường tự tay trừng trị những người gây oán với mình. Việc lấy chữ “ n” làm tiêu chuẩn sống là điều đồng nhất giữa hai nước Nhật Việt nhưng trong khía cạnh đặt ngang với chữ oán này thì mỗi nước là một nét riêng đặc sắc không thể trùng lặp. 3.LÝ GIẢI VỀ SỰ TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT 3.1 Lý giải về sự tƣơng đồng Việt Nam và Nhật Bản là hai đất nước Á Đông Người Á Đông rất coi trọng tình cảm, một phần nguyên nhân vì hai bên đều có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước, nơi sức mạnh tập thể và sự đoàn kết rất được xem trọng. Xã hội Việt Nam và Nhật Bản đều chịu sự ảnh hưởng của Phật Giáo, đều có quan niệm chữ “ n”, đồng thời cũng hiểu về mối quan hệ “Cho - Nhận” Thông qua sự giao lưu với các nền văn hoá khác nhau, một số cách suy ngh cũng như phong tục được hai nước tiếp thu và cải biến cho phù hợp với đời sống xã hội các vùng khác nhau Đặc biệt, nền văn minh Trung Hoa có tác động rất lớn đối với hai nước Nhật - Việt, từ ngôn ngữ, tập quán, văn hoá, đời 917
  4. sống xã hội hầu như đều có vết tích từ nền văn minh Trung Hoa nh hưởng từ Trung Hoa chỉ bị phá vỡ trước sự xâm nhập của văn hoá phương Tây, dẫn tới sự khác biệt trong đường lối phát triển của hai nước sau này. Truyện cổ tích là sự phản ánh hiện thực xã hội, nói về lòng tham con người, sự bội bạc, chứng tỏ trong xã hội nào cũng đều hiện hữu những người tâm địa xấu, sẵn sàng hãm hại người có ân với mình. Về điều này, giữa truyện cổ tích Nhật - Việt có sự nhận thức chung. 3.2 Lý giải về sự khác biệt Về vị trí địa lý, Nhật Bản có khí hậu khắc nghiệt, thay đổi từ bắc vào nam, tài nguyên khan hiếm, vị trí nằm ở kẽ nứt các mảng lục địa, thường xuyên xảy ra thiên tai,… (4) Những điều này đã tạo nên tính cách quyết liệt của người Nhật, đồng thời trong quá trình sinh sống, người Nhật sinh ra sự sợ hãi với các thế lực tự nhiên, họ tôn những thế lực đó trở thành Thần (Kami), sau đó Thần Đạo được sinh ra - đây là một điểm mấu chốt để phân tích về những hành vi,quan niệm của người Nhật. Còn Việt Nam, vị trí địa lý từ xưa vô cùng thuận lợi. Vì vậy tính cách người Việt có phần ôn hoà hơn Điều này giải thích cho hành động báo ân của người Nhật có phần quyết liệt hơn so với người Việt, như con cáo Hachisuke được lấy làm ví dụ ở trên, dùng cả tính mạng để báo đáp ân nhân của mình, trong khi ở Việt Nam hầu như không có loại cốt truyện này. Về mặt tôn giáo, Việt Nam không có Quốc Giáo, mà chịu ảnh hưởng từ Nho Giáo - về mặt đời sống - và Phật Giáo - về mặt tinh thần. Về phía Nhật Bản, mặc dù tiếp nhận Phật Giáo cùng các tôn giáo khác, nhưng về bản chất vẫn giữ được tôn giáo bản địa là Thần Đạo. Trong Thần Đạo không có quan niệm về kiếp sau, người theo Thần Đạo chỉ sống cho hiện tại Điều này khác với quan niệm của chúng ta trong Đạo Phật. Chúng ta bị ràng buộc trong luật “Nhân - Quả”, tạo nghiệp kiếp này kiếp sau sẽ phải trả giá,... do đó kết cục của những kẻ ác trong truyện thường bị Trời đánh, nhân vật anh hùng sẽ rộng lượng bỏ qua, không muốn khiến kẻ ác trả giá. Còn Nhật Bản, chính tính cách quyết liệt cùng với tư tưởng Thần Đạo mà họ không sợ về quả báo, họ sẽ tự tay đòi lại công bằng cho bản thân. Ngoài ra, khác với người Việt lấy “Nhân” - “Tín” làm đầu, người Nhật lại thiên về “Tín” - “Ngh a” Người Việt hay Nhật đều luôn sẵn lòng giúp đỡ người mà mình tin tưởng, nhưng nếu họ nhận “ n” rồi quay lại báo “Oán”, thì với người Việt, chữ “Tín” trong lòng ta dành cho họ sẽ lung lay, nhưng có thể gây dựng lại. Nhưng nếu trường hợp là người Nhật, mất đi lòng tin là một điều không thể chấp nhận, chữ “Tín” đã mất sẽ không hồi lại được. Đây là lý do trong truyện “Lời nguyền của nàng Oiwa”, nàng Oiwa đã tự tay báo oán, nhưng người chồng trong “Sự tích con muỗi” đã tha thứ cho người vợ khi cô ta trả cho anh ba giọt máu. Về cơ cấu xã hội, người Nhật được thế giới ngưỡng mộ về tinh thần tập thể. Trong truyện “Ông lão làm cây nở hoa”, chúng ta có thể lý giải nguyên nhân ông chủ của Shiro dù nhiều lần bị lão hàng xóm tước đi những vật mà mình quý nhất, song lại không có một hành động đáp trả nào, chính là vì giữ hoà khí, giữ cho sự đoàn kết xóm giềng được bền chặt Liên tưởng đến xã hội Việt Nam, tuy chúng ta cũng phát triển từ nền nông nghiệp lúa nước, nhưng đến nay không thể bảo toàn được tinh thần tập thể cao, vì thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, tầm nhìn hạn hẹp, Người Việt hiện nay thường bị đánh giá thiếu tinh thần đồng đội, vì mọi người coi trọng cái tôi cá nhân hơn việc hợp tác. 4. KẾT LUẬN Sau bài nghiên cứu “Quan niệm về chữ “ n” trong truyện cổ tích Nhật - Việt” ta nhận thấy sự tương đồng cũng như khác biệt về quan niệm chữ Ân của hai quốc gia Châu Á này. Quan niệm chữ n được thể hiện trên nhiều khoá cạnh như: lấy ân báo ân, lấy ân báo oán, lấy oán báo ân hay vong ân bội ngh a Tất cả đều nói lên chữ Ân có tầm quan trọng đặc biệt to lớn, nó được xem như một tiêu chuẩn, một thước đo giá trị con người. Và phải sống như thế nào để đạt đến cái thước đo ấy chính là lời răn dạy của các bậc đi trước gửi gắm thông qua các câu truyện cổ tích. 918
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Giáo trình lịch sử Nhật Bản - Nguyễn Nam Trân [2] Báo Dân Trí ngày 02/05/2018 [3] “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” – xuất bản năm 1957 của Nguyễn Đổng Chi 919
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2