intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan sát bầu trời mùa đông (Đặng Vũ Tuấn Sơn)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

157
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vậy là thời tiết của chúng ta đã bắt đầu bước sang mùa đông. Lần trước tôi đã có dịp gửi đến độc giả những điểm đáng lưu ý khi quan sát bầu trời vào mùa thu. Hôm nay xin tiếp tục gửi đến độc giả bài viết về bầu trời trong mùa đông này. Phần lớn bài viết này do tôi tham khảo từ tài liệu tiếng Pháp mang tên Atlas d'Astronomie và có đính chính, bổ sung cho hợp với toạ độ khi quan sát tại Việt Nam. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan sát bầu trời mùa đông (Đặng Vũ Tuấn Sơn)

  1. Quan sát bầu trời mùa đông Vậy là thời tiết của chúng ta đã bắt đầu bước sang mùa đông. Lần trước tôi đã có dịp gửi đến độc giả những điểm đáng lưu ý khi quan sát bầu trời vào mùa thu. Hôm nay xin tiếp tục gửi đến độc giả bài viết về bầu trời trong mùa đông này. Phần lớn bài viết này do tôi tham khảo từ tài liệu tiếng Pháp mang tên Atlas d'Astronomie và có đính chính, bổ sung cho hợp với toạ độ khi quan sát tại Việt Nam. Phía Bắc: Chòm sao Con Gấu Lớn lúc này hiện diện ở phía Đông Bắc, phần cong của nó hướng về phía dưới. Ở bên phải của cái đoạn cong đó là chòm sao Chó Săn Cannes Venatici. Kéo dài 5 lần đoạn cong cuối cùng của chòm Gấu Lớn (Ursa Major) về bên trái bạn sẽ đến được ngôi sao Pollaris, chòm sao Gấu Nhỏ (Ursa Minor) được tạo thành bởi các ngôi sao khi bạn đi về góc dưới bên phải của ngôi sao Pollaris này.Thấp hơn trên chân trời Bắc, có 3 ngôi sao khá sáng lập nên cái đầu của con rồng Draco. Từ đó, bạn bắt đầu quan sát thấy chòm sao Draco này. Con rồng trải dài về bên trái và tạo thành
  2. một con đường nằm giữa pollaris và chân trời. Tiếp đó, sau khi hướng về bên phải, nó đi vuông góc lên và vòng vào giữa 2 con gấu Lớn và Nhỏ.Gần chân trời Bắc - Tây Bắc, bạn sẽ bắt gặp Deneb, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Cygnus (Thiên Nga), nhưng một phần lớn của chòm sao này thì đã bi che khuất (Invisible)Phía trên của Deneb, bạn có thể thấy chòm sao Cepheus và cao hơn nữa là chòm Cassiopeia với hình dạng của một chữ W. Khoảng không nằm giữa Thiên Đỉnh và sao Pollaris được choán chỗ bởi chòm sao Camelopadalis (Hươu cao cổ). Phía Tây Bắc, khoảng 20 đến 30 độ tính từ chân trời và chếch một chút sang phía trái của Deneb là chòm sao nhỏ Lacerta (Lézard/ thằn lằn)
  3. Phía Đông: Con sư tử Leo vừa mọc lên. Regulus, ngôi sao sáng nhất của nó nằm rên độ cao khoảng 25 độ tính từ đường chân trời. Denebola, ngôi sao tạo thàh cái đuôi của nó có thể bắt gặp ở chỗ thấp hơn gần chân trời.Phía Đông, Đông Bắc, bên trái của con Sư Tử là chòm sao Coma Berenices (Mái tóc của Berenices), mọc lên khá thấp gần chân trời. Tuy nhiên ở vị trí này, các ngôi sao của nó khó mà nhận ra được. Phía trên chân trời Đông Nam xuất hiện cơ thể con mãng xà Hydra với ngôi sao sáng Alphard của nó. Gần khoảng giữa của 2 sao Regulus và Alphard là 1 chòm sao của Thiên Văn Học hiện đại: Sextans (kính lục phân)Trên cao, khoảng giữa Thiên Đỉnh và chân trời, có chòm sao Cancer (con cua), một chòm sao khá khép kín
  4. Phía Nam: Ở hướng này chúng ta có thể quan sát thấy tất cả các chòm sao có thẻ có vào mùa đông.Orion, chòm sao nằm trên khá cao của bàu trời phía Nam, chiếm một diện tích khá lớn của vùng trời tuyệt đẹp với vô số các vì sao này. Bạn sẽ lại thấy Beltelgeuse và Bellatrix, 2 ngôi sao rất sáng của chòm sao này. 3 ngôi sao của cái thắt lưng, 2 ngôi sao tạo thành 2 cái chân (mà sáng nhất là cái chân phải - sao Rigel) đều rất sáng và sắc nét.Bằng cách kéo dài cái thắt lưng của Orion về bên phải và hướng lên phái trên một chút, bạn tìm thấy ngôi sao Aldebaran, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Taurus. Cũng như Beltelgeuse, ngôi sao này phát ra ánh sáng có sắc đỏ. Bên phải của sao Aldebaran, bạn lại thấy nhóm sao Thất tinh (Pleiades) ngay phía trên một chút cái đầu của con bò mộng Taurus.Xuống phía dưới một chút về bân trái, trên đường kéo dài của cái thắt lưng của orion, bạn bắt gặp ngôi sao Sirius, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Con Chó Lớn (Canis Major), đây cũng là ngôi sao sáng nhất mà bạn có thể nhìn thấy từ Trái Đất.Phía dưới chân của chòm sao Orion là sự có mặt của con thỏ Lepus gồm những ngôi sao ở độ sáng trung bình. Phía trên bên trái c ủa của Sirius, có thể nhận thấy ngôi sao Procyon, sao sáng của chòm sao Con Chó Nhỏ (Canis Minor)Cao hơn nữa
  5. phía phía Nam, Tây Nam bạn sẽ gặp 2 sao sáng Castor và Pollux, 2 ngôi sao tạo thành 2 cái đầu của 2 anh em sinh đôi Gemini. Đôi chân của 2 anh em này hướng về phía của sao Beltelgeuse.Gần thiên đỉnh, có sự xuất hiện của ngôi sao Capella, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Auriga (nguời đánh xe/ Ngự Phu).Capella, Aldebaran, Procyon, Sirius, Rigel và Castor tạo thành một hình lục giác gồm 6 ngôi sao sáng trên bầu trời, đó là lục giác mùa đông ( hexagone d'hiver)Cũng như nhiều chòm sao khác, bạn cũng có thể thấy chòm sao Eridanus (con sông địa ngục) phía Nam, Tây Nam. Phía dưới sao Rigel một chút là chòm sao Kì Lân (Monoceros). Trân chân trời Nam, trong khoảng không nằm giữa Orion, Canis Major và Gemini, có sự choán chỗ của các chòm sao : Vela (cánh buồm), Carina (sống thuyền) và Puppis (đuôi thuyền) – đây là những chòm sao hợp thành con tàu Argos củangười anh hùng Jason trong thần thoại.
  6. Phía Tây: Phía trên chân trời hướng Tây lúc này, bạn sẽ thấy hình vuông của chòm sao Pegasus (ngựa bay). Ngôi sao thấp nhất của hình vuông này ở khá gần chân trời và rất khó đẻ có thể nhận biết được. Ngôi sao bạn sẽ thấy theo đường chéo của hình vuông này là Sirrah, ngôi sao sáng nhất của chòm sao Andromeda. Tinh vân Andromeda (M31) nằm trên cao khoảng 40 độ tính từ chân trời.Cao hơn một chút, gần đường trung tuyến trời, bạn sẽ gặp các ngôi sao tạo thành chòm sao Perseus. Bằng cách đi lên cao hơn và tiến về phía Thiên đỉnh, bạn gặp lại sao Capella, ngôi sao sáng nhất chòm sao Auriga.Một chút nữa về bên trái, bạn sẽ gặp chòm sao Triangalum (Tam
  7. Giác) và bên trái hình tam giác đó là chòm sao Aries (Con cừu - Bạch Dương)) Một phần trời Tây và Tây Nam bị chiếm chỗ bởi chòm sao Pisces (Song Ngư), xa hơn về hướng Tây Nam là chòm sao Cetus (Cá voi) mà một phần nhỏ của nó lúc này đã biến mất dưới chân trời.
  8. Các hiện tượng thiên văn cơ bản Mùa đông này bạn sẽ có cơ hội quan sát thấy nhiều trânh mưa sao băng lớn Mưa sao băng Orionids diễn ra vào ngày 21-22 tháng 10  Mưa sao băng Leonids diễn ra vào ngày 17 tháng 11 
  9. Mưa sao băng Geminids diễn ra vào ngày 13-14 tháng 12 - đây  cũng là trận mưa sao băng đẹp nhất trong năm mà hiện nay chúng ta có thể quan sát - hơn cả mưa sao băng Perseids
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0