Quản trị chuỗi cung ứng (Phần 2)
lượt xem 185
download
Một môi trường mới định hướng theo nhu cầu (A New Demand-Driven Environment). Để thấu hiểu bản chất và các lợi thế của Dây chuyền cung ứng thân thiện, trước tiên bạn cần hiểu rõ về môi trường kinh doanh năng động ngày nay. Các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh đã chỉ ra rằng sự khác biệt cạnh tranh ngày nay không còn đơn thuần là thị phần, đặc tính sản phẩm/dịch vụ, các điểm mạnh hay thậm chí là sức mạnh của mạnh lưới các kênh phân phối… ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản trị chuỗi cung ứng (Phần 2)
- Quản trị chuỗi cung ứng (Phần 2) Một môi trường mới định hướng theo nhu cầu (A New Demand-Driven Environment). Để thấu hiểu bản chất và các lợi thế của Dây chuyền cung ứng thân thiện, trước tiên bạn cần hiểu rõ về môi trường kinh doanh năng động ngày nay. Các nhà hoạch định chiến lược kinh doanh đã chỉ ra rằng sự khác biệt cạnh tranh ngày nay không còn đơn thuần là thị phần, đặc tính sản phẩm/dịch vụ, các điểm mạnh hay thậm chí là sức mạnh của mạnh lưới các kênh phân phối… Thay vào đó, điều khiến các công ty gặt hái thành công chính là đặt trọng tâm vào các khách hàng. Các công ty hàng đầu trên thị trường giờ đây tự nhìn
- nhận bản thân không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm, khu vực bán hàng, nhãn hiệu mà họ còn quan tâm đặc biệt đến “danh mục các khách hàng” (portfolio of customers). Những công ty này được tổ chức cho mục đích duy nhất là tối đa hoá lợi nhuận khách hàng bằng việc nắm vững, truyển tải và thực thi một giá trị tuyệt với cho các khách hàng. Tại sao yếu tố khách hàng lại quan trọng như vậy? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong các xu hướng kinh doanh mạnh mẽ dưới đây có tác động tới bản chất nhu cầu của khách hàng và các công ty phản ứng nhu thế nào với các nhu cầu đó: Sức mạnh của các khách hàng. Các khách hàng ngày nay đang sử dụng tầm ảnh hưởng lớn mạnh của mình lên hoạt động kinh doanh của các công ty. Họ yêu cầu được đối xử như những cá nhân duy nhất, và họ mong đợi các đối tác cung ứng của họ cung cấp các gói sản phẩm, dịch vụ và thông tin hiệu quả nhất. Với những mong đợi của khách hàng được đặt vào các công ty hàng đầu, họ yêu cầu một chất lượng cao nhất với mức giá thấp nhất. Các khách hàng mong muốn tự động hoá các công cụ đặt hàng qua đó trao thêm quyền ảnh hưởng cho họ trong việc thiết kế nội dung sản phẩm và dịch vụ. Họ tìm kiếm những cam kết hoàn thành đơn đặt hàng một cách nhanh chóng, nội dung thông tin mạnh mẽ, hài hoà hoạt động tìm kiếm và đặt hàng, và tăng cường yếu tố hậu mãi.
- Toàn cầu hoá. Những mô hình sản xuất và phân phối truyền thống đang dần thay đổi cơ bản cùng với sự phát triển chóng móng của các nền kinh tế quốc gia, sự bùng nổ các nhà máy gia công ở những nước đang phát triển, và tốc độ tăng trưởng công nghiệp hoá mạnh mẽ ở nhiều nơi, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Các chiến lược tiêu dùng lớn được xây dựng trên cơ sở sản xuất chi phí thấp nhanh chóng lấn áp các chiến lược tiêu dùng truyền thống tại phương Tây. Chiều hướng này có tác động không chỉ tới hàng hoá mà còn tới các dịch vụ và sản phẩm giá trị cao. Các dây chuyền cung ứng mạng lưới. Tốc độ thay đổi trong nhu cầu khách hàng, phát triển sản phẩm, thời gian tiếp thị, đương đầu với các sức ép sáng tạo gia tăng đã và đang yêu cầu các công ty tìm kiếm mối quan hệ cộng tác liên quan tới các kênh cung ứng. Mục tiêu là nhằm nâng cao năng lực cốt lõi và hướng khách hàng tới sự thoả mãn cũng như tăng trưởng lợi nhuận. Chuyển từ kinh tế dịch vụ sang kinh tế tự phục vụ. Khi mà những lựa chọn sản phẩm/dịch vụ và các kênh cung ứng ngày một gia tăng, những nguồn cung đơn lẻ, sự gia tăng lòng trung thành nhãn hiệu, và việc định giá phụ thuộc giá trị hàng ngày trở nên quy chuẩn. Trong cùng thời gian này, các khách hàng được kêu gọi ngày một nhiều hơn về việc tìm kiếm, cài đặt, duy trì, cập nhập và tái chế các sản phẩm cơ bản cá nhân giống như phần cứng và phần mềm máy tính. Trong môi trường tự phục vụ ngày một gia tăng như vậy, các dây chuyền cung ứng sẽ cần phải thay đổi trọng tâm từ việc sản xuất và phân phối các sản phẩm đến việc
- đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, đem lại một sự thoả mãn cao độ cùng những trải nghiệm thú vị. Một số phương pháp tiếp thị, kinh doanh và giao tiếp mới sẽ cần đến để chuyển các dây chuyền cung ứng từ chỗ quản lý các giao dịch tới quản lý các mối quan hệ khách hàng. Phản hồi Dây chuyền cung ứng. Các chiều hướng này dẫn tới sự hình thành một thách thức lớn đối với các mô hình kinh doanh truyền thống tại nhiều công ty và dây chuyền cung ứng. Về mặt lịch sử, việc đánh giá hành động tập trung vào việc làm thế nào một tổ chức có thể triển khai hiệu quả các tài sản và vốn để sản xuất ra những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất, qua đó thu về nguồn lợi nhuận tài chính cao nhất. Để thực hiện được điều này, các dây chuyền cung ứng được xây dựng dựa trên những tính toán chi phí dịch vụ lựa chọn, lợi nhuận dòng sản phẩm, …. Tương phản lại, thị trường ngày nay đòi hỏi các dây chuyền cung ứng cần được tổ chức xung quanh các khách hàng. Mỗi một điểm nút mạng lưới phải có được kiến thức cần thiết để giao tiếp, lường trước và phản hồi tới từng mong muốn và nhu cầu của cá nhân khách hàng. Nói tóm lại, những yêu cầu của ngày nay đó là một Dây chuyền cung ứng thân thiện. Để xây dựng một Dây chuyền cung ứng thật sự, các tổ chức cần tiến triển thông qua ba giai đoạn tạo dựng giá trị riêng biệt. Cuộc hành trình bắt đầu với sự
- thông qua các nguyên tắc cốt lõi, tiếp đến là quản lý điều hành dây chuyền cung ứng thích ứng, và sau đó kết thúc tại Dây chuyền cung ứng thân thiện. Dây chuyền cung ứng cốt lõi (Lean Supply Chain). Các nguyên tắc sơ bộ và bộ công cụ hoạt động cung cấp một nền tảng cơ bản cho việc xây dựng các chiến lược có khả năng đương đầu với các thách thức trong môi trường kinh doanh ngày nay. Khái niệm Dây chuyền cung ứng cốt lõi bắt nguồn từ việc ứng dụng các nguyên tắc sản xuất khung vào hoạt động Quản lý dây chuyền cung ứng (Supply chain management – SCM). Theo một nghiên cứu gần đây của công ty phân tích AberdeenGroup, các chiến lược cốt lõi này được thiết kế theo đúng 5 yêu cầu thiết yếu: • Sức ép liên tục lên việc cải thiện hoạt động. • Nhu cầu vừa cắt giảm giá thành vừa cải thiện chất lượng dịch vụ. • Sức ép cải thiện lợi nhuận. • Các yêu cầu giảm quy trình đặt hàng của khách hàng. • Nhu cầu thị trường cho những sản phẩm và dịch vụ giá thấp. SCM cốt lõi bao hàm tất cả các vấn đề trên. Mục tiêu của Dây chuyền cung ứng cốt lõi là cung cấp một sản phẩm thích hợp vào một thời điểm thích hợp trong sự tiết kiệm chi phí tối đa. Hoàn thành mục tiêu này đồng nghĩa các công ty phải
- nhận ra những cách thức mới để cắt giảm chi phí trong khi vẫn cải thiện hiệu suất, chất lượng và sự thoả mãn của khách hàng. Có 5 nguyên tắc cốt lõi đóng vai trò hướng dẫn chủ đạo cho những nỗ lực đơn giản hoá và cải thiện không ngừng tất cả giai đoạn của dây chuyền cung ứng. Chúng là: 1. Giá trị sản phẩm. Giá trị đưa ra phải được xác định từ viễn cảnh của các khách hàng – cho dù giá trị đó là chi phí thấp, dịch vụ tốt nhất, chất lượng cao nhất, hay một giải pháp đơn nhất cho các yêu cầu sản phẩm, dịch vụ. 2. Tối ưu hoá dòng giá trị (value stream). Quy trình sản xuất và hoàn thiện sản phẩm phải được vạch ra một cách chi tiết để nắm được mọi rào cản, qua đó nâng cao giá trị và tối ưu hoá dây chuyền cung ứng. 3. Chuyển đổi từ các quy trình đứt đoạn sang một dòng chảy không ngừng. Một khi các rào cản và sự lãng phí được loại bỏ, mục tiêu là để thay thế lối suy nghĩ “đứt đoạn kế tiếp” và những đánh giá hành động có liên quan bằng một lối tư duy “dòng chảy không ngừng” về sản phẩm và dịch vụ. 4. Kích hoạt một sức hút nhu cầu. Cùng với tư duy dòng chảy, các dây chuyền cung ứng có thể chuyển dịch từ chỗ bị chèo lái bởi các nhu cầu dự đoán tới chỗ có thể được định hướng trực tiếp theo nhu cầu của khách hàng.
- 5. Hoàn thiện tất cả các sản phẩm, quy trình và dịch vụ. Với bốn nguyên tắc trên, các dây chuyền cung ứng có thể tập trung sự quan tâm chú ý của họ vào việc cải thiện hiệu suất, chi phí, thời gian quy trình và chất lượng. Điều gì tạo nên một Dây chuyền cung ứng khung? Để bắt đầu, một Dây chuyền cung ứng khung sẽ tìm mọi cách để loại bỏ các lãng phí ở bất cứ đâu trong mạng lưới kênh cung ứng; chuẩn hóa các quy trình thông qua những cấu trúc tố chức theo chiều dọc, truyền thống; và tối ưu hoá các nguồn lực cốt lõi. Dây chuyền cung ứng khung cũng nỗ lực xây dựng những giá trị cao nhất dành cho khách hàng với một mức chi phí thấp nhất thông qua sự đồng bộ hoá các nhu cầu sản phẩm/dịch vụ với nhà cung cấp tối ưu. Để hoàn thành điều này, dây chuyền cung ứng khung phải đảm bảo tính hiệu quả (có khả năng đáp ứng sự thay đổi trong các nhu cầu của khách hàng như số lượng giao nhận luân phiên và phương thức vận chuyển) cũng như tính linh hoạt (ví dụ, có khả năng tận dụng tối đa các sản phẩm, nguồn lực bên ngoài và triển khai việc định giá và xúc tiến năng động). Trong các dây chuyền cung ứng khung, outsourcing được sử dụng để trợ giúp các điểm yếu nội bộ. Cuối cùng, các dây chuyền cung ứng khung luôn tận tuỵ với những cải thiện không ngừng về con người và quy trình xuyên suốt tổng thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1
315 p | 158 | 42
-
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2
333 p | 94 | 37
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 4 - ThS. Nguyễn Phi Khanh
16 p | 125 | 23
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 6 - ThS. Nguyễn Phi Khanh
8 p | 138 | 17
-
Tài liệu học tập Logistics và quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1
229 p | 31 | 17
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - ThS. Nguyễn Phi Khanh
19 p | 148 | 16
-
Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Phúc Nguyên và TS. Lê Thị Minh Hằng
126 p | 75 | 15
-
Nghiên cứu quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1
76 p | 23 | 14
-
Tài liệu học tập Logistics và quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2
181 p | 23 | 13
-
Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1
226 p | 50 | 12
-
Tài liệu học tập Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2
99 p | 45 | 11
-
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
99 p | 63 | 11
-
Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2
163 p | 43 | 11
-
Bài giảng Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long
62 p | 64 | 10
-
Tài liệu học tập Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1
93 p | 39 | 9
-
Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
92 p | 68 | 9
-
Phương pháp quản trị chuỗi cung ứng: Phần 1
238 p | 5 | 5
-
Phương pháp quản trị chuỗi cung ứng: Phần 2
164 p | 13 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn