YOMEDIA
ADSENSE
QUẢNG BÌNH CHẾ NGỰ THIÊN TAI VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG VÙNG CÁT VEN BIỂN
128
lượt xem 20
download
lượt xem 20
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Biến đổi khí hậu đã và những tác động của nó đang là một trong những mối quan tâm hang đầu của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới . Theo cảnh báo của cơ quan khí tượng thế giới Việt Nam là một trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng của các biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUẢNG BÌNH CHẾ NGỰ THIÊN TAI VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG VÙNG CÁT VEN BIỂN
- TIỂU LUẬN MÔN H C QUẢ LÝ VÙ ỚI B QUẢNG BÌNH CHẾ NGỰ THIÊN TAI VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG VÙNG CÁT VEN BIỂN GVGD: TS. Võ Lê Phú SVTH : Nguyễn hư ương MSSV : 90804083 Tp. H CHÍ MINH, 4/2012
- Ó ẦU L Biến đổ i khí hậu đã và những tác động của nó đang là một trong những mố i quan tâm hang đầu của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới . Theo cảnh báo của cơ quan khí tượng thế giới Việt Nam là một trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng của các biến đổ i khí hậu và nước biển dâng. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Bình vùng đất “gió lào cát trắng” và hiện đang theo học chuyên ngành Quản lý môi trường tôi luôn su y nghĩ quê hương mình phải làm gì để chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của nguy cơ biến đổ i khí hậu trái đất nóng lên từng ngày? không những thế làm thế nào để khai thác có hiệu quả vùng cát dọc dài ven biển? bắt cát bỏng đồi hoang sản sinh ra của cải nuôi người, trong mố i tương quan sinh thái bền vững. Trong quá trình được học môn Quản lý vùng đời bớ đã giúp tôi phần nào đi tìm được câu trả lời cho những suy nghĩ đó. Với đề tài “ Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng vùng cát ven biển” trong tiểu luận môn học, tôi xin giớ i thiệu đến các bạn vùng đất Quảng Bình, cách con người nơi đây chống lại các thiên tai của thời tiết và khai thác tiềm năng để phát triên kinh t ế vùng cát ven biển. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Võ Lê Phú đã cung cấp những kiến thức cần thiết để tôi có thể hoàn thành bài tiểu luận này.
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển M ỤC L Ụ C Ơ 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH QUẢNG BÌNH............1 iều kiện tự nhiên ..............................................................................................1 1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................1 1.1.1. Đặc điểm địa hình ........................................................................................1 1.1.2. Khí hậu ........................................................................................................2 1.1.3. 1.2. Tài nguyên thiên nhiên ......................................................................................2 Tài nguyên đất .............................................................................................2 1.2.1. Tài nguyên biển ...........................................................................................2 1.2.2. Tài nguyên rừng ..........................................................................................3 1.2.3. Tài nguyên khoáng sản ................................................................................3 1.2.4. Ơ 2: ẢNG BÌNH CHẾ NGỰ THIÊN TAI VÀ KHAI THÁC TIỀM Ă VÙ VE ỂN ......................................................................................5 Thiên tai tại vùng cát ven biển Quảng Bình .....................................................5 2.1. Thống kê thiên tai thường xuyên tại vùng cát ven biển ...............................5 2.1.1. Những biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiên tai ......................................7 2.1.2. Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng cát ven biển Quảng Bình ..........8 2.2. Phát triển kinh tế trang trại .........................................................................8 2.2.1. Phát triển khai thác thủy sản ..................................................................... 10 2.2.2. Phát triển tiềm năng du lịch ...................................................................... 11 2.2.3. Tiềm năng năng lượng biển....................................................................... 13 2.2.4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 15 SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang i
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển Ơ 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH QUẢNG BÌNH (Nguồn: Trang thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình) Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Bình iều kiện tự nhiên [1] 1.1. 1.1.1. Vị trí địa lý Quảng Bình nằm ở vị trí trung độ của cả nước, có các trục lộ lớn quốc gia chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh, có cửa khẩu quốc gia Cha Lo, cửa khẩu Kà Roong và tương lai sẽ mở hai cửa khẩu quốc gia nữa. Mặt khác, Quảng Bình là một tỉnh ven biển, hướng ra biển trong phát triển và giao lưu kinh tế. Vị trí địa lý là một lợi thế trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Tây giáp với Lào, phía Đông giáp với biển Đông. Vị trí địa lý này tạo thuận lợi cho Quảng Bình trong việc tiếp cận và tiếp thu những công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến. 1.1.2. Đặc điểm địa hình Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.052 km2. Địa hình cấu tạo phức tạp, núi rừng sát biển, tạo thành độ dốc cao dần từ Đông sang Tây. Đồng bằng nhỏ hẹp, chủ yế u tập trung SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 1
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển theo hai bờ sông chính; diện tích chiếm khoảng 15% tổng diện tích tự nhiên. Khoảng 85% diện tích là đồi núi, đá vôi. Mật độ sông ngòi dày, toàn tỉnh có 5 con sông chính: sông Gianh, sông Roòn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hoà, sông Dinh. Hầu hết các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi Trường Sơn đổ ra biển Đông, sông ngắn và do nhiều phụ lưu hợp thành. 1.1.3. Khí hậu Quảng Bình mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, có sự phân hoá sâu sắc của địa hình và chịu ảnh hưởng khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 3 đến tháng 9 và mùa khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khoảng 25 0C – 260C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 mm – 2.500 mm, tập trung vào các tháng 9, 10, 11. Độ ẩm tương đối 83 – 84% 1.2. Tài nguyên thiên nhiên 1.2.1. Tài nguyên đất Quỹ đất tự nhiên của huyện có 805,1 nghìn ha, trong đó đã sử dụng 596,08 nghìn ha (74% diện tích tự nhiên), đất chưa sử dụng 209,1 nghìn ha (26% diện tích tự nhiên). Trong đó số 549,23 nghìn ha đất sử dụng thì đất sử dụng vào nông nghiệp 11,1%, sử dụng vào lâm nghiệp 84,3%, đất chuyên dùng là 4,6%. Trong 209,1 nghìn ha đất chưa sử dụng thì đất bằng và đất đồi là 136,7 nghìn ha. Đây là địa bàn phát triển, mở mang sản xuất nông – lâm nghiệp và cũng là địa bàn để phân bố các cơ sở công nghiệp mới. Hiện còn 2.388 ha mặt nước chưa sử dụng – là điều kiện mở mang phát triển nuôi trồng hải sản ngọt, lợ trong tương lai và còn 70.631 ha đất chưa sử dụng. 1.2.2. Tài nguyên biển Quảng Bình có bờ biển dài 116 km từ Đèo Ngang đến Hạ Cờ với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông chính tạo nguồn cung cấp phù du sinh vật có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Ngoài khơi có 5 đảo nhỏ tạo ra những vịnh có vị trí thuận lợi cho các hoạt động kinh tế biển như Hòn La. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, vùng biển có một số ngư trường với nhiều loại hải sản quý hiếm như tôm hùm, mực, hải sâm… cho phép Quảng Bình phát triển kinh tế tổng hợp biển. SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 2
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển Ngoài ra, vùng ven biển Quảng Bình có tiềm năng rất lớn về cát thạch anh, nguyên liệu để sản xuất thuỷ tinh cao cấp xuất khẩu. Biển Quảng Bình có hầu hết các loài hải sản có mặt ở vùng biển Việt Nam (1.000 loài), có những loài hải sản có giá trị kinh tế cao mà các tỉnh khác ít có hoặc không có như: tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang… Phía Bắc biển Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, không những là nguồn nguyên liệu mỹ nghệ có giá trị mà còn tạo điều kiện duy trì hệ sinh thái san hô đặc thù của vùng biển sâ u miền Trung. Theo số liệu điều tra và đánh giá của Bộ Thuỷ Sản (năm 1996), trữ lượng cá ở vùng biển Quảng Bình (chưa kể đến một số loài cá như cá ngừ, cá chuồn) là khoảng 51.000 tấn; trữ lượng tôm biển ước tính là 2.000 tấn chủ yếu là các loài tôm mũ ni, đánh bắt vào vụ nam. Trữ lượng mực là 8.000 – 10.000 tấn… Diện tích tiềm năng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản (sông ngòi, ao hồ nhỏ, hồ chứa, mặt nước lớn, diện tích trồng lúa có khả năng nuôi, diện tích bãi bồi ven sông, ven biển, nước mặn) là 15.000 ha, tro ng đó diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ là 4.000 ha, nuôi trồng thuỷ sản ngọt là 11.000 ha. 1.2.3. Tài nguyên rừng Tổng diện tích có rừng là 505,7 nghìn ha và độ che phủ là 62,8%, trong đó rừng tự nhiên có trên 448,4 nghìn ha, rừng trồng gần 57,3 nghìn ha. Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên khoảng 30,9 triệu m3 gỗ, trong đó rừng giàu chiếm 13,4 triệu m3, chủ yếu phân bố ở vùng núi cao, giao thông khó khăn; rừng trung bình có khoảng 10,8 triệu m3 ; rừng phục hồi có 2,6 triệu m3 gỗ. Rừng có khoảng 250 loạ i lâm sản, nhiều loại quý hiếm như mun, lim, gụ, lát hoa, loại trầm gió, thông nhựa… Đặc sản dưới tán rừng khá đa dạng, phong phú và có giá trị cao như song mây, trầm kỳ, sa nhân và các dược liệu quý khác. Thú rừng có nhiều loại như voi, hổ, gấu, bò tót, sơn dương, khỉ… Đất trống không rừng có 163,4 nghìn ha, chiếm 20,29% diện tích tự nhiên, cần được trồng lại rừng và trồng cây chống cát bay, cát chảy. Tài nguyên rừng và đất rừng của Quảng Bình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ với kinh tế mà cả môi trường. Tài nguyên sinh vật bao gồm nhiều khu hệ thực, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng 1.2.4. Tài nguyên khoáng sản SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 3
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển Quảng Bình có nhiều nguyên liệu cho công nghiệp vật liệu xây dựng gồm đá vôi, đá sét xi măng, sét gạch ngói, đá hộc xây dựng, đá granít,… Đá vôi các loại có trữ lượng khoảng khoảng 5.400đá vân sọc với nhiều màu sắc đẹp, phân bố ở Xuân Sơn, đá mài (Bố Trạch), Tiến Hoá, Đồng Lê (Tuyên Hoá), Hoà Sơn (Minh Hoá); nguyên liệu gốm sứ có mỏ cao lanh ở Lộc Ninh - Đồng Hới, trữ lượng 30,4 triệu tấn, thuộc loại mỏ lớn của nước ta, mỏ dạng lộ thiên dễ khai thác; nguyên liệu cho thuỷ tinh có cát trắng Thạch Anh. Ở phía Bắc Ba Đồn - Quảng Trạch có bãi cát trắng với diện tích rộng gần 40 km2, ước tính trữ lượng 35 triệu tấn, ở Thanh Khê - Bố Trạch có trữ lượng 5 triệu tấn. Cát có độ tinh khiết cao, hạt mịn, hàm lượng Si02 tới 98 – 99%, nằm cạnh đường giao thông, dễ khai thác vận chuyển, có thể phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng thuỷ tinh cao cấp và các vật liệu từ silicát khác. Các khoáng sản kim loại và phi khoáng khác có các loại khoáng sản nhiên liệu có mỏ than đá antraxit ở huyện Minh Hoá, trữ lượng khoảng 50 – 100.000 tấn, có ý nghĩa địa phương. Than bùn ở Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, Bố Trạch, trữ lượng khoảng 900.000 tấn là nguồn nguyên liệu phục vụ phân vi sinh. Khoáng sản kim loại và kim loại quý hiếm có sắt ở Phú Thiết - Lệ Thuỷ, Thọ Lộc - Bố Trạch; mănggan ở Kim Lai, Đồng Văn, Cải Đăng (Tuyên Hoá), chì, kẽm ở M ỹ Đức - Lệ Thuỷ; wonfram ở Kim Lũ (Tuyên Hoá); vàng ở Làng Ho, Asóc, La Huy, Bãi Hà, Làng Mô, trữ lượng titan lớn nằm dọc theo bờ biển. Nguyên liệu hoá chất và phân bón có pyrit phân bố chủ yếu ở Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, có thể khác thác làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp địa phương hoặc cung cấp cho những nhà máy hoá chất; phôphorit phân bố chủ yếu ở các hang động đá vôi Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hoá, Minh Hoá, dọc theo bờ sông Rào Nậy với 23 điểm khác nhau. Trữ lượng tìm kiếm đánh giá là 150 nghìn tấn, hàm lượng P205 trong quặng trung bình khoảng 15 – 20%. Cùng với than bùn ở Quảng Trạch, đôlômit cũng được khai thác làm nguyên liệu sản xuất phân bón tổng hợp NKP. Ngoài ra còn có nước khoáng và nước nóng ở Bố Trạch, Lệ Thuỷ, Tuyên Hoá. Tại điểm Khe Bang (Lệ Thuỷ) nhiệt độ nước lên tới 1050C, nguồn nước có áp lực và lưu lượng khá lớn (3,54 l/s). Tỉnh đã khai thác để sản xuất nước khoáng với công suất 7,5 triệu lít/năm. SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 4
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển Ơ 2 QUẢNG BÌNH CHẾ NGỰ THIÊN TAI VÀ KHAI THÁC TIỀ Ă VÙ VE ỂN 2.1.Thiên tai tại vùng cát ven biển Quảng Bình [2] 2.1.1. Thống kê thiên tai thường xuyên tại vùng cát ven biển Quảng Bình là t ỉnh ven biển Bắc Trung Bộ nơi chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thông qua hiện tượng thời tiết cực đoan với tần suất và mức độ khốc liệt ngày càng cao như áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, lốc tố sụt lở đất, úng hạn và xâm nhập mặn. Đặc biệt vùng cát ven biển là nơi dễ bị tổn thương bởi các tác động của biến đổ i khí hậu như nước biển dâng, nhiệt độ tăng cường độ các loại thiên tai ngảy càng mạnh hơn. Trong đó hiện tượng cát bay cát lấp, sa mạc hóa dần đồng ruộng, hồ đầm, nạn biển lấn, sụt lở đất của các vùng cửa sông là ảnh hưởng rõ ràng và trực tiếp nhất. (Nguồn: Cắt từ clip chuyên mục truyền hình Quảng Bình online) Hình 2: Các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tại Quảng Bình SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 5
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển Trải dọc theo bờ biển 116km là vùng cát trắng mênh mang hoang hóa với chiều ngang từ 3-7km trên 37.264 ha đất cát vùng biển đều thuộc khí hậu và thổ nhưỡng khắc nhiệt, nhiều khó khăn về dân sinh và phát triển sản xuất. Mùa mưa ở Quảng Bình kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12, thường có mưa lớn và nhiệt độ giảm đây là mùa dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các cơn bão và lũ lụt, đặc biệt vào mùa gió Đông Bắc từ thánh 8 đến tháng 2 năm sau hướng gió thổi vuông góc với bờ biển đã tạo ra nạn cát bay lấp lấn dần đồng ruộng, ao hồ và các khu dân cư. Mùa khô kéo dài t ừ tháng 3 đến tháng 8 với lượng mưa ít kèm theo gió phơn Tây Nam khô nóng, thổi mạnh nhất từ tháng 4 đến tháng 7 kèm theo là hạn hán xâm nhập mặn, lốc tố, giông sét và mưa đá. Ngoài việc phải hứng chịu những tiêu cực của thiên tai như bão lũ, thì hạn hán là một vấn đề thường xuyên và khốc liệt đối với môi trường vùng cát Quảng Bình, và tình trạng hạn hán đặc biệt nghiêm trọng hơn từ năm 1993 đến nay, cụ thể như năm 1993 và 1998 hạn hán kèo dài trong 2 tháng 7 và 8. Mực nước trong các sông xuống thấp đã gia tăng sự xâm nhập mặn vào đất sản xuất nông nghiệp. (Nguồn: Cắt từ clip chuyên mục truyền hình Quảng Bình online) Hình 3: Mực nước các sông xuống thấp Từ đó có thể thấy, xâm nhập mặn đang là một thách thức lớn cho sản xuất nông nghiệp ở vùng cát. SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 6
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển 2.1.2. Những biện pháp thích ứng để giảm nhẹ thiên tai Với đặc điểm địa hình và khí hậu vùng cát tạo nên đầy rẫy những khó khăn như vậ y nên để tồn tại và phát triển trên địa bàn cát bỏng hoang vu thì nhiệm vụ hàng đầu là phả i trồng rừng chắn cát, phủ xanh đất trống đồi trọc, cụ thể: Triển khai thường xuyên trồng cây phân tán trong dân ở các xã vùng cát Lập các chương trình, dự án trồng cây chống cát bay, cát lấp Giao nhiệm vụ trồng cây, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ cho các ban quản lý. Hoạt động của ban quản lý: Triển khai các công tác bảo vệ Lập ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy, thưỡng xuyên đôn đốc kiểm tra và vạch ra các phương án đố i phó cụ thể sát thực tế. Duy trì công tác trực báo hàng tháng tại ban quản lý nhằm nắm bắt tình hình Không ngừng nâng cao chất lượng giám sát bảo vệ rừng Có kể hoạch chuẩn bị tốt cây giố ng và chủ động hợp đồng thiết kế trồng rừng Tập huấn về kỷ thuật trồng và chăm sóc rừng cho các hộ nhận khoán Nhờ những biện pháp đó, hiện nay ở Quảng Bình đã phủ xanh được hơn 80% đất cát góp phần cải tạo đất, cải tạo môi trường và giữ được nước từ đó tạo điều kiện cho người dân sản xuất. (Nguồn: Cắt từ clip chuyên mục truyền hình Quảng Bình online) Hình 4: Hoạt động trồng rừng trên cát của người dân Quảng Bình SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 7
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển Hoạt động của người dân Tích cực trồng rừng trên cát để chống cát bay cát lấp, phủ xanh đất trống đồi trọc Giữ gìn nguồn nước Tham gia các chương trình dự án như : Dự án phân cấp giảm nghèo Miền Trung, Dự án xây dựng nông thôn mới, Dự án nông nghiệp bền vững Nhờ đó vành đai cây xanh chóng cát dọc dài phía Đông của t ỉnh ngày càng được kem dày, nhiều địa phương, tổ chức cá nhân được tuyên dương bởi những đóng góp cho sự nghiệp trồng rừng trên cát. 2.2. Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế vùng cát ven biển Quảng Bình 2.2.1. Phát triển kinh tế trang trại Nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh vùng gò đồi, vùng cát ven biển và vùng mặt nước ao hồ, trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã quan tâm đầu tư, tập trung các nguồn lực nhằm phát triển mạnh kinh tế trang trại. Toàn tỉnh, có hơn 1000 trang trại lớn nhỏ kinh doanh trên lĩnh vực nông, lâm và ngư nghiệp với tổng diện tích hơn 7000 ha, giải quyết việc làm ổn định cho gần 9000 lao động, trong đó có gần 300 trang trại có mức thu nhập hàng năm đạt từ 50 triệu đồng trở lên. Hầu hết các trang trại trong tỉnh đều áp dụng mô hình kinh tế VAC hoặc trồng trọt với chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều chủ trang trại đã nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, mạnh dạn huy động vốn đầu tư cây trồng, vật nuôi phù hợp... (Nguồn: Cắt từ clip chuyên mục truyền hình Quảng Bình online) Hình 5 : Trông cây công nghiệp và lâm nghiệp tại Quảng Bình Ví dụ: Trang trại của vợ chồng anh Lê Ngọc Lễ (xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh) vừa kết hợp trồng rừng kinh tế phủ xanh đất cát đồi trọc, chống cát bay, cát lấp, bảo vệ môi sinh môi trường, vừa chăn nuôi lợn nái, lợn thịt theo phương pháp công nghiệp. Sau 10 SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 8
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển năm xây dựng, phát triển, trang trại của anh đã trồng được hơn 100 ha rừng kinh tế, nuôi 400 con lợn thịt và 40 con lợn nái. Tổng thu nhập hàng năm t ừ trang trại của gia đình anh đạt hơn 300 triệu đồng. [6] (Nguồn: Cắt từ clip chuyên mục truyền hình Quảng Bình online) Hình 6 : Nuôi tôm công nghiệp trên cát tại Quảng Bình Phát triển mạnh nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong đó, tôm sú, tôm thẻ là đối tượng chủ lực, đến cá rô phi đơn tính, điêu hồng sau đó là các đối tượng nuôi truyền thống và các loài đặc sản, nhuyễn thể. Xác định nuôi là khâu đột phá quan trọng để chuyển dịch cơ cấu sản xuất thủy sản. Đầu tư mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng. Thực hiện đa dạng hóa nghề nuôi, phát triển theo hướng bền vững và hiệu quả. Đến năm 2010, diện tích nuôi đạt 4.800 ha, trong đó: 1.700 ha nuôi mặn lợ, 1.100 ha nuôi cá ao hồ nhỏ và 1.800 ha nuôi cá lúa và 200 ha nuôi mặt nước lớn. [3] Tuy nhiên, kinh t ế trang trại ở Quảng Bình còn ở dạng nhỏ bé, hầu hết các trang trại chỉ mới đạt 2-3 tiêu chí của Nhà nước quy định. Hơn 1000 trang trại, nhưng giá trị sản lượng thu nhập hàng năm chưa đến 100 tỷ đồng, đang ở mức thấp so với kinh tế trang trại trong cả nước. SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 9
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển So với nhiều địa phương khác trong cả nước thì Quảng Bình có lợi thế vì nhiều gò đồi, vùng cát ven biển rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Với hơn 200 ngàn ha đất gò đồi và hơn 15.000 ha mặt nước sông đầm, ao hồ nếu biết khai thác thì sẽ tạo thành một vùng kinh tế trang trại sầm uất, trù phú, mang lợi ích kinh tế và xã hộ i không nhỏ. Thế nhưng, sau hơn 10 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá, Quảng Bình mới chỉ khai thác được hơn 6500 ha đất đai vùng gò đồi và 2500 ha mặt nước đưa vào sản xuất, đạt tỷ lệ thấp so với tiềm năng, thế mạnh địa phương. Sản phẩm do trang trại làm ra còn nhiều loại nhỏ lẻ, manh mún, chưa có sản phẩm nào đủ số lượng lớn tạo thành vùng nguyên liệu tập trung cho nhà máy chế biến. Hầu hết các sản phẩm làm ra từ trang trại đều chưa có thương hiệu trên thị trường để được người tiêu dùng chấp nhận và tiêu thụ. Rõ ràng, hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh của các trang trại trong tỉnh còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh mà thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này. [6] 2.2.2. Phát triển khai thác thủy sản Với lợ i thế bờ biển dài trên 116 km, gồ m 5 cửa sông cùng ngư trường rộng lớn có trữ lượng khoảng 10 vạn tấn cá tôm các loại nên phương châm t ập trung phát triển mạnh phương tiện khai thác xa bờ, đánh bắt các loại hải sản có giá tr ị xuất khẩu cao được tỉnh Quảng Bình đề ra từ năm 2006. Vì vậy, sản lượng khai thác t ừ nguồn lợi từ biển của địa phương liên tục tăng trưởng và chuyển dịch đúng hướng, song vẫn bảo vệ và giảm thiểu được những ảnh hưởng xấu tác động đến môi trường biển. [5] (Nguồn: http://dantri.com.vn) Hình 7 : Tàu thuyền đánh bắt cá tại Quảng Bình SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 10
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển Đến cuố i tháng 4/2011, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản trên 9.600 tấn, đạt 29,6% kế hoạch, bằng 100,2% so với cùng kỳ; trong đó, khai thác biển trên 9.120 tấn, đạt 29%, khai thác nộ i địa gần 490 tấn, đạt 48,7% kế hoạch; giá trị ước đạt 62,4 tỷ đồng, đạt 30,1% kế hoạch. Riêng sản lượng đánh bắt tháng 4/2011 ước đạt gần 3.350 tấn, trong đó, khai thác biển gần 3.250 tấn, khai thác nộ i địa 100 tấn. Đặc biệt, ngay đầu vụ cá nam, ngư dân của xã bãi ngang Ngư Thủy Nam của huyện Lệ Thủy đã trúng đậm cá bạc má với sả n lượng mỗ i ngày từ 5-6 tấn; chỉ trong nửa tháng 4/2011, toàn xã đã đánh bắt được trên 30 tấn, doanh thu gần 9 tỷ đồng. [4] 2.2.3. Phát triển tiềm năng du lịch Quảng Bình là khu vực chuyển tiếp của văn hoá các miền trên cả hai chiều Bắc – Nam và Đông – Tây, đồng thời cũng là nơi tạo hoá để lại nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, mở ra khả năng phong phú cho phát triển nhiều loại hình du lịch như tham quan, thám hiểm, nghỉ ngơi, nghiên cứu du lịch sinh thái. Quảng Bình có bốn khu danh thắng nổi tiếng là Đèo Ngang, Lý Hoà, cửa biển Nhật Lệ và Phong Nha. Bờ biển có một số bãi tắm và điểm nghỉ ngơi giải trí kỳ thú như Cửa Nhật Lệ, cảng Giang, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, di tích Bàu Tró. Đặc biệt Quảng Bình có vùng Karst trẻ Phong Nha - Kẻ Bàng – Him Nậm Nô rộng lớn (khoảng 200 nghìn ha) và là điển hình không chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới. Vùng Karst này có trên 300 hang động lớn nhỏ, được mệnh danh là “vương quốc hang động”, đang tiềm ẩn trong nó nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn các nhà thám hiểm, các nhà khoa học và du khách. Khu động Phong Nha còn có cả một hệ di tích lịch sử văn hoá có giá trị cho nhiều thời đại như các di tích khảo cổ học tiền sử, di tích văn hoá Chàm, di tích các trọng điểm trong chiến tranh chống Mỹ. Hệ thống động Phong Nha được đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với bốn điểm nhất (dòng sông ngầm dài và sâu nhất – 13.969 m, cửa hang cao và rộng nhất, có những bờ cát rộng và đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất). Vào tháng 7/2003, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. [1] Tiềm năng du lịch biển [7] Hiếm có địa phương nào trong dãi đất miền Trung đầy nắng gió của đất nước hình chữ S lại được thiên nhiên ưu đãi về “mặt tiền” của biển như Quảng Bình. Với chiều dài 126 km bờ biển, trừ hai huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa, các địa phương còn lại của SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 11
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển tỉnh đều có biển với những bãi tắm lý tưởng. Biển Quảng Bình trong xanh, quanh năm vỗ về những bãi cát trắng mịn màng, thoai thoải trải dài hút tầm mắt. Bởi thế, vào mùa di lịch biển, ngày càng có nhiều khách du lịch chọn bãi biển Nhật Lệ, Bảo Ninh làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn cho bản thân và gia đình vào cuối tuần hoặc các dịp lễ. Nhiều bãi biển đang khoác trên mình vẽ đẹp gần nguyên sơ như: biển Quang Phú (Đồng Hới), Đá Nhảy (Bố Trạch), Vũng Chùa (Quảng Trạch), Hải Ninh (Quảng Ninh)... cũng dần trở thành điểm đến quen thuộc của du khách gần xa. Mặt khác, Quảng Bình có một lợi thế rất lớn góp phần khai thác tiềm năng du lịch biển, đó là hệ thống giao thông rất thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường không với cung đường và thời gian rất lý tưởng để thu hút du khách đến tắm biển, nghỉ dưỡng, nhất là du khách các tỉnh phía Bắc. Nhằm khai thác tiềm năng du lịch biển, thực hiện chủ trương của tỉnh, những năm trở lại đây, các địa phương có lợi thế đều tăng cường mời gọi, tạo điều kiện c ho các cá nhân, tổ chức đầu tư vào phát triển hạ tầng du lịch biển cũng như các dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí. (Nguồn: http://baoquangbinh.vn) Hình 8 : Bãi biển tại Quảng Bình Theo thống kê, hiện tại, toàn tỉnh có 178 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn, trong đó có 14 cơ sở đạt tiêu chuẩn từ 1 sao đến 5 sao, với tổng số 2.800 phòng, 4.100 giường (chưa tính các cơ sở nhà nghỉ, phòng trọ dưới chuẩn, nằm ngoài sự quản lý của cơ quan chức năng). Trên dọc theo những tuyến đường gần các bãi biển, hệ t hống hàng quán, cơ sở ăn uống phục vụ cho du khách ngày càng mọc lên, khang trang và lịch sự, tươm tất hơn so với trước. Có thể nói, hầu hết các bãi biển đẹp trên địa bàn tỉnh đều đã và đang có những dự án đăng ký đầu tư xây dựng các khu du lịch, trong đó có nhiều dự án lớn mang tầm vóc, SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 12
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển đẳng cấp khu vực và quốc tế, điển hình là khu du lịch Sun Spa Resot Bảo Ninh của Tập đoàn Trường Thịnh, khu du lịch Đá Nhảy của Công ty Hoàn Cầu 2...Các dự án du lịch tầm cỡ này và nhiều dự án khác đã đăng ký trong tương la i không xa sẽ góp phần tích cực từng bước ghi tên Quảng Bình vào danh sách những địa phương có tiếng tăm về du lịch biển. Tuy có sự chuyển biến, nhưng khách quan mà nói thì việc phát triển du lịch biển ở tỉnh ta vẫn còn không ít hạn chế, bất cập cần được k hắc phục. Đầu tiên phải kể đến đó là, các hoạt động dịch vụ cho lĩnh vực du lịch biển còn nghèo nàn, văn hóa phục vụ thấp, ẩm thực đơn điệu, phương châm “chém, chặt”, “ăn xổi” vẫn còn khá phổ biến, tạo ấn tượng không tốt cho du khách, và đường nhiên chữ “t ín” trong kinh doanh đã bị rơi rụng ít nhiều. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch biển chủ yếu chỉ tập trung ở Đồng Hới, còn các địa phương khác thì tiềm năng này vẫn đang “ngủ”, hoặc đang có các dự án nhưng triển khai quá chậm, kéo dài... Ông Nguyễn Văn Kỳ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa- TT-DL thẳng thắn: “Có thể nói, tỉnh ta có nguồn nguyên liệu hải sản tốt nhất cả nước, nhưng khâu chế biến còn yếu, đơn điệu, trong khi đó, một yêu cầu đầu tiên của du khách đến với biển đó là phải được thưởng thức đặc sản, phải được ăn ngon.” Nguồn nhân lực cho du lịch biển qua đào tạo còn quá ít, cảnh quan, vệ sinh môi trường, vệ sinh công cộng, công tác cứu hộ ở các bãi tắm còn yếu. Mặt khác, sản phẩm phục vụ du lịch, hàng lưu niệm cũng chưa có gì nhiều, thiếu hấp dẫn du khách và đồ ng thời cũng ảnh hưởng đến doanh thu hoạt đọng du lịch... 2.2.4. Tiềm năng năng lượng biển Hiện tại, nghiên cứu NLB Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai, tuy chúng ta có các nghiên cứu sơ bộ và đã có được một vài tài liệu về mật độ của các dạng năng lượng biển chủ yếu: bức xạ mặt trời vùng biển, gió biển, sóng biển và thủy triều.[8] Quảng Bình là một tỉnh ven biển có đường bờ biển dài nếu được nghiên cứu, đầu tư về công nghệ, phát triển về chính sách Năng lương thì Quảng Bình hội tụ đầy đủ các tiề m năng về bức xạ mặt trời vùng biển, gió biển, sóng biển và thủy triều để phát triển năng lượng Biển. SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 13
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ẾLẬ Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong đời sống và sản xuất bởi những điều kiện khi hậu khắc nghiệt đặc trưng của vùng cát ven biển, nhưng người dân Q uảng Binh đã và đang từng bước tìm ra những biện pháp hiệu quả nhất để chế ngự thiên tai, từ đó tạo tiền đề để phát triển kinh tế trong mối tương quan một môi trường sinh thái bền vững. Việc trồng rừng hệ thống rừng phòng hộ ven biển đã giảm bớt hiện tượng cát bay, cát chảy, cát lấp, và đã phủ xanh được hơn 80% vùng cát, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân yên tâm sinh sống và phát triển kinh tế. Việc đánh giá và khai thác tiềm năng vùng cát ven biển có hiệu quả đã thúc đẩy nền kinh tế trong tỉnh ngày càng phát triển nâng cao đời sống cho người dân vùng cát ven biển nơi vẫn được xem là nghèo nhất của cả nước. Tuy nhiên, do đặc thù địa lý chịu những tác động phức tạp của thiên tai, nên hằng năm Quảng Bình cũng phải gánh chịu những thiệt hại về người và của, làm ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Ngoài ra, việc khai thác các nguồn tài nguyên mà không có quy hoạch cụ thê đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái Ế Ị Để thực hiện tốt nhiệm vụ đối phó với các hiện tượng biển đối khí hậu nói chung, và các thiên tai hằng năm nói riêng đòi hỏi các cơ quan nhà nước đặc biệt là các cơ quan môi trường phải có những phương án và biện pháp thực tiễn có hiệu quả. Đầu tư nhiều dự án và chương trình trồng rừng vào bảo vệ môi trường sinh thái bền vững vùng cát. Cần quan tâm và hộ trợ kỷ thuật củ thế cho việc khai thác các tiềm năng vùng cát để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà không làm ảnh hưởng tới các nguồn tài nguyên. Phải đồng bộ tổng thể từ chiến lược, chủ t rương và biện pháp mô hình lựa chọn, chú trọng việc đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và bảo đảm tuyệt đối môi trường sinh thái. SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 14
- Tiểu luận môn học GVGD: TS. Võ Lê Phú Quảng Bình chế ngự thiên tai và khai thác tiềm năng ven biển TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cactinhvathanhpho/tinhquang binh/thongtintinhthanh?view=introduction&provinceId=1373 2. http://qbtv.quangbinh.gov.vn/modules.php?name=Video&op=viewtv&vid=3986 3. http://quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1190885358167&cat=11797307302 36 4. http://www.quangbinh.gov.vn/3cms/?cmd=130&art=1304909287662&cat=121177 0786739 5. http://www.baomoi.com/Quang-Binh-Vuon-toi-ngu-truong-danh-bat-hai-san-xa- bo/45/4383420.epi 6. http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=14802 7. http://baoquangbinh.vn/kinh-te/du-lich/201106/danh-thuc-tiem-nang-du-lich-bien- 2033688/ 8. Nguyễn Mạnh Hùng, 2010. Đề tài KC.09/2006-2010. Năng lượng biển. SVTH: Nguyễn Như Cương - 90804083 Trang 15
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn