intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quẳng Tôi Vào Một Góc Yên Bình

Chia sẻ: Phượng Cửu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

46
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chàng trai Sài Gòn và chuyến thực tập “trăm sự cậy nhờ” Chiếc cốc của Phong nom thật kì dị. Lùn và bự giống một chiếc bát hơn. Cậu cười hớn hở. “Đây là lần đầu tiên tớ được tự tay nặn một thứ gì đó!”. Phong giải thích với tôi như thế. Nhưng tôi vẫn không sao nhịn được cười mỗi khi quay sang và nhìn thấy gương mặt lấm lem đất sét của cậu. “Mặt tớ dính gì sao?” – Phong nhìn tôi dò hỏi. Trước khi tôi kịp đưa ra câu trả lời, cậu đã đưa tay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quẳng Tôi Vào Một Góc Yên Bình

  1. Quẳng Tôi Vào Một Góc Yên Bình Chàng trai Sài Gòn và chuyến thực tập “trăm sự cậy nhờ” Chiếc cốc của Phong nom thật kì dị. Lùn và bự giống một chiếc bát hơn. Cậu cười hớn hở. “Đây là lần đầu tiên tớ được tự tay nặn một thứ gì đó!”. Phong giải thích với tôi như thế. Nhưng tôi vẫn không sao nhịn được cười mỗi khi quay sang và nhìn thấy gương mặt lấm lem đất sét của cậu. “Mặt tớ dính gì sao?” – Phong nhìn tôi dò hỏi. Trước khi tôi kịp đưa ra câu trả lời, cậu đã đưa tay ngang dọc khiến những vệt đất loang rộng hơn. Trông cậu thật giống một chú mèo tinh nghịch, rất mắc cười. Hôm nay là ngày chủ nhật của tuần thứ hai kể từ khi Phong ra Hà Nội. Nhưng đây lại là chuyến “vi hành” hơi-hơi-xa, ra ngoại ô thành phố của tôi và cậu ấy. Những bữa trước, hoặc tôi mua đồ qua nhà Phong nấu nướng vài món đơn giản rồi đợi cậu đi làm về, hoặc cậu mang cái mặt ngố tệ cùng giọng nói miền Nam âm ấm đến nhà tôi làm loạn. Rảnh rỗi, tôi bắt xe bus qua chỗ cậu, rủ đi ăn vài thứ linh tinh. Nào là sữa chua ông già tóc bạc ở quán rặt những anh chàng trẻ măng, nào là hoa quả dầm ở phố “cộp dấu”, nào là bánh mì sốt vang ở một con ngõ chưa khi nào tôi nhớ nổi tên…Phong thích lang thang, nhưng cậu thích “ru đẹp” em bụng trước khi đáp ứng nhu cầu “mãn mắt”. Đó là lý do trong khi bộ ảnh về ẩm thực Hà thành của cậu đầy lên nhanh chóng thì những bức ảnh phong cảnh, đường phố vẫn dừng lại ở cấp độ “nghèo nàn”. Còn hơn nửa tháng nữa, Phong sẽ kết thúc chuyến thực tập xa nhà và trở về với Sài Gòn đầy nắng của cậu ấy. Tôi quên chưa nói với bạn, Phong là một chàng trai đặc sệt chất Nam. Làn da dám nắng. Nụ cười tươi rói và hơn cả là sự nhiệt thành, ở bất cứ mặt nào trong cuộc sống. Phong là “đệ tử” của ông anh họ tôi, đang “du học” trong thành phố Hồ Chí Minh. Thi thoảng, ông ấy có nhắc đến Phong, một cậu nhóc năng động và hoạt bát với cả tá “thành tích” nổ xịt đủ cả. Từng là thành viên tích cực trong đội bóng rổ của trường, hát hò nhặng xị và đủ quen mặt với tất thảy những cô gái trong trường, học rất giỏi những môn liên quan đến lý thuyết nhưng lại cực kém khoản tính toán cộng trừ nhân chia, rành hầu hết các môn thể thao nhưng chưa khi nào dám thử học bơi do luôn sợ chết đuối… Mùa hè, trường Phong yêu cầu sinh viên đi kiến tập ở các công ty một tháng, xin nhận xét và sau đó viết báo cáo thu hoạch. Tôi có đôi lần nghe đến “trò này”. Nhưng thấy bảo dân tình thích dựa vào những mối quan hệ quen thân để xin một con dấu vô thưởng vô phạt, bỏ 10K để download một bản báo cáo đẹp thiệt đẹp hơn là hì hục xin vô một công ty nào đó để làm. Vậy nên, khi ông anh họ gửi mail gửi gắm “trăm sự nhờ” tôi chăm sóc Phong trong những ngày cậu ra Hà Nội thực tập ở một công ty lớn Phong tự nộp CV, vượt qua vòng phỏng vấn và được chọn, tôi cười khẩy “Đã có gan chơi trội còn lo bị bắt nạt ở đất lạ hả anh?” Một phần tử nổi loạn
  2. Thực tế thì tôi không có nhiều cơ hội để giúp đỡ Phong như đã hứa với anh họ. Không phải vì tôi là một “chủ nhà” hách dịch và thiếu lòng hiếu khách. Đơn giản là bởi cậu ta đã có những sự chuẩn bị khá kĩ lưỡng cho chuyến đi dài ngày này. Trước khi ra nhận việc, Phong đã nhờ anh trưởng phòng thiết kế, nơi cậu thực tập, thuê giúp một căn phòng trong khu nhà trọ dành cho sinh viên. Rất gần công ty lại cực tiện đường xe bus. “Sài Gòn chẳng phải nhộn nhịp hơn rất nhiều sao? Người ta nô nức vô đó làm ăn, chứ ai tính đường trở ra Hà Nội tìm việc như cậu. Thiệt tình!” – Tôi đã cằn nhằn với Phong như thế khi hai đứa ngồi vắt vẻo trên bức tường bao quanh hồ Thủ Lệ. “Tui ra đây vì nghe anh Tún kể quá trời về cậu, một cô em gái giỏi giang và xinh xắn. Tò mò ghê luôn nên phải kiếm cớ bay ra ngoài này ngay đó!” Cảm giác hai má nóng bừng trước lời khen bất ngờ và… “lưng chừng đồi” của Phong khiến tôi bối rối, chỉ biết đấm vai Phong dồn dập. Cậu chẳng thèm để ý, chỉ ngửa cổ lên trời và cười rất lớn. Không nhưng tôi cũng thấy lòng thật vui. Sự lạ lẫm và xa cách không còn. Phong kể cho tôi về ngành ngân hàng cậu ấy đang theo học, theo “nguyện vọng” của bố mẹ và con đường thiết kế mà cậu theo đuổi, một cách nghiệp dư. Cậu vẫn chăm chỉ đến lớp đều đều, điểm tốt dành được không ít. Nhưng thời gian rảnh, cậu dành gần hết để ghé thăm những lớp dạy vẽ, hướng dẫn thiết kế… Cậu bắt đầu làm cộng tác viên vẽ minh họa cho vài tờ báo lớn nhỏ từ ngày còn học cấp ba. Lớn dần, tay nghề cứng hơn, cậu trở thành CTV hưởng lương cứng cho không ít tòa soạn. “Lời khuyên của bố mẹ luôn là điều tốt nhất nhưng chưa chắc là điều phù hợp nhất cho tụi mình. Cậu cũng biết thế, tại sao không phản đối ngay từ đầu mà lại đợi tới bây giờ mới bắt đầu “nổi loạn”?” “Tớ đâu có nổi loạn. Công việc thực tập của một sinh viên ngành ngân hàng, bố có thể dễ dàng giúp tớ có được một giấy nhận xét hoàn hảo. Mặc dù “chăm chỉ”… bùng tiết nhưng lượng kiến thức chuyên ngành có được cũng giúp tớ dư sức có một chỗ làm tạm ổn sau khi ra trường. Tớ sẽ không đi theo con đường thiết kế chuyên nghiệp. Bởi áp lực và guồng quay của nó chắc chắn sẽ giết chết đam mê của tớ. Tớ vẫn sẽ trở thành một nhân viên ngân hàng như bố mẹ tớ kì vọng, như bản thân tờ trông đợi và cố gắng. Nhưng tớ bỏ hết việc trong Nam, bay ra đây, vì muốn tìm kiếm một điều gì đó khác. Như kiểu sự bình yên giữa đống hỗn loạn ý!” Tôi cười trừ. Ánh nắng lấp lánh trong mắt Phong. Kì thực, tôi chẳng hiểu lắm những điều cậu ấy nói. Nhưng dường như cậu ấy cũng như tôi, hoặc tất thảy những người trẻ chúng tôi đều thế, sống trong áp lực và bước đi trong nỗi sợ hãi rằng mình không thể thỏa mãn sự mong chờ của những người xung quanh, và hơn cả, sự trông đợi của chính bản thân mình. Tôi cứ đi kiếm mãi, tìm hoài… Phong vẽ tuyệt lắm. Mặc dù tôi chẳng thể nhận ra điểm đặc trưng trong nét vẽ của cậu ấy, nhưng mỗi khi Phong mang khoe tôi vài bức vẽ vội trong lúc stress vì công việc, tôi luôn mường tượng ra cái nhìn sáng trong của cậu ấy. Tranh của Phong sáng, như thể ánh nắng dịu dàng và e ấp hiện ra giữa một ngày mưa ảm đạm, như mặt trời bất ngờ ló rạng giữa bộn bề những đám mây xám bay lửng lơ.
  3. Thảng hoặc, giữa buổi sáng hay quãng muộn buổi chiều, Phong bất ngờ nhắn tin rủ tôi đi vẽ. Nhưng thường là chúng tôi cùng nghịch đống sáp màu Phong luôn mang theo trong người, nguệch ngoạc những hình vẽ ngố tệ trên tập giấy vẽ khổ A4 còn thơm mùi. Vài đứa nhóc theo bố mẹ đi dạo ngang qua cũng sà xuống đòi vẽ chung. Tôi và Phong vờ làm giáo viên hướng dẫn, để rồi cùng trố mắt ngạc nhiên vì sự sáng tạo vượt ngoài khuôn khổ của những đứa trẻ lạ mặt kia. Có đôi lần, tôi than với Phong về công việc dịch thuật nhàm chán. Những deadline nối tiếp nhau, những bản tin cùng một mô típ và chẳng có gì đổi mới. Cuốn từ điển nát bét trở thành người bạn đồng hành bất đắc dĩ. Tôi chẳng có lấy một chút “bình tâm” để đọc hết cuốn truyện ngắn mới mua, chẳng có đủ “thong thả” để ghé cửa hàng bánh ngọt và mua cả hộp su kem về ăn như trước. Tôi chấp nhận gạt đi tất cả. Vì muốn hoàn thành xong công việc. Vì muốn sớm được nhận lương. Thi thoảng, hơi bực mình vì bài vở đổ đống, cộng thêm cả trăm trang chưa dịch xong, tôi ném cuốn từ điển vô góc một cách thô bạo, gắng công bịa đặt ra vài nghĩa na ná từ cần dịch. Buổi tối trôi qua dễ dàng hơn. Ngày hôm sau, chị phụ trách gửi mail trách tôi làm việc cẩu thả và thiếu trách nhiệm, nhắc tôi mau chóng gửi lại bàn chỉnh sửa. Tôi đọc thư, rồi nghĩ mà mệt. Thế là khóc ngon lành! “Sao cậu không quẳng việc lại đó, ra ngoài chơi với lũ trẻ con, đọc truyện Nicolas hay chạy vô công viên, chơi đu quay vòng vòng, ngồi vẽ vài hình thù kì quái…?” “Tớ đâu có máu nghệ sĩ như cậu, hứng là làm! Tớ cần làm việc, tớ cần cố gắng, tớ cần tiền lương. Để độc lập về mặt tài chính với bố mẹ, để được bố mẹ tin tưởng hơn, để có đủ tiền ghé Nha Trang, Đà Lạt, vô Sài Gòn, qua Thái Lan, du lịch Hàn Quốc…” “Đâu ai bắt cậu phải cố gắng! Bố mẹ cậu hẳn cũng đâu thể vui vẻ khi thấy con gái mình phải gồng mình kiệt sức về một mục tiêu không cần thiết.” “Bố mẹ tớ đã gặp đủ khó khăn, nhất là về mặt tài chính. Tớ đã qua rồi cái tuổi có thể vô tư sống như thể mớ rắc rối kia chẳng liên quan đến mình.” Phong thở dài. Ánh sáng mờ ảo của màn đêm đã bắt đầu buông xuống sau lưng cậu ấy. Phía xa xa, những tòa nhà đã lục đục sáng đèn. Giờ cao điểm trở thành nỗi kinh hoàng của cả trăm con người đang tranh thủ lách đường, “xê dịch” từng centiment một kia. Ai cũng chen lấn, hỗn loạn và ồn ào. Ấy thế mà tôi và Phong vẫn ngồi đây, trò chuyện và lắng nghe nhau một cách chậm rãi. Sự nhốn nháo và bực mình của những con người kia, sự bức mình mà chính tôi và cậu từng trải qua ngày hôm qua, hoặc rất nhiều ngày trước đó, dường như không còn tồn tại. Vào chính khoảnh khắc ấy, Phong đã nói một câu khiến tôi nhớ và đau mãi. “Cậu đã đúng khi nghĩ rằng chúng ta không thể sống một mình mà không quan tâm, để ý tới cảm xúc của người khác. Nhưng ngay cả khi chấp nhận dung hòa hay “phơi” mình cùng cả đống áp lực không phải do cậu mà có, thay vì bực tức hay đổ lỗi cho người khác, cho bản thân, cho ước mơ, mục tiêu của cậu, tại sao cậu không thử lắng lòng và tìm kiếm một điều gì đó khác hơn. Như sự bình yên mà tớ đang theo đuổi. Không phải để xóa bỏ tất cả những gì đã có. Không phải để khăng khăng nói rằng những gì mình đã chọn là sai lầm và chúng ta cần phải làm lại từ
  4. đầu. Mà chỉ để lấy thêm năng lượng và tiếp tục chiến đấu thôi. “To live is to fight” mà!” Một vốc bình yên Ngày cuối thu nắng đột ngột trở nên gay gắt. Bước xuống xe bus, ra khỏi “vùng điều hòa” mát lạnh khiến tôi có đôi chút chuếnh choáng. Bụng cồn lên khó chịu. Tôi đói. Tôi cảm nhận rõ hơn lúc nào hết cái bụng rỗng tuếch của mình. Cảm nhận rõ hơn lúc nào hết đôi tay đang bắt đầu run và cái đầu bắt đầu đình công vì thấm mệt. Cửa hàng bánh ngọt Fresh Garden chỉ còn cách tôi vài bước chân. Những ô cửa kính sang choang với những ngăn bánh đầy hấp dẫn. Tôi thích mê những chiếc pizza, những chiếc bánh mì kẹp thịt hun khói, những chiếc bánh sừng bò, bánh donut socola rắc hạt điều ở đây… Nhưng mọi thứ quá đắt đỏ trong khi ví tiền của tôi chỉ còn đủ để mua một phần tư của một trong số những chiếc bánh đó. Tôi nghĩ về khoản tiền lương vừa mới được chuyển vào thẻ ATM. Tôi nghĩ về tiền quỹ lớp phải đóng vào ngày mai. Tôi nghĩ về khóa học tiếng Pháp cần nộp tiền học phí sớm để giữ chỗ. Tôi nghĩ về chuyến du lịch SaPa sắp tới. Tôi nghĩ về ngày cuối tuần về quê chơi phải mua món đồ bé bé xinh xinh nào đó làm quà cho mấy đứa nhỏ. Tôi nghĩ về kế hoạch tài chính đã được vạch sẵn, không hề có sự xuất hiện bất ngờ của khoản “bánh trái cứu đói” này… Tôi ngồi phệt xuống bậc cửa của một căn nhà cao tầng đã đóng kín cửa, mở điện thoại và gửi tin nhắn cho Phong. “Tớ đói!” Tin nhắn trả lời rất nhanh. “Mua tạm thứ gì đó để ăn mau. Tớ sẽ qua chờ cậu ở sảnh L’espace. Hết buổi học tiếng Pháp, chúng ta có thể đi ăn món nào đó thật ngon, cùng nhau!” “Tớ mệt lả và ví tớ chẳng còn tiền…” “Nếu cậu không muốn chết vì đói thì cắm thẻ vô cây ATM gần nhất, rút tiền từ trong kho tiết kiệm khổng lồ của cậu và đánh chén một bữa no say đi! Đó là thứ tuyệt vời nhất mà công việc và sự mệt mỏi, những áp lực từ nó mang đến cho cậu! Ráng mà tận hưởng!” Tôi nhét điện thoại vô cặp, tìm thẻ trong ví và rút một phần năm khoản tiền lương vừa nhận được. Tôi bước vô quán, mua hai chiếc bánh thiệt thơm và một hộp sữa dâu mát lạnh. Tôi ăn vội vàng, để lấp liếm cái đói đang rình mò lên ngôi. Bụng được vỗ về, cơn đau đầu và chóng mặt tạm lùi xa. Trời bỗng nhiên trong xanh đến lạ. Cảm giác kiệt sức không còn nữa. Chợt nhận ra đã rất lâu rồi tôi chẳng còn giữ thói quen thưởng cho bản thân mình vài món đồ hay ho, vài bữa ăn thịnh soạn, để tự ăn mừng một chiến công nào đó. Tôi cứ cố gắng, cứ mải miết chạy theo những deadline, chạy theo tham vọng kiếm tiền và tiết kiệm… Bên ngoài cửa kính, nắng vẫn thật đẹp. Tôi mở máy, bấm số Phong và nói thật nhanh. “Tớ tìm thấy rồi. Sự bình yên ấy. Không phải khi tớ bỏ việc hay trốn tránh ước mơ, dự định của bản thân. Mà là khi tớ biết cách vỗ về, ru êm cái bụng đói của mình. Để đủ sức mỉm cười với đống áp lực còn đó.”
  5. Phong hẳn sẽ tò mò lắm về những điều tôi vừa nói. Cậu ấy hẳn sẽ tới sớm thật sớm để chờ tôi ở sảnh trước của trung tâm văn hóa Pháp nơi tôi học tiếng. Nhưng cậu ấy chẳng biết được đâu, tôi sẽ bùng buổi học này. Để lang thang phố cổ và tìm mua một món quà yêu thật yêu, để tặng cậu ấy. Một góc bình yên tôi vẫn mãi đi tìm…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2