intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quang Trung – Tình cảm và Sự nghiệp Nguyễn An Phong

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

113
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quang Trung – Tình cảm và Sự nghiệp Nguyễn An Phong Bình Định, cái nôi phát khởi của phong trào Tây Sơn, thế đất lớn của dân tộc. Vào hậu bán thế kỷ thứ 18, do khí thiêng sông núi của vùng đất địa linh nhân kiệt kết tụ thành, đã sản sinh và hun đúc nên một bậc anh hùng kiệt xuất Quang Trung Ðại Ðế. Ngài đã tung hoành từ Nam ra Bắc, nối liền ba miền đất nước từ Gia định cho đến Phú xuân và Thăng long, thành một quốc gia thống nhất đầu tiên. Bình Định,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quang Trung – Tình cảm và Sự nghiệp Nguyễn An Phong

  1. Quang Trung – Tình cảm và Sự nghiệp - Nguyễn An Phong Bình Định, cái nôi phát khởi của phong trào Tây Sơn, thế đất lớn của dân tộc. Vào hậu bán thế kỷ thứ 18, do khí thiêng sông núi của vùng đất địa linh nhân kiệt kết tụ thành, đã sản sinh và hun đúc nên một bậc anh hùng kiệt xuất Quang Trung Ðại Ðế. Ngài đã tung hoành từ Nam ra Bắc, nối liền ba miền đất nước từ Gia định cho đến Phú xuân và Thăng long, thành một quốc gia thống nhất đầu tiên. Bình Định, rải rác đó đây khắp tỉnh đều có dấu ấn sâu đậm và những di tích lịch sử của nhà Nguyễn Tây Sơn. Ðặc biệt là Hoàng đế thành của vua Thái Ðức Nguyễn Nhạc, ngôi nhà lá nhỏ ở thôn Kiên mỹ, Bình khê, bên cạnh bờ sông Côn, nơi ba anh em Tây Sơn đã chào đời vào năm 1753, và bến Trầu, nơi mà Nguyễn Nhạc đã đón đưa khách trong những chuyến đi buôn lịch sử của cái thời hùng khí Tây Sơn còn đang tiềm ẩn. Ở Phú lạc, hiện còn một cái đình nhỏ do dân Bình khê dựng lên để thờ ba anh em Tây Sơn và trong công viên, vẫn còn cây me cổ thụ và giếng nước lâu đời, là chứng tích quê hương ngày thơ ấu của vị anh hùng dân tộc. Cây me, giếng nước, bến Trầu vẫn tồn tại với nắng mưa và hưng phế của thời gian như một niềm thủy chung qua bao đời của toàn dân Bình Định.
  2. Cây me cũ, bến Trầu xưa Không nên tình nghĩa, thì cũng đón đưa cho trọn niềm Quang Trung Ðại Ðế đã gắn liền với địa danh Tây Sơn, và Tây Sơn vĩnh viễn ngàn đời vẫn là niềm kiêu hãnh vô biên của con dân Bình Định và của toàn dân tộc Việt Nam. Ai về Bình Định mà coi Con gái Bình Định cầm roi đi quyền Bình Định có nhiều sông và núi, phải chăng vì núi không cao và sông không sâu nên Bình Định đã phát về võ mạnh hơn là phát văn. Nói như thế, không có nghĩa là Bình Định không có văn tài, một ông tổ hát bội Bình Định Ðào Tấn, một Quách Tấn, một Hàn Mặc Tử, rồi một Võ Phiến, một Nguyễn Mộng Giác và một Tạ Chí Ðại Trường v.v... như là những ngôi sao lạ sáng chói trong vòm trời văn học Việt Nam. Quang Trung, người của lịch sử, một bậc anh hùng cái thế sống giữa hào quang rực rỡ của chiến thắng. Ðó không phải là điều để chúng ta bàn luận. Nhưng, nhân ngày kỷ niệm lấn thứ 207 Quang Trung đại thắng quân Thanh, chúng ta cùng nhau ôn lại cuộc tiến công thần tốc, chiến tích bình Thanh và sự nghiệp xây dựng đất nước của Ngài như ôn lại một niềm hãnh diện và tự hào của dân tộc và đồng thời cũng để rút ra những bài học đoàn kết trong giai đoạn đánh đuổi ngoại xâm và xây dựng đất nước trong giai đoạn hòa bình. Nhắc nhở giai đoạn lịch sử vẻ vang và oanh liệt này, vì nó đã gắn liền một cách sâu đậm với dòng sinh mệnh của dân tộc. Chúng ta, chỉ muốn soi rọi
  3. thêm một chút ánh sáng vào một thời kỳ huy hoàng nhất, nhưng cũng ít được biết nhất trong dòng lịch sử cận đại vì chính sách trả thù nhỏ nhen của triều Nguyễn Gia Long. Họ đã thủ tiêu, tận diệt, bôi xóa, vùi dập và bưng bít toàn bộ di tích, di liệu và sử liệu của nhà Nguyễn Tây Sơn. Ước gì mỗi năm các hội Ái hữu Ðồng hương Bình Định hay các sinh viên ban Cao học, Tiến sĩ các đại học, chọn một góc cạnh nào đó của phong trào Tây Sơn để làm chủ đề cho Ðặc san Xuân của hội hoặc làm đề tài nghiên cứu cho luận án sử học, như anh Yokimoto, một sinh viên của trường đại học Ðông kinh ở Nhật bản, cách đây hơn mười năm đã xin chiếu khán đáp máy bay xuống Việt Nam và tìm đến gò Ðống Ða, để tận mắt chiêm ngưỡng và nghiên cứu, làm thế nào mà đại đế Quang Trung lãnh đạo quân dân Việt Nam, chỉ mất có 10 ngày đã phá tan 40 vạn quân Thanh, quét sạch bọn chúng ra khỏi bờ cõi Việt Nam. Quang Trung đại đế mất đi, một mất mát to lớn của triều đại Tây Sơn và của cả dân tộc không lấy gì bù đắp. Ngài mất đi như một ngôi sao sáng của vòm trời Việt Nam vừa chợt tắt, hoài bão xây dựng đất nước phú cường và đòi lại đất 7 châu ở Hưng hoá đành phải bỏ dở dang, để lại muôn vàn khó khăn cho hậu thế. Núi sông còn đó, con cháu của Ngài còn đây, hãy vững niềm tin nhìn vào con đường trước mặt, vì những tấm gương anh hùng thời nào cũng có, họ sẽ nối bước Quang Trung mà xả thân hy sinh cho tiền đồ dân tộc. Lịch sử đang chuyển mình, những Quang Trung thời đại rồi đây sẽ xuất hiện. Quang Trung là một anh hùng cái thế trong lịch sử. Ðó không phải là điều để bàn luận... Vậy, chúng ta thử lạm bàn xem về cái tình cảm riêng của vị
  4. anh hùng dân tộc có một không hai trong lịch sử Việt Nam, bằng những phát kiến mới về lăng mộ, về những con người và về những bà phi của Ngài. Với quan niệm đa thê của người xưa, vua chúa thường có nhiều cung phi, nên Quang Trung cũng không ra ngoài cái thông lệ ấy. Nhưng nếu chúng ta tìm thấy thêm một số bà phi của Ngài thì sẽ cảm thấy thích thú và ngạc nhiên hơn, nhưng không nỡ hẹp hòi mà chê trách. Là một vĩ nhân thường thì có cuộc sống rất phi thường và trong tình cảm thì cũng có lắm vấn đề như đa tình, lãng mạn v.v... Nhưng với Quang Trung có một điều làm cho chúng ta thán phục là Ngài đã lập lên hai Hoàng hậu là Chánh cung Hoàng hậu Phạm Thị Liên (theo Nhà Tây Sơn của Quách Tấn), và Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân. Ngoài ra, Ngài còn ngỏ ý cầu hôn với công chúa nhà Thanh của Trung quốc. Trong sử sách chỉ ghi lại Quang Trung có hai người vợ là: CHÁNH CUNG HOÀNG HẬU HỌ PHẠM Không ai biết được Nguyễn Huệ lập gia đình năm nào, nhưng chỉ biết rằng suốt trong chặng đường đánh Nam dẹp Bắc, vì dân vì nước, Ngài đã có một người vợ họ Phạm quê ở Bình Định, là anh em cùng mẹ khác cha với Thái sư Bùi Ðắc Tuyên và quan Hình bộ Thượng thư Bùi Văn Nhật. Theo Tây Sơn Tiềm Long Lục thì Nguyễn Huệ lấy bà họ Phạm năm 16 tuổi, đến năm 1789 thì được phong làm Hoàng hậu (30 tuổi). Bà chính cung họ Phạm có với Nguyễn Huệ ba trai và hai gái là Quang Toản được phong làm Thế tử, Quang Bàn được vua Cảnh Thịnh phong làm Tuyên công lãnh Ðốc trấn Thanh hoá và Quang Thiện được phong làm Thái tể. Còn hai người con gái thì
  5. một người đã gả cho phò mã Phan Văn Trị và một người nữa gả cho Nguyễn Phước Tư, có liên hệ xa gần với Nguyễn Ánh, ông là cháu sáu đời của Nguyễn Uông anh ruột của chúa Nguyễn Hoàng. Sau một cơn bạo bệnh năm 1791, bà chính cung từ trần và chôn dưới chân núi Kim Phụng, cạnh thành phố Huế. Ðược suy tôn miếu hiệu là: "NHÂN CUNG ÐOAN TĨNH TRINH THỤC NHU THUẦN VŨ HOÀNG CHÍNH HẬU" BẮC CUNG HOÀNG HẬU LÊ NGỌC HÂN: Mùa hè năm 1786 lấy danh nghĩa phò Lê diệt Trịnh, Nguyễn Huệ đánh chiếm Phú xuân và mang lại một nền thống nhất quyền hành cho vua Lê Hiển Tông. Qua sự mai mối chớp nhoáng của Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ đã cưới cô công chúa thứ chín, mới vừa tròn 16 tuổi của vua Lê Hiển Tông, để rồi, cuộc đời của Ngọc Hân công chúa đã vĩnh viễn gắn liền với sự nghiệp vĩ đại của vị anh hùng Non Tây áo vải cờ đào. Sau khi lên ngôi năm 1789, Quang Trung đã phong cho Ngọc Hân công chúa làm Bắc cung Hoàng hậu. Bà có với vua Quang Trung một con trai là Nguyễn Văn Ðức và một con gái là Nguyễn Thị Ngọc. Lúc chết được tôn miếu hiệu là:"NHƯ Ý TRANG THẬN TRINH NHẤT VÕ HOÀNG HẬU" CÒN BAO NHIÊU BÀ THỨ PHI NỮA? Như ta đã thấy, ngoài hai bà Chính cung Hoàng hậu họ Phạm ở Qui Nhơn và Bắc cung Hoàng hậu ở Thăng long mà sử sách đã thường nhắc đến, trên thực tế, vua Quang Trung còn có bao nhiêu bà thứ phi nữa? Theo như những phát kiến mới, Ngài đã có ít nhất là ba bà vợ nữa:
  6. - BÀ THỨ PHI NGUYỄN THỊ BÍCH: Theo như tôn phổ dòng họ Nguyễn viết bằng chữ Hán, ở làng Mỹ chánh, huyện Hải lăng Quảng trị thì cô con gái út của ông Nguyễn Văn Cẩn (1712- 1771 giữ một chức quan nhỏ vào mạt kỳ thời chúa Nguyễn ở Phú xuân) và bà Nguyễn Thị Ai (1714-1772) đã gả cho vua Quang Trung. Nguyên văn chữ Hán ghi: "Nguyễn Thị Bích giá vu Quang Trung Hoàng đế bổn thôn xuất đinh, tịch tự thử thủy tốt vu cửu nguyệt, sơ thập nhật, mộ tại Vĩnh an thôn, gò Thỏ xứ". Khi nhà Tây Sơn sụp đổ, bà Nguyễn Thị Bích đã trốn về Vĩnh ân để nương náu cùng gia đình và bà con, lúc chết được chôn cất ở gò Thỏ, thôn Vĩnh ân, huyện Phú cát. Như vậy, bà là nhân chứng cuối cùng của gia đình Tây Sơn, đã chứng kiến trọn vẹn trang sử đầy bi hùng của triều đại Tây Sơn dưới thời huy hoàng của vua Quang Trung và dưới thời suy tàn của vua Cảnh Thịnh. Bà Nguyễn Thị Bích có một con trai với vua Quang Trung, nhưng không biết có còn được sống sót sau những năm tháng dài bị vua quan triều Nguyễn Gia Long truy lùng và tận diệt hay không? Ðó là một câu hỏi được nêu lên về khả năng tìm kiếm dòng máu còn sót lại của vị anh hùng dân tộc ngay trên chính quê hương của Ngài. - BÀ THỨ PHI TRẦN THỊ QUỴ: Theo như gia phả họ Trần ở Hội an Quảng nam cho biết: "Thủy tổ họ Trần có nguồn gốc ở Thăng long. Ðến đời thứ năm sinh ra ông Trần Công Thành và ông sinh ra bảy người con, có một người con gái là bà Trần Thị Quỵ, qúy phi của vua Quang Trung. Khi nhà Tây Sơn thất thế, bà đã bị Nguyễn Ánh
  7. xử tử hình tại đất Kim bồng (nay là xã Cẩm kim, thị xã Hội an). Bà bị chém đầu rồi thả trôi sông, thi hài của bà được dân làng bí mật vớt lên khâm liệm và mai táng. Bia mộ còn ở xứ Trà quân, xã Cẩm thạnh, Quảng nam. Hiện tấm bia trên mộ bà còn khắc các chữ: "Nam cố, Ðông châu tiền triều Hoàng hậu thứ phi tự Qụy Trần tổ cô mộ. Mậu Tuất hạ, nguyệt nhật kiết" - BÀ THỨ PHI HỌ LÊ: Bản gia phả và văn tế của ngài thỉ tổ dòng họ Nguyễn có ghi:"Ngài thỉ tổ ta một người họ Lê, quán tỉnh Quảng ngãi, huyện Mộ đức, tổng Quy đức, làng Bồ đề. Ngài là công thần nhà Tây Sơn, chức Ðô đốc. Ngài có bà chị là vợ của vua Quang Trung và bà có một người con trai. Nhưng vì vận trời thay đổi nên nhà Tây Sơn phải sụp đổ. Gặp cảnh tang thương, nên các con của ngài đều phải lưu lạc ra tỉnh này để lánh nạn, do đó đã đổi họ Lê ra họ Nguyễn". Bản gia phả còn ghi: "Ðời thứ nhất tiên khai khẩn thỉ tổ khảo húy SẤU THỤY TRUNG DŨNG ÐỆ TAM LANG" Chưa có khám phá nào cho chúng ta biết tên và cuộc đời của bà thứ phi này, cũng như vị hoàng tử của vua Quang Trung do bà sinh ra như thế nào? Lại nữa, trong lịch sử thường nhắc đến Tiết chế Nguyễn Quang Thùy, phải chăng ông là con của vua Quang Trung và bà thứ phi họ Lê ở Quảng ngãi? Nếu không phải thì Quang Thùy là con ai và người con của bà thứ phi họ Lê này là một hoàng tử khác nữa chăng? Ðây là một trường hợp mà nhiều người vẫn lầm tưởng. Kể cả vua Càn Long nhà Thanh, đã phong cho Quang Thùy làm Thế tử vì tưởng rằng ông là
  8. con trưởng, vì ông lớn hơn Quang Toản, lại có tên trong danh sách sứ bộ của giả vương Phạm Công Trị đi Trung quốc chúc thọ bát tuần vua Thanh năm 1790. Về sau biết sai lầm nên đã phong lại cho Quang Toản làm Thế tử. Theo như thư của một giáo sĩ (Le Labousse năm 1793) tiết lộ sau ngày Quang Trung chết, thì Quang Thùy là con của một nàng hầu. Như vậy ai là mẹ của Quang Thùy? Và tại sao bà này lại không được phong làm hoàng hậu? Ðó là những vấn đề đang chờ đợi sự khám phá mới của các nhà nghiên cứu lịch sử, rất có thể ánh sáng soi rọi vào, đây là vợ đầu tiên của vua Quang Trung. Mỗi một trang sử là một phần tâm huyết của cha ông để lại. Mỗi một khám phá mới là những tài liệu trân qúy vô vàn. Nhưng, với sự dè dặt thường lệ, bằng vào các tài liệu của gia phả, nó chỉ là một mớ tư liệu của gia đình đầy thiên kiến và nặng tính chủ quan, nên rất khó lượng định được mức độ khả tín của sự thực lịch sử. Bởi vậy, những phát kiến mới mà chúng ta thấy chỉ là một tiền đề gợi ý với sự hoài nghi cố hữu, về tính cách xác tín của tài liệu. Khám phá mới nào cũng phải chờ sự cẩn trọng gạn lọc, đánh giá và phán xét của thời gian.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0