Qui trình Vận hành và Bảo dưỡng Tụ điện 110KV Loại EX-7L
lượt xem 168
download
Quy trình này áp dụng cho các trạm 110kV do Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc quản lý có sử dụng loại tụ điện 110kV kiểu EX-7L do hãng Cooper sản xuất. Quy trình này chỉ áp dụng trong phạm vi nội bộ Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Qui trình Vận hành và Bảo dưỡng Tụ điện 110KV Loại EX-7L
- CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 XÍ NGHIỆP ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC QUI TRÌNH VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG TỤ ĐIỆN 110KV LOẠI EX-7L Biên soạn: Phòng KT-VH Phê duyệt: PGĐ. Đoàn Văn Sâm
- Hà Nội 07/2007 CÔNG TY ĐIỆN LỰC 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM XN ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /QĐ-NGE-P4 Hà Nội, ngày tháng 07 năm 2007 QUYẾT ĐỊNH Về việc Ban hành quy trình vận hành và bảo dưỡng Tụ điện EX-7L GIÁM ĐỐC XÍ NGHIỆP ĐIỆN CAO THẾ MIỀN BẮC Căn cứ Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 41/HĐBT ngày 14/8/1982 về việc ban hành Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa; Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc được Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Công ty Điện lực 1 quy định; Căn cứ vào Quyết định số 2575/QĐ-ĐL-P3 ngày 30/11/2005 của Giám đốc Công ty Điện lực 1 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc; Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Kỹ thuật - Vận hành, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy trình vận hành và bảo dưỡng tụ điện 110kV kiểu EX-7L”. Điều 2. Quy trình này áp dụng cho các trạm 110 kV có lắp đặt loại tụ điện nêu trong Điều 1. Điều 3. Quy trình này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan đến công tác vận hành trạm 110kV do Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc quản lý chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- Nơi nhận: KT.GIÁM ĐỐC - Các đơn vị trực thuộc; Phó Giám đốc - P3, P11; - Lưu VT, P4. Đoàn Văn Sâm
- MỤC LỤC Trang Phần I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG............................................................1 Phần II ĐỊNH NGHĨA, TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN. .2 Phần III NỘI DUNG............................................................................................3 Chương I CÁC QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH ...........................................3 Chương II THÍ NGHIỆM VÀ BẢO DƯỠNG .....................................................6 Phụ lục ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT...................................................................10
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L Phần I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi áp dụng Quy trình này áp dụng cho các trạm 110kV do Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc quản lý có sử dụng loại tụ điện 110kV kiểu EX-7L do hãng Cooper sản xuất. Quy trình này chỉ áp dụng trong phạm vi nội bộ Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc. Những nội dung liên quan đến công tác vận hành, thí nghiệm và bảo dưỡng tụ điện EX-7L không nêu trong Quy trình này được thực hiện theo tài liệu của nhà chế tạo và các quy trình, quy phạm về vận hành thiết bị. Điều 2. Biên soạn, soát xét và phê duyệt Biên soạn : Cán bộ phòng Kỹ thuật-Vận hành Soát xét : Trưởng Phòng Kỹ thuật-Vận hành. Phê duyệt : Phó Giám đốc Kỹ thuật. Điều 3. Trách nhiệm thực hiện - Cán bộ kỹ thuật theo dõi vận hành trạm 110kV - Trực ban vận hành Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc. - Lãnh đạo các đơn vị quản lý vận hành trạm, khu vực (gồm trưởng, phó, kỹ thuật viên, kỹ sư an toàn chuyên trách) có loại tụ trên. - Trực ca tại các trạm 110kV có loại tụ trên. Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 1
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L Phần II ĐỊNH NGHĨA, TỪ NGỮ VIẾT TẮT VÀ TÀI LIỆU VIỆN DẪN Điều 4. Định nghĩa - Xí nghiệp: Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc. - Công ty: Công ty Điện lực 1. - Nhân viên Vận hành trạm bao gồm: Trực chính, trực phụ. - Điều độ lưới điện phân phối (B): Điều độ lưới điện của các Công ty cổ phần Điện lực, các Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Điện lực và các Điện lực tỉnh có quyền điều khiển các thiết bị thuộc trạm 110 kV. - Đơn vị: Được hiểu các Đơn vị trực thuộc Xí nghiệp cao thế miền Bắc được giao nhiệm vụ quản lý vận hành các đường dây và trạm 110kV khu vực (Các Phân Xưởng 110kV). Điều 5. Giải thích các từ viết tắt - KSATCT : Kỹ sư an toàn chuyên trách. - KTV : Kỹ thuật viên. - ATVSV : An toàn vệ sinh viên. - TBXN : Trực ban vận hành Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc. - QLVH : Quản lý vận hành. Điều 6. Tài liệu viện dẫn - Quy định thời hạn, hạng mục, khối lượng thí nghiệm định kỳ cho thiết bị nhất thứ ban hành kèm theo công văn số 3075/CV-EVN-KTLĐ ngày 14 tháng 7 năm 2003 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. - "Quy trình kỹ thuật an toàn điện" trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện ban hành kèm theo Quyết định số 1559EVN/KTAT ngày 21 tháng 10 năm 1999 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 2
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L Phần III NỘI DUNG Chương I CÁC QUY ĐỊNH TRONG VẬN HÀNH Điều 7. An toàn khi lắp đặt, vận hành và sửa chữa tụ điện 1. Các nhân viên vận hành, lắp đặt và bảo dưỡng tụ điện phải hiểu rõ những nguy hiểm có thể xảy ra khi lắp ráp, vận hành, sửa chữa. 2. Không được vận hành khi tụ điện có các hiện tượng bất thường. 3. Khi tiến hành kiểm tra trong vận hành phải đứng cách xa tụ điện 1,5m. 4. Không dùng dụng cụ gõ vào sứ đỡ cách điện, hoặc gây rung động va đập vào sứ đỡ cách điện. Điều 8. Các bước chuẩn bị trước khi đóng điện vào tụ điện Trước khi đóng điện vào tụ điện phải kiểm tra các hạng mục sau: 1. Kiểm tra độ chắc chắn của các đầu nối nhất thứ cao áp. 2. Kiểm tra đấu nối đã đúng theo sơ đồ đấu nối chưa. 3. Vệ sinh bề mặt sứ cách điện, bề mặt các bình tụ và sứ cách điện của dàn tụ. 4. Kiểm tra trụ đỡ có bị nghiêng, có chắc chắn và đã được nối với hệ thống nối đất của trạm. 5. Kiểm tra sự ghép nối các bình tụ với khung giá đỡ có chắc chắn. 6. Kiểm tra sự rỉ dầu của các bình tụ. 7. Kiểm tra khoảng cách an toàn giữa các phần mang điện giữa các pha với nhau và giữa các pha với đất. 8. Kiểm tra hệ thống rơle cài đặt theo phiếu chỉnh định và sẵn sàng làm việc. 9. Đo điện dung của từng chuỗi tụ và nhiệt độ môi trường tại thời điểm đo. 10. Kiểm tra độ chắc chắn các điểm bắt bu lông đế trụ. Điều 9. Đóng cắt điện vào giàn tụ - Các thiết bị đóng cắt cho giàn tụ phải có dòng danh định bằng hoặc lớn hơn 135% dòng danh định của giàn tụ. - Các thiết bị đóng cắt cho giàn tụ phải có khả năng đóng cắt giàn tụ khi điện áp hệ thống cực đại. Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 3
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L - Đối với giàn tụ trung tính nối đất trực tiếp, thiết bị đóng cắt cho giàn tụ phải thỏa mãn điện áp phục hồi cao gấp 2 lần. Đối với giàn tụ trung tính không nối đất trực tiếp, thiết bị đóng cắt cho giàn tụ phải thỏa mãn điện áp phục hồi cao hơn 2-4 lần. Để giảm điện áp phục hồi tăng cao, các giàn tụ được mắc nối tiếp với các kháng điện. - Khi đóng điện giàn tụ vào lưới sẽ xuất hiện một dòng điện lớn có tần số cao, để không gây ảnh hưởng cho hệ thống phải chọn thời điểm đóng điện khi điện áp nguồn từng pha đi qua các tiếp điểm trụ cực của máy cắt bằng không. Điều 10. Kiểm tra tụ điện ngay sau khi đóng điện 1. Kiểm tra sự tăng điện áp có bị vượt giới hạn không. 2. Kiểm tra điện áp giàn tụ và dòng điện có trong phạm vi cho phép không. 3. Kiểm tra mức độ không cân bằng trong rơle phát hiện không cân bằng. 4. Kiểm tra các tín hiệu cảnh báo có xuất hiện không. 5. Kiểm tra dòng điện trong các pha phải xấp xỉ nhau. 6. Sau 24 giờ đóng điện kiểm tra mức độ dòng không cân bằng, kiểm tra bằng mắt giàn tụ. Điều 11. Kiểm tra tụ điện trong vận hành Trong điều kiện vận hành bình thường, mỗi ca trực phải kiểm tra xem xét bên ngoài tụ điện 1 lần (không cắt điện). Nội dung kiểm tra xem xét bên ngoài tụ điện bao gồm: 1. Kiểm tra các đầu nối đất có an toàn và chắc chắn. 2. Kiểm tra các điểm bắt bu lông đế trụ có chắc chắn. 3. Kiểm tra bề mặt sứ đỡ cách điện. 4. Kiểm tra bằng mắt bề mặt ngoài của tụ xem có bị rò rỉ dầu. 5. Kiểm tra sự phát nhiệt các đầu nối và các đầu cốt. 6. Kiểm tra điện áp, công suất, dòng điện không cân bằng của giàn tụ. 7. Kiểm tra các thiết bị liên quan với tụ như kháng điện, chồng sét, biến dòng… Điều 12. Hệ thống rơle bảo vệ Để bảo vệ cho các giàn tụ khỏi hư hỏng và phát hiện ngăn chặn kịp thời các hư hỏng, sự cố các giàn tụ thường được lắp các thiết bị bảo vệ: 1. Rơle bảo vệ dòng điện, điện áp không cân bằng Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 4
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L Nhằm phát hiện các hiện tượng không cân bằng: không cân bằng cố hữu do sai số của các bình tụ, không cân bằng hệ thống do không cân bằng điện áp giữa các pha của lưới, không cân bằng do sự cố các phần tử nối tiếp. Trong trường hợp dòng không cân bằng vượt quá giá trị cảnh báo lựa chọn khoảng 50% giá trị cắt của bảo vệ thì tất cả các bình tụ phải được kiểm tra lại điện dung. Nếu bảo vệ không cân bằng đã tác động cắt máy cắt tụ ra khỏi lưới, thì tất cả các bình tụ phải được đo lại để xác định bình sự cố và thay thế các bình bị sự cố 2. Bảo vệ quá dòng Khi sự cố các bình tụ làm xuất hiện quá dòng điện trong nhánh có phần tử bị sự cố, bảo vệ quá dòng sẽ ngăn chặn tiếp các sự cố. Sử dụng các khối bảo vệ chính sau: 50, 50N, 51, 51N, 50BF, 64, 67N, 49. 3. Bảo vệ quá/kém áp: bảo vệ quá điện áp, bảo vệ điện áp thấp. Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 5
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L Chương II THÍ NGHIỆM, SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG Điều 13. Các quy định về thí nghiệm và bảo dưỡng tụ điện 1. Thí nghiệm và bảo dưỡng tụ điện được thực hiện bởi nhân viên có kinh nghiệm đã được huấn luyện và đào tạo sửa chữa các tụ điện và có hiểu biết về các qui trình an toàn, các cảnh báo trong hướng dẫn vận hành của nhà chế tạo hoặc công việc chỉ được thực hiện dưới sự giám sát, hướng dẫn của các nhân viên này. 2. Bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ tụ điện thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và căn cứ vào “Quy định về thời hạn, hạng mục, khối lượng thí nghiệm định kỳ cho thiết bị nhất thứ” của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. Điều 14. Bảo dưỡng tụ điện Khi tiến hành bảo dưỡng và sửa chữa, giàn tụ phải được tách ra khỏi lưới cao áp. Máy cắt và các dao cách ly của tụ phải ở vị trí cắt, dao tiếp đất của giàn tụ phải đóng. Trước khi tiến hành các công việc sau phải làm ngắn mạch các giàn tụ bằng thanh dẫn kim loại có tiết diện tối thiểu 25 mm2 và tối đa 250 mm2 một thời gian (>10 phút) cho tụ phóng hết năng lượng: 1. Kiểm tra độ chắc chắn các đầu nối nhất thứ. 2. Vệ sinh bề mặt sứ cách điện. 3. Kiểm tra bề mặt ngoài các bình tụ. 4. Kiểm tra các đầu nối đất có an toàn và chắc chắn. 5. Kiểm tra sự rỉ dầu của các bình tụ. 6. Khi lớp sơn phủ bị hư hại hay bong lở, tụ điện phải được sơn phủ lại. 7. Kiểm tra sự cài đặt hệ thống rơle bảo vệ sau một thời dài vận hành. Điều 15. Sửa chữa thay thế bình tụ kém Sự cố của một phần tử trong một giàn tụ dẫn đến tăng điện dung của các phần tử nối tiếp của giàn tụ, để ngăn chặn sự cố phải xác định bình tụ kém và thay thế bình mới theo trình tự sau: 1. Xác định vị trí bình tụ kém : - Xác định vị trí chuỗi có bình tụ kém sau đó xác định bình tụ kém + Nối đất điểm vào các pha và trung tính như hình 1 Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 6
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L Điểm giữa Hình 1 + Đo điện dung của mỗi nhánh tụ từ các điểm giữa với đất theo hình 2 ( nếu nhánh có số lẻ bình tụ thì đo điện dung của từng bình với đất). + So sánh với giá trị đo được lần gần nhất. Nếu nhánh tụ nào có giá trị điện dung tăng thì tiến hành xác định bình có điện dung tăng. Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 7
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L TB đo điện dung Hình 2 2. Thay thế bình tụ hỏng: Khi đã xác định được vị trí các bình tụ hỏng, lựa chọn bình cùng loại cùng số series, có thông số tương tự như bình đang vận hành( có cùng công suất, điện áp và điện dung). Dòng không cân bằng được kiểm tra sau khi đấu nối lại phải có giá trị không được vượt quá 20% giá trị vận hành định mức của hệ thống bảo vệ. Điều 16. Thí nghiệm tụ điện 1. Thí nghiệm khi xuất xưởng: - Thí nghiệm khả năng chịu điện áp xung sét. - Đo điện trở cách điện - Đo điện dung tụ - Đo dòng không cân bằng của giàn tụ. 2. Thí nghiệm trước khi đưa tụ vào vận hành: - Đo điện trở tiếp xúc các kẹp cực, khớp nối. - Đo điện trở cách điện - Đo điện dung các bình tụ - Kiểm tra dòng không cân bằng. Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 8
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L Điều 17: Đảm bảo an toàn khi làm việc trực tiếp với tụ 1. Máy cắt tụ phải ở vị trí cắt hoàn toàn 3 pha. 2. Các dao cách ly ngăn tụ phải ở vị trí cắt hoàn toàn 3 pha. 3. Các tiếp địa cố định cho giàn tụ phải ở vị trí đóng. 4. Các giàn tụ phải được ngắn mạch ít nhất 10 phút. 5. Có trang bị bảo hộ đề phòng dung môi trong bình bị rò rỉ. Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 9
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L Phụ lục ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT 1. Giới thiệu chung Giàn tụ 110kV loại EX-7L do hãng Cooper của Mỹ sản xuất, dùng để lắp đặt bù ngang cho lưới điện 110kV, nhằm mục đích bù công suất vô công cho lưới, giảm tổn thất điện áp, ổn định điện áp cho các phụ tải phía 110kV và nâng cao khả năng tải cho hệ thống. Các giàn tụ được mắc nối tiếp với các kháng nhằm giảm các xung nhiễu khi đóng hoặc cắt giàn tụ ra khỏi lưới điện. Kháng được thiết kế chịu được dòng định mức và dòng sự cố khi ngắn mạch khối tụ. Tụ bù ngang có tác dụng : - Cải thiện điện áp điều chỉnh - Giảm sự dao động trên lưới - Làm tăng dung lượng truyền tải cho các đường dây - Giảm tổn thất trên lưới - Tiết kiệm chi phí. 2. Đặc tính cấu tạo Bình tụ là loại một pha, có hình dáng bên ngoài là một thùng kín, có vỏ bằng kim loại không gỉ. Cấu tạo bên trong gồm nhiều lá kim loại mỏng có phủ cách điện 2 mặt quấn tròn nhiều lớp và được tẩm thấm đầy dung dịch điện môi không dễ cháy. Các điện cực ra được nối với các sứ cách điện đầu bình. Mỗi bình tụ bên trong có chứa các phần tử tụ nhỏ, các phần tử tụ nhỏ này được tạo nên bằng các lá điện cực nhôm và các lá polypropylene cách điện. Các phần tử này được tổ hợp nối tiếp và song song để tạo nên một bình tụ có công suất và điện áp theo yêu cầu. Khi các lá cách điện polypropylene của một phần tử tụ bị sự cố thì năng lượng tích trữ trong các phần tử tụ song song phóng qua điểm sự cố làm chọc thủng một số lá kim loại. Hồ quang nhỏ là nguyên nhân làm hàn dính các lá nhôm với nhau thành một điểm điện dẫn, làm ngắn mạch các phần tử tụ song song, làm cho các chuỗi nối tiếp còn lại bị quá điện áp. Khi có một bình tụ trong một chuỗi nối tiếp của một nhánh nào đó bị sự cố( ngắn mạch một phần tử tụ con bên trong) làm cho điện dung của bình tụ đó và điện dung của nhánh đó tăng gây ra dòng điện đi qua nhánh đó tăng lên, dẫn đến xuất hiện dòng điện không cân bằng đi qua biến dòng trung tính. Nếu trị số đạt ngưỡng thì rơle có thể báo tín hiệu cảnh báo hoặc tác động đi cắt máy cắt tụ. Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 10
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L Các bình tụ được thiết kế vận hành liên tục ở điện áp bằng 110% điện áp định mức. Nếu vận hành trên 110% điện áp định mức sẽ làm giảm tuổi thọ của các bình tụ, do đó chỉ vận hành quá điện áp trong các điều kiện đặc biệt. Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 11
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 12
- Quy trình vận hành tụ điện 110kV kiểu EX-7L Giá khung Dây nối khung Sơ đồ đấu dây Bình tụ 3. Các thông số kỹ thuật một bình tụ - Hãng sản xuất: Cooper-Mỹ - Kiểu loại : EX-7L - Lắp đặt : ngoài trời - Điện áp định mức : 15kV - Công suất định mức : 565kVAr - Điện dung định mức : 8µF - Độ cao lắp đặt : < 1000 m - Điện áp chịu xung sét : 125kV - Làm mát : Tự nhiên bằng không khí - Kích thước (dài x rộng x cao) : 343 x 178 x 964 mm. Phòng KT-VH Xí nghiệp Điện cao thế miền Bắc 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy trình vận hành và bảo dưỡng máy cắt SF6
51 p | 1781 | 390
-
Giáo trình Bảo dưỡng động cơ và hệ thống truyền động - MĐ05: Vận hành máy gặt đập liên hợp
40 p | 271 | 91
-
Những vấn đề chung về cung cấp điện
5 p | 121 | 16
-
QUI TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN SÔNG ĐÀ VÀ SÔNG LÔ, ĐẢM BẢO AN TOÀN CHỐNG LŨ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ KHI CÓ CÁC HỒ HÒA BÌNH, THÁC BÀ, TUYÊN QUANG
9 p | 106 | 16
-
Giáo trình Lắp đặt và bảo dưỡng máy biến áp (Nghề: Điện dân dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
70 p | 18 | 7
-
Giáo trình Vận hành lò gia nhiệt, thiết bị nhiệt (Nghề: Vận hành thiết bị chế biến dầu khí - Trung cấp) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí
132 p | 18 | 6
-
Giáo trình Phay, bào, mài mặt phẳng (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
128 p | 11 | 5
-
Giáo trình Thực hành Phay bào nâng cao (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp
119 p | 20 | 4
-
Tài liệu giảng dạy Tiện cơ bản (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Trung cấp Đông Sài Gòn
111 p | 9 | 4
-
Giáo trình Tiện trụ ngắn, trụ bậc (Nghề: Cắt gọt kim loại) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
100 p | 47 | 4
-
Giáo trình Tiện trụ ngoài (Nghề: Cắt gọt kim loại - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
121 p | 12 | 4
-
Phương pháp tính toán bồi lắng cát bùn cho hệ thống hồ chứa bậc thang
4 p | 111 | 3
-
Giáo trình Tiện trụ ngắn, trụ bậc, tiện trụ dài L~10D (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
56 p | 30 | 2
-
Giáo trình Tiện rãnh, tiện đứt (Nghề: Tiện vạn năng - Sơ cấp): Phần 2 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
80 p | 35 | 2
-
Giáo trình Tiện trụ ngắn, trụ bậc, tiện trụ dài l = 10d (Nghề: Tiện vạn năng - Sơ cấp): Phần 2 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ
80 p | 38 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật tiện 1 (Ngành: Cắt gọt kim loại - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
109 p | 4 | 1
-
Giáo trình Thực hành tiện cơ bản (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
110 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn