YOMEDIA
ADSENSE
Quốc lễ 10-3( âm lịch)
260
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu (Phú thọ) là quần thể di tích lịch sử quốc gia, ghi dấu tích các vua Hùng buổi ban đầu dựng nước, gắn với những huyền thoại được lưu truyền qua bao thế hệ, trở thành niềm tự hào của dân tộc ta...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quốc lễ 10-3( âm lịch)
- Đền Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu (Phú thọ) là quần thể di tích lịch sử quốc gia, ghi dấu tích các vua Hùng buổi ban đầu dựng nước, gắn với những huyền thoại được lưu truyền qua bao thế hệ, trở thành niềm tự hào của dân tộc ta. Đây là khu đền được tạo lập từxa xưa và quan nhiều lần sửa sang, tu bổ, trong ngọc phả viết năm Thiên Phúc nguyên niên đời vua Lê Đại Hành (980) ghi rõ có đền Thượng, đền Trung, đền Hạ và chùa. Các triều đại phong kiến Việt Nam đều công nhận khu Đền Hùng là "Nam Việt Triệu Tổ" và dành ruộng giao dân sở tại cày cấy lấy hoa lợi tế lễ. Địa thế núi Nghĩa Lĩnh thật đắc dụng, có thể quan sát được cả một vùng đất trung du rộng lớn chuyển tiếp giữa rừng núi và đồng bằng. Phía trước là ngã ba Việt Trì, có hàng chục quả đồi thấp hình đàn rùa bò. Làng Hy Cương (Tiên Kiên) ở phía sau mang hình con phượng cập thư. Phía phải có đồi Khang Phụ (Chu Hóa) tựa như vị tướng quân bắn nỏ. Làng Cổ Tích bên chân núi tọa lạc trên lưng một tuấn mã. Dãy đồi từ Phú Lộc đến Thậm Thình được xem là 99 con voi chầu về đất Tổ. Xa xa phía Tây, dòng sông Thao nước đỏ và phía đông là sông Lô xanh trong. Đền Hùng hiện còn một số kiến trúc cổ thời hậu Lê là gác chuông, tam quan, đền Hạ. Với tấm lòng tôn kính các Vua Hùng, nhiều địa phương như TPHCM, các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng, Minh Hải... đều có đền thờ. Riêng ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc có hơn 600 nơi thờ các vua Hùng cùng gia quyến và các tướng lĩnh. Đặc biệt, Việt Kiều về nước đã xin đất và chân hương ở Đền Thượng, lập bài vị các Vua Hùng đưa sang thờ tại Pari (Pháp) và bang California (Mỹ). Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của người Việt Nam. Trước kia, lễ hội Đền Hùng định lệ cứ năm chẵn, có quan triều đình và quan hàng tỉnh về cúng tế. Những năm khác thì do dân "Trưởng tạo lệ" gồm hai làng Hy Cương và Vy Cương sắm lễ cúng Tổ. Năm hội chính, treo cờ thần, 40 làng chung quanh đền rước kiệu tới chầu. Mỗi làng rước ba kiệu: một kiệu trầu cau, hoa quả, rượu hương nến; một kiệu nhang án và một kiệu bánh chưng, bánh dày, có chấm giải và trao thưởng. Những nghi thức hành lễ rất trang trọng và tôn nghiêm. Nhiều trò chơi dân gian và nghệ thuật diễn xướng như hát xoan, hát chèo, hát tuồng diễn ra, thu hút đông đảo công chúng tham dự. Hội đủ thế đất "sơn chầu, thủy tụ", dồi dào "khí thiêng sông núi", Đền Hùng chứa đựng những sự tích thần kỳ của nước Văn Lang cổ đại, và là nơi thể hiện tấm lòng gắn bó và thành kính nhớ ơn những bậc tiền nhân của người Việt. Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng 3.2 đầu xuân Canh Thìn 2000, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã tới dâng hương, trồng cây tại Đền Hùng và làm việc với Đảng bộ, chính quyền tỉnh Phú Thọ. Vinh dự được
- sống ở vùng đất Tổ, cán bộ, nhân dân Phú Thọ cố gắng làm tròn phận sự giữ gìn Đền Hùng và tha thiết nghị hai vấn đề chủ yếu. Thứ nhất, ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam phát động phong trào "Cả nước hướng về Đền Hùng" nhằm thu hút sự hỗ trợ của các tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp, các cá nhân trong nước và kiều bào ở nước ngoài đầu tư, tu bổ quần thể di tích lịch sử Đền Hùng, xây dựng khu trung tâm lễ hội và làng văn hóa thời HùngVương. Thứ hai, Quốc hội và Chính phủ xem xét, quyết định ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10 tháng ba lịch âm hằng năm là ngày quốc lễ. Trong quá trình giao lưu, vùng văn hóa đất Tổ và các vùng văn hóa ở mọi miền đất nước sẽ phong phú thêm, và hình thành rõ nét bản sắc văn hóa dân tộc. Tỉnh Phú Thọ đang triển khai dự án xây dựng công viên Văn Lang tại TP Việt Trì thuộc vùng cố đô Văn Lang xưa và xây dựng trung tâm lễ hội Đền Hùng, phân định khu vực trồng cây lưu niệm tại Đền Hùng và trong tương lai, dành riêng 61 quả đồi để mỗi tỉnh, thành phố tạo một công trình kiến trúc mang nét đặc trưng văn hóa truyền thống của mình. Như vậy, bằng việc huy động sức mạnh các nguồn lực, trước hết là từ trong nước theo tinh thần "Cả nước hướng về Đền Hùng", chắc chắn sẽ tạo nên khu di tích có giá trị và ý nghĩa về nhiều mặt, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, sáng tạo trong lao động sản xuất, làm cho khối cộng đồng đoàn kết 54 dân tộc anh em ngày càng vững chắc, dồn công sức đi tới mục tiêu xây dựng Tổ quốc giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Có lẽ trên thế giới này hiếm có nơi nào lại có được hình tức tín ngưỡng thờ Tổ độc đáo như ở Việt Nam khiến chúng ta phải nhìn nhận nó như một hiện tượng xã hội mang bản sắc riêng của Việt Nam, góp phần tạo nên hệ giá trị tinh thần và bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Đó là truyền thống thờ gia tiên trong từng gia đình, thờ tổ họ của dòng họ, thờ Thành Hoàng của làng và thờ Tổ chung của đất nước ở Đền Hùng. Xét dưới góc độ bảo tàng học, các cấp độ thờ cúng này như là hình thức lưu niệm nhằm tôn vinh những người đã sinh thành ra mình, những người có công với làng xóm, với quê hương, đất nước. Vào khoảng thế kỷ 6-7 trước Công nguyên, trên địa bàn miền Bắc nước ta hình thành một nền văn minh rực rỡ và nổi tiếng thế giới- văn hóa Đông Sơn- văn hóa của người Lạc Việt, là tổ tiên của người Việt. Cơ tầng văn minh này lại trùng hợp truyền thống tốt đẹp về cội nguồn dân tộc thông qua câu chuyện về Âu Cơ (Tiên) và Lạc Long Quân (Rồng)
- được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái với tên truyện Họ Hồng Bàng phản ánh lịch sử Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng. Chính Âu Cơ và Lạc Long Quân là thủy tổ của người Việt, là cha-mẹ của Vua Hùng. Người Lạc Việt là chủ nhân văn hóa Đông Sơn, và muốn đi tìm tổ tiên của người Việt thì thì tất nhiên phải tìm trong các nền văn hóa Tiền Đông Sơn. Ngày nay tài liệu khảo cổ học đã chứng minh một cách chắc chắn phổ hệ Phùng Nguyên-Đồng Đậu-Gò Mun-Đông Sơn là các nền văn hóa này phát triển thành văn hóa kia hợp thành một hệ thống văn hóa mà khởi đầu là văn hóa Phùng Nguyên với niên đại sớm được xác định ở di chỉ Đồng Chỗ là 3.800 + 60 năm cách ngày nay. Đó chính là những cơ sở khoa học để chúng ta khẳng định Việt Nam là đất nước có hàng nghìn năm lịch sử. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc viết nên thiên anh hùng ca hùng tráng và bất diệt. Và trong dòng lịch sử đó nhiều phẩm chất cao quý của dân tộc đã được hình thành, tạo nên hệ giá trị tinh thần Việt Nam, tạo nên bản lĩnh văn hóa Việt Nam, trong đó đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" nổi lên như một truyền thống tiêu biểu. ở Phú Thọ và một số địa phương khác có hơn 600 nơi thờ các Vua hùng, gia quyến và tướng lĩnh, nhưng tập trung nhất là khu di tích Núi Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương hay núi Nghĩa Lĩnh hiện có bốn đền thờ (Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng và Đền Giếng), một chùa (Thiên Quang Thiền Tự) và Lăng Vua Hùng. Cũng như các hình thức tín ngưỡng khác, việc thờ cúng các Vua Hùng khởi đầu và trước hết là công việc của dân, do dân. Với tấm lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên, nhân dân các làng quanh Đền Hùng đã tự đứng ra xây dựng các công trình thờ cúng các Vua Hùng. Đền Hạ nguyên là miếu thờ cũ của dân thôn Vi Cương (xã Chu Hóa), đền Trung là nơi thờ cũ của thôn Trẹo (xã Hy Cương), làng Cổ Tích xây đền Thượng, chùa Thiên Quang và đền Giếng. Một số người làm nghề buôn bán ở Hà Nội cũng tham gia đóng tiền để làm các bậc lên xuống và xây cổng Đền Hùng. Bởi Vua Hùng là Ông Tổ chung cho nên trước đây nhiều địa phương đã đóng góp cho việc tu bổ, tôn tạo khu di tích này. Chẳng hạn, trong những năm từ 1918 đến 1922, có 18 tỉnh, thành phố ở Bắc Kỳ đã đóng góp tiền để trùng tu các đền. Đồng thời Nhà nước phong kiến cũng cho thực hiện một số cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc thờ cúng các Vua Hùng, như Nhà Lê miễn hẳn sưu thuế, phục dịch cho dân Hy Cương để phục vụ việc thờ tự và ngày hội gọi là dân Trưởng tạo lệ. Ngay sau ngày hòa bình lập lại, Nhà nước ta đã cho tu bổ những công trình bị thực dân Pháp tàn phá (1955), xây dựng Nhà Công quán, đường ôtô (1693), nhà đón tiếp, trồng cây (1980-1983) và xây Bảo tàng Hùng Vương (1987). Xuất phát từ quan niệm cho rằng việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy di tích lịch sử-văn hóa phải gắn liền với việc phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện từng bước nâng cao đời sống nhân dân trong khu vực di tích, ngày 8-2-1944, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án tổng thể khu di tích lịch sử Đền Hùng với mục tiêu cụ thể là: Bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử và các công trình kiến trúc cổ đã được xếp hạng;
- xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ lễ hội và khách tham quan du lịch, song không được phá vỡ cảnh quan khu di tích; bảo vệ, tu bổ rừng cấm và vùng đệm, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân vùng ven khu di tích. Cho đến nay, các nhóm dự án đã và đang được triển khai đồng bộ, khẩn trương hoàn thiện các hạng mục chủ yếu để phục vụ lễ hội năm 2000. Tỉnh Phú Thọ cũng đã dành một t rộng trong khu di tích Đền Hùng để các bộ, ngành, đoàn thể, các tỉnh, thành phố cây lưu niệm; đồng thời cũng dự kiến dành 61 quả đồi quanh Đền Hùng để các địa phương cả nước xây dựng các công trình đặc sắc của địa phương mình với ý thức "trăm con một bọc". Với tấm lòng "cả nước hướng về Đền Hùng". Trong một cuộc hội thảo gần đây tổ chức tại Phú Thọ, nhiều nhà nghiên cứu tán thành ý tưởng bên cạnh việc bảo tồn, tu bổ những di tích hiện có, Nhà nước ta cần cho xây dựng thêm trong khu di tích Đền Hùng những công trình tưởng niệm mang dấu ấn thời đại chúng ta như đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân, đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ và Tháp tưởng niệm các Vua Hùng ở những vị trí và quy mô thích hợp những giải pháp kiến trúc tối ưu, tương xứng tầm vóc của thời đại chúng ta nhằm tôn vinh với lòng biết ơn công lao dựng nước của các Vua Hùng. Thư tịch xưa không ghi chép một cách đầy đủ về quá trình tổ chức Lễ hội Đền Hùng. Tuy nhiên, qua ngọc phả Hùng Vương soạn đời Hồng Đức năm thứ nhất (1470) chúng ta được biết từ đời Nhà Đinh, Lê, Lý, Trần và Hậu Lê việc thờ cúng ở làng Cổ Tích, xã Hy Cương. Những ruộng đất, sưu thuế được để lại dùng vào việc cúng tế và nhân dân các vùng của đất nước đều đến lễ để tưởng nhớ các "đấng thánh tổ ngày xưa". Đồng thời cũng từ Hồng Đức hội Đền Hùng được "gia hạn quốc tế", việc tế lễ do Nhà nước chủ trì ủy quyền cho quan trấn thay mặt triều đình vào tế. Đến triều Minh Mạng thì bài vị thờ Hùng Vương được rước vào Huế thờ ở miếu Lịch Đại Đế Vương, còn ở Đền Hùng thì cấp sắc để phụng thờ. Đến năm Tự Đức thứ 27 (1874) lễ hội Đền Hùng mới cho khôi phục như cũ và cho xây Lăng Hùng Vương ngay cạnh Đền Thượng. Trong thời Pháp thuộc, dù không tổ chức lớn, nhân dân địa phương vẫn tự tổ chức thờ cúng các Vua Hùng. Từ sau năm 1958, Hội Đền Hùng được Nhà nước ta tổ chức, năm chẵn do Bộ Văn hóa-Thông tin chủ trì, còn năm lẻ do UBND tỉnh chủ trì. Và ngày 26-7-1999, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2000, trong đó có Giỗ Tổ Hùng Vương. Như vậy, năm Canh Thìn là năm đầu tiên Nhà nước ta tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương với tầm quốc tế. Đến ngày Giỗ Tổ, đến với Đền Hùng là đến với hồn đất nước, là cuộc hành hương về cội nguồn dân tộc với tâm tưởng "Uống nước nhớ nguồn", với lòng tôn kính và biết ơn công lao của tổ tiên, không chỉ của mình mà của cả dân tộc, với ý thức "trăm con một bọc", biểu hiện cao đẹp nhất của tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, gắn bó cộng đồng các dân tộc, dù Nam hay Bắc, dù miền ngược hay miền xuôi, dù người Kinh hay người dân tộc thiểu số đều là con một nhà trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Sự thiêng liêng và đức tin là hai yếu tố cơ bản của tín ngưỡng. Nhưng sự thiêng liêng ở Đền Hùng không làm người ta sợ hãi như khi đến các nơi thờ cúng khác, mà đến với Đền Hùng như đến bàn thờ tổ tiên trong gia đình với ý nghĩa lớn lao gắn nhà với nước: cha - mẹ trong gia đình và cha - mẹ dân tộc. Đạo thờ cha - mẹ chính là bản sắc văn hóa Việt Nam. Người Việt thường có xu hướng tôn vinh con người-con người thật cũng như con người huyền thoại. Người ta đặt
- niềm tin và cầu mong những điều giản dị không chỉ cho mình mà cả cho cộng đồng dân tộc: Đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, vạn sự như ý, sức khỏe dồi dào... Ước nguyện riêng của từng người cũng là ước nguyện chung của cả cộng đồng. Lễ hội Đền Hùng còn là sự hội nhập có tính xã hội trong đời sống đương đại, mang giá trị văn hóa tiêu biểu. ở đấy cộng đồng các dân tộc biểu dương sức mạnh cộng đồng, các giá trị văn hóa truyền thống với bản chất dân tộc, nhân văn và dân chủ thể hiện trong các hình thức rước sách, trò chơi dân gian, hoạt động văn nghệ,... Ngày Giỗ Tổ đang đến gần. Người dân Việt Nam ta ở mọi miền đất nước và ở xa Tổ quốc, dù đến hay không đến được, đều hướng về Đền Hùng, hướng về cội nguồn dân tộc với lòng biết ơn công lao các Vua Hùng và với niềm tin vào sự trường tồn và sức mạnh của dân tộc. Vào tiết thanh minh, tháng ba, mùa xuân ấm trời, chúng tôi về thăm đất Tổ trên chiếc xe Ford đỏ do giáo sư Nguyễn Xuân Đào tự lái. Cầu Việt Trì dựng lại sau ngày chiến tranh, hiện lên khỏe đẹp dưới nắng, soi trên bến sông Bạch Hạc cảnh nước non tuyệt đẹp. Từ đây - theo địa đồ vừa thấy ở huyện Bình Xuyên - đến sườn Nghĩa Cương không còn mấy phút ô tô nữa. Chúng tôi dừng chân ở thành phố công nghiệp của đất Tổ đầy chiến công hiển hách: bắn rơi máy bay Mỹ chiếc thứ 400 chiếc thứ 4.000 của miền Bắc những tháng ngày qua. Chúng tôi lần theo dấu vết khảo cổ trên những triền đồi trung du - thềm phù sa xưa kia, khu vực vũ của "văn hóa sông Hồng" - lãnh thổ của bộ lạc Văn Lang thuở nọ. Đồng chí ở Sở Văn hóa Thông tin đưa chúng tôi về vùng núi Sơn Vi - Lâm Thao. Nền văn hóa Sơn Vi thuộc cuối thời kỳ đồ đá cũ, nơi đầu tiên tìm thấy di tích tiêu biểu cho thời đại này. Các cánh đồng xanh xanh lúa xuân ở Sơn Vi đã 7 tấn từ lâu. Đất Lâm Thao, đất quật ngã chiếc máy bay Mỹ thứ 100 của tỉnh. Và theo đồng chí Bí thư Huyện ủy, cho biết: Vùng xã Cao Mại, Kinh Kệ còn là quê hương của hát xoan. Đó là một loại hình dân ca hát vào mùa xuân - riêng biệt của địa phương Vĩnh Phú - theo truyền thuyết, có từ thuở vua Hùng dựng nước. Những di chỉ khai quật được ở Phùng Nguyên (Lâm Thao): Mũi nhọn đá và rìu mài nhỏ, đọi xe chỉ và lò gốm, bàn mài, vòng tay, hạt chuỗi, tượng đá, đồ đựng bằng đất nung... cho ta biết rõ giai đoạn Phùng Nguyên là thời kỳ tiền Hùng Vương của lịch sử dân tộc.
- Trong nhà bảo tàng xã Nguyệt Đức, những di chỉ đào ở Đồng Đậu được người trông giữ bảo tàng, giới thiệu với khách những mảnh gốm và các hoa văn trang trí khác, kể cả các khuôn đúc rìu, mũi dao, hoa tai bằng đá, khuôn đúc tên đồng - đào được dưới tầng sâu 4m. Và theo các nhà khảo cổ đã phân tích tro than lấy trong tầng văn hóa ở chi chỉ Đồng Dậu - bằng phương pháp cácbon phóng xạ (C14) - cho rõ: giai đoạn này cách chúng ta khoảng trên dưới 3.300 năm. Mỗi bước chúng tôi đi trên miền đất Phong Châu cũ chiếc nôi của dân tộc - đều gợi lại một thời kỳ lịch sử huy hoàng... Theo các sử sách cũ, Cựu đường thư chép rằng: năm Vũ Đức thứ tư (621), nhà Đường đặt đất Phong Châu thành 6 huyện. Và có lẽ Phong Châu thời kỳ Hùng Vương qua các di chỉ và vật khảo cổ ấy, thì Phong Châu là vùng đất nằm giữa Ba Vì và Tam Đảo với trung tâm miền hội lưu của các dòng sông Hồng, Đà, Lô, Đáy... Đây đền Hùng. Chúng tôi lần từng bước lên đền Thượng - điện chín tầng mây - rốn của kinh thành Phong Châu thuở trước. Đền Thượng đặt trên đỉnh Nghĩa Cương, ngôi mộ Tổ bên trái chân đền. Bên phải là phiến đá làm bàn đánh cờ của các vua Hùng và mốc đá của Thục Phán thề: "Nguyện có trời cao lồng lộng chứng giám xét soi, xin đời đời giữ gìn non sông bền vững và trông nom miếu võ họ Hùng". Thuở xa xưa buổi rạng đông của dân tộc, Hùng Vương lên ngôi đặc quốc hiệu là nước Văn Lang. Trời chiều, gió về hoa trầu rụng trắng xóa lối đi, chúng tôi: một đoàn anh chị em làm báo, làm văn, xuống thăm đền Trung. Anh Nguyễn kể cho một nữ sinh con một gia đình liệt sĩ đi học ở Ngà về "Vinh Quy bái tổ" - sự tích của ngôi chùa, nơi xưa kia vua Hùng thường ra lễ bái. Dưới cùng là đến Giếng, có giếng Ngọc xây đá trước điện thờ Ngọc Hoa và Tiên Dung Mỵ nương mắt phượng, má son ngồi trên long ngai. Đó là hai con gái của vua Hùng Duệ Vương, chi thứ 18, lấy Sơn Tinh và Chử Đồng Tử, cùng với Phù Đổng Thiên Vương thời vua Hùng thứ 6 và bà chúa Liễu Hạnh thành bộ "Tứ bất tử", tức là bốn vị thần được nhân dân truyền tụng, đứng đầu muôn thuở. Phù Đổng và Sơn Tinh là "Đệ nhất phúc thần" cứu dân khỏi xâm lăng và lụt lội. Vị sư nữ kể cho các cô học trò nhỏ nghe về chuyện Sơn Tinh chiến thắng Thủy Tinh, một thiên anh hùng ca đậm đà màu sắc thần thoại. Kính cẩn nghiêng mình trước đền Giếng, chỗ cây đại già mọc trước bẩy bậc cấp, nơi Bác Hồ mùa thu năm 1954 ngồi nói chuyện với các chiến sĩ trong đại đoàn quân tiền phong trở về giải phóng thủ đô. Tại đây Người đã ân cần dặn các chiến sĩ: Các vua Hùng có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Từ xưa đến nay biết bao nhiêu câu đối, bao nhiêu vần thơ của người trước ca ngợi Hùng Vương. Chúng tôi có đọc được các thần tích ở xã Lâu Thượng (Việt Trì), thần tích đình Mạo Phổ huyện Thanh Ba, thần tích đình Mẫu Thọ huyện Tam Nông, đình Lạng Hồ Vu Tử (Lâm Thao) đình Giếng Giá, Sơn Vị, đình Hạ Khế (Cẩm Khê), đình các làng Xuân Dương, Hạ Bì, Bì Chấu (Thanh Thủy). Bằng con đường "dân gian ấy", tổ tiên mình đã anh dũng dẹp thù trong, chống giặc ngoài, và đem lại cho ta niềm kiêu hãnh lớn hôm nay. Đoàn Minh Tuấn
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn