intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

358
lượt xem
113
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy chNgày 17/04/09 vừa qua, Thủ tướng Chính đã phủ ban hành Quyết định số 60/QĐ-TTg (“Quyết định 60”) sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại (“Quyết định 14”). Đối tượng được bảo lãnh vay vốn Theo Quyết định 14, Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả các hợp tác xã) (i) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và (ii) sử...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại

  1. Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại Ngày 17/04/09 vừa qua, Thủ tướng Chính đã phủ ban hành Quyết định số 60/QĐ-TTg (“Quyết định 60”) sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 ban hành Quy chế Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại (“Quyết định 14”). Đối tượng được bảo lãnh vay vốn Theo Quyết định 14, Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ bảo lãnh vay vốn cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả các hợp tác xã) (i) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng và (ii) sử dụng tối đa 500 lao động. Quyết định 60 được sửa đổi nhằm mở rộng các đối tượng có thể được bảo lãnh. Cụ thể, theo Quyết định 60, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả hợp tác xã) chỉ cần đáp ứng một trong hai điều kiện (i) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng, hoặc (ii) sử dụng dưới 1.000 lao động là đủ điều kiện được bảo lãnh vay vốn.
  2. Phạm vi bảo lãnh vay vốn Quyết định 60 ngoài ra còn còn sửa đổi phạm vi bảo lãnh. Theo đó, Ngân hàng Phát triển Việt Nam “không bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản (trừ các dự án xây dựng nhà ở bán cho người có thu nhập thấp; nhà cho công nhân và sinh viên thuê; xây dựng nghĩa trang), kinh doanh chứng khoán; vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng khác.” Như vậy, so với Quyết định 14, Quyết định 60 đã (1) loại trừ “dự án xây dựng nhà ở bán cho người có thu nhập thấp; nhà cho công nhân và sinh viên thuê; xây dựng nghĩa trang” và (2) bỏ doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực “dịch vụ” khỏi phạm vi các dự án không được bảo lãnh. Nói cách khác, các dự án và doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực này sẽ được bảo lãnh vay vốn. Điều kiện để doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn Theo Quyết định 14 thì để được bảo lãnh vay vốn, doanh nghiệp phải đáp ứng 06 điều kiện, trong đó có 03 điều kiện gồm (1) không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế; (2) không nợ đọng thuế và (3) sử dụng 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay (tối đa 90%) và vốn chủ sở hữu (tối thiểu 10%) để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh. Nay theo Quyết định 60, 03 điều kiện nêu trên được sửa đổi, bãi bỏ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Cụ thể 03 điều kiện này được sửa
  3. đổi như sau như sau: (1) không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng. Đối với trường hợp doanh nghiệp có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng nhưng có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh và cam kết trả được nợ quá hạn thì được bên bảo lãnh thẩm định, quyết định bảo lãnh vay vốn; (2) xóa bỏ hoàn toàn điều kiện nợ đọng thuế; và (3) doanh nghiệp được sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại Bên bảo lãnh. Thời hạn vay vốn Quyết định 60 được sửa đổi theo hướng cho phép thời hạn bảo lãnh vay vốn phù hợp với thời gian cho vay của Bên nhận bảo lãnh (kể cả thời gian gia hạn nếu có) chứ không chỉ giới hạn ở “thời hạn thu hồi vốn (đối với trường hợp vay vốn để đầu tư tài sản cố định)” hay “chu kỳ sản xuất kinh doanh (đối với trường hợp vay vốn lưu động)” như trong Quyết định 14. Các quy định về thủ tục và quyền không tiếp tục thực hiện bảo lãnh của Bên bảo lãnh Nhằm đơn giản hóa các thủ tục trong việc thực hiện bảo lãnh và vay vốn, Quyết định 60 quy định cụ thể rằng khi có văn bản thông báo chấp thuận bảo lãnh của Bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh xem xét và ký hợp đồng tín dụng với doanh nghiệp mà không phải thẩm định lại các điều kiện quy định doanh nghiệp được bảo lãnh vay vốn lại một lần nữa. Ngoài ra, nếu như theo Quyết định 14, Bên bảo lãnh có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh hoặc Bên nhận bảo lãnh vi phạm một trong bốn trường hợp như (1) Vi phạm chứng thư bảo lãnh hoặc
  4. Hợp đồng bảo lãnh; (2) Bên được bảo lãnh không sử dụng vốn vay đúng mục đích; (3) Bên nhận bảo lãnh không thông báo cho Bên bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh rơi vào tình trạng kinh doanh thua lỗ; và (4) Bên nhận bảo lãnh không thông báo cho Bên bảo lãnh trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi Bên được bảo lãnh rơi vào tình trạng không trả được nợ thì theo Quyết định 60, Bên bảo lãnh chỉ có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh “khi Bên được bảo lãnh sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay không đúng mục đích”. Quyết định 60 có hiệu lực kể từ ngày ký./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0