Quy chế làm việc tổ dân vận buôn, thôn
lượt xem 75
download
Với kết cấu gồm 3 chương, "Quy chế làm việc tổ dân vận buôn, thôn" giới thiệu đến các bạn những nội dung: Chương 1 chức năng, nhiệm vụ, biên chế và nội dung hoạt động, chương 2 mối quan hệ công tác, chế độ làm việc, chương 3 tổ chức thực hiện. Mời các bạn cùng tham khảo để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy chế làm việc tổ dân vận buôn, thôn
- ĐẢNG BỘ HUYỆN KRÔNG BÚK ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY XÃ CƯ NÉ * Cư Né, ngày …… tháng …… năm 2015 QUY CHẾ LÀM VIỆC TỔ DÂN VẬN BUÔN, THÔN (Ban hành kèm theo Quyết định số ……QĐ/ĐU ngày ……/ ……/2015 của Đảng ủy xã Cư Né ) Chương I CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, BIÊN CHẾ VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Điều 1: Chức năng. Tổ Dân vận buôn, thôn là một tổ chức phối hợp hoạt động của các lực lượng trực tiếp làm công tác dân vận, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, có chức năng tham mưu cho chi bộ và trực tiếp vận động nhân dân, tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn buôn, thôn. Điều 2: Về nhiệm vụ. Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong nhận thức và hành động của mọi người dân để thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chủ động nắm vững tình hình quần chúng, tâm tư nguyện vọng của nhân dân ở buôn, thôn, nhất là đối với những vấn đề về nội bộ nhân dân, tôn giáo, đơn thư khiếu nại, tố cáo và những tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân; tham gia hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, xây dựng cộng đồng dân cư buôn, thôn đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ. Phối hợp với Ban Công tác Mặt trận, các chi đoàn, chi hội đoàn thể triển khai thực hiện sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 03CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Phong trào "Dân vận khéo", v.v…; vận động nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- 2 Vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, hương ước (quy ước) buôn, thôn; xây dựng nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội không trái với thuần phong mỹ tục và giữ gìn bản sắc văn hóa; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tham mưu cho chi uỷ, chi bộ chỉ đạo và trực tiếp vận động nhân dân tham gia vào xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch, quy hoạch có liên quan đến buôn, thôn như tham gia xây dựng hạ tầng cơ sở; thực hiện các quy định về quản lý trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng, an toàn giao thông, bảo đảm môi trường cảnh quan “xanh, sạch, đẹp”, v.v… Phối hợp tổ chức để nhân dân tham gia giám sát, góp ý kiến cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, v.v… góp phần xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể trong sạch vững mạnh. Thực hiện phân công nhiệm vụ của từng thành viên Tổ Dân vận, duy trì chế độ giao ban, hoạt động của tổ, phối hợp chặt chẽ giữa buôn, thôn, Ban Công tác Mặt trận và các chi hội đoàn thể trong buôn, thôn thực hiện tốt công tác dân vận, vận động quần chúng. Điều 3: Nội dung hoạt động. 3.1. Căn cứ tình hình thực tế của buôn, thôn, nhiệm vụ Đảng ủy, UBND xã giao, Tổ Dân vận tham mưu với chi bộ ban hành nghị quyết, các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp trong triển khai thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, vận động quần chúng trên địa bàn buôn, thôn. 3.2. Thảo luận dân chủ các nội dung, giải pháp, phương pháp vận động, các bước tiến hành phù hợp đối với các tầng lớp nhân dân, thực hiện có hiệu quả công tác dân vận, vận động quần chúng trên địa bàn buôn, thôn. 3.3. Thường xuyên nắm bắt, phân tích, đánh giá tình hình nhân dân, tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc kiến nghị của nhân dân buôn, thôn để kịp thời phản ánh với chi bộ có biện pháp phù hợp để giải quyết, định hướng dư luận xã hội góp phần điều chỉnh hành vi, hướng tới làm thay đổi thái độ, nhận thức và hành động nhằm hướng tới mục tiêu và lý tưởng XHCN, hướng tới hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương dưới sự lãnh đạo của Đảng. 3.4. Bàn biện pháp phối hợp hoạt động với Ban Công tác Mặt trận và các đoàn thể quần chúng triển khai thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn buôn, thôn. Điều 4: Biên chế tổ chức và phân công trách nhiệm của Tổ Dân vận. 4.1. Biên chế của Tổ dân vận bao gồm tổ trưởng (là Bí thư chi bộ), hai tổ phó (buôn, thôn trưởng và Trưởng ban công tác MT) và các thành viên là trưởng các chi hội, đoàn thể, thôn (buôn) phó, công an viên của thôn (buôn), thành viên
- 3 Đội công tác phát động quần chúng, già làng, những người có uy tín, đại diện các chức sắc tôn giáo ở địa bàn buôn, thôn (nếu có). 4.2. Nhiệm vụ của Tổ trưởng: Phụ trách chung và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ và Khối Dân vận Đảng uỷ về toàn bộ hoạt động của Tổ Dân vận. Trực tiếp chỉ đạo toàn diện hoạt động của Tổ Dân vận buôn, thôn. Xây dựng kế hoạch hoạt động nhằm phối hợp chặt chẽ giữa thôn (buôn) trưởng, Trưởng ban công tác Mặt trận và các chi hội đoàn thể buôn, thôn hoạt động có hiệu quả trong công tác dân vận và vận động nhân dân. Phụ trách vận động cán bộ, đảng viên trong buôn, thôn chấp hành các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Đảng ủy, chi bộ. 4.3. Nhiệm vụ của Tổ phó thôn (buôn) trưởng: Trên cơ sở nhiệm vụ của UBND xã giao và tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ của buôn, thôn. Thôn (buôn) trưởng tham mưu cho Tổ trưởng về nội dung, nhiệm vụ công tác vận động quần chúng, đồng thời tổ chức phối hợp hoạt động giữa các thành viên trong Tổ Dân vận để tiến hành vận động nhân dân thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ do UBND xã giao. Chỉ đạo công việc của Tổ khi được Tổ trưởng uỷ quyền, sau đó phải báo cáo lại với Tổ trưởng và chịu trách nhiệm trực tiếp về những việc mình đã giải quyết. 4.4. Nhiệm vụ của Tổ phó Trưởng Ban công tác Mặt trận buôn, thôn: Trên cơ sở nhiệm vụ của UBMTTQ xã giao, tình hình, kết quả thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Ban Công tác Mặt trận tại buôn, thôn. Trưởng Ban công tác Mặt trận buôn, thôn tham mưu cho Tổ trưởng vận nội dung, phương pháp công tác vận động nhân dân. Đồng thời chủ động phối hợp giữa các thành viên Tổ Dân vận tiến hành công tác vận động quần chúng nhân dân trong buôn, thôn thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao. Trực tiếp tổng hợp kết quả hoạt động hàng tháng của Tổ Dân vận. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổ trưởng phân công. 4.5. Các thành viên của Tổ Dân vận: Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công nhiệm vụ của Tổ trưởng Tổ dân vận. Các thành viên tổ dân vận thực hiện nguyên tắc phối hợp thống nhất hoạt động trên tình thần chủ động, trách nhiệm, hiệu quả trong công tác dân vận, vận động nhân dân. Chương II MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC Điều 5: Mối quan hệ công tác. 5.1. Đối với khối dân vận Đảng ủy: Chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ của Khối Dân vận Đảng ủy, thực hiện chế độ thông tin báo cáo về Khối Dân vận theo đúng quy định.
- 4 5.2. Đối với chi bộ buôn, thôn: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của chi bộ, hàng tháng báo cáo với chi bộ về tình hình nhân dân và kết quả hoạt động của Tổ Dân vận. 5.3. Đối với Tổ trưởng buôn, thôn: Phối hợp, giúp đỡ, hỗ trợ trong quá trình triển khai nhiệm vụ tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh do UBND xã giao. Nắm bắt, đánh giá, phân tích tình hình tư tưởng và dư luận trong quần chúng nhân dân ở buôn, thôn để kịp thời phản ánh với chi bộ, Khối Dân vận Đảng ủy nhằm có định hướng, biện pháp giải quyết kịp thời, có hiệu quả. 5.4. Đối với Ban Công tác Mặt trận, các chi hội đoàn thể buôn, thôn: Là sự phối hợp đồng bộ, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác vận động nhân dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, chấp hành chính sách giải phóng mặt bằng, trật tự xây dựng; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, hương ước (quy ước) buôn, thôn, tham gia hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất về chủ trương, giải pháp tuyên truyền vận động nhân dân. Điều 6: Lề lối và chế độ làm việc. Các thành viên trong Tổ Dân vận được cung cấp các thông tin về tình hình thực hiện các nhiệm vụ trên địa bàn buôn, thôn, được tham dự các lớp tập huấn do huyện và xã tổ chức. Đồng thời nắm vững chủ trương , đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn của Ban Dân vận Trung ương, Tỉnh uỷ, Huyện uỷ và của Đảng ủy xã. Thường xuyên rèn luyện, gìn giữ ý thức tổ chức kỷ luật và phẩm chất đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, phối hợp tạo điều kiện hỗ trợ cùng hoàn thành nhiệm vụ. Tổ Dân vận họp thường kỳ mỗi tháng 01 lần và họp bất thường khi cần thiết. Điều 7: Chế độ thông tin báo cáo. Thành viên Tổ dân vận báo cáo kết quả nhiệm vụ được phân công cho Tổ trưởng Tổ dân vận 02 ngày trước kỳ họp của Tổ Dân vận, báo cáo đột xuất khi có vụ việc phát sinh. Ngày 20 hàng tháng Tổ trưởng Tổ dân vận báo cáo kết quả hoạt động về Khối Dân vận Đảng ủy và báo cáo đột xuất khác. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 8: Khen thưởng, Kỷ luật.
- 5 Cac thành viên c ́ ủa Tổ Dân vận co trach nhi ́ ́ ệm thực hiện công tác dân vận, vận động nhân dân tại địa bàn buôn, thôn phụ trách, có thành tích xuất sắc được Hội đồng thi đua khen thưởng của xã xét, khen th ưởng theo quy định hiện hành. Cac thành viên T ́ ổ Dân vận không hoàn thành các nhiệm vụ được giao, vi phạm các quy định của Nhà nươc, Quy ch ́ ế hoạt động của Tổ dân vận thì tùy theo mức độ vi phạm để xem xét, xử lý kỷ luật. Điều 9: Tổ chức thực hiện. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, sau khi đã được thảo luận thống nhất của các chi bộ và được phổ biến đến các thành viên của Tổ Dân vận, cán bộ, đảng viên để thực hiện. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì mới phát sinh, Đảng uỷ sẽ xem xét, quyết định bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế,cụ thể./.
- 6 Nơi nhận: T/M ĐẢNG ỦY TT Huyện ủy; BÍ THƯ Ban Dân vận Huyện ủy; (báo cáo) Ban Chấp hành Đảng bộ; Khối Dân vận Đảng ủy; TT HĐND, LĐ UBND xã; MTTQ, các đoàn thể của xã; (thực hiện) Các chi bộ trực thuộc Đảng ủy; Các Tổ Dân vận buôn, thôn; Lưu: VP Đảng ủy, Khối Dân vận. (70b)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kiểm tra công trình xây dựng (các công trình thuộc vốn ngân sách nhà nước)
3 p | 175 | 32
-
Mẫu giấy xác nhận quá trình công tác trong Công an nhân dân, công nhân, viên chức Công an trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975
2 p | 815 | 29
-
Phê duyệt Quy chế tổ chức và họat động của tổ chức hành chính, sự nghiệp
4 p | 178 | 22
-
Đăng ký chỉ định Tổ chức chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả, chè an toàn (đối với Tổ chức đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh)
6 p | 122 | 6
-
Thay đổi tên, trụ sở, hoặc quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền thành lập của Uỷ ban nhân dân tỉnh
3 p | 108 | 5
-
Quy chế Số: 01- QC/HNDX
13 p | 173 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn