YOMEDIA
ADSENSE
Quy chế phối hợp số 35/QCPH: KTNNTTHĐND-UBND
76
lượt xem 4
download
lượt xem 4
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VỚI THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy chế phối hợp số 35/QCPH: KTNNTTHĐND-UBND
- KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THƯỜNG TRỰC HĐND TP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HCM - UBND TP HCM ---------------- -------- Số: 35/QCPH: KTNN- Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 01 năm 2013 TTHĐND-UBND QUY CHẾ PHỐI HỢP CÔNG TÁC GIỮA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VỚI THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn cứ Luật Kiểm toán Nhà nước; Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Căn cứ Nghị quyết 916/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước; Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của báo cáo kiểm toán, góp phần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiền và tài sản Nhà nước tại địa phương. Kiểm toán Nhà nước và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (sau đây viết tắt là Thường trực HĐND, UBND Thành phố) thống nhất ban hành Quy chế phối hợp công tác giữa các cơ quan như sau: Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi phối hợp Quy chế này quy định mối quan hệ công tác giữa Kiểm toán Nhà nước với Thường trực HĐND, UBND Thành phố trong thực hiện nhiệm vụ kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và trong tổ chức các hoạt động giám sát, quản lý và điều hành ngân sách địa phương theo quy định pháp luật. Điều 2. Nguyên tắc phối hợp 1. Phối hợp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND, UBND Thành phố theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kiểm toán nhà nước và Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; và phối hợp trong trường hợp cần thiết, được địa phương đề nghị. 2. Bảo đảm nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan.
- 3. Phối hợp trên tinh thần chủ động và đảm bảo phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan. Chương 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ Điều 3. Nội dung phối hợp 1. Phối hợp trong xây dựng kế hoạch kiểm toán. 2. Phối hợp trong thực hiện kiểm toán (trong đó, chú trọng phối hợp trong kiểm toán quản lý, sử dụng đất đai gắn với phát triển đô thị, thị trường bất động sản). 3. Phối hợp trong thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. 4. Phối hợp trong hoạt động giám sát, quản lý và điều hành ngân sách địa phương. Điều 4. Phương thức phối hợp 1. Trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về hoạt động giám sát, quản lý và điều hành ngân sách địa phương và kết quả hoạt động kiểm toán. 2. Cử cán bộ, công chức tham gia phối hợp công tác. 3. Phối hợp tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, tập huấn; tổ chức giao ban định kỳ hàng năm giữa Kiểm toán Nhà nước với Thường trực HĐND, UBND Thành phố. 4. Trường hợp phát sinh công việc đột xuất cần có sự phối hợp thì cơ quan có nhu cầu phải thông báo và đề xuất bằng văn bản để các bên cùng trao đổi, giải quyết. Điều 5. Trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước 1. Phối hợp và tham khảo Thường trực HĐND và UBND Thành phố trong việc xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm đối với thành phố Hồ Chí Minh; thông báo kế hoạch kiểm toán hàng năm đến Thường trực HĐND, UBND Thành phố; thực hiện kiểm toán theo đề nghị của Thường trực HĐND, UBND Thành phố đối với các công trình, dự án lớn, trọng điểm của thành phố trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quyết toán vốn đầu tư. 2. Phối hợp chặt chẽ với Thường trực HĐND, UBND Thành phố trong khâu khảo sát, thu thập thông tin phục vụ công tác lập kế hoạch kiểm toán đảm bảo chất lượng phục vụ tốt cho việc triển khai công tác kiểm toán. 3. Khi triển khai kiểm toán, trưởng đoàn kiểm toán nhà nước thông báo cho Thường trực HĐND, UBND Thành phố kế hoạch chi tiết về đơn vị được kiểm toán và nhân sự từng tổ kiểm toán, dự kiến thời gian gửi dự thảo báo cáo kiểm toán cho đơn vị để tạo điều kiện
- cho Thường trực HĐND, UBND Thành phố chủ động trong phối hợp với Kiểm toán Nhà nước. 4. Đề nghị Thường trực HĐND Thành phố cung cấp các văn bản về quản lý ngân sách địa phương, các kết quả giám sát trong năm để có thêm thông tin phục vụ cho việc kiểm toán. 5. Trong thời gian tiến hành kiểm toán tại Thành phố, Kiểm toán Nhà nước thường xuyên trao đổi với Thường trực HĐND, UBND Thành phố về tiến độ kiểm toán, những vướng mắc phát sinh để kịp thời phối hợp xử lý. 6. Mời đại diện Thường trực HĐND Thành phố dự cuộc họp triển khai và kết luận kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của thành phố. 7. Bố trí kế hoạch kiểm toán để phát hành báo cáo kiểm toán quyết toán hàng năm của Thành phố trước ngày 15/11 để phục vụ việc xem xét phê chuẩn quyết toán của HĐND Thành phố; gửi báo cáo kiểm toán đến HĐND, UBND Thành phố trong thời hạn do Luật Kiểm toán Nhà nước quy định. 8. Thường xuyên trao đổi, lấy ý kiến đánh giá của Thường trực HĐND, UBND Thành phố và các cơ quan, đơn vị được kiểm toán về hoạt động của đoàn kiểm toán, phong cách, thái độ, cách xử lý công việc của thành viên đoàn kiểm toán nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, thiếu sót, góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán. 9. Công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại điều 13 Nghị định số 91/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ. 10. Tham gia ý kiến với UBND Thành phố trong xây dựng dự toán ngân sách địa phương khi được yêu cầu. 11. Tham gia ý kiến với HĐND Thành phố trong việc xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách của thành phố Hồ Chí Minh khi được Thường trực HĐND, UBND đề nghị; phản ánh, đề nghị HĐND, UBND Thành phố bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách Thành phố ban hành không còn phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan; đồng thời phối hợp với Thường trực HĐND và UBND Thành phố kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành liên quan sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách không còn phù hợp với thực tế địa phương. 12. Dự các cuộc họp về những nội dung có liên quan do Thường trực HĐND, UBND Thành phố mời. 13. Tham gia vào công tác giám sát của HĐND, Thường trực HĐND Thành phố khi có yêu cầu.
- 14. Chủ động phối hợp với Thường trực HĐND, UBND Thành phố trong công tác tuyên truyền Luật Kiểm toán Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành ở địa phương về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Kiểm toán Nhà nước. Điều 6. Trách nhiệm của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 1. Thông tin cho Kiểm toán Nhà nước báo cáo kết quả giám sát, thẩm tra của HĐND Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố có liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân sách để phối hợp trong hoạt động giám sát và kiểm toán ngân sách địa phương. 2. Trường hợp xét thấy cần thiết để phục vụ cho việc giám sát, Thường trực HĐND Thành phố chủ động đưa ra các yêu cầu về nội dung, đối tượng được kiểm toán để Kiểm toán Nhà nước phối hợp lập kế hoạch kiểm toán hàng năm và trình Tổng Kiểm toán Nhà nước xem xét, phê duyệt làm cơ sở tổ chức thực hiện. Thời gian gửi yêu cầu kiểm toán về Kiểm toán Nhà nước Khu vực IV trước ngày 20/3 hàng năm. 3. Tổ chức giám sát việc thực hiện kết luận và kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. 4. Trên cơ sở những kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, tiến hành rà soát các nghị quyết, các kết luận giám sát có liên quan; điều chỉnh, bãi bỏ các cơ chế, chính sách, các quy định trong lĩnh vực tài chính ngân sách do địa phương ban hành chưa phù hợp với quy định của pháp luật. 5. Đề nghị Kiểm toán Nhà nước tham gia ý kiến về dự toán, quyết toán ngân sách địa phương khi cần thiết. Điều 7. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh 1. Phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước trong công tác lập kế hoạch kiểm toán; chỉ đạo các đơn vị chức năng cung cấp đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo điều hành về tài chính, ngân sách do địa phương ban hành, các tài liệu, thông tin cần thiết để thực hiện việc kiểm toán; có trách nhiệm giải trình đầy đủ, kịp thời các vấn đề liên quan do Kiểm toán Nhà nước yêu cầu 2. Có ý kiến về những tồn tại, thiếu sót trong hoạt động của đoàn kiểm toán, phong cách, thái độ, cách xử lý công việc của từng thành viên đoàn kiểm toán. Kịp thời kiến nghị, giải trình các nội dung còn chưa thống nhất với Kiểm toán Nhà nước, làm rõ các nội dung còn bất cập giữa cơ chế chính sách và thực tế triển khai thực hiện tại địa phương góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm toán. 3. Chỉ đạo các đơn vị đã được kiểm toán thực hiện đúng quy định tại Điều 13 Nghị định số 91/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về việc công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. 4. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện nghiêm các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; chỉ đạo các đơn vị liên quan rút kinh nghiệm, chấn chỉnh những sai sót, tồn tại trong quản
- lý tài chính, ngân sách theo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước; báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. 5. Đề nghị Kiểm toán Nhà nước cử cán bộ, công chức tham gia thảo luận dự toán ngân sách địa phương hoặc gửi dự thảo dự toán ngân sách địa phương cho Kiểm toán Nhà nước để Kiểm toán Nhà nước tham gia ý kiến nếu thấy cần thiết. 6. Khi cần thiết, cử đại diện hoặc chỉ đạo đơn vị chức năng tham dự các cuộc họp về những nội dung có liên quan do Kiểm toán Nhà nước mời. 7. Chỉ đạo đơn vị chức năng (Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thành phố thuộc Sở Tư pháp) đưa vào công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm để thực hiện tuyên truyền Luật Kiểm toán Nhà nước; đồng thời phối hợp cơ quan kiểm toán tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tài chính ngân sách cho đại biểu HĐND Thành phố nhằm sử dụng tốt các thông tin của báo cáo kiểm toán khi cần thiết. 8. Trong điều kiện cho phép, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện thuận lợi đối với Kiểm toán Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất đặc biệt là các thủ tục về đất đai và giải phóng mặt bằng liên quan đến cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 8. Tổ chức thực hiện 1. Kiểm toán Nhà nước, Thường trực HĐND, UBND Thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên, có trách nhiệm tổ chức triển khai và tạo điều kiện cho các bên tham gia thực hiện tốt Quy chế này. 2. Kiểm toán Nhà nước giao Kiểm toán Nhà nước Khu vực IV, Thường trực HĐND Thành phố giao Ban Kinh tế và Ngân sách, UBND Thành phố giao Sở Tài chính làm đầu mối tổ chức thực hiện Quy chế này. 3. Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND Thành phố, Văn phòng UBND Thành phố có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Quy chế này. 4. Định kỳ hàng năm, Kiểm toán Nhà nước phối hợp với Thường trực HĐND, UBND Thành phố tổ chức họp đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Quy chế này. Điều 9. Hiệu lực thi hành 1. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quy chế phối hợp số 5963/QCPH-KTNN KVIV-HĐND-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2009 của Kiểm toán
- Nhà nước Khu vực IV với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh. 2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề mới phát sinh hoặc có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị được giao làm đầu mối chủ động trao đổi ý kiến, cùng xem xét đề xuất sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./. TM. HĐND TP.HCM TM. UBND TP.HCM TỔNG KIỂM TOÁN CHỦ TỊCH CHỦ TỊCH NHÀ NƯỚC Nguyễn Thị Quyết Tâm Lê Hoàng Quân Đinh Tiến Dũng Nơi nhận: - Như Điều 8; - Vụ Pháp chế; - Lưu VT (KTNN, HĐND, UBND TP.HCM).
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn