Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tâ ̣p 31, Số 4 (2015) 40-49<br />
<br />
Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền môi trường<br />
Mai Hải Đăng*, Mai Hạnh Trang<br />
Khoa Luật, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam<br />
Nhận ngày 22 tháng 10 năm 2015<br />
Chỉnh sửa ngày 24 tháng 11 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 12 năm 2015<br />
<br />
Tóm tắt: Bảo vệ môi trường và quyền được sống trong môi trường trong lành đã được ghi nhận từ<br />
lâu trong nhiều văn kiện, công ước, điều ước quốc tế. Hiện nay ô nhiễm môi trường đang tác động<br />
trực tiếp đến việc hưởng thụ các quyền con người, trước hết là quyền được sống trong môi trường<br />
trong lành. Bài viết này tác giả muốn giới thiệu một số quy định của pháp luật quốc tế về quyền<br />
con người về môi trường, và những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền môi trường được<br />
quy định trong Hiến pháp 2013 và Luật bảo vệ môi trường 2014.<br />
Từ khóa: Bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; quyền con người về môi trường, quyền con<br />
người; thế hệ quyền con người.<br />
<br />
1. Khái niệm về môi trường, quyền môi trường<br />
<br />
hoặc có thể hiểu là toàn bộ hành tinh của<br />
chúng ta.<br />
<br />
1.1. Môi trường<br />
<br />
Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 của<br />
Việt Nam “môi trường” là hệ thống các yếu tố<br />
vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối<br />
với sự tồn tại và phát triển của con người và<br />
sinh vật [1]. Còn theo từ điển Tiếng Việt [2]<br />
“môi trường” là toàn bộ nói chung những điều<br />
kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con người hay<br />
một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ<br />
với con người, sinh vật ấy. Từ các khái niệm<br />
trên, chúng ta có thể hiểu các thành tố của môi<br />
trường bao gồm:<br />
<br />
Từ “environment” trong tiếng Anh có nghĩa<br />
là môi trường, từ này có nguồn gốc từ một từ<br />
tiếng Pháp “environner”, có nghĩa là bao quanh<br />
một điểm nào đấy. Hay tất cả những gì bao<br />
quanh một điểm trung tâm, theo cách hiểu như<br />
vậy, môi trường có thể được hiểu là toàn bộ<br />
điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa có ảnh<br />
hưởng đến cuộc sống của một cá nhân hay cộng<br />
đồng. Như vậy, vấn đề môi trường có thể được<br />
coi là bao gồm các vấn đề như tắc nghẽn giao<br />
thông, tội phạm, và tiếng ồn... Về mặt địa lý,<br />
môi trường có thể hiểu là một khu vực nào đó<br />
<br />
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên, gồm cả<br />
sinh vật và phi sinh vật như không khí, nước,<br />
đất, động vật, thực vật và sự tương tác giữa các<br />
yếu tố đó;<br />
<br />
_______<br />
<br />
- Những tài sản mà là một phần của di sản<br />
văn hóa;<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-912796265<br />
Email: dangmh@vnu.edu.vn<br />
<br />
40<br />
<br />
M.H. Đăng, M.H. Trang/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015) 40-49<br />
<br />
Các nhà sinh thái học đã chỉ ra rằng toàn bộ<br />
môi trường sống của chúng ta (không khí, nước,<br />
đất đai) và tất cả các loài sinh vật có mối quan<br />
hệ phụ thuộc lẫn nhau. Khi có bất kỳ một thành<br />
tố nào của môi trường bị tổn hại sẽ dẫn đến ảnh<br />
hưởng đến các thành tố khác và kéo theo là ảnh<br />
hưởng đến môi trường sống, sức khỏe của con<br />
người, và hậu quả là chúng ta không bao giờ có<br />
thể lường trước được hậu quả.<br />
1.2. Quyền môi trường<br />
Năm 1977 một luật gia người Séc tên là<br />
Karel Vasak đã đưa ra ý tưởng chia quyền con<br />
người thành ba “thế hệ” (Gennerations of<br />
human rights) [3]:<br />
Thế hệ thứ nhất, của quyền con người<br />
hướng vào hai vấn đề chính là tự do cá nhân và<br />
tham gia vào đời sống chính trị, bao gồm các<br />
quyền: quyền dân sự, chính trị, quyền tự do tư<br />
tưởng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do<br />
biểu đạt, tự do báo chí, quyền được bầu cử, ứng<br />
cử vv...<br />
Thế hệ thứ hai, về quyền con người được<br />
hiểu là quyền của nhóm, hay quyền tập thể,<br />
quyền mà liên quan đến hạnh phúc của mọi<br />
người trong toàn xã hội [4]. Quyền thế hệ thứ<br />
hai được tập chung và thực hiện bởi tất cả mọi<br />
người, quyền này bao gồm các quyền: quyền<br />
được học tập, quyền có việc làm, quyền an sinh<br />
xã hội, quyền có mức sống thích đáng vv..<br />
những quyền này đã được quy định trong công<br />
ước quốc tế về các quyền kinh tế văn hóa và xã<br />
hội năm 1966 và trong Tuyên ngôn quốc tế về<br />
nhân quyền năm 1948 (từ điều 23 đến điều 29).<br />
Thế hệ thứ ba, bao gồm các quyền tiêu biểu<br />
như quyền tự quyết dân tộc, quyền phát triển,<br />
quyền được an toàn, quyền sống trong môi<br />
trường trong lành; quyền với các nguồn tài<br />
nguyên thiên nhiên, quyền được bình đẳng giữa<br />
các thế hệ ...<br />
<br />
41<br />
<br />
Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng cách phân<br />
loại trên cũng chỉ là tương đối, chỉ nhằm mục<br />
đích nghiên cứu chứ không nhằm xếp loại ưu<br />
tiên hay tầm quan trọng của quyền con người.<br />
Các quyền con người có mối liên hệ với nhau,<br />
tác động lẫn nhau, không thể tách rời và phải<br />
được coi trọng như nhau.<br />
Quyền được sống trong môi trường trong<br />
lành hay quyền về môi trường đó là muốn đề<br />
cập đến quyền của mọi người trong thế hệ hiện<br />
tại và tương lai được sống trong môi trường<br />
trong lành, có lợi cho sức khỏe [5].<br />
Quyền được sống trong môi trường trong<br />
lành đã được ghi nhận từ lâu trong nhiều văn<br />
kiện, công ước, điều ước quốc tế: Tuyên bố thế<br />
giới về nhân quyền 1948; các công ước quốc tế<br />
về quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã<br />
hội 1966; tuyên bố Stockhome về các vấn đề về<br />
môi trường 1972; tuyên ngôn về môi trường và<br />
phát triển 1992; tuyên bố Johame về phát triển<br />
bền vững 2002.<br />
Hội nghị thế giới về môi trường của con<br />
người ở Stockholm đã tuyên bố rằng cả hai khía<br />
cạnh, môi trường tự nhiên và nhân tạo của con<br />
người đều cần thiết cho an sinh xã hội và tác<br />
động đến chính việc hưởng thụ những quyền cơ<br />
bản của con người - quyền được sống.<br />
2. Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về<br />
quyền môi trường<br />
Quy định của pháp luật quốc tế về quyền<br />
môi trường<br />
Phần lớn các điều ước quốc tế về quyền con<br />
người được soạn thảo và thông qua trước khi<br />
vấn đề bảo vệ môi trường trở thành mối quan<br />
tâm chung của cộng đồng quốc tế, cho đến nay<br />
Liên Hợp Quốc cũng như cộng đồng quốc tế đã<br />
thông qua nhiều điều ước quốc tế về nhân<br />
quyền, trong đó đã có sự gắn kết giữa môi<br />
<br />
42<br />
<br />
M.H. Đăng, M.H. Trang/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015) 40-49<br />
<br />
trường và quyền con người, một số điều ước<br />
quốc tế cơ bản có thể kể đến như:<br />
- Tuyên ngôn thế giới về quyền con người<br />
năm 1948 đã đề cập một loạt các quyền và tự<br />
do cơ bản của con người về dân sự, chính trị,<br />
kinh tế, xã hội và văn hóa; thừa nhận các quyền<br />
cơ bản của con người, từ quyền sống đến chuẩn<br />
mực sống thích đáng cho sức khoẻ và sự thịnh<br />
vượng, trong đó có quyền về thực phẩm, nhà ở,<br />
chăm sóc sức khoẻ...<br />
- Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã<br />
hội và văn hóa năm 1966 [6], quy định và bảo<br />
đảm một loạt các quyền con người trên lĩnh vực<br />
dân sự, chính trị, bảo vệ quyền sống, tự do, bình<br />
đẳng, nhân phẩm, quyền kinh tế, xã hội và văn<br />
hóa, trong đó bảo vệ quyền về sức khoẻ, vệ<br />
sinh, thực phẩm và tiếp cận nước sạch; quyền<br />
được hưởng những điều kiện làm việc công<br />
bằng và thuận lợi, đặc biệt đảm bảo một cuộc<br />
sống tương đối đầy đủ cho họ và gia đình họ<br />
(Điều 7 b); cần áp dụng những biện pháp bảo vệ<br />
và trợ giúp đặc biệt đối với mọi trẻ em và thanh<br />
thiếu niên mà không có bất kỳ sự phân biệt đối<br />
xử nào vì các lý do xuất thân hoặc các điều kiện<br />
khác ( Điều 10.3). Quyền sức khỏe được quy<br />
định tại Điều 12 của công ước: mọi người được<br />
hưởng một tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và<br />
tinh thần ở mức độ cao nhất có thể được; các<br />
quốc gia thành viên cần áp dụng các biện pháp<br />
cần thiết để cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi<br />
trường và vệ sinh công nghiệp.<br />
- Tuyên ngôn về quyền phát triển năm 1986<br />
khẳng định quyền phát triển là quyền phổ biến<br />
và không thể chuyển nhượng, là bộ phận thiết<br />
yếu của quyền con người, vì vậy các quốc gia<br />
cam kết áp dụng các biện pháp cần thiết để hiện<br />
thực hoá quyền phát triển và bảo đảm bình đẳng<br />
về cơ hội cho tất cả mọi người trong việc tiếp<br />
cận các nguồn tài nguyên cơ bản [7].<br />
<br />
Công ước quốc tế về quyền trẻ em 1989 [8]<br />
quy định về quyền của trẻ em được hưởng tiêu<br />
chuẩn về sức khỏe ở mức cao nhất có thể được<br />
và được tiếp cận các cơ sở chữa bệnh và phục<br />
hồi sức khỏe. Các quốc gia phải thực hiện<br />
những biện pháp thích hợp để chống bệnh tật và<br />
suy dinh dưỡng, kể cả trong khuôn khổ công tác<br />
chăm sóc sức khỏe ban đầu, chẳng hạn qua việc<br />
áp dụng các công nghệ sẵn có và qua việc cung<br />
cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng và nước uống<br />
sạch, có tính đến nguy cơ ô nhiễm môi trường<br />
(Điều 24.2c); đảm bảo rằng mọi tầng lớp xã<br />
hội, đặc biệt là những bậc cha mẹ và trẻ em<br />
được thông tin, tiếp thu giáo dục và được hỗ trợ<br />
trong việc sử dụng các kiến thức cơ bản về sức<br />
khỏe và dinh dưỡng của trẻ em, về những ưu<br />
điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ, vệ sinh<br />
cá nhân, vệ sinh môi trường và phòng ngừa<br />
các tai biến.<br />
- Hội nghị của Liên Hợp quốc về Con người<br />
và Môi trường được tổ chức tại Stockhom,<br />
Thụy Điển được đánh giá là là hành động đầu<br />
tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân<br />
loại, nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường.<br />
Tuyên bố Stockholm năm 1972 có thể nói là<br />
văn kiện về môi trường đầu tiên thừa nhận môi<br />
trường là quyền con người. Trong Nguyên tắc 2<br />
thừa nhận các quốc gia có chủ quyền khai thác<br />
những tài nguyên của mình theo những chính<br />
sách về môi trường và phát triển của mình, và<br />
có trách nhiệm bảo đảm rằng những hoạt động<br />
trong phạm vi quyền hạn và kiểm soát của mình<br />
không gây tác hại gì đến môi trường của các<br />
quốc gia khác hoặc của những khu vực ngoài<br />
phạm vi quyền hạn quốc gia.<br />
- Tại Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc<br />
được tổ chức tại Mar Del Plata năm 1977 đã<br />
thông qua Kế hoạch hành động Mar del Plata,<br />
trong đó thừa nhận nước là một quyền con<br />
người, tuyên bố rằng tất cả mọi người có quyền<br />
tiếp cận bình đẳng về nước uống đủ về số lượng<br />
<br />
M.H. Đăng, M.H. Trang/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015) 40-49<br />
<br />
và chất lượng, đáp ứng nhu cầu cơ bản của con<br />
người. Cũng tại Hội nghị này đã phát động<br />
Thập kỷ quốc tế về vệ sinh và cung cấp nước<br />
uống (1980 - 1990) cùng với khẩu hiệu “Nước<br />
và vệ sinh cho tất cả mọi người”, Trong Tuyên<br />
bố Dublin năm 1992 của Hội nghị về nước vì<br />
sự phát triển bền vững đã tái khẳng định quyền<br />
con người đối với nước. Quyền cơ bản của tất<br />
cả mọi người là được tiếp cận với nước sạch và<br />
vệ sinh, với giá hợp lý.<br />
Công ước về các dân tộc và bộ lạc bản địa ở<br />
các quốc gia độc lập năm 1989 [9] cũng có<br />
những quy định các Chính phủ phải tiến hành<br />
các biện pháp, với sự hợp tác của các dân tộc để<br />
bảo vệ và bảo tồn môi trường tự nhiên ở các<br />
khu vực mà họ đang cư trú (Điều 7.4).<br />
Hai điều ước quốc tế về quyền con người<br />
trong khu vực có quy định những điều khoản về<br />
quyền về môi trường đó là Hiến chương châu<br />
Phi về quyền con người và của các dân tộc và<br />
Nghị định thư San Lavador bổ sung Hiến<br />
chương Châu Mỹ về quyền con người. Tuy<br />
nhiên cách tiếp cận về quyền môi trường trong<br />
hai văn kiện này cũng khác nhau:<br />
+ Hiến chương châu Phi về quyền con<br />
người và của các dân tộc [10] (27/6/1981) quy<br />
định cả quyền đối với sức khỏe và quyền đối<br />
với môi trường. Điều 16 của Hiến chương quy<br />
định “Mọi người có quyền được hưởng một tiêu<br />
chuẩn sức khỏe về thể chất và tinh thần ở mức<br />
độ cao nhất có thể được; các quốc gia thành<br />
viên phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết để<br />
bảo vệ sức khỏe cho mọi công dân của mình, họ<br />
phải được chăm sóc y tế khi đau ốm”; Điều 24<br />
quy định: Tất cả mọi người đều có quyền được<br />
sống trong môi trường thuận tiện để phát triển.<br />
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa quyền của các cá<br />
nhân và quyền của các dân tộc cũng chỉ là<br />
tương đối.<br />
<br />
43<br />
<br />
+ Nghị định thư San Lavador bổ sung Hiến<br />
chương Châu Mỹ về quyền con người về kinh<br />
tế, xã hội và văn hóa năm 1991 quy định cả<br />
quyền đối với sức khỏe và quyền đối với môi<br />
trường. Tại Điều 10 quy định “Mọi người đều<br />
có quyền đối với sức khỏe được hưởng mức cao<br />
nhất về thể chất, tinh thần và phúc lợi xã hội”;<br />
Mọi người có quyền sống trong môi trường<br />
trong lành và được hưởng các dịch vụ công<br />
cộng cơ bản. Các quốc gia thành viên phải có<br />
trách nhiệm thúc đẩy việc bảo vệ môi trường<br />
(Điều 11).<br />
- Hiến pháp Cộng hòa Hàn Quốc quy định<br />
mọi công dân có quyền được hưởng một môi<br />
trường lành mạnh và thoải mái. Nhà nước và<br />
công dân cần nỗ lực bảo vệ môi trường. Nội<br />
dung các quyền về môi trường được xác định<br />
bởi pháp luật [11]; sức khỏe của mọi công dân<br />
được Nhà nước bảo vệ.<br />
- Hiến pháp Liên Bang Nga, 1993 quy định:<br />
Mỗi người đều có quyền bảo vệ sức khỏe và<br />
chăm sóc y tế; mỗi người đều có quyền đòi hỏi<br />
về môi trường trong lành, thông tin xác đáng về<br />
tình trạng môi trường, và quyền được bồi<br />
thường thối với thiệt hại về sức khỏe và tài sản<br />
do việc vi phạm môi trường gây ra (Điều 41,<br />
Điều 42).<br />
- Hiến pháp Cộng hòa Nam Phi 1996 quy<br />
định: Mọi người đều có quyền sống trong môi<br />
trường không nguy hại cho sức khỏe hoặc hạnh<br />
phúc và bảo vệ môi trường cho lợi ích của các<br />
thế hệ hiện tại và tương lai thông qua các biện<br />
pháp lập pháp và các biện pháp thích hợp khác<br />
mà: ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái hệ sinh<br />
thái; thúc đẩy sự bảo tồn và bảo đảm sự phát<br />
triển bền vững về sinh thái học và việc sử dụng<br />
các nguồn tài nguyên tự nhiên khi thúc đẩy sự<br />
phát triển hợp lý về kinh tế, xã hội (Điều 24).<br />
- Hội nghị về Môi trường và Phát triển của<br />
Liên Hợp Quốc (UNCED) được tổ chức năm<br />
<br />
44<br />
<br />
M.H. Đăng, M.H. Trang/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 4 (2015) 40-49<br />
<br />
1992 tại Rio de Janeiro, Brazil Tại đây, các đại<br />
biểu tham gia đã thống nhất những nguyên tắc<br />
cơ bản và phát động một chương trình hành<br />
động vì sự phát triển bền vững có tên Chương<br />
trình Nghị sự 21 (Agenda 21). Với sự tham gia<br />
của đại diện hơn 200 nước trên thế giới cùng<br />
một số lượng lớn các tổ chức phi chính phủ, hội<br />
nghị đã thông qua các văn bản quan trọng,<br />
trong đó tiếp tục tái khẳng định môi trường là<br />
quyền con người, đồng thời Hội nghị này đã<br />
thông qua các nguyên tắc thủ tục gắn kết môi<br />
trường với quyền con người.<br />
- Công ước Châu Âu về tiếp cận thông tin,<br />
sự tham gia của công chúng trong việc ra quyết<br />
định và tiếp cận tư pháp về các vấn đề môi<br />
trường năm 1998 (Công ước Aarhus) Mục tiêu<br />
của Công ước là góp phần vào việc bảo vệ<br />
quyền của mọi người thuộc các thế hệ hiện tại<br />
và tương lai được sống trong một môi trường<br />
thích hợp với sức khoẻ và phúc lợi của họ.<br />
Quy định của pháp luật Việt Nam về Quyền<br />
môi trường<br />
Hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ<br />
môi trường đã được xây dựng khá đầy đủ và<br />
toàn diện. Việt Nam đã ban hành Luật Bảo vệ<br />
môi trường từ năm 1993 và được sửa đổi năm<br />
2005, 2014, từ đó các chính sách về bảo vệ môi<br />
trường đã được thực thi rộng rãi, kết hợp hài<br />
hòa giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh<br />
tế xã hội. Bên cạnh Luật Bảo vệ môi trường, hệ<br />
thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ<br />
môi trường còn có các luật, pháp lệnh về bảo vệ<br />
các thành phần môi trường (Nghị định hướng<br />
dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trường năm 1994,<br />
sửa đổi năm 2004; Nghị định về xử lý vi phạm<br />
hành chính trong lĩnh vực môi trường 1996, sửa<br />
đổi năm 2004...<br />
Hiến pháp 2013, tại Chương II quy định<br />
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của<br />
công dân, theo đó các quyền con người, quyền<br />
<br />
công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,<br />
xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo<br />
đảm theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 14);<br />
mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức<br />
khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ<br />
y tế và có nghĩa vụ thực hiện những quy định<br />
về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh, nghiêm<br />
cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe<br />
của người khác và cộng đồng (Điều 38); đặc<br />
biệt trong Hiến pháp sửa đổi, lần đầu tiên đã<br />
đưa ra những quy định về quyền con người<br />
trong lĩnh vực môi trường, Điều 43 quy định<br />
“Mọi người có quyền được sống trong môi<br />
trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi<br />
trường”[12]. Đồng thời cũng đưa ra những quy<br />
định về điều kiện nhằm thực thi quyền về môi<br />
trường: Nhà nước có chính sách bảo vệ môi<br />
trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững<br />
các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên<br />
nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng,<br />
chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu;<br />
Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ<br />
môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng<br />
mới, năng lượng tái tạo; Tổ chức, cá nhân gây ô<br />
nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên<br />
nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử<br />
lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi<br />
thường thiệt hại (Điều 63).<br />
Nhằm cụ thể hóa những quy định trong<br />
Hiến pháp năm 2013, quy định về quyền con<br />
người trong lĩnh vực môi trường, ngày<br />
23/6/2014, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ<br />
nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 7 khóa XIII đã<br />
thông qua Luật bảo vệ môi trường [13], quy<br />
định về quyền của mọi người dân được sống<br />
trong môi trường trong lành, bảo vệ môi trường<br />
là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ<br />
chức, hộ gia đình và cá nhân; bảo vệ môi<br />
trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an<br />
sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy<br />
giới và phát triển, bảo tồn đa dạng sinh học,<br />
<br />