intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh mới

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết sẽ nêu lên những luận cứ khoa học về quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN và thực trạng của mạng lưới cơ sở GDNN hiện nay, đồng thời đã đưa ra một số khuyến nghị để quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN trong bối cảnh mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh mới

  1. QUY HOẠCH LẠI MẠNG LƯỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH MỚI Nguyễn Minh Đường* TÓM TẮT: Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) nước ta đang đứng trước bối cảnh mới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0. Bối cảnh này đang tác động mạnh mẽ đến GDNN, trong đó có mạng lưới cơ sở GDNN. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN có tầm quan trọng không chỉ đối với sự phát triển hệ thống GDNN mà còn đối với cả sự phát triển của thống giáo dục quốc dân cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp lý đề cập đến nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, trong đó có GDNN. Tuy nhiên, mạng lưới cơ sở GDNN hiện nay đang có một số bất cập. Bài viết sẽ nêu lên những luận cứ khoa học về quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN và thực trạng của mạng lưới cơ sở GDNN hiện nay, đồng thời đã đưa ra một số khuyến nghị để quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN trong bối cảnh mới. Từ khóa: quy hoạch, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bối cảnh mới. 1. Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới Giáo dục nói chung và GDNN nói riêng của nước ta đang đứng trước bối cảnh mới là công nghiệp hóa, hiện đại hóa(CNH, HĐH)đất nước, nền kinh tế thị trường (KTTT), kinh tế tri thức, toàn cầu hoá hội nhập quốc tế và cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Chúng ta đang trên con đường CNH, HĐH đất nước để đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. CNH, HĐH có 2 nhiệm vụ chủ yếu là ứng dụng rộng rãi các công nghệ tiên tiến, các kỹ thuật hiện đại vào các lĩnh vực kinh tế cũng như vào đời sống xã hội và chuyển đổi cơ cấu lao động cho phù hợp với cơ cấu kinh tế của một nước công nghiệp hiện đại. Cả 2 nhiệm vụ này đều đặt ra những yêu cầu mới đối với hệ thống GD&ĐT nói chung và GDNN nói riêng, trong đó có quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo (CSĐT). - Nền kinh tế thị trường: Khác với thời kỳ kế hoạch hóa tập trung trước đây, trong nền KTTT đòi hỏi hệ thống đào tạo nói chung và GDNN nói riêng phải tuân thủ các quy luật cơ bản của thị trường là quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh để tồn tại và phát triển. * Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 116
  2. - Với quy luật cung cầu: Trong nền KTTT đào tạo phải chuyển từ đào tạo theo hướng cung (supply driven) sang đào tạo theo hướng cầu (demand driven). Về cơ cấu ngành, nghề: không phải đào tạo các ngành nghề chúng ta đang có mà phải đào tạo các ngành, nghề mà xã hội cần. Về số lượng: Nếu CSĐT ít, quy mô đào tạo thấp thì sẽ không cung ứng đủ nhân lực kỹ thuật (NLKT) để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của đất nước. Ngược lại, CSĐT quá nhiều, cung NLKT vượt quá cầu thì một bộ phận HS/SV tốt nghiệp sẽ không tìm được việc làm và thất nghiệp. - Với quy luật giá trị: Muốn đào chất lượng cao phải đầu tư cao, phải có đội ngũ GV giỏi, cơ sở vật chất và phương tiện thiết bị dạy học hiện đại và học phí cũng phải cao. - Với quy luật cạnh tranh: Những CSĐT chất lượng thấp sẽ ít có người học và sẽ có thể bị đào thải hoặc tự đào thải. Tóm lại, trong nền KTTT, mạng lưới CSĐT nói chung và GDNN nói riêng phải phát triển theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. - Kinh tế tri thức (Knowledge Economy/Knowledge-based Economy). Theo định nghĩa của World Bank, kinh tế tri thức là: "Nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế”. Kinh tế tri thức cũng được hiểu là nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở tri thức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức, phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ cao[4]. Tri thức sẽ trở thành sản phẩm của xã hội, đồng thời cũng là động lực của sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). Kinh tế tri thức sẽ làm thay đổi cấu trúc nhân lực của mỗi quốc gia và đòi hỏi phải cấu trúc lại cơ cấu hệ thống đào tạo, phải quy hoạch lại mạng lưới CSĐT. - Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế về giáo dục: Việt Nam đang trên bước đường hội nhập sâu và rộng. Trong khu vực thì Việt Nam đã là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN, qua đó sẽ công nhận tương đương bằng cấp và lao động kỹ thuật (LĐKT) của mỗi nước sẽ được tự do lao động ở các nước trong khu vực. Trong phạm vi toàn cầu thì Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO và Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATT (General Agreement of Tariffs and Trade). Như vậy, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, đòi hỏi hệ thống đào tạo trong đó có GDNN phải cấu trúc lại cơ cấu hệ thống trình độ đào tạo, nhanh chóng hiện đại hoá, nâng cao chất lượng để có thể hội nhập. - Cách mạng công nghiệp 4.0: Chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của 117
  3. CMCN 4.0 với các công nghệ như: Internet vạn vật (IoT - Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI- Artificial Intelligence), thực tế ảo (VR- Virtual Reality), tương tác thực tại ảo (AR-Augmented Reality), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC: Social-Mobile-Analytics-Cloud)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số, bởi vậy còn được gọi là Công nghiệp số[6]. Sự xuất hiện của người máy thông minh sẽ làm cho nhiều nghề mới xuất hiện và nhiều nghề cũ sẽ mất đi. Những người lao động với kỹ năng lao động trình độ thấp sẽ được thay thế bằng người máy. Nói một cách khác, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo cũng như mạng lưới của hệ thống đào tạo nói chung và GDNN nói riêng sẽ phải thay đổi một cách cơ bản để phù hợp với nhu cầu nhân lực (NCNL) của CMCN 4.0. Tóm lại, bối cảnh mới dẫn đến một tất yếu là chúng ta phải xây dựng lại Danh mục ngành nghề đào tạo, xác định lại chuẩn đầu ra, quy hoạch lại mạng lưới CSĐT nói chung và mạng lưới GDNN nói riêng để có thể thích ứng với bối cảnh mới. 2. Vai trò và tầm quan trọng của việc quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Mạng lưới cơ sở GDNN là cái xương sống của hệ thống giáo dục quốc dân (GDQD) nói chung và GDNN nói riêng. Bởi vậy, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN có tầm quan trọng không chỉ đối với sự phát triển hệ thống GDNN mà còn đối với đối cả sự phát triển của thống GDQD cũng như phát triển KTXH của đất nước. 2.1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN tác động đến sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia Hiện nay, GDNN có sứ mạng đào tạo khoảng 80% nhân lực kỹ thuật cho cả nước để CNH, HĐH đất nước theo quy luật cung - cầu của nền KTTT. Nếu đào tạo quá ít, cung không đủ cho cầu thì tới một giới hạn nào đó thị trường lao động (TTLĐ) sẽ lâm vào khủng hoảng thiếu và khi đó, không đủ nhân lực để phát triển sản xuất, phát triển KTXH. Ngược lại, nếu đào tạo quá nhiều, cung vượt quá cầu tới một giới hạn nào đó thì TTLĐ sẽ bị khủng hoảng thừa, một bộ phận không nhỏ HS/SV tốt nghiệp sẽ không tìm được việc làm dẫn đến hiệu quả đào tạo thấp và gây nên lãng phí lớn cho nhà nước cũng như cho xã hội. Do vậy, mạng lưới cơ sở GDNN có vai trò quan trọng là điều tiết cung và cầu NLKT để tránh khủng hoảng thừa hoặc khủng hoảng thiếu trong từng giai đoạn phát triển KTXH của đất nước. 2.2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN tác động đến phân luồng giáo dục phổ thông Phân luồng giáo dục là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng không 118
  4. những đối với sự nghiệp của mỗi con người, mà còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nguồn nhân lực, vốn quý của mỗi quốc gia cũng như sự phát triển KTXH của đất nước. Chủ trương phân luồng giáo dục ở nước ta đã có từ lâu. Chiến lược phát triển giáo dục 2000-2010 mục 5.4. tr.35 đã nêu rõ: “Tổ chức phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông”. Tuy nhiên, để có thể phân luồng sau THCS và THPT thì điều kiện tiên quyết là mạng lưới cơ sở GDNN phải có đủ số lượng với các trình độ đào tạo cần thiết đồng thời được phân bố hợp lý trên từng vùng lãnh thổ, từng địa phương, từ thành thị đến nông thôn. Nếu không thì việc phân luồng chỉ là ảo tưởng. 2.3. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN tác động đến chất lượng và hiệu quả của hệ thống GDNN Nguồn lực của nhà nước đầu tư cho hệ thống GDNN cũng như huy động từ xã hội hóa chỉ có hạn. Do vậy, nếu mở rộng mạng lưới cơ sở GDNN quá mức yêu cầu sẽ làm giảm đầu tư cho từng CSĐT và sẽ dẫn đến hậu quả là chất lượng đào tạo thấp, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất/dịch vụ và một số không nhỏ HS/SV tốt nghiệp sẽ không tìm được việc làm. Điều này sẽ làm giảm thấp hiệu quả đào tạo đồng thời sẽ gây nên lãng phí lớn cho nhà nước và cho xã hội. 2.4. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN tác động đến việc học suốt đời của người lao động Chúng ta đang tiến hành CNH, HĐH đất nước trong một thời đại mà tiến bộ khoa học và công nghệ (KHCN) đang hàng ngày hàng giờ làm thay đổi bộ mặt của sản xuất và đời sống xã hội, nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành.Tác động của KHCN, đặc biệt là công nghệ thông tin và sắp tới là CMCN 4.0, không những làm thay đổi tính chất và nội dung của người lao động mà còn làm thay đổi cả tổ chức và phương pháp quản lý sản xuất, quản lý xã hội. Do vậy học, học thường xuyên, học suốt đời đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với mỗi người lao động từ người công nhân, người nông dân, nhà giáo, cho đến nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà quản lý, … Mọi người đều phải không ngừng học tập, học suốt đời để có thể giữ được vị trí lao động của mình hoặc có thể đổi nghề. Do vậy, hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục nói chung và GDNN nói riêng phải là một hệ thống giáo dục mở, đa dạng và linh hoạt để có thể đáp ứng được nhu cầu học suốt đời của người lao động. 3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Đảng và nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp lý đề cập đến nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục, trong đó có GDNN. 3.1. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 119
  5. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 nói rõ: Bộ GD&ĐT cùng với GDNN xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã nêu rõ nhiệm vụ: “Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao”. 3.2. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đã đưa ra Giải pháp 3: “Tái cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân và mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục”. 3.3. Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011 - 2020 Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ 2011 – 2020 đã đưa ra giải pháp: “Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề” và đã đề ra mục tiêu cụ thể: - Giai đoạn 2011-2015 đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,1 triệu người, sơ cấp nghề và dưới 3 tháng khoảng 7,5 triệu; - Giai đoạn 2016-2020 đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề khoảng 2,9 triệu người, sơ cấp nghề và dưới 3 tháng khoảng 10 triệu. 3.4. Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Nghị quyết 29 của Trung ương đã nêu rõ nhiệm vụ: “Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực”[1]. 4. Luận cứ khoa học để quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN là một việc phức tạp, khó khăn, tác động đến các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực, bởi vậy phải tiến hành hết sức cẩn trọng đồng thời phải dựa trên luận cứ khoa học vững chắc để đạt kết quả mong muốn và tránh những lãng phí không đáng có. 4.1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN phải xuất phát từ quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN phải tương thích với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực trong từng giai đoạn phát triển KTXH của đất nước. Nói một cách khác, quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN phải xuất phát từ quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của cả nước cũng như của từng vùng lãnh thổ, từng địa phương về số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ theo quy luật cung - cầu để tránh tình trạng đào tạo vừa thừa vừa thiếu, làm ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển KTXH cũng như gây nên lãng phí cho đất nước, cho xã hội. 120
  6. 4.2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN phải đáp ứng yêu cầu phân luồng HSPT Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã nêu rõ chỉ tiêu: “Thu hút HS trong độ tuổi vào các trường Trung học chuyên nghiệp (THCN) đạt 10% năm 2005, 15% năm 2010. Thu hút HS sau THCS vào học các trường dạy nghề từ 6% năm 2000 lên 10% năm 2005 và 15% năm 2010. Thu hút HS sau THPT, THCN vào học các chương trình dạy nghề bậc cao đạt 5% năm 2005 và 10% năm 2010”. Để có thể phân luồng học sinh THCS và THPT, hệ thống GDNN phải có mạng lưới CSĐT với các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng theo các ngành nghề tương thích với nhu cầu phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS và THPT ở từng địa phương, từng vùng cũng như của cả nước. Nếu số lượng cơ sở GDNN vượt quá yêu cầu phân luồng HSPT thì có trường sẽ không tuyển sinh được và ngược lại, cơ sở GDNN quá ít thì không đủ chỗ cho HSPT vào học theo quy hoạch phân luồng. 4.3. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN phải đồng bộ với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học GDNN là một bộ phận của hệ thống GDQD, bởi vậy mạng lưới cơ sở GDNN phải phát triển cân đối, hài hòa, đồng bộ với quy hoạch mạng lưới cơ sở Giáo dục đại học để có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực (ĐTNL) cho cả nước, từng vùng, từng địa phương trong từng giai đoạn phát triển KTXH. Sự cân đối hài hòa của mạng lưới không chỉ về số lượng CSĐT mà còn cả về thời lượng đào tạo và chuẩn đầu ra của từng trình độ đào tạo. 4.4. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN phải đáp ứng nhu cầu học nghề và học suốt đời của người lao động Ở nước ta, lao động đã qua đào tạo đang chiếm tỉ lệ thấp. Để nâng cao tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cần có mạng lưới cơ sở GDNN phù hợp, đặc biệt là ở vùng nông thôn để công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện đại hóa nông thôn. Một mặt khác, trong tiến trình chuyển đổi cơ cấu lao động để CNH, HĐH đất nước, nhiều người lao động phải đổi nghề. Do vậy, mạng lưới cơ sở GDNN cũng phải đáp ứng nhu cầu học nghề mới để đổi nghề của người lao động. Bên cạnh đó, chúng ta đang sống trong một xã hội luôn biến động, tiến bộ KHCN phát triển như vũ bão, hàng ngày có hàng triệu thông tin ra đời. Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp nhanh chóng bị lạc hậu. Do vậy, học suốt đời đã trở thành tất yếu đối với mỗi người lao động và cũng đã trở thành một triết lý giáo dục của thời đại ngày nay là “triết lý học suốt đời”. Mạng lưới cơ sở GDNN phải có đủ các hình loại cơ sở giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên với đủ mọi hình thức: học tại trường, học thường xuyên tại vị trí lao động, học từ xa, học qua mạng, … để tạo thuận lợi cho người lao động có thể cần gì học nấy, học suốt đời. 121
  7. 4.5. Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN phải hướng tới kinh tế tri thức và cách mạng công nghiệp 4.0 Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang quyết liệt xây dựng và phát triển Việt Nam thành một quốc gia có nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế. Tại diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 ngày 13/07/2018, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: "Công nghiệp 4.0 được áp dụng là cơ hội tốt để Việt Nam đảo chiều về đầu tư thương mại, dịch vụ, giáo dục"[2]. Bởi vậy, hệ thống đào tạo của chúng ta nói chung và GDNN nói riêng cần chuẩn bị sẵn sàng để chuyển sang thời kỳ CMCN 4.0 với các nội dung sau đây: - CMCN 4.0 đòi hỏi phải cấu trúc lại cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo Về ngành nghề đào tạo, sự xuất hiện của người máy thông minh sẽ làm cho nhiều nghề mới xuất hiện và nhiều nghề cũ sẽ mất đi. Về trình độ đào tạo, những người lao động với kỹ năng lao động trình độ thấp sẽ được thay thế bằng người máy. Nói một cách khác, cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo cũng như mạng lưới cơ sở GDNN sẽ phải thay đổi một cách cơ bản cho phù hợp với NCNL của CMCN 4.0. - CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi chuẩn đầu ra của hệ thống đào tạo trong đó có GDNN Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 tại Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc CMCN lần thứ 4”, các nhà khoa học cho rằng nhân loại đang đứng trước một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau [6]. Sự thay đổi này đòi hỏi phải thay đổi về cơ bản năng lực của mọi loại hình lao động, từ nhà khoa học, nhà giáo đến các nhà kinh doanh, các nhà quản lý,... Tóm lại, CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi toàn bộ chuẩn đầu ra của mọi trình độ đào tạo. - CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi mạng lưới cơ sở đào tạo Việc cấu trúc lại cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo cùng với sự xuất hiện của thực tế ảo và tương tác thực tại ảo, một số nước trên thế giới đã hình thành nhà trường ảo. Quá trình dạy học mặt giáp mặt hiện nay sẽ chuyển sang quá trình dạy học tương tác ảo. Do vậy, mạng lưới cơ sở đào tạo sẽ không còn tồn tại như hiện nay. 5. Thực trạng mạng lưới cơ sở GDNN Việt Nam Hiện nay ở nước ta đang tồn tại các hình loại cơ sở GDNN sau đây: Trường Cao đẳng, Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp chuyên nghiệp, Trường Trung cấp nghề, Trung tâm Dạy nghề, Trung Tâm GDNN, Trung tâm GDNN-GDTX. 122
  8. 5.1. Phân bố mạng lưới cơ sở đào tạo Tính đến 31 tháng 12 năm 2017, cả nước có 1976 cơ sở GDNN, trong đó có 395 trường Cao đẳng và Cao đẳng nghề chiếm 20%, 541 trường Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề chiếm 27,3%, 1040 Trung Tâm chiếm 52,6% [4]. - Mạng lưới cơ sở GDNN theo vùng kinh tế - xã hội: Mạng lưới cơ sở GDNN theo vùng kinh tế - xã hội như ở Bảng 1. Bảng 1. Mạng lưới GDNN phân theo vùng Trường Trung CSGDNN Trường Cao đẳng Trung Tâm cấp Vùng KTXH Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Đồng bằng sông Hồng 140 35,44 191 35,30 263 25,29 Trung du và miền núi phía Bắc 51 12,91 58 10,72 205 19,71 Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 81 20,5 105 19,41 233 22,40 Tây Nguyên 12 3,06 23 4,25 69 6,63 Đông Nam bộ 70 17,72 104 19,23 126 12,12 Đồng bằng sông Cửu Long 41 10,38 60 11,09 144 13,85 - Mạng lưới cơ sở GDNN theo hình thức sở hữu: Mạng lưới cơ sở GDNN theo hình thức sở hữu như ở Bảng 2. Bảng 2. Mạng lưới cơ sở GDNN theo hình thức sở hữu Trường Cao đẳng Trường Trung cấp Trung Tâm Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Công lập 308 77,97 302 55,82 696 66,92 Ngoài công lập 87 22,03 239 44,18 344 33,08 123
  9. 5.2. Quy mô tuyển sinh Năm 2017, các cơ sở GDNN tuyển sinh 2.204.000 người, trong đó trình độ cao đẳng 231.420 SV chiếm 10,5%, trình độ trung cấp 308.569 HS chiếm 14% và trình độ sơ cấp 1.664.020 người chiếm 75,5%. Như vậy, bình quân mỗi trường Cao đẳng tuyển khoảng 580 SV/trường. Mỗi trường trung cấp tuyển khoảng 570 HS/ trường và mỗi Trung tâm tuyển khoảng 1600 người học/Trung tâm. Tuyển sinh theo vùng: Tuyển sinh theo vùng như ở Bảng 3. Bảng 3. Tuyển sinh theo vùng CƠ SỞ ĐT Trường Trung Trường Cao đẳng Trung Tâm cấp Vùng KTXH Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Đồng bằng sông Hồng 61.974 26,78 104.759 33,95 357.765 21,5 Trung du và miền núi phía 16.384 7,08 43.015 13,94 158.080 9,5 Bắc Bắc Trung bộ và Duyên hải 51.676 22,33 61.713 20 332.805 20 miền Trung Tây Nguyên 5.530 2,39 7.498 2,43 58.241 3,5 Đông Nam bộ 62.552 27,03 62.208 20,16 515.845 31 Đồng bằng sông Cửu Long 33.304 14,39 29.376 9,52 241.284 14,5 Một số nhận xét: Trong thời gian qua,chúng ta đã phát triển được một mạng lưới cơ sở GDNN rộng khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn. Mạng lưới này đã đào tạo được một đội ngũ nhân lực đông đảo góp phần phát triển KTXH của đất nước cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho thanh thiếu niên và người lao động có thể học nghề để tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm. Tuy nhiên, trước bối cảnh mới, mạng lưới cơ sở GDNN hiện nay cũng đang còn một số bất cập sau đây: 124
  10. (1) Mạng lưới cơ sở GDNN theo vùng lãnh thổ chưa thật tương thích với lực lượng lao động cũng như nhu cầu LĐKT của từng vùng: Ví như vùng Tây Nguyên, tỉ trọng lao động vào năm 2017 so với cả nước là 6,6%, nhưng số trường Cao đẳng chỉ chiếm 3,06% so với cả nước và số trường trung cấp cũng chỉ chiếm 4,25%. Đồng bằng sông Cửu Long, vùng kinh tế trọng điểm với tỉ trọng lao động vào năm 2017 so với cả nước là gần 20%, nhưng số trường Cao đẳng chỉ chiếm 10,38% so với cả nước và số trường trung cấp cũng chỉ chiếm 11,09%. (2) Mạng lưới cơ sở GDNN phát triển nhanh về số lượng nhưng yếu kém về chất lượng: Các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở GDNN còn thấp, đặc biệt là đội ngũ GV. Về kỹ năng nghề, tính đến cuối năm 2017 trong số 69.481 nhà giáo GDNN có 11.692 nhà giáo có chứng chỉ kỹ năng nghề, chiếm tỉ lệ rất thấp là 16,83% trong khi đó, dạy nghề chủ yếu là dạy thực hành để hình thành kỹ năng nghề cho người học. Về nghiệp vụ sư phạm, số nhà giáo có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là 78,70% [4]. Một mặt khác, hiện nay GDNN đang thực hiện dạy học theo năng lực tích hợp lý thuyết nghề với thực hành nghề, số lượng GV có thể vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành đang chiếm tỉ lệ thấp. Với đội ngũ nhà giáo như trên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo chứ chưa nói đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như đội ngũ cán bộ quản lý, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, chương trình đào tạo,… Chất lượng đào tạo thấp sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của đội ngũ NLKT. Chất lượng NLKT của nước ta thuộc nhóm thấp nhất khu vực ASEAN. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới WB và Viện Năng suất quốc gia - Việt Nam thì năm 2015 năng suất lao động Việt Nam bằng 1/18 so với Singapore, 1/7 so với Malaysia, 1/3 so với Thái Lan, bằng 1/2 so với Indonesia và Philippines. [3]. (3) Tỉ lệ cơ sở GDNN ngoài công lập còn rất thấp: Tính đến cuối năm 2017 chỉ có 22,03% trường cao đẳng là trường ngoài công lập, trường Trung cấp là 44,18%, đặc biệt là chỉ có 33,08% trung tâm ngoài công lập trong khi Nhà nước ta đã có chủ trương xã hội hóa giáo dục. Các chương trình đào tạo sơ cấp nghề chỉ hai ba tháng, Trung cấp chỉ 1 đến 2 năm, Cao đẳng chỉ 2 đến 3 năm, nhiều nghề đơn giản, đầu tư không tốn kém do vậy có nhiều thuận lợi để xã hội hóa giáo dục. (4) Mạng lưới cơ sở GDNN hiện nay chưa phù hợp với kinh tế tri thức và CMCN 4.0: 125
  11. Kinh tế tri thức đang bắt đầu hình thành và CMCN 4.0 đã đến gần, một số lĩnh vực như bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, dệt may, y tế, cơ khí chính xác, du lịch,... đã sử dụng tay máy, người máyvà các công nghệ như Internet vạn vật (IoT- Internet of Things), tương tác thực tại ảo (AR-Augmented Reality),… trong sản xuất/dịch vụ, mạng lưới GDNN của chúng ta hiện nay sẽ không phù hợp với cấu trúc đội ngũ nhân lực của Kinh tế tri thức và CMCN 4.0. 6. Một số khuyến nghị Để khắc phục những tồn tại nêu trên, tác giả xin có một số khuyến nghị sau đây với GDNN: - Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN cho phù hợp với nhu cầu phát triển NLKT của cả nước cũng như từng vùng, từng địa phương trong giai đoạn 5 năm trước mắt; - Nâng cao năng lực cho các CSĐT. Giải thể hoặc sát nhập những CSĐT yếu kém. Tăng cường kiểm định chất lượng để nâng cao chất lượng các CSĐT; - Tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội cho các cơ sở GDNN công lập để các trường có thể năng động, linh hoạt và sáng tạo trong việc ĐTNL thích ứng với NCĐT nhân lực TTLĐ, đồng thời tạo cơ sở pháp lý và động lực để phát triển mạnh các CSĐT dân lập, tư thục, trường thuộc doanh nghiệp; - Với tư cách là chủ thể quản lý lao động của cả nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xác định nhu cầu LĐKT về số lượng cũng như cơ cấu ngành nghề và trình độ trong 5 và 10 năm tới đồng thời dự báo nhu cầu LĐKT trong 15 và 20 năm tới để làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo cũng như làm định hướng cho các CSĐT chuyển đổi cơ cấu đào tạo của mình cho phù hợp với quy luật cung – cầu để tránh tình trạng đào tạo vừa thừa vừa thiếu hiện nay; - Phối hợp với Bộ GD&ĐT quy hoạch mạng lưới CSĐT nói chung và cơ sở GDNN nói riêng để đáp ứng yêu cầu ĐTNL cho kinh tế tri thức và CMCN 4.0. 7. Kết luận Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của hệ thống GDNN mà còn đối với sự phát triển của cả thống GDQD cũng như phát triển KTXH của đất nước. Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến việc quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN. Trong thời gian qua, chúng ta đã phát triển được một mạng lưới cơ sở GDNN rộng khắp cả nước, từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên mạng lưới này còn nhiều bất cập trước bối cảnh mới. Bởi vậy, cần quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN cho phù hợp./. 126
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Asia-Pacific Economic Cooperation. (2000). “Towards knowledge-based economies in APEC”, APEC Economic Committee Report, 11.2000. 2. Ban Chấp hành Trung ương. (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 8, Khóa XI, về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về hội nhập quốc tế. Hà Nội. 3. Kagermann, H., W. Wahlster and J. Helbig. (2013). Recommendations for implementing the strategic initiative Industrie 4.0. Final report of the Industrie 4.0 Working Group. 4. Thủ tướng Chính phủ. (2017). Diễn đàn cấp cao về Công nghiệp 4.0. Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 13/07/2018. 5. Viện Năng suất quốc gia-Vietnam National Productivity Institute-VNPI. (2015). Báo cáo Năng suất Việt Nam 2015. 6. Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp. (2017). Báo cáo Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2017. Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2017. 127
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2