intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy Luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí - Bài 1,2,3

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

195
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập tài liệu này gồm hai phần "Quy luật thời khí chính là học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí, và "Biện chứng luận trị về bệnh thời khí chính là bài giảng ôn nhiệt bệnh biện chứng luận trì (nay thường gọi là bệnh sốt thời khí). Hai nội dung trên là hai phần rất chính yếu trong hệ thống lý luận y học cổ truyền Phương Đông. Một là nói về nguyên nhân của những bệnh sốt dịch hàng năm do khí hậu mỗi năm khác nhau làm cho loại hình bệnh cũng eo khác nhau, nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy Luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí - Bài 1,2,3

  1. Quy Luật thời khí và biện chứng luận trị về bệnh thời khí Tập tài liệu này gồm hai phần "Quy luật thời khí chính là học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí, và "Biện chứng luận trị về bệnh thời khí chính là bài giảng ôn nhiệt bệnh biện chứng luận trì (nay thường gọi là bệnh sốt thời khí). Hai nội dung trên là hai phần rất chính yếu trong hệ thống lý luận y học cổ truyền Phương Đông. Một là nói về nguyên nhân của những bệnh sốt dịch hàng năm do khí hậu mỗi năm khác nhau làm cho loại hình bệnh cũng eo khác nhau, nhưng nói chung không ngoài quy luật nhất định. Một nữa nói về diễn biến bệnh của từng loại hình và phương pháp chẩn đoán, phương pháp điều trị cho từng loại hình. Các tài liệu này hiện có rải rác trong những bộ sách y học cổ. Trong mỗi sách, tuỳ tác giả mà có những cách trình bày khác nhau, nhưng nhìn chung, phần lớn là theo kiểu lời bàn. Để tiện cho việc học tập và tiến tới phổ cập hoá trong các đơn vị y tế cộng đồng, tôi soạn lại nội dung "Học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí" theo thể thức một số bài giảng và những bảng tia ứng dụng cho dễ học, dễ dùng. Riêng biện chứng luận trị về bệnh thời khí, tôi chọn dịch bài "ôn nhiệt bệnh biện chứng luận trị" trong sách "Trung Y học khái yếu'’, bởi vì các tác giả Trung Quốc đã soạn nội dung này rất công phu, dễ học, dễ dùng mà lại rất đầy đủ. Để chuyển tiếp giữa hai nội dung đó, tôi dịch bài "Bát cương biện chứng" cũng trong sách "Trung Y học khái yếu trên.
  2. Phần I: Quy luật thời khí Bài 1: Mở Đầu Bài 2: Đại cương Học thuyết Ngũ Vận – Lục Khí là gì ? Thành phần của mỗi tên khí tư thiên và đại vận Sự khác nhau giữa Khí tư thiên và Đại vận Quan hệ giữa khách khí (Tư thiên) và khách vận (Đại vận) Bài 3: Chủ khí Định nghĩa Cách tính chủ khí Chủ bệnh của chủ khí
  3. Bài I: MỞ ĐẦU Học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí là một môn lý luận về quy luật biến đổi khí hậu theo năm, theo mùa tiết tương ứng với biến đổi ở vạn vật, là một môn học có phạm vi ứng dụng rất rộng, nhưng trước hết và nhiều nhất là trong Y học cổ Phương Đông. Chúng ta thấy môn học này đều có trong các bộ sách Y học cổ Việt Nam và Trung Quốc, như Hoàng đế Nội Kinh, Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư, Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Ngư Tiều Vấn đáp Y Thuật, Lang y khái luận v.v... Đối với Y học, học thuyết Ngũ Vận - Lục Khí có giá trị như một quy luật dự báo thời bệnh học, trên cơ sở tương ứng giữa tên của năm theo niên can, niên chi với tên khí, tên vận, và tương ứng giữa tên khí, tên vận với diễn biến bệnh lý trong các tạng phủ, kinh lạc trên cơ thể con người. Nó có một trình tự diễn biến rất nghiêm ngặt, công thức tính toán rất phức tạp, do đó chỉ có khi nào được học chu đáo mới có thể sử dụng được, vì thế việc ứng dụng của nó không rộng rãi trong đa số thầy thuốc. Cho nên, như chúng ta đã thấy, ngày nay, công việc chữa bệnh cho nhân dân mới nằm trong phạm vi điều trị triệu chứng là chủ yếu. Công việc dự báo, dự phòng và điều trị nguyên nhân chưa phải lúc nào và ở đâu cũng làm được Trong thời gian sưu tầm tài liệu để làm bài giảng về học thuyết này, tôi rút ra những điều chính yếu, rồi xếp sắp theo một lối riêng, hy vọng sẽ giúp cho người học dễ nắm được, từ đó, tiến lên có thể được bổ sung để bài giảng sẽ trở thành những bài phổ cập trong đời sống y học và y thuật, phục vụ sức khoẻ của nhân dân trong cả phòng bệnh và chữa bệnh. Bài 2: ĐẠI CƯƠNG I. HỌC THUYẾT NGŨ VẬN - LỤC KHÍ LÀ GÌ? Sách Trung y khái luận (tập 4, NXB Y học, Hà Nội 1961) viết:
  4. " Ngũ Vận - Lục Khí nói tắt là Vận Khí. Học thuyết này trong Y học Trung Quốc gọi là học thuyết Vận Khí, đó là một phương pháp lý luận của đời xưa giải thích sự biến hoá của khí hậu thời tiết trong tự nhiên giới và ảnh hưởng của khí hậu thời tiết biến hoá ấy đối với vạn vật trong vũ trụ, đặc biệt là đối với loài người. Học thuyết này lấy âm dương ngũ hành làm hạt nhân, dựa trên cơ sở của quan niệm chỉnh thể về thiên nhân tương ứng mà xây dựng nên." II. THÀNH PHẦN CỦA MỖI TÊN KHÍ TƯ THIÊN VÀ ĐẠI VẬN: Tên của Khí tư thiên và đái vận bao giờ cũng gắn với một năm can hoặc. chi, gắn với ngũ hành của tạng phủ hoặc gắn với ngũ hành của đường kính. Bảng 1, 2. Bảng 1: Niên can và đại vận Năm Giáp và năm Kỷ Năm Ất và năm Canh Năm Bính và năm Tân Năm Đinh và năm Nhâm Năm Mậu và năm Quý Bảng 2: Niên chi và Khí tưnhiên
  5. Năm Tý và năm Ngọ Khí tư thiên là Thiếu âm quân hoả (kinh = Thủ thiếu âm Tâm). Năm Sửu và năm Mùi Khí tư thiên là Thái âm thấp Thổ (kinh = Túc thái âm Tỳ). Năm Dần và năm Thân Khí tư thiên là Thiếu dương tướng hoả = (kinh Thủ thiếu dương tam tiêu). Năm Mão và năm Dậu Khí tư thiên là Quang minh táo kim (kinh = Thủ dương minh Đại trường). Năm Thìn và năm Tuất Khí tư thiên là Thái dương hàn thất (kinh = Túc thái dương Bàng quang). Năm Tỵ và năm Hợi Khí tư thiên là Lưuyến âm phong mộc = (kinh Túc quyết âm Can). Trong tên của Khí tư thiên như trên, phân tích thêm, ta thấy như sau: - Những từ Thiếu âm, Thái âm, Dương minh, thiếu dương, Thái dương, Quyết âm là những mức độ âm dương trên các nửa âm dương của cổ chân, cổ tay, nơi đường kính đó đi qua. - Những tên quân hoả, thấp thổ, tướng hoả, táo kim, hàn thuỷ, phong mộc, là những tên khí và hành của khí ứng với tên tạng phủ có động kinh đó.
  6. III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA KHÍ TƯ THIÊN VÀ ĐẠI VẬN: Khí tư thiên và đại vận do cùng là loại khí khác lạ xen kẽ vào khí hậu bình thường hàng năm, nên cùng gọi là khách khí hay khách vận, nhưng chúng có những đặc điểm khác nhau: - Khí tư thiên là lấy đặc điểm khí hậu của thời điểm giữa mùa hạ hàng năm. - Đại vận là tính khí hậu chung cho cả năm. - Khí tư thiên tính theo tên chi của năm (niên chi). - Đại vận tính theo tên can của năm (niên can). Khí tư thiên được lấy làm gốc, theo đó tính ngay ra các bước khách khí của cả năm. - Đại vận dùng để tính chuyển đổi thành thái quá hay bất cập, thái quá thì bản khí lưu hành (tức là giữ nguyên tên Khí tư theo niên can bằng ngũ hành), bất cập thì khí khắc nó lưu hành (tức là lấy hành khắc hành của Đại vận theo niên can làm tên khí lưu hành). Sau khi chuyển đổi như thế mới dùng làm bước vận gốc từ đầu mỗi năm, các bước khách vận trong năm theo đó mà nối tiếp. - Thái quá và bất cập tính theo năm can là dương hay âm; Thái quá là những năm Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Bất cập là những năm Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý. IV. QUAN HỆ GIỮA KHÁCH KHÍ (KHÍ TƯ THIÊN) VÀ KHÁCH VẬN (ĐẠI VẬN): Khách khí và khách vận có quan hệ theo ngũ h ành tương sinh hay tương khắc. Theo quan hệ tương sinh và tương khắc giữa Khí tư thiên với Đại vận hàng năm mà người ta tìm ra năm đó Khí thịnh, vận suy hoặc vận thịnh khí suy, hoặc là vận đồng với khí, để theo đó biết tình hình khí hậu trong năm tính theo khí hay theo
  7. vận. Cách tính này lấy ngũ hành của Khí tư thiên so sánh với. ngũ hành của đại vận. Khí khắc Vận hoặc Khí sinh Vận là Khí thịnh Vận suy, khí hậu năm đó lấy theo Khí là chính, Vận chỉ để tham khảo. Ví dụ: năm Giáp Tý, Giáp có Đại vận là thổ, Tý có Khí tư thiên là hoả (thiếu âm quân hoả), hoả sinh thổ, năm đó Khí thịnh vận suy, khí hậu tính theo khí hoả. Vận khắc Khí hoặc Vận sinh Khí là Vận thịnh Khí suy, khí hậu năm đó lấy theo Vận là chính, Khí chỉ để tham khảo. Ví dụ: năm Bính Dần, Bính có Đại vận thuỷ, Dần có Khí t ư thiên là hoả (thiếu dương tướng hoả), thuỷ khắc hoả, năm đó vận thịnh khí suy, khí hậu tính theo vận thuỷ. Vận đồng với Khí một loại hành, gọi là đồng khí, những năm đồng Khí thì khí hậu khác lạ đó dữ dội, vì hành của Vận và Khí gia bội cho nhau. Ví dụ: năm Mậu Dần, Mậu có Vận là Hoả, Dần có Khí là hoả, năm đó hoả khí mạnh dữ dội. Ngoài việc so sánh giữa Vận và Khí như trên, khi so sánh gi ữa Đại vận, Khí tư thiên hàng năm theo ngũ hành của vận, của khí, của niên chi (theo ngũ hành phương vị của 12 địa chi: Hợi, Tý - Thuỷ; Dần, Mão - mộc; Tỵ, Ngọ - hoả; Thân, Dậu - kim; Thìn,Tuất, Sửu, Mùi - thổ), người ta còn gọi bằng những tên khác để chỉ tính chất khí hậu năm đó cho tương đối cụ thể hơn. Các tên khác: Thuận hoá : Khí sinh Vận. Thiên hình: Khí khắc Vận. Tiểu nghịch: Vận sinh Khí. Bất hoà: Vận khắc Khí. Thiên phù: Hành của Vận và hành của Khí đồng nhau. Tuế hội: Đại vận (Tuế vận) giống như thuộc tính ngũ hành của niên chi (theo ngũ hành với phương vị 12 địa chi). Thái ất Thiên phù: Những năm đã gặp Thiên phù lại là Tuế hội nữa thì gợi là Thái
  8. ất Thiên phù. Đồng Thiên phù: Những năm dương can, dương chi (thái quá) đồng thời thuộc tính ngũ hành của Đại vận và Khí tại tuyền (khí đối chiều với Khí tư thiên hàng năm) giống nhau thì gọi là Đồng Thiên phù. Đồng Tuế hội: Những năm âm can, âm chi (bất cập), đồng thời lại có Đại vận giống thuộc tính ngũ hành của Khí tưại tuyền thì gọi là Đồng Tuế hội. Bình khí: Những năm Vận thái quá bị Khí tư thiên ức chế và những năm Vận bất cập được hành của niên chi phù trợ cũng trở thành Bình khí. Bảng 3: Khách khí Khí tại tuyền Khí tư thiên Năm Tý, Ngọ, Thiếu âm Dương minh táo kim, quân hoả, Thái dương hàn thuỷ, Năm Sửu, Mùi, Thái âm Quyết âm phong mộc thấp thổ, Năm Dần, Thân, Thiếu dương tướng hoả Thiếu âm quân hoả, Năm Mão, Dậu, Dương Thái âm thấp thổ, minh táo kim, Thiếu dương tướng hoả Năm Thìn, Tuất, Thái dương hàn thuỷ,
  9. Năm Tỵ, Hợi. Quyết âm phong mộc, Các bảng đối chiếu tên can chi của năm và các loại tên khác của Khí Bảng 4: Thiên phù - Trong 60 năm có 12 năm Thiên phù Niên hiệu Đại vận Khí tư thiên Kỷ Sửu Thổ Thái âm thấp thổ Mùi Ất Mão Kim Dương minh táo kim Dậu Thuỷ Bính Thìn Thái dương hàn thuỷ Tuất Đinh Tỵ Mộc Quyết âm phong mộc Hợi Mậu Ho ả Thiếu âm quân hoả Tý
  10. Ngọ Mậu Dần Ho ả Thiếu dương tướng hoả Thân Bảng 5: Tuế hội: có 8 năm Tuế hội Thuộc tính ngũ Niên hiệu Đại vận hành của niên chi Giáp Thìn Kỷ Tuất Sửu Thổ Thổ Mùi Ất Dậu Kim Kim Đinh Mộc Mộc Mão Mậu Ngọ Ho ả Ho ả
  11. Thuỷ Thuỷ Bính Tý Bảng 6: Thái ất Thiên phù: có 4 năm Thái ất Thiên phù Niên hiệu Thuộc tính ngũ Đại vận Khí tư thiên hành của niên chi Kỷ Sửu Thổ Thái âm thấp thổ Thổ Mùi ất Dậu Dương minh táo kim Kim Kim Mậu Ngọ Ho ả Thiếu âm quân hoả Ho ả
  12. Bảng 7: Đồng thiên phù: có 6 năm Đồng Thiên phù Thuộc tính ngũ hành Niên hiệu Khí tại tuyền Đại vận của niên chi Dương Thổ (Thái âm thấp) thổ Giáp Thìn Tuất Dương Thổ (Thái âm thấp) thổ Giáp Dương (Dương minh táo) Canh Tý Kim kim Ngọ Dương (Dương minh táo) Canh Kim kim Dần Dương Mộc (Quyết âm phong) Nhâm mộc Dương Mộc (Quyết âm phong) Nhâm Thân mộc
  13. Bảng 8: Đồng Tuế hội: có 6 năm Đồng Tuế hội Thuộc tính ngũ hành Niên hiệu Khí tại tuyền Đại vận của niên chi Thổ (Thái âm thấp) thổ Tân Mùi âm Sửu Thổ (Thái âm thấp) thổ Tân âm (Dương minh táo) Quý Mão âm Kim kim Dậu (Dương minh táo) Quý âm Kim kim Tỵ Mộc (Quyết âm phong) Quý âm mộc Hợi Mộc (Quyết âm phong) Quý âm mộc
  14. Bảng 9: Bình khí: có 12 năm Bình khí 6 năm Vận thái quá bị Khí tư thiên ức chế Mậu Mậu Canh Tý Canh Canh Canh Tuất Ngọ Dần Thìn Thân 6 năm Vận bất cập được phù trợ của niên chi ất Dần Đinh Kỷ Sửu Kỷ Mùi Tân Hợi Quý Tỵ Mão Tam phạm: Phạm Thiên phù, bệnh nhanh mà nguy Phạm Tuế hội, bệnh từ từ mà giữ lâu Phạm Thái ất, bệnh bạo mà chết BÀI 3: CHỦ KHÍ I. ĐỊNH NGHĨA: Chủ khí là khí hậu đều đặn hàng năm, diễn biến theo các mùa, năm nào cũng thế, không có sự đảo ngược. Ví dụ: Năm nào cũng mùa đông rét, mùa hè nóng, mùa xuân ẩm, mùa thu hanh
  15. khô. II. CÁCH TÍNH CHỦ KHÍ: Chủ khí mỗi năm chia ra làm sáu bước, mỗi bước chủ khí bằng 4 tiết Khí theo thứ tự như sau: 365,25 : 24 x 4 = 60,875 = (15,21875 x 4). - Sơ khí bắt đầu từ tiết Đại hàn, qua Lập xuân, Vũ thuỷ, Kinh trập. - Nhị khí, bắt đầu từ tiết Xuân phân, qua Thanh minh, Cốc vũ Lập hạ. - Tam khí, bắt đầu từ tiết Tiểu mãn, qua Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử. - Tứ khí, bắt đầu từ tiết Đại thử, qua lập thu, Xử thử, Bạch lộ - Ngũ khí, bắt đầu từ tiết Thu phân qua Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông. - Chung khí, bắt đầu từ tiết Tiểu tuyết, qua Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn. Việc tính từng tiết khí xảy ra ở nước ta vào ngày giờ nào là công việc của cơ quan làm lịch nhưng ta có thể theo sự xê dịch trong nhiều năm mà biết đại cương như sau (theo ngày và tháng dương lịch hàng năm). - Sơ Khí từ 20 tháng 1 đến 21 tháng 3 , có thể + hoặc - 1 ngày. - Nhị khí, từ khoảng 22 - 3 đến 21 tháng 5, có thể + hoặc - 1 ngày. Tam khí, từ khoảng 22 - 6 đến 21 tháng 7, có thể + hoặc - 1 ngày . Tứ khí, từ khoảng 22 - 7 đến 20 tháng 9, có thể + hoặc - 1 ngày. - Ngũ khí, từ khoảng 2 1 - 9 đến 2 1 tháng 1 1 , có thể + hoặc - 1 ngày. Chung Khí từ khoảng 22 - 11 đến 20 tháng 1; có thể + hoặc - 1 ngày. III. CHỦ BỆNH CỦA CHỦ KHÍ: Chủ bệnh của chủ khí là theo tên của các bước khí và chứng trạng của các tạng
  16. phủ sở thuộc của các đường kinh tương ứng. 1. Tên các bước của chủ khí và đường kinh tương ứng: Sơ khí, Quyết âm phong mộc, kinh túc quyết âm can (và đảm). - Nhị khí, Thiếu âm quân hoả, kinh thủ thiếu âm tâm (và tiểu trường). - Tam khí, Thiếu dương tướng hoả, kinh thủ thiếu dương tam tiêu (và tâm bào). - Tứ khí, Thái âm thấp thổ, kinh túc thái âm tỳ (và vị) . - Ngũ khí, Dương minh táo kim, kinh thủ dương minh đại trường (và phế) - Chung khí, Thái dương hàn thuỷ, kinh túc thái dương bàng quang (và thận). 2. Chứng bệnh theo khí (lục Khí thủ bệnh): Mọi thứ cứng đơ tay chân đột ngột, co rút gân, gốc là từ ở 2 kinh túc can và đảm, thuộc khí Quyết âm phong mộc. Mọi thứ bệnh suyễn, nôn, xót ruột, bạo chú xuống khó ch uyển gân; đái đục và có máu; khối u, kết hạch, ban chẩn, ung nhọt; ghẻ lở, quặn bụng, mất tri thức, uất, thũng trướng, mũi tắc khô, chảy máu mũi. đái buốt, mình sốt, vừa rét vừa run; cười khóc, nói nhảm, bẩn thỉu; bụng to như trống có tiếng êm là do khí ở hai kinh thủ tâm và tiểu trường, thuộc Khí thiếu âm quân hoả. Bệnh chí và thẳng cứng, tích ẩm, quặn bụng, trướng ở trong và eo hòn cục ở cách; nặng mình, bụng chân dưới sưng, liệt, thịt như bùn ấn vào không đẩy lên, khí ở 2 kinh túc tỳ và vị, thuộc khí thái âm thấp thổ. Mọi chứng nghiệm, mất tri thức , eo gân rần rần, hồi hộp, co quắp mất tiếng. theo cuồng, kinh hãi, khí nghịch lên; bàn chân sưng đau, nôn, ghẻ lở. hầu đau, tai ù, điếc, nôn đau, nuốt đổ án không được; mắt mờ, có màng hoặc run rẩy như thần
  17. chết; bạo bệnh, bạo tử, bạo chú lợi (đi đại tiện mạnh mà dễ), ở hai kinh thủ tam tiêu và tâm bào, thuộc Khí thiếu dương tróng hoả,. Mọi chứng khô, dính, khô đét, nứt nẻ da, khí ở hai kinh thủ phế và đại trường. thuộc khí Dương minh táo kim. Mọi thứ nước dịch trên và dưới ra mà lạnh; hòn cục kết rắn; bụng đầy, đau gấp, lị trắng đỏ, xanh; ăn chưa xong bữa đã đi lỵ tanh; chân tay co duỗi khó và quyết nghịch, khí của hai kinh túc thận và bàng quang, thuộc Khí thái dương hàn thuỷ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0