QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
lượt xem 395
download
Quỹ tín dụng được lập ra để thực hiện việc thu hút tiền gửi và cho vay đối với mọi đối tượng có nhu cầu, kèm theo nhu cầu thế chấp tài sản. Quỹ hoạt động dưới sự bảo trợ của ngân hàng nhà nước, lãi suất tiền gửi và cho vay thường là linh hoạt. Thành viên của quỹ là các cá nhân, các pháp nhân, thực chất là của quỹ là cùng đóng góp vốn để kinh doanh tiền tệ. Trong điều kiện kinh tế thị trường và lạm phát cao, hoạt động của quỹ tín dụng rất...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN
- QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN Quỹ tín dụng Quỹ tín dụng được lập ra để thực hiện việc thu hút tiền gửi và cho vay đối với mọi đối tượng có nhu cầu, kèm theo nhu cầu thế chấp tài sản. Quỹ hoạt động dưới sự bảo trợ của ngân hàng nhà nước, lãi suất tiền gửi và cho vay thường là linh hoạt. Thành viên của quỹ là các cá nhân, các pháp nhân, thực chất là của quỹ là cùng đóng góp vốn để kinh doanh tiền tệ. Trong điều kiện kinh tế thị trường và lạm phát cao, hoạt động của quỹ tín dụng rất bấp bênh và rất dễ phá sản. Trên thế giới, Quỹ tín dụng xuất hiện trong khoảng thế kỷ 17 – 18 dưới nhiều dạng khác nhau. Đó là các hợp tác xã tín dụng liên kết với những nhà sản xuất nhỏ nhằm chống lại nạn cho vay nặng lãi. Ở Việt Nam tính đến năm 1989 cả nước có khoản 7.700 quỹ tín dụng hoạt động theo mô hình hợp tác xã Quỹ tín dụng là công cụ quan trọng để tạo lập một hệ thống kinh doanh tiền tệ lành mạnh, xóa bỏ nạn cho vay nặng lãi, hình thành thị trường vốn, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển nông thôn. Các loại Quỹ tín dụng ở Việt NamQuỹ tín dụng nhân dân Tính đến thời điểm năm 1989 ở Việt Nam có 7.700 quỹ tín dụng hoạt động theo mô hình hợp tác xã. Các hợp tác xã tín dụng là các tổ chức kinh tế tập thể của các cổ đông tự huy động vốn và cho vay trong phạm vi vốn huy động được.
- Hợp tác xã tín dụng là tổ chức kinh doanh tín dụng được nhà nước cho phép thành lập và chịu sự quản lí của ngân hàng nhà nước về mặt chính sách, chế độ tín dụng, tiền tệ. Hợp tác xã tín dụng cho các tổ chức kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể và các thành phần kinh tế khác vay vốn để phát triển sản xuất (theo quy định của nhà nước) và làm các dịch vụ tiền tệ - tín dụng theo sự thỏa thuận với các cơ quan ngân hàng địa phương. Ở Việt Nam các hợp tác xã tín dụng được xây dựng ở miền bắc từ những năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống thực dân pháp thắng lợi ( 1954 – 1957 ); và ở miền nam ngay từ sau ngày giải phóng ( 1975 ) . Nguồn vốn cổ phần của HTXTD ngày càng tăng, quy mô cho vay ngày càng mở rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống trước hết cho nhân dân lao động ở nông thôn và thành phố. Sau thời kỳ “đổi mới”, các HTXTD hầu như không còn tồn tại mà được thay thế bằng quỹ tín dụng nhân dân. Hiện nay Ở Việt Nam hiện có rất nhiều các tổ chức tin dụng , các quỹ tín dụng như: Quỹ tín dụng nhân dân, quỹ tín dụng sinh viên, quỹ tín dung học tập….Các loại quỹ này ra đời đều nhằm mục đích giúp đỡ hỗ trợ người dân, học sinh sinh viên + Quỹ tín dụng nhân dân là một kênh tín dụng quan trọng, phục vụ đắc lực cho việc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quỹ tín dụng nhân dân có chi nhánh ở khắp các tỉnh thành và địa phương trong cả nước + Quỹ tín dụng Sinh Viên được thành lập từ năm 1988 với mục đích giúp sinh viên khó khăn vay vốn để trang trải chi phí học tập Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) là một loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) hợp tác, được Chính phủ cho phép thành lập từ năm 1993 nhằm góp phần đa dạng hoá loại hình TCTD hoạt động trên địa bàn nông thôn, tạo lập một mô hình kinh tế hợp tác xã kiểu mới hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và ngân hàng có sự liên
- kết chặt chẽ vì lợi ích của thành viên QTDND, góp phần xoá đói giảm nghèo, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn…Đây thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn nông nghiệp - nông thôn. Là một loại hình TCTD nên trong quá trình hoạt động QTDND cũng sẽ gặp phải những rủi ro phổ biến của một TCTD, như: rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng, rủi ro lói suất, rủi ro đạo đức, tài sản,…Tuy nhiên, so với các loại hình TCTD khác, QTDND thường xuyên phải đối mặt với nhiều rủi ro, đổ vỡ hơn bởi những đặc thù riêng biệt của hệ thống này, đó là: QTDND hoạt động chủ yếu là huy động vốn để cho vay đối với các thành viên ở các khu vực nông nghiệp, nông thôn là nơi mặt bằng kinh tế, trình độ còn thấp, sản xuất, kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro (do phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan như thời vụ, thiên tai, giá cả...); Trong khi đó quy mô hoạt động, năng lực tài chính của các QTDND thường nhỏ bé, trình độ quản lý, nhận thức của đội ngũ cán bộ và nhân viên còn hạn chế, bất cập. Cơ sở vật chất nhìn chung còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ khó đảm bảo các điều kiện về an toàn kho quỹ, giao thông, liên lạc không thuận lợi gây khó khăn cho hoạt động. QTDND không có được một số lợi thế như các Ngân hàng thương mại, đó là: được tham gia thị trường vốn, thị trường liên ngân hàng, được Ngân hàng Nhà nước cho vay tái cấp vốn… Các QTDND là các pháp nhân độc lập về kinh tế, hoạt động riêng lẻ trên địa bàn nhiều vùng khác nhau nhưng lại có cùng một tên gọi, chung một biểu tượng, mô hình tổ chức và phương thức hoạt động kinh doanh, đồng thời khả năng “miễn dịch”, tự bảo vệ của mỗi QTDND còn rất hạn chế. Vì vậy, khi một QTDND gặp khó khăn thì khả năng lây lan sang các QTDND khác trong hệ thống là rất cao,
- nếu không có giải pháp xử lý kịp thời thì nguy cơ đổ vỡ dây truyền trong hệ thống là khó tránh khỏi. Trước thực tiễn phát triển của hệ thống QTDND cũng như những thách thức, khó khăn mà hệ thống này phải đối mặt trong quá trình hoạt động, việc tạo lập ra một môi trường hoạt động an toàn và ổn định cho các QTDND là hết sức cần thiết. Để làm được điều này, đòi hỏi các cơ quan quản lý phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ, trong đó Quỹ An toàn hệ thống QTDND (Quỹ ATHT) có thể coi là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc ngăn ngừa nguy cơ đổ vỡ lan truyền của loại hình tín dụng hợp tác này. Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân Việt Nam (VAPCF) đại diện cho hơn 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong cả nước đã ra mắt tại Hà Nội. Trong Đại hội thành lập, VAPCF đã thông qua phương hướng hoạt động 2005- 2010. Tổ chức này sẽ làm đầu mối liên kết và thúc đẩy liên doanh, liên kết giữa các quỹ tín dụng nhân dân, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các hội viên. Đồng thời, tham gia góp ý kiến cho việc soạn thảo các chính sách, góp phần đảm bảo cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân hoạt động an toàn, lành mạnh và hiệu quả. Hàng triệu hộ nông dân đang tham gia vào hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân. VAPCF cho biết, từ nay tới cuối năm họ sẽ thiết lập "đường dây nóng" để nắm bắt nhu cầu và hỗ trợ từ xa cho các đơn vị thành viên trong các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, pháp lý, thuế, kế toán, tín dụng, quản lý rủi ro... Đồng thời, xúc tiến thành lập Quỹ an toàn hệ
- thống tín dụng nhân dân. Thời gian qua, do mô hình tổ chức 2 cấp, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động tương đối độc lập nên vai trò là một tổ chức đại diện của quỹ Trung ương bị hạn chế. Việc hình thành và ra đời Hiệp hội Quỹ tín dụng nhân dân là một bước quan trọng nhằm xác lập một cơ chế đại diện hữu hiệu, tích cực hơn của hệ thống này. Năm 2010, Hiệp hội này sẽ tiến tới thành lập các chi hội ở một số địa phương, phát triển các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ mới. Việt Nam hiện có 909 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động tại 53 tỉnh, thành, thu hút gần 1 triệu thành viên tham gia là những hộ sản xuất nông - lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và buôn bán nhỏ... Tổng nguồn vốn huy động qua hệ thống đến nay đạt gần 6,5 nghìn tỷ đồng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi tuyển dụng ngân hàng SHB Đà Nẵng
6 p | 771 | 423
-
KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN NỘI BỘ QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ HÙNG TIẾN
32 p | 1731 | 149
-
Lý Thuyết Tín Dụng Ngân Hàng: QUY TRÌNH CHO VAY VÀ QUẢN Lí TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
20 p | 557 | 144
-
Bài tập tình huống - Quy trình tín dụng
4 p | 400 | 110
-
QUY TRÌNH CHO VAY VÀ QUẢN LÝ TÍN DỤNG DÂN CƯ phần 2
5 p | 373 | 104
-
Bảo hiểm tiền gởi
17 p | 111 | 24
-
CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT ƯU KHUYẾT ĐIỂM, NGUYÊN NHÂN CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY MUA NHÀ, XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA NHÀ TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TỈNH BÌNH THUẬN.
3 p | 148 | 22
-
KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG PHÒNG,CHỐNG TIỀN GIẢ CỦA NGÂN HÀNG NHÂN DÂN TRUNG QUỐC
2 p | 196 | 18
-
ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã tín dụng
6 p | 96 | 13
-
Kế hoạch kiểm soát nội bộ Quỹ tín dụng nhân dân Tây Ninh năm 2020
6 p | 123 | 12
-
Tăng cường kiểm soát tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hải Vân
19 p | 140 | 12
-
Khoá luận tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tại Quỹ tín dụng nhân dân Bình Chánh
57 p | 83 | 11
-
Ngân hàng và khoảng trắng quản lý rủi ro môi trường - xã hội
3 p | 111 | 11
-
Hạ lãi suất: Ngân hàng đồng tình, DN chê ít!
3 p | 83 | 5
-
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài
11 p | 83 | 4
-
Bài giảng Thị trường và các định chế tài chính: Chương 7 - ThS. Nguyễn Phúc Khoa
50 p | 57 | 3
-
Sẽ không có chia tách ngân hàng
3 p | 64 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn