Quy trình dạy môn Khoa học ở tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEM
lượt xem 6
download
Trong những năm gần đây, STEM đang dần khẳng định được vai trò và vị thể trong hệ thống giáo dục. Bài viết tập trung phân tích những đặc trưng của giáo dục STEM và vận dụng vào dạy học ở lứa tuổi tiểu học. Bằng cách nghiên cứu cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn, tác giả đề xuất quy trình dạy học môn Khoa học theo tiếp cận giáo dục STEM nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy trình dạy môn Khoa học ở tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEM
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0009 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 1, pp. 87-94 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUY TRÌNH DẠY MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC THEO TIẾP CẬN GIÁO DỤC STEM Nguyễn Văn Hưng*1 và Thiều Thị Thu Hà2 1 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Hệ thống giáo dục Lômônôxốp Tóm tắt. Trong những năm gần đây, STEM đang dần khẳng định được vai trò và vị thể trong hệ thống giáo dục. Bài viết tập trung phân tích những đặc trưng của giáo dục STEM và vận dụng vào dạy học ở lứa tuổi tiểu học. Bằng cách nghiên cứu cơ sở lí luận và kinh nghiệm thực tiễn, tác giả đề xuất quy trình dạy học môn Khoa học theo tiếp cận giáo dục STEM nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Từ khóa: STEM, giáo dục STEM, khoa học, dạy học tích hợp. 1. Mở đầu STEM được đánh giá là mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại. Đã có rất nhiều nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước chỉ ra vai trò và tầm quan trọng của STEM trong dạy học. Ở Việt Nam, STEM manh nha từ chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), sau đó nhờ nỗ lực của các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm đến hướng phát triển mới trong mô hình này mà giáo dục STEM lan tỏa về các địa phương. Ban đầu, STEM được phát triển chủ yếu dưới hình thức tổ chức cuộc thi Robot dành cho học sinh từ cấp tiểu học đến phổ thông trung học do các công ty công nghệ tại Việt Nam triển khai cùng với các tổ chức nước ngoài. Sau đó STEM được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: ngày hội STEM, Câu lạc bộ STEM, cuộc thi sáng tạo khoa học. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã tác động tới nhiều ngành nghề trong xã hội. Mô hình giáo dục STEM đã được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển và mang lại hiệu quả cao, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, cấp tiểu học được coi là giai đoạn “vàng” để triển khai cách tiếp cận giáo dục STEM bởi các em học sinh có những đặc điểm khác biệt so với lứa tuổi khác. Cơ thể và trí tuệ đang phát triển mạnh, trẻ thích tham gia vào các hoạt động khám phá để thỏa mãn trí tò mò. Bên cạnh đó, nhu cầu giao tiếp của trẻ sẽ được đáp ứng thông qua việc tương tác với các học sinh trong nhóm. Từ đó giúp trẻ có được các kĩ năng, năng lực của con người hiện đại. Có thể thấy, việc thiết kế các hoạt động giáo dục STEM cho học sinh tiểu học là rất phù hợp và đem lại hiệu quả cao. Tuy vậy, tại các trường tiểu học, việc vân dụng STEM vào giảng dạy các môn học còn gặp nhiều khó khăn. Phần lớn do giáo viên còn lúng túng, chưa nắm vững được quy trình dạy học STEM dẫn đến việc khó kiểm soát thời lượng và khai thác nội dung giảng dạy. Trong bài viết Ngày nhận bài: 21/11/2021. Ngày sửa bài: 29/12/2021. Ngày nhận đăng: 10/1/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Văn Hưng. Địa chỉ e-mail: hungnv.gdth@gmail.com 87
- Nguyễn Văn Hưng* và Thiều Thị Thu Hà này, tác giả hướng tới đưa ra quy trình dạy học STEM nhằm giúp cho giáo viên có thêm tài liệu tham khảo, hướng dẫn để triển khai bài học STEM được hiệu quả hơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bản chất và đặc điểm của giáo dục STEM Theo Hiệp hội các Giáo viên dạy khoa học Mĩ (National Science Teachers Association – NSTA), Giáo dục STEM được hiểu là một cách tiếp cận liên ngành trong quá trình học, trong đó các khái niệm học thuật mang tính nguyên tắc được lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, ở đó học sinh áp dụng các kiến thức trong khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học vào các bối cảnh cụ thể, giúp kết nối giữa trường học, cộng đồng, nơi làm việc và các tổ chức toàn cầu để từ đó phát triển các năng lực trong lĩnh vực STEM và khả năng cạnh tranh trong nền kinh kế mới”. Merrill cho rằng STEM là mô hình giáo dục tiên tiến, không phân chia thành các nội dung cụ thể mà tích hợp các lĩnh vực toán học, khoa học, kĩ thuật và công nghệ để truyền thụ kiến thức cho người học [6]. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế [7]. Từ những quan điểm trên, có thể hiểu giáo dục STEM như sau: Giáo dục STEM là tổ hợp đa lĩnh vực bao gồm 4 yếu tố chính (Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật, Toán học). Nhà giáo dục xây dựng chương trình giảng dạy dựa trên nền tảng kiến thức tích hợp của 4 lĩnh vực trên, từ đó giúp cho học sinh được tự mình trải nghiệm tìm ra kiến thức mới, đồng thời kiểm chứng các kiến thức đã được học. Như vậy, Giáo dục STEM được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kĩ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học Về đặc điểm, Nguyễn Thành Hải [8], đã chỉ ra một số đặc điểm quan trọng trong giáo dục STEM. Đầu tiên, đó là sự khác biệt giữa tiếp cận “liên ngành” và “đa ngành”. Tuy cũng là có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nhưng “liên ngành” thể hiện sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau trong các ngành. Do vậy, nếu một chương trình học, một trường học chỉ có nhiều môn, nhiều giáo viên dạy các ngành khác nhau mà không có sự kết nối và bổ trợ lẫn nhau thì chưa được gọi là giáo dục STEM. Tiếp theo, đó là sự lồng ghép với các bài học trong thế giới thực, thể hiện tính thực tiễn và tính ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề thực tế. Ở đây, không còn rào cản của việc học kiến thức lý thuyết với ứng dụng. Do vậy, các chương trình giáo dục STEM nhất thiết phải hướng đến các hoạt động thực hành và vận dụng kiến thức để tạo ra sản phẩm hoặc giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống. Thứ ba là sự kết nối từ trường học, cộng đồng đến các tổ chức giáo dục toàn cầu đóng vai trò quan trọng; Internet đã có thể giải quyết mọi vấn đề liên quan đến khoảng các. Do vậy, quá trình giáo dục STEM không chỉ hướng đến vấn đề cụ thể của địa phương mà phải đặt trong mối liên hệ với bối cảnh kinh tế toàn cầu và các xu hướng chung của thế giới, ví dụ như biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo,… Ngoài ra, thông qua các tài liệu và báo cáo của các nhà khoa học trong những năm gần đây, ta có thể nhận thấy một vài đặc điểm nổi bật của giáo dục STEM để phân biệt với các chương trình giáo dục khác. 88
- Quy trình dạy môn khoa học ở tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEM Đặc điểm của giáo dục STEM Hình 1. Đặc điểm giáo dục STEM 2.2. Vai trò của giáo dục STEM trong dạy học môn Khoa học Van Keulen, H. đã nhấn mạnh về những lợi ích mà STEM mang lại cho học sinh, giúp trẻ khám phá thế giới tự nhiên một cách khoa học, đồng thời các yếu tố kĩ thuật và công nghệ sẽ giúp trẻ nhạy bén hơn trong việc giải quyết vấn đề [1]. Teruni Lamberg, Nicole Trzynadlowskichỉ ra học sinh có những phản ứng tích cực với giáo dục STEM, trí nhớ và khả năng hiểu được tăng cường, trẻ hào hứng và tự giác tham gia vào quá trình học tập [2]. Yu Xie,, Michael Fang, Kimberlee Shauman tìm hiểu về mức độ ảnh hướng của STEM tới các ngành nghề ở Hoa Kì [3]. David W. White tập trung nghiên cứu về nguồn gốc STEM, đồng thời chỉ ra việc tích hợp các lĩnh vực (Khoa học, Kĩ thuật, Toán học, Công nghệ) trong mô hình giáo dục này mang lại sự tích cực trong giáo dục, thúc đẩy người học tìm tòi, nâng cao hiệu quả học tập [4]. Nguyễn Thành Hải (2016)- tác giả có nhiều bài nghiên cứu STEM/ STEAM trong những năm gần đây. Tác giả chỉ ra con đường hình thành STEM, gợi ý việc áp dụng STEM trong quá trình đổi mới giáo dục Việt Nam. Cuốn sách “Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo” của ông nêu lên những lợi ích từ việc chuyển đổi mô hình STEM sang STEAM, chứng minh đây là một cách tiếp cận tích cực trong giáo dục và cần được nhân rộng, chỉ ra tầm nhìn chiến lược áp dụng mô hình này trong hệ thống giáo dục phổ thông nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai [5]. Giáo dục STEM trang bị cho học sinh những kĩ năng cần thiết, nguồn sự sáng tạo và mang đến nhiều cơ hội nghề nghiệp. Chương trình môn Khoa học được xây dựng dựa trên nhiều quan điểm tiến bộ, tích cực hóa vai trò của người học. Nội dung được cấu trúc thành các chủ đề vừa gần gũi, vừa mang tính cập nhật. Bước đầu hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu thế giới tự nhiên; nhận thức cơ bản, ban đầu về môi trường tự nhiên, về con người, sức khoẻ và an toàn; khả năng vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn. Ngoài ra, môn học cũng chú trọng đến việc tích hợp giáo dục giá trị và kĩ năng sống ở mức độ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi. Học sinh được bồi dưỡng các kiến thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó tích lũy được nhiều kiến thức và kĩ năng, nâng cao năng lực của bản thân, đáp ứng được tính toàn diện của giáo dục. Những thống kê của các nhà khoa học đến từ Mỹ, Canada,... cho thấy các học sinh có thiên hướng hoạt động khoa học thường có điểm cao hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn. Việc tích 89
- Nguyễn Văn Hưng* và Thiều Thị Thu Hà hợp các kiến thức liên môn giúp học sinh được trải nghiệm và làm chủ kiến thức. Việc học tập trở nên dễ dàng, thú vị, học sinh hứng thú với các hoạt động cộng đồng. Để giáo dục STEM được tổ chức và triển khai có hiệu quả thì nhà trường cần kết hợp nhiều lực lượng giáo dục khác trong xã hội. Việc liên kết giữa các cơ sở giáo dục sẽ giúp trẻ có nhiều cơ hội được giao lưu, học hỏi và kết bạn. Nhờ đó mà các kĩ năng cá nhân của các em sẽ ngày càng phát triển. 4 bộ môn rất quan trọng Toán học, Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật được tích hợp trong STEM đòi hỏi người học cần vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề. Phương pháp này giúp huy động cả hai bán cầu não trái và bán cầu não phải, từ đó người học linh hoạt giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hơn. Ngoài ra, Giáo dục STEM cũng giúp cho bản thân học sinh, gia đình và nhà trường nhận ra thế mạnh của học sinh. Từ đó sớm có kế hoạch phân luồng và định hướng nghề nghiệp. 2.3. Ưu thế của giáo dục STEM đối với lứa tuổi tiểu học Trong phạm vi bài viết này, STEM được hiểu như là một phương pháp dạy dọc, khi vận dụng vào môn học thì được phối hợp thực hiện bởi nhiều phương pháp dạy học khác nhau như: Phương pháp dạy học dự án, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp thực hành luyện tập. Giáo viên tiểu học được ví như người “nghệ sĩ đa tài” bởi có thể đảm nhận nhiều môn học thuộc các lĩnh vực khác nhau. Được trang bị nền tảng kiến thức để dạy các môn về khoa học khá tốt. Để triển khai tốt hơn khi dạy học theo tiếp cận Giáo dục STEM, họ cần được trang bị thêm các kĩ năng thiết kế các chủ đề giáo dục theo hướng tích hợp liên môn và chú trọng vào việc kiểm soát các hoạt động thực hành của các em học sinh. Đối tượng dạy học là các em học sinh tiểu học. Ở giai đoạn này, hoạt động học tập của các em luôn gắn với trực quan, tính tò mò, ham học hỏi. Đây chính là những điều kiện thuận lợi trong việc triển khai dạy học tiếp cận giáo dục STEM. Nguyên liệu phục vụ cho việc dạy học là những thứ quen thuộc, dễ tìm gần gũi với cuộc sống trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ có thể tự tìm kiếm, sưu tầm được mà không cần sự trợ giúp của người lớn. Yếu tố “công nghệ” chỉ dựa trên các đồ vật đơn giản, thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng lại nhiều lần. 2.4. Quy trình dạy học môn Khoa học theo tiếp cận giáo dục STEM 2.4.1. Nguyên tắc thiết kế bài học STEM trong dạy học môn Khoa học 2.4.1.1. Bài học phải gắn với thực tiễn Đây là một trong những tiêu chí “cứng” của giáo dục STEM. Các vấn đề cần nghiên cứu phải xuất phát từ các lĩnh vực khác nhau trong xã hội như: môi trường, kinh tế, dân cư, xã hội,… đòi hỏi học sinh cần tìm ra những giải pháp mới có hiệu quả. 2.4.1.2. Đảm bảo tính tích cực Nội dung bài học được thiết kế theo hướng tích hợp. Các phương pháp dạy học phải nhằm mục đích đưa học sinh vào các hoạt động tìm tòi, khám phá. Hoạt động học của học sinh là hoạt động được chuyển giao và hợp tác; các quyết định về giải pháp giải quyết vấn đề là của chính học sinh. Học sinh thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin để chia sẻ ý tưởng và tái thiết kế nguyên mẫu của mình nếu cần. Học sinh tự điều chỉnh các ý tưởng của mình và thiết kế hoạt động khám phá của bản thân. 2.4.1.3. Đảm bảo tính cân đối giữa các yếu tố trong STEM Việc kết nối và tích hợp một cách có mục đích nội dung từ các chương trình khoa học, công nghệ, toán và kĩ thuật là vô cùng quan trọng. Lập kế hoạch để hợp tác với các giáo viên toán, công nghệ và khoa học khác để hiểu rõ nội hàm của việc làm thế nào để các mục tiêu khoa học có thể tích hợp trong một chủ đề đã cho. Từ đó, học sinh dần thấy rằng kiến thức về khoa 90
- Quy trình dạy môn khoa học ở tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEM học, công nghệ và toán không chỉ được sử dụng độc lập, mà chúng còn liên kết với nhau để giải quyết các vấn đề [9]. 2.4.1.4. Chấp nhận nhiều giải pháp cho một vấn đề Các vấn đề trong STEM không phải lúc nào cũng chỉ có một đáp án đúng. Khi người học đưa ra nhiều giải pháp đáp ứng được yêu cầu đặt ra thì giáo viên vẫn chấp nhận phương án đó. Đây chính là một tiêu chí thể hiện rõ việc thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh 2.4.2. Quy trình dạy học môn Khoa học theo tiếp cận giáo dục STEM Thông qua việc tìm hiểu Công văn số 3089/BGDĐT-GDTrH [10], chương trình giáo dục tổng thể 2018, chương trình môn Tự nhiên và Xã hội, đồng thời nghiên cứu tổng quan lí luận về STEM và khảo sát thực tiễn, có thể đề xuất quy trình thiết kế và dạy học môn Khoa học theo tiếp cận giáo dục STEM gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Lựa chọn chủ đề Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình môn Khoa học, nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện dạy học. Lựa chọn chủ đề liên quan đến lĩnh vực giảng dạy hoặc nghiên cứu, nghiên cứu kiến thức nền, kết nối chủ đề đó với vấn đề trong thế giới thực. Xác định nhu cầu hay vấn đề thực tiễn cần giải quyết. Từ đó, thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phòng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho học sinh. Bước 2: Xác định mục tiêu chủ đề Phát triển năng lực STEM theo chủ đề trong môn Khoa học. Khối lượng kiến thức tích hợp thuộc các lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Toán học, Kĩ thuật có trong chủ đề. Các mục tiêu của từng chủ đề cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mức độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị. Bước 3. Lên kế hoạch thực hiện giảng dạy chủ đề Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với 5 loại hoạt động học tập sau: Hoạt động 1: Xác định vấn đề (yêu cầu thiết kế, chế tạo); Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất các giải pháp thiết kế; Hoạt động 3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế, sử dụng kiến thức nền để giải thích, chứng minh và lựa chọn phương án tốt nhất (trong trường hợp có nhiều phương án giải quyết); Hoạt động 4: Chế tạo sản phẩm/thiết bị... theo phương án thiết kế (đã được cải tiến theo góp ý); thử nghiệm và đánh giá; Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm được chế tạo; điều chỉnh thiết kế ban đầu. Bước 4. Đánh giá và phát triển chủ đề Đánh giá sản phẩm của học sinh dựa vào các tiêu chí rõ ràng. Các tiêu chí cũng phải đảm bảo hướng tới việc định hướng quá trình học tập và vận dụng kiến thức nền của học sinh. Căn cứ vào mức độ chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng của học sinh, giáo viên đề xuất các phương án phát triển chủ đề ở cấp độ cao hơn. Để minh họa rõ hơn các bước dạy học, tác giả tiến hành thiết kế mẫu một dự án trong chủ đề “Chất”-Khoa học lớp 4 Chủ đề: Chất (lớp 4) – Môn Khoa học Dự án: Máy lọc nước mini Bước 1: Lựa chọn chủ đề Giai đoạn cuối cấp, tư duy của trẻ có sự phát triển rõ rệt. Trẻ có ham muốn tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ. Đặc biệt, trẻ thích được tự mình làm ra các sản phẩm đơn giản, phục vục cho mục đích học tập và vui chơi. Do vậy, trẻ cần được cung cấp những kiến thức khoa học về 91
- Nguyễn Văn Hưng* và Thiều Thị Thu Hà tự nhiên để sống hòa hợp với thiên nhiên. Trong môn Khoa học, chủ đề “Chất” là chủ đề bao hợp các kiến thức khoa học tự nhiên, cung cấp cho trẻ những tri thức gần gũi nhưng hết sức quý báu. “Chất” là mạch nội dung lớn và quan trọng trong môn Khoa học. Nó bao gồm các vấn đề như: nước, không khí, đất, hỗn hợp và dung dịch, sự biến đổi của chất trong tự nhiên. - Xây dựng tình huống thực tiễn: Nước trong tự nhiên đục và chứa nhiều tạp chất. Đối với một số vùng còn khó khăn, ta cần thiết kế một công cụ lọc nước để có thể sử dụng trong sinh hoạt. - Kết quả dự kiến: mô hình bình lọc nước (nhỏ) - Nguyên liệu: Cát, sỏi, than củi, bông, gạc (y tế) Bước 2: Xác định mục tiêu Toán học Khoa học Kĩ thuật Công nghệ - Tính khối lượng cát, sỏi, - Ở nhiệt độ thường, - Sử dụng - Sử dụng thiết bị than củi cần có nước có trạng thái lỏng, thước đo thông minh (điện - Tính thể tích nước trước và không màu, không hình - Kĩ thuật thoại, máy tính) sau khi lọc. dạng, không mùi vị, có cắt, tạo hình để tìm kiếm thông - So sánh thể tích nước thu thể hòa tan một số chất. - Kĩ thuật sử tin. được sau khi lọc qua bình lọc - Nước chảy từ cao dụng thiết bị - Máy chiếu để và trước khi tiến hành lọc. xuống thấp, lan ra mọi thí nghiệm. trình bày bản mô - Tính tỉ lệ các nguyên liệu phía. tả sản phẩm, trước khi cho vào bình lọc - Nước có thể ngấm qua thuyết minh sản nước. một số chất trong tự phẩm. nhiên. - Kiến thức: Biết đặc điểm, tính chất của nước trong tự nhiên, cách làm sạch nước đơn giản để sử dụng trọng một số việc ở đời sống sinh hoạt. - Năng lực: Năng lực khoa học, năng lực toán học, năng lực nghệ thuật, năng lực công nghệ, năng lực nhận thức khoa học tự nhiên. 92
- Quy trình dạy môn khoa học ở tiểu học theo tiếp cận giáo dục STEM Bước 3. Lên kế hoạch thực hiện giảng dạy chủ đề Hoạt động 1: Học sinh tìm hiểu về đặc điểm đặc điểm, tính chất của nước trong tự nhiên. Tìm hiểu các nguyên liệu cần có để làm sạch nước Hoạt động 2: Học sinh nghiên cứu kiến thức về nước, đề xuất cách thiết kế bình lọc để lọc sạch nước. Hoạt động 3: Học sinh trình bày và thảo luận phương án thiết kế mô hình Hoạt động 4: Học sinh chế tạo bình lọc nước theo phương án thiết kế (đã được cải tiến theo góp ý). Hoạt động 5: Trình bày và thảo luận về mô hình bình lọc nước đã thiết kế, điều chỉnh thiết kế ban đầu (nếu cần) Bước 4. Đánh giá và phát triển chủ đề Đánh giá sản phẩm dựa vào các tiêu chí cơ bản sau: - Trình bày lưu loát về đặc điểm, tính chất của nước và cách làm sạch nước bằng bình lọc mini. - Sản phẩm đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ - Tác phong tự tin, trình bày lưu loát khi giới thiệu sản phẩm - Sản phẩm nhận được nhiều lượt thích từ các bạn trong lớp 3. Kết luận Đề tài nghiên cứu tầm quan trọng của giáo dục STEM đối với học sinh tiểu học, đề xuất quy trình dạy môn Khoa học theo tiếp cận giáo dục STEM. Thông qua hoạt động thiết kế, học sinh học được nhiều điều mới, rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân, đặc biệt là tính kiên trì và chấp nhận sự thất bại trong nghiên cứu, chế tạo sản phẩm để từ đó hoàn thiện bản thân hơn; đánh thức, nuôi dưỡng trí tưởng tượng và sáng tạo. 93
- Nguyễn Văn Hưng* và Thiều Thị Thu Hà Giáo dục STEM có vai trò rất quan trọng đối với học sinh phổ thông nói chung và với học sinh tiểu học nói riêng. Bên cạnh việc trang bị cho học sinh các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn học, giáo dục STEM còn giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng mềm của con người hiện đại, rèn tư duy theo định hướng khai phóng. Việc dạy học theo định hướng tiếp cận giáo dục STEM là một định hướng hiện đại. Qua đó, vừa tích hợp các kiến thức môn học giúp học nhớ lâu, vận dụng thành thạo các thao tác, kĩ năng kĩ xảo. Học sinh có cơ hội tự mình trải nghiệm thực tế, tự tay làm ra những sản phẩm và giới thiệu cho mọi người biết. Từ đó, thúc đẩy hứng thú và nâng cao hiệu quả của môn học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Van Keulen, H., 2018. STEM in Early Childhood Education, European Journal of STEM Education, 3(3), 06. [2] Teruni Lamberg, Nicole Trzynadlowski, 2015. How STEM Academy Teachers Conceptualize and Implement STEM Education, Journal of Research in STEM Education, Vol 1, No 1, July 2015, (53). [3] Xie, Y., Fang, M., & Shauman, K., 2015. STEM Education. Annual Review of Sociology, 41(1), 331–357. [4] David W. White, 2014. What Is STEM Education and Why Is It Important?, Florida Association of Teacher Educators Journal, Vol 1, No 14, 1-9. [5] Nguyễn Thành Hải, 2018. Giáo dục STEM/ STEAM: từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo. Nxb Trẻ. [6] Brown, R., Brown, J., Reardon, K., & Merrill, C., 2011. Understanding STEM: Current perceptions, Technology and Engineering Teacher,70(1), 5-9. [7] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. [8] Nguyễn Thành Hải, 2019. Giáo dục STEM/STEAM từ trải nghiệm thực hành đến tư duy sáng tạo, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh, tr.18 [9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Chương trình môn Khoa học, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 [10] Công văn 3089-BGDĐT-GDTrH, 2020. triển khai giáo dục STEM trong giáo dục trung học. ABSTRACT The process of teaching science in primary education through stem approach Nguyen Van Hung*1 and Thieu Thi Thu Ha2 1 VNU University of Education, 2M.V. Lomonosov Education System In recent years, STEM is gradually asserting its role and position in the education system. The article focuses on analyzing the characteristics of STEM education and applying it to teaching student in primary school. By studying the theoretical basis and practical experience, the author proposes the process of teaching Science subject through STEM education approach to improve teaching efficiency and quality. Keywords: STEM, STEM education, science, integrated teaching. 94
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề môn khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
5 p | 146 | 13
-
Xây dựng quy trình dạy học định lí toán học theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề (vận dụng vào dạy học hình học không gian)
8 p | 197 | 9
-
Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6
5 p | 38 | 6
-
Quy trình thiết kế dự án học tập theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh cho học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 5
3 p | 13 | 5
-
Quy trình thiết kế kế hoạch dạy học chủ đề tích hợp trong dạy học môn Khoa học cấp tiểu học
16 p | 28 | 4
-
Thiết kế hoạt động dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 chủ đề: “Mô hình cối xay gió” theo định hướng giáo dục STEM
7 p | 8 | 4
-
Tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm nhằm phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh trong dạy học môn Khoa học lớp 4
3 p | 13 | 3
-
Thiết kế dự án học tập theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh cho học sinh trong dạy học môn Khoa học lớp 4
3 p | 10 | 3
-
Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trong dạy học môn Khoa học tự nhiên lớp 6 nhằm phát triển năng lực khoa học tự nhiên của học sinh
3 p | 9 | 3
-
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề “Trái đất và bầu trời”, môn Khoa học tự nhiên lớp 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh
5 p | 25 | 3
-
Rèn kĩ năng thiết kế thí nghiệm cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học để tổ chức dạy học chủ đề thực vật và động vật môn Khoa học
9 p | 20 | 3
-
Đề xuất quy trình dạy học kết hợp trong dạy học mạch kiến thức “Khoa học máy tính” thuộc Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học 2018
6 p | 10 | 2
-
Tổ chức dạy học trải nghiệm cho học sinh lớp 6 trong dạy học phần Vật sống, môn Khoa học tự nhiên
3 p | 7 | 2
-
Xây dựng quy trình thết kế bài dạy theo giáo dục STEM trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
8 p | 37 | 2
-
Tiếp cận đánh giá quá trình trong thiết kế kế hoạch bài dạy môn khoa học tự nhiên ở Trường trung học cơ sở
6 p | 40 | 2
-
Đề xuất quy trình thiết kế bài học môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 theo hình thức dạy học kết hợp
3 p | 12 | 1
-
Xây dựng quy trình dạy học trải nghiệm nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở
3 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn