intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình kỹ thuật Cây dưa hấu

Chia sẻ: Kata_4 Kata_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

145
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Điều kiện sinh thái: Dưa hấu thích hợp nhiệt độ từ 25 – 300C cần nhiều ánh sang trong suốt thời gian sinh trưởng, trời âm u hay mưa nhiều cây sinh trưởng kém, ít đậu quả. Dưa hấu thích hợp đất tơi xốp, tầng mặt dày, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, độ Ph 5-7, thời tiết ấm áp và khô. 2. Chọn giống dưa hấu để trồng + Các giống dưa hấu nhập ngoại: - Giống Sugar Baby: Có thời gian sinh trưởng 65-70 ngày, dễ trồng, là giống dưa quả tròn, vỏ xanh đậm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình kỹ thuật Cây dưa hấu

  1. Quy trình kỹ thuật Cây dưa hấu 1. Điều kiện sinh thái: Dưa hấu thích hợp nhiệt độ từ 25 – 300C cần nhiều ánh sang trong suốt thời gian sinh trưởng, trời âm u hay mưa nhiều cây sinh trưởng kém, ít đậu quả. Dưa hấu thích hợp đất tơi xốp, tầng mặt dày, thoát nước tốt, thành phần cơ giới nhẹ, độ Ph 5-7, thời tiết ấm áp và khô. 2. Chọn giống dưa hấu để trồng + Các giống dưa hấu nhập ngoại: - Giống Sugar Baby: Có thời gian sinh trưởng 65-70 ngày, dễ trồng, là giống dưa quả tròn, vỏ xanh đậm và mỏng, ruột đỏ, hương vị ngọt, ngon. Trọng lượng quả 3-7kg, năng suất 30-40 tấn/ha. Hiện nay có nhiều công ty của Mỹ, Thái Lan, Đan Mạch và Nhật Bản cung cấp giống dưa Sugar Baby. - Giống Hồng Lương: Là giống lại F1 (không thể để giống vụ sau), Thời gian sinh trưởng 65-70 ngày, quả tròn, nặng 5-7 kg, vỏ xanh nhạt với sọc xanh đậm, ruột đỏ, năng suất 30-40 tấn/ha, kháng bệnh tốt, có thể trồng trái vụ. - Giống Phú Quang (gốc Đài Loan): Qủa dạng trứng, nặng 8-10 kg, vỏ dày màu xanh nhạt, gân đậm đen, ruột đỏ, ít hột, phẩm chất ngon, thời gian sinh trưởng 75 – 80 ngày, có khả năng kháng bệnh khá. - Giống Hắc Mỹ Nhân (TN 010): Là giống dưa đặc sản, quả dài, màu xanh đen có sọc mờ, vỏ mỏng và cứng dễ vận chuyển. Thịt dưa màu đỏ hồng, ít hạt, độ đường cao, có giá trị thương phẩm và xuất khẩu. Trọng lượng quả là 2,5 – 3,5kg. Năng suất 25 – 30 tấn/ha. Thời gian sinh trưởng vụ Xuân là 80 – 85 ngày. + Các giống dưa lai tạo trong nước: Do viện nghiên cứu cây ăn quả TGST (ngày) Trọng lượng trái (kg) Giống Màu sắc trái Màu sắc ruột Sọc xanh đậm Đỏ An Tiêm 94 70-75 6-8 Đen sọc mờ Đỏ An Tiêm 95 70-75 7-9 Sọc xanh Đỏ An Tiêm 98 65-70 7-9 Sọc xanh An Tiêm 100 65-70 Vàng 2-3 3. Chọn thời vụ: - Trồng dưa Noel: Tùy theo giống gieo từ 15-25/10 dương lịch (tức 18-28 tháng 9 âm lịch).
  2. - Trồng dưa Tết: Tùy theo giống, gieo từ mồng mời đến 20 tháng 10 âm lịch. - Trồng dưa tháng giêng: Gieo đầu tháng 11 âm lịch. - Trồng dưa lạc hậu: Để bán theo mùa thu hoạch lúa, thời vụ tự chọn. 4. Chuẩn bị đất: Đất phải được cày bừa kỹ, bón vôi 300kg/ha trước khi lên líp, có 2 cách lên líp. - Líp đôi: Líp rộng 5 – 6 m, trên mỗi líp rộng 0,8 – 1m, cao 20cm tạo mương sâu 30cm giữa 2 líp. - Líp đơn: Líp rộng 2,5 – 3,0m, cao 20cm. 5. Khoảng cách trồng: Đối với líp đơn, mỗi hốc trồng 2 dây, hốc cách nhau 40-50cm, trồng một hàng. Đối với líp đôi mỗi hốc trồng 1 dây, hốc cách nhau 40-50cm, trồng một hàng trên mỗi líp. Có điều kiện nê dung tấm phủ ni long (plastic) màu đen, mặt trên có ánh bạc để phủ lên líp nhằm xua đuổi côn trùng, hạn chế thoát hơi nước, giữ ẩm, giữ nhiệt trong đất, hạn chế cỏ dại. Phủ ni long sau khi bón lót. 6. Xử lý hạt giống: - Trên 1 ha cần khoảng 400-500gr hạt giống. - Ngâm ủ hạt giống: Nhằm bảo đả m chọn hạt nẩy mầ m chắc chắn và thời gian sinh trưởng, phát triển đồng loạt của ruộng dưa. Hạt giống ngâm trong nước sạch 4-6 giờ, sau đó xả cho hết chất nhớt rồi ủ trong khăn dầy 24-36 giờ, chọn hạt nẩy mầm đem trồng. 4. Cách gieo hạt: + Gieo hạt trong bầu: Nhằm tranh thủ được thời vụ và chăm sóc tốt cây con. Bầu được quấn bằng mảnh lá chuối tạo ống có đường kính 4cm, sâu 7cm hoặc dùng túi nilông kích thước 6 x 9cm, đáy túi đục lỗ thoát nước. Trộn đất bột, phân chuồng hoai, tro trấu tỷ lệ 3:1:1, khử đất bầu với 1% vôi bột và trộn thuốc trừ nấm như Benlate (một muỗng canh cho 1 thúng đất) trộn đều trước khi cho vào bầu.Không nén đất quá chặt và chừa miệng bầu 1-1,5cm. Dùng ngón tay ấn một lỗ giữa bầu, bỏ hạt dưa nằ m ngang rồi lấp mặt bằng đất bột trộn tro trấu cùng thuốc hạt để xua đuổi kiến, dế, khoảng cách mỗi cây 50- 60cm. Tưới bầu vừa đủ ẩm ngày 2-3 lần, khi cây con 5-7 ngày tuổi có 1-2 lá thật thì đem trồng. Nếu gieo thẳng cũng cần một số bầu để tỉa dậm những cây chết. Trên đất khô thoáng đặt bầu chìm cho miệng bầu ngang mặt đất, đất ướt, úng đặt bầu nổi sau đó lấp gốc, cách này tranh thủ thời gian.
  3. + Gieo hạt thẳng trên liếp: Đào hốc sâu 10cm, rộng 10cm, mỗi hốc cách nhau 50-60cm, bỏ đất bột, phân chuồng hoai, tro trấu, vôi và thuốc trừ nấ m như hỗn hợp trong bầu, tùy theo nguồn vật liệu có thể bỏ 50% hoặc gần đầy hốc. Dùng ngón tay nhấn hạt nẩy mầm vào giữa hốc ở độ sâu 2-3cm, sau đó dùng đất bột trộn tro trấu và thuốc hạt lấp phầ n mặt của hốc ít nhất 1-2cm. Sau khi bỏ hạt, tưới vừa đủ ẩm ngày 2-3 lần để cây phát triển. 5. Kỹ thuật bón phân cho dưa hấu: 5.1. Lưu ý sử dụng phân bón: Dưa hấu cần nhiều Đạ m và Kali. Trong đó, Đạm có tác dụng giai đoạn đầu giúp cây phát triển tốt, nếu cuối thời kỳ bón nhiều phân đạm sẽ làm cho quả phát triể n nhanh, nắng suất có thể cao nhưng quả nứt ngay trên ruộng, quả tích luỹ nhiều nước làm giảm lượng đường trong quả, phẩm chất quả kém và dễ bị thối sau khi thu hoạch. Lân giúp rễ phát triển tốt, cho nhiều chồi mập, khoẻ và cây sẽ cho quả sớm. Kali giúp quả ngọt, ruột chắc, vỏ cứng dễ vận chuyển đi xa. 5.2. Liều lượng và cách bón: + Phân chuồng hoai và tro trấu: Tùy theo nguồn, càng nhiều càng tốt, chủ yế u để làm bầu hoặc bỏ vào hốc, nhiều người tận dụng cả xác mắm. + Vôi bột: Khoảng 300kg/ha. + Phân hóa học: Tổng lượng phân cho 1 ha là 230-250 kg urê, 400kg Supe Lân, 50kg DAP và 170 kg KCl. + Cách bón phân hóa học cho dưa hấu. - Bón phân lót: Toàn bộ lượng Supe Lân, DAP, phân Dơi, p hân Chuồng (nếu có), 50kg Urê và 40kg KCL. - Thúc lần 1 (10-15 ngày sau khi trồng): 80kg Urê + 40 kg KCL. Khi dưa bắt đầu bò, đánh rãnh cách gốc 20 – 30cm theo hưóng dưa bò, bón phân rồi lấp lại. Trên đất ruộng lúa nên rải phân lên trên mặt sau đó lấp bùn quanh gốc dưa. - Thúc lần 2 (20-25 ngày sau trồng): 50kg Urê + 20kg KCL . Khi dưa bắt đầu ra hoa, đánh rãnh cách gốc 30-45 cm theo hướng dưa bò, bón xong rồi lấp lại như bón lần 1. - Thúc nuôi trái (sau khi đã để trái): 70kg Urê + 70kg KCL Chú ý: Có thể dùng phân hỗn hợp NPK (16-16-8-13S) với lượng 500 kg/ha để thay thế phân đơn. Khi bón thúc các đợt dựa theo hàm lượng nguyên chất của Urê,
  4. DAP, Lân, Kali và tỷ lệ N-P-K trong hỗn hợp để xác định số lượng phân bón hỗ n hợp cho thích hợp. 6.Chăm sóc: - Mỗi lần bón nên kết hợp làm cỏ vun gốc. - Tưới nước: Dưa hấu ưa ẩm , chịu hạn nhưng rất sợ bị ngập úng. Vì vậy, cần tưới đủ nước trong thời gian sinh trưởng và đảm bảo độ ẩm của đất 70 – 75%, chỉ giả m lượng nước tưới khi gần thu hoạch. Khi cây lớn có thể tưới thấ m bằng cách cho nước vào rãnh và không để ngậm mặt liếp, trước khi thu hoạch 7 ngày để ruộng dưa khô (độ ẩm đất 50-60%). - Tỉa nhánh, chỉnh dây: Để 1 dây chính và 1-2 dây phụ từ những nhánh to khoẻ ra sớm nhất, tính từ gốc lên trên tỉa bỏ các nhánh khác. Khi thân có 5 lá thật thì bấm ngọn, 20-25 ngày sau trồng thì sửa dây bò vuông góc với mặt luống. - Thụ phấn bổ sung: Chọn nụ cái to để thụ phấn bổ sung (các hoa thứ 2, 3, 4 trở đi thường là nụ hoa cái to), dùng hoa đực mới nở chấm lên nhuỵ hoa cái vào buổ i sáng (từ 6 – 9 giờ), mỗi dây thụ phấn 2-3 hoa. Khi quả bằng quả chanh tiến hành lựa quả. Mỗi cây chỉ để 1 – 2 quả (tốt nhất là 1 quả). - Sau khi để quả 7-10 ngày sửa lại vị trí quả để bò tròn đều, có màu sắc đẹp. 7. Phòng trị bệnh: Loại sâu Triệu chứng Cách phòng trị bệnh Nhện đỏ Chích hút mặt lá dưới, ngọn, quả. Dùng thuốc Trebon 10ND nồng độ Truyền bệnh xoắn đọt. 0,1-0,2% hoặc thuốc có chứa hoạt chất Hanfenprox Bọ dưa Dưa vàng lá, có thể chết ngay, bọ Dùng thuốc Azodin, Sevin... nồng độ trưởng thành cắn thành những đường 0,2% hoặc Basudin 10H, Regent 0,3G. vòng, thường xuất hiện từ 2 lá mầm đến 5-6 lá Rệp dưa Chích hút nhựa làm lá quăn queo, cây Phòng trị như bọ dưa kém phát triển Bệnh Gốc thân màu vàng nâu, rễ không Nhổ bỏ, đốt vì không có thuốc trị chạy dây phát triển, cây bị thối,héo đột ngột Bệnh héo Cây héo vài nhánh, sau đó lan các Dùng Bavistin 50FL, Benomyl, vàng nhánh khác, đôi khi thân nứt, rễ thối, Rovral..nồng độ 2%, Ridomyl, Benlate
  5. gây hại trong tất cả các thời kỳ 1% phun lên lá hoặc tưới gốc Bệnh Lở trái dạng tròn 4-5mm, cuống quả Dùng Bavistin 50FL, Benlat-C, teo lại, bệnh rễ phát sinh từ vết cắn Rovral, Ridomil, Topsin thán thư của côn trùng 8. Thu hoạch: Dưa hấu sau khi trồng được 70 – 85 ngày tuỳ từng giống, khi vỏ láng bóng, gân hiện rõ, phần tiếp xúc với đất có màu vàng, 80% dây đã héo lá có thể thu hoạch được. Cắt cuống quả dài 2cm, để dưa ở nơi thoáng mát sau 10 – 15 ngày, lượng đường trong dưa chuyển hoá, lúc này dưa rất ngọt thì sử dụng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2