intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình kỹ thuật trồng khoai tây Đức (giống Solara)

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

331
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giống khoai tây hiện nay đang phổ biến trong sản xuất là giống Diaman được nhập từ Đức Thời vụ trồng: - Tại đồng bằng: trồng hai vụ: Vụ Đồng chính vụ trồng từ 25/10 đến 10/11 dương lịch, tránh thiệt hại đầu mùa do mưa lớn cuối tháng 10 nên điều chỉnh thời vụ sang đầu tháng 11 và thời điểm này là vụ Đông chính vụ nên cũng hạn chế được sự hoạt động của vi khuẩn gây bệnh chết héo xanh do nhiệt độ thấp. Vụ Đông Xuân trồng đầu đến cuối tháng 12 dương lịch....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình kỹ thuật trồng khoai tây Đức (giống Solara)

  1. Quy trình kỹ thuật trồng khoai tây Đức (giống Solara)
  2. Giống khoai tây hiện nay đang phổ biến trong sản xuất là giống Diaman được nhập từ Đức Thời vụ trồng: - Tại đồng bằng: trồng hai vụ: Vụ Đồng chính vụ trồng từ 25/10 đến 10/11 dương lịch, tránh thiệt hại đầu mùa do mưa lớn cuối tháng 10 nên điều chỉnh thời vụ sang đầu tháng 11 và thời điểm này là vụ Đông chính vụ nên cũng hạn chế được sự hoạt động của vi khuẩn gây bệnh chết héo xanh do nhiệt độ thấp. Vụ Đông Xuân trồng đầu đến cuối tháng 12 dương lịch. - Tại miền núi: Vùng thấp (vùng trồng 2 vụ lúa/năm) trồng như vụ đông chính vụ tại đồng bằng. Vùng cao có độ cao trên 1000m so với mặt nước biển chỉ trồng được một vụ lúa nước thời vụ được bố trí vào đầu đến giữa tháng 2 dương lịch. Tránh gặp sâu bệnh hại khoai tây nên được trồng trên ruộng lúa nước. Làm đất, chuẩn bị giống: - Làm đất: Đất được cày bừa và làm nhỏ, lên luống rộng 0,8 - 0,9 đối với luống đơn, đối với kiểu luống này sẽ thuận lợi cho cây khoai tây sinh
  3. trưởng phát triển tốt, giảm sự gây hại của sâu bệnh, thuận lợi chăm sóc, tỷ lệ củ to nhiều hơn so với trồng luống kép. Nếu đất khoai tây được cày ải phơi năng thì rất có tác dụng làm cho đất tơi xốp, dưỡng khí tạo nhiều thuận lợi cho hệ rễ phát triển đồng thời diệt trừ cỏ dại cũng như sâu bệnh hại tồn dư trong đất. - Chuẩn bị giống: Trước khi trồng 1 - 2 ngày, nếu củ giống to có nhiều mầm nên bổ bằng dao sắc, mỗi miếng có từ 2 - 3 mầm, trong khi bổ cần nhúng dao bằng nước xà phòng để tránh lây lan bệnh (đặc biệt với các biện virus, héo xanh vi khuẩn…). Chấm mặt cắt của miếng khoai tây bổ vào xi măng + vôi bột khô, rồi xếp một lượt lên dàn bảo quản. Đối với giống cỡ củ từ 25 - 35 củ/kg thì không nên bổ trừ mục đích nhân giống gốc khi số lượng giống còn ít. Đối với giống Solara là giống có thời gian ngủ dài, do vậy khi ra khỏi kho lạnh mầm còn ngắn và ít mầm nên để giống trong nhà 7 - 10 ngày (chú ý nên để nơi thoáng mát và bóng tối tránh nơi có nhiều gió gây khô củ mầm khó phát triển) để mầm dài thêm và tăng số mầm/củ. Điều này có tác dụng làm cho khoai tây mọc nhanh sau trồng và số thân/khóm nhiều (khoảng 3 - 4 thân/khóm), đó là một trong yếu tố tăng năng suất khoai tây.
  4. Trồng: - Rạch hàng trên mặt luống, rải phân chuồng mục và lân vào rãnh và phân Đạm + kali phải bón cách củ 15cm (tức là củ cách củ 30 cm thì bón vào giữa khoảng cách giữa hai củ). - Đặt củ giống hay miếng bổ vào rạch, chú ý không để củ giống tiếp xúc với phân khoảng cách củ giống 30 x 30 cm (4 khóm/m2 t ương đương 1400 - 1450 khóm/360m2). - Kỹ thuật lấp đất: Phải lấp đất kín c ủ, kín phân bón, dùng đất nhỏ và phủ dày 5 cm, không được hở mầm (nếu hở mầm khoai tây sẽ không mọc được), nếu đất đủ ẩm thì chỉ sau 7- 10 ngày khoai tây bằng đầu mọc khỏi mặt đất. Phân bón: Tính cho 1 sào Bắc Bộ (360m2). - Phân chuồng 400 - 600 kg (Nên ủ phân chuồng với vôi bột + Lân trước trồng từ 2 - 3 tháng trước trồng là tốt nhất, có tác dụng khử bệnh trong phân chuồng và có tác dụng cung cấp lân dễ tiêu cho khoai tây). - Đạm Urê 9 kg - Super lân 20 kg
  5. - Kali 8 kg. Cách bón: - Bón lót: Đối với củ giống không bổ: bón lót toàn bộ phân chuồng và lân cùng ½ lượng đạm, lượng kali. Đối với củ giống bổ: Bón lót củ gống bổ: Bón lót toàn bộ phân chuồng và lân (không nên bón lót phân đạm và kali). - Bón thúc đợt 1: Cây mọc cao15 - 20 cm bón lót ½ lượng đạm và ½ lượng kali kết hợp với vun xới nhẹ. - Bón thúc đợt 2: (đối với củ giống bổ): Sau đợt 1 từ 10 - 15 ngày với ½ lượng đạm và ½ lượng kali còn lại kết hợp với vun xới cao. Chú ý: nên kết thúc vun xới sau khi trồng 40 ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2