JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 148-158<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0039<br />
<br />
QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA<br />
NĂNG LỰC TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH PHỔ THÔNG<br />
CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM NGÀNH GIÁO DỤC CÔNG DÂN<br />
Dương Thị Thúy Nga và Đào Thị Hà<br />
<br />
Khoa Lí luận chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội<br />
Tóm tắt. Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên giáo dục công<br />
dân, tác giả nhận thấy chỉ có trên cơ sở xác định và hình dung một cách rõ ràng, cụ thể<br />
chuẩn đầu ra của từng năng lực nghề nghiệp mà người giáo viên cần có thì mới đề xuất<br />
được các biện pháp thiết thực trong đào tạo giáo viên giáo dục công dân của các trường sư<br />
phạm. Bài viết này tác giả tập trung phân tích và làm rõ hai nội dung chính: (1) Chuẩn đầu<br />
ra và vai trò của chuẩn đầu ra; (2) Các bước xây dựng chuẩn đầu ra năng lực giáo dục đạo<br />
đức học sinh phổ thông cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục công dân.<br />
Từ khóa: Chuẩn đầu ra, xây dựng chuẩn đầu ra, năng lực nghề nghiệp, năng lực tổ chức<br />
giáo dục đạo đức học sinh phổ thông.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Chương trình giáo dục định hướng năng lực hiện nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc<br />
tế và là mục tiêu của đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam.<br />
Kết luận của Hội thảo quốc gia về giáo dục đạo đức - công dân trong giáo dục phổ thông<br />
Việt Nam do Bộ Giáo dục & Đào tạo phối hợp với Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2013 đã<br />
nhấn mạnh: “Chương trình giáo dục đạo đức - công dân cần có các mạch nội dung chủ yếu là giáo<br />
dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục văn hóa pháp luật; giáo dục kĩ năng sống dựa trên<br />
các giá trị sống đúng đắn;...”<br />
Trong Thông báo số 1231/TB-BGDĐT ngày 30/9/2013 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu:<br />
“Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đạo đức - công dân cần rà soát, xây dựng chương trình đào<br />
tạo đáp ứng các yêu cầu về năng lực nghề nghiệp giáo viên nói chung như: tăng cường giáo dục<br />
đạo đức và trách nhiệm nhà giáo, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, năng lực phát triển chương trình<br />
giáo dục của nhà trường phổ thông, năng lực đánh giá học sinh; các năng lực nghề nghiệp đặc thù<br />
của người giáo viên đạo đức-công dân, gắn quá trình đào tạo với thực tiễn nhà trường phổ thông;<br />
bổ sung những nội dung mới theo chủ trương của Bộ GD & ĐT và yêu cầu thực tế vào chương<br />
trình đào tạo”.<br />
Ngày nhận bài: 8/2/2018. Ngày sửa bài: 7/3/2018. Ngày nhận đăng: 14/3/2018.<br />
Liên hệ: Dương Thị Thúy Nga, e-mail: duongthuynga70@gmail.com<br />
<br />
148<br />
<br />
Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra năng lực tổ chức giáo dục đạo đức học sinh...<br />
<br />
Hiện nay các trường sư phạm có đào tạo sinh viên ngành giáo dục công dân đang tiến hành<br />
xây dựng và phát triển chương trình các môn học theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp của<br />
giáo viên nhằm cung cấp cho các trường phổ thông đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo<br />
dục phổ thông. Quá trình thực hiện hoạt động này muốn đạt được hiệu quả như mong muốn thì<br />
một trong những giải pháp quan trọng đó là xác định được quy trình xây dựng chuẩn đầu ra các<br />
năng lực nghề nghiệp của giáo viên, Vì vậy, bài viết này tập trung nghiên cứu và làm rõ quy trình<br />
xây dựng chuẩn đầu và vận dụng ở một năng lực nghề nghiệp cụ thể cần hình thành và phát triển<br />
cho sinh viên sư phạm ngành giáo dục công dân, đó là năng lực tổ chức giáo dục đạo đức học sinh<br />
phổ thông.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Chuẩn đầu ra và vai trò của chuẩn đầu ra năng lực<br />
<br />
* Khái niệm<br />
Hiện có khá nhiều quan niệm và định nghĩa về chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Theo<br />
Jenkins và Unwin thì "Chuẩn đầu ra sự khẳng định những điều kì vọng, mong muốn một người<br />
tốt nghiệp có khả năng làm được nhờ kết quả của quá trình đào tạo". Theo Uni.New South Wales,<br />
Australia: "Chuẩn đầu ra là lời khẳng định của những điều mà chúng ta muốn sinh viên của chúng<br />
ta có khả năng làm, biết hoặc hiểu một khóa đào tạo" . Theo tài liệu hướng dẫn viết chuẩn đầu ra<br />
của truờng ĐH Birminham (UK) thì "Chuẩn đầu ra là những mục tiêu cụ thể của một chương trình<br />
hoặc các mô-đun, được viết văn bản dưới dạng cụ thể. Chúng mô tả những gì sinh viên nên học,<br />
hiểu biết hoặc làm vào cuối chương trình hoặc các mô đun".<br />
Gắn chuẩn đầu ra với yêu cầu về chất lượng đào tạo chuẩn đầu ra của một chương trình giáo<br />
dục là nội hàm chất lượng tối thiểu của người tốt nghiệp chương trình đó; là những chỉ số về phẩm<br />
chất, kiến thức, kĩ năng/kĩ xảo, tính cách/hành vi và khả năng/năng lực hay tổng quát hơn là các kĩ<br />
năng cứng và kĩ năng mềm của sản phẩm đào tạo-người học có được sau khi kết thúc chương trình<br />
giáo dục đào tạo đó trong nhà trường [5].<br />
Theo các quan niệm trên thì có thể xem chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo là hệ<br />
thống những chuẩn mực về đào tạo và kết quả của quá trình đào tạo mà người học xong chương<br />
trình đào tạo đó phải đạt được. Chuẩn đầu ra được định hướng theo chuẩn nghề nghiệp hoặc việc<br />
làm trong đó thể hiện những yêu cầu, đòi hỏi khách quan của xã hội và hoạt động lao động nghề<br />
nghiệp về các mặt tư cách, đạo đức xã hội-công dân; phẩm chất và năng lực nghề nghiệp mà người<br />
tốt nghiệp cần có để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ, công việc theo chức danh trong thực<br />
tiễn lao động nghề nghiệp. Đồng thời cũng đặt ra các yêu cầu phát triển liên tục sau đào tạo, thậm<br />
chí suốt đời của mỗi cá nhân trong lao động nghề nghiệp.<br />
* Đường phát triển năng lực<br />
Theo Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (NRC 2007), đường phát triển năng lực như một trục<br />
phát triển học tập, nó mô tả trình tự tư duy dần phức tạp về nội dung kiến thức và các hoạt động<br />
thực hành trong một khoảng thời gian đủ dài, tùy theo thực tiễn giảng dạy. Người học có thể trở<br />
nên thành thạo hơn về một nội dung bằng cách tăng dần sự phức tạp với hỗ trợ từ các can thiệp của<br />
nhiều yếu tố trong quá trình dạy học.<br />
Theo Patrick Griffin, Barry McGaw và Esther Care, đường phát triển năng lực được thiết<br />
lập dựa trên cơ sở bốn yếu tố: Mục tiêu học tập, Biến phát triển, Các mức độ thành tích, và sự thực<br />
hiện học tập [6].<br />
149<br />
<br />
Dương Thị Thúy Nga và Đào Thị Hà<br />
<br />
Đường phát triển năng lực mô tả, phác họa con đường mà người học có thể vươn tới nếu<br />
muốn làm chủ được một lĩnh vực nhất định. Mặt khác, đường phát triển còn là công cụ thiết thực<br />
để tổ chức các hoạt động dạy học thông qua việc giáo viên xác định vị trí hiện tại của người học<br />
trên đường đó.<br />
* Chuẩn đầu ra<br />
Chuẩn đầu ra giữ vị trí quan trọng trong xây dựng và phát triển chương trình. Xác định<br />
chuẩn là khâu đầu tiên trong quy trình thiết kế lùi. Chuẩn này sẽ chi phối tới các khâu còn lại trong<br />
quá trình phát triển chương trình và tác động tới tất cả các mặt của quá trình dạy học với các lí do<br />
chủ yếu sau:<br />
- Chuẩn đầu ra là hình ảnh mô phỏng đường phát triển năng lực trong quá trình giáo dục.<br />
Trục phát triển này tạo cơ sở thiết kế công cụ đánh giá năng lực.<br />
- Cung cấp điều khoản tham chiếu cho cả người dạy và người học - đưa ra các yêu cầu đầu<br />
ra rõ ràng, minh bạch cần đạt, giúp người dạy nhìn thấy rõ ràng những nội dung và kĩ năng cần dạy<br />
ở mỗi lớp, từ đó đo lường những gì người học biết và có thể làm.<br />
- Định hướng việc dạy theo khả năng của người học - lập kế hoạch giảng dạy đảm bảo xuất<br />
phát từ vị trí năng lực hiện có đến vị trí gần nhất có thể được.<br />
- Tạo ra ngôn ngữ chung, thống nhất về trình độ người học cho các bên liên quan.<br />
- Góp phần đảm bảo cơ hội giáo dục bình đẳng, tạo ra sự nhất quán giữa các nhà trường bởi<br />
dễ dàng phát hiện sớm những người học đang gặp khó khăn và lập kế hoạch can thiệp cần thiết để<br />
tạo nên sự thành công, giúp họ phát triển lên mức độ cao hơn của năng lực.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra năng lực<br />
<br />
Mục đích của việc xây dựng chuẩn đầu ra là xác định đường phát triển năng lực. Trong quá<br />
trình xây dựng chuẩn sẽ sử dụng hai phương pháp chủ yếu là, phương pháp chuyên gia và phương<br />
pháp thực nghiệm. Khi sử dụng phương pháp chuyên gia, một đội ngũ cán bộ thuộc các chuyên<br />
môn có liên quan sẽ được tập hợp để đưa ra các nhận định, suy xét của mình dựa trên kinh nghiệm<br />
cá nhân và thảo luận nhóm. Còn phương pháp thực nghiệm được sử dụng nhằm thu thập các thông<br />
tin định lượng, từ đó tiến hành phân tích thống kê để điều chỉnh các kết quả nghiên cứu về năng<br />
lực mà nhóm chuyên gia đề xuất. Việc xây dựng chuẩn đầu ra năng lực được thực hiện theo các<br />
bước sau:<br />
* Bước 1: Định nghĩa năng lực.<br />
Bước này phải làm rõ một số câu hỏi: đối tượng phân tích năng lực là ai (cá nhân, nhóm hay<br />
cả hai)?; các kĩ năng thành phần phù hợp với lứa tuổi nào?; là năng lực chung hay chuyên biệt?<br />
Trong bước này, cần sử dụng phương pháp chuyên gia (điều tiết trong) - nghĩa là một nhóm<br />
chuyên gia cùng làm việc sẽ thảo luận để đưa ra một khái niệm năng lực phù hợp và xác định giá<br />
trị của khái niệm này, đảm bảo mỗi thành viên cùng có cách hiểu như nhau về năng lực. Sau đó,<br />
cũng sử dụng phương pháp chuyên gia (điều tiết ngoài) – nghĩa là lấy ý kiến các chuyên gia ngoài<br />
nhóm trên - để đánh giá lại khái niệm đề xuất.<br />
* Bước 2: Xác định các thành tố của năng lực.<br />
Phát triển khung cấu trúc của năng lực bao gồm: xác định các tầng, bậc yếu tố cấu thành<br />
nên năng lực; và các kĩ năng trong từng tầng, bậc đó. Việc xác định này rất quan trọng bởi đó là<br />
nơi có thể xây dựng các cấp độ thành thạo của năng lực - một cơ sở vững chắc cho việc đánh giá<br />
sau này. Số lượng các thành tố kĩ năng phụ thuộc vào sự mô tả về năng lực.<br />
150<br />
<br />
Quy trình xây dựng chuẩn đầu ra năng lực tổ chức giáo dục đạo đức học sinh...<br />
<br />
Ở bước này, cũng sử dụng phương pháp điều tiết chuyên gia - chuyên gia bàn bạc, thảo luận<br />
và thống nhất về khung năng lực chung. Việc phân tích kinh nghiệm cần phải thể hiện rõ cơ sở<br />
khoa học của cách tiếp cận, xác định các thành tố và sự gắn kết giữa các thành tố trong từng cách<br />
tiếp cận.<br />
* Bước 3: Xây dựng chỉ số hành vi.<br />
Các chỉ số hành vi thể hiện mỗi kĩ năng thành phần sẽ diễn ra như thế nào. Mỗi chỉ số hành<br />
vi cần phải đảm bảo có thể quan sát và đo lường được, nó như là bằng chứng về những gì người<br />
học có thể làm, hoặc nói, tạo ra, viết. Ở bước này cần có cả sự tham gia của người dạy. Khi viết<br />
các chỉ số cần đáp ứng được một số yêu cầu:<br />
- Phải rõ ràng, cô đọng và dễ hiểu;<br />
- Không chứa các thuật ngữ chuyên ngành, từ viết tắt, hoặc bằng ngôn ngữ mà các bên liên<br />
quan không hiểu;<br />
- Được viết bằng ngôn ngữ tích cực - mô tả những điều người học có thể làm hoặc nói, tạo<br />
ra, viết.<br />
- Không chứa thuật ngữ so sánh (rất tệ, tuyệt vời, thường, đạt. . . ).<br />
* Bước 4: Xây dựng tiêu chí chất lượng.<br />
Ở bước này việc xác định tiêu chí chất lượng mỗi chỉ số hành vi nhằm phân biệt mức độ<br />
chất lượng khác nhau của các hành động, thao tác thực hiện.<br />
Chuyên gia và người dạy sẽ vận dụng quan điểm của Glaser về các cấp độ năng lực tăng<br />
dần để soạn thảo hệ thống tiêu chí cho mỗi chỉ số hành vi.<br />
Các chỉ số hành vi được tiêu chí hóa theo thang phân loại phát triển nhất định. Hiện nay, thế<br />
giới có nhiều loại thang phát triển như: Thang nhận thức của Bloom; Thang kĩ năng thực hành của<br />
Dave; Thang cấu trúc kết quả đầu ra quan sát được SOLO; Thang phát triển kĩ năng nghề nghiệp<br />
của Dreyfus; Mô hình nhận thức của Singer; Thang phát triển thái độ của Krathwohl; Thang phân<br />
loại năng lực giải quyết vấn đề của ATC21S, Patrick Griffin...<br />
Có thể sử dụng các thang có sẵn hoặc tích hợp nhiều thang đo, hoặc xây dựng thang đo mới<br />
đều nhằm mô tả một chỉ số. Chẳng hạn, để mô tả chỉ số phân tích, lí giải thông tin trong bài học<br />
cần phải dùng thang đo nhận thức của Bloom và thang đo chỉ số hành vi SOLO.<br />
* Bước 5: Thực nghiệm đo lường và hiệu chỉnh đường phát triển năng lực.<br />
Dù sử dụng thang đo nào, thì yêu cầu cuối cùng cũng phải khái quát hóa thành các mức độ<br />
phát triển của từng thành tố năng lực và mức độ phát triển của năng lực tổng thể - đây chính là<br />
đường phát triển năng lực. Căn cứ vào đó, quyết định mức nào là chuẩn đầu ra năng lực ở từng kì<br />
học, năm học, cấp học.<br />
Sau khi mô phỏng đường phát triển năng lực tức là phác họa con đường mà người học có<br />
thể vươn tới nếu muốn làm chủ được một lĩnh vực nhất định, cần phải sử dụng phương pháp điều<br />
tiết với người dạy để xác định sự phù hợp của nó. Quá trình này tập trung trả lời các câu hỏi sau:<br />
- Đường phát triển có giúp xác định vị trí cụ thể của một người trên đường phát triển<br />
hay không?<br />
- Nếu có thì người đó có thể làm hoặc nói, viết, tạo ra những gì?<br />
- Người học sẽ làm, nói, viết và tạo ra những gì khi họ đạt tới cấp độ cao hơn?<br />
- Hãy nêu những hỗ trợ cần thiết để giúp họ đó chuyển từ cấp độ hiện tại lên cấp độ cao hơn?<br />
Bản chất của đường phát triển năng lực là mô hình phỏng đoán về học tập theo thời gian do<br />
151<br />
<br />
Dương Thị Thúy Nga và Đào Thị Hà<br />
<br />
các chuyên gia phác thảo. Vì vậy, nó cần phải xác nhận lại bằng phương pháp thực nghiệm, tức là<br />
đo lường trong thực tiễn xem vị trí của người học trên trục phát triển có thực sự phù hợp với trình<br />
độ tư duy không.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Năng lực tổ chức giáo dục đạo đức và các bước xây dựng chuẩn đầu ra<br />
năng lực tổ chức giáo dục đạo đức học sinh phổ thông cho sinh viên sư<br />
phạm ngành Giáo dục công dân<br />
<br />
* Về năng lực<br />
Cụm từ năng lực được đề cập lần đầu tiên bởi R.W.White từ 1959, đến nay đã có nhiều nhà<br />
khoa học đưa ra các định nghĩa khác nhau cho khái niệm này.<br />
Năng lực có thể được hiểu là khả năng, là hiệu suất công việc được chúng minh qua kết quả<br />
hoạt động thực tế, nó liên quan đến kiến thức, kĩ năng, thái độ và các đặc điểm cá nhân. Năng lực<br />
được xây dựng dựa trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá tị như là các khả năng, hình thành qua trải<br />
nghiệm, củng cố kinh nghiệm, hiện thực hóa qua ý chí (John Erpenbeck).<br />
Trong một nghiên cứu của Chương trình giáo dục Quebec: “Năng lực là tổ hợp các hành<br />
động trên cơ sở sử dụng và huy động hiệu quả kiến thức và kĩ năng từ nhiều nguồn khác nhau để<br />
giải quyết thành công các vấn đề diễn ra trong cuộc sống hoặc có cách ứng xử phù hợp trong bối<br />
cảnh thực”.<br />
Góc độ tâm lí học: Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với yêu<br />
cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả [4].<br />
Dù có cách diễn đạt khác nhau nhưng điểm chung trong các quan niệm về năng lực đều<br />
giống nhau ở một điểm là nói tới khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng và vận hành<br />
chúng một cách hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra<br />
của cuộc sống.<br />
Một người được xác định là có năng lực hành động về một lĩnh vực hoạt động nào đó cần<br />
hội đủ các dấu hiệu cơ bản sau:<br />
Có kiến thức hay hiểu biết hệ thống/chuyên sâu về loại/lĩnh vực hoạt động đó.<br />
Biết cách tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích (bao gồm<br />
xác định mục tiêu cụ thể, cách thức/phương pháp thực hiện hành động/ lựa chọn được các giải<br />
pháp phù hợp,... và cả các điều kiện, phương tiện để đạt mục đích).<br />
Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không<br />
quen thuộc.<br />
Về năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức được hiểu là khả năng làm chủ và huy<br />
động một cách linh hoạt, có tổ chức hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và tình cảm của người<br />
giáo viên để thực hiện thành công các hoạt động dạy học và các hoạt động thực hành giáo dục đạo<br />
đức cho học sinh ở các trường phổ thông.<br />
Hiện nay ở các trường sư phạm có đào tạo cử nhân sư phạm Giáo dục công dân, chương<br />
trình đào tạo đối tượng này gồm 130 tín chỉ trong đó: Khối kiến thức chung (không tính các môn<br />
học GDTC và GDQP): 32 tín chỉ, Khối kiến thức chung của nhóm ngành: 25 tín chỉ, Khối kiến<br />
thức chuyên ngành: 56 tín chỉ, Thực tập sư phạm: 06 tín chỉ, Kiến tập sư phạm: 01 tín chỉ, Khóa<br />
luận tốt nghiệp hoặc tương đương 10 tín chỉ.<br />
Phân tích chương trình ta thấy thời lượng dành cho các môn học, các hoạt động hình thành<br />
152<br />
<br />