Quyển 3 Địa lý, địa chất và địa vật lý biển - Khoa học và công nghệ biển toàn quốc
lượt xem 14
download
Tài liệu Địa lý, địa chất và địa vật lý biển tuyển tập các báo cáo ở hội nghị khoa học và công nghệ biển toàn quốc lần thứ V. Mời các bạn cùng tham khảo Tài liệu để hiểu rõ hơn nội dung chi tiết của Tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyển 3 Địa lý, địa chất và địa vật lý biển - Khoa học và công nghệ biển toàn quốc
- VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỘI NGHỊ TUYỂN TẬP BÁO CÁO QUYỂN 3 ĐỊA LÝ, ĐỊA CHẤT VÀ ĐỊA VẬT LÝ BIỂN Ban Biên tập GS.TSKH. Dương Ngọc Hải - Trưởng ban GS.TSKH. Nguyễn Đông Anh GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh GS.TS. Lê Đức Tố PGS.TS. Phạm Huy Tiến PGS.TS. Trần Đức Thạnh PGS.TS. Đỗ Trường Thiện NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ Hà Nội, 2011
- 136 Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ VÀ KỲ QUAN SINH THÁI, ĐỊA CHẤT VÙNG BIỂN, VEN BỜ VÀ CÁC ĐẢO VIỆT NAM Trần Đức Thạnh(1), Nguyễn Hữu Cử (1), Lê Đức An(3), Trần Đình Lân(1), Nguyễn Văn Quân(1), Lăng Văn Kẻn(1), Tạ Hoà Phương(4),Trịnh Thế Hiếu(2), Đinh Văn Huy(1), Nguyễn Thị Kim Anh(1) (1).Viện Tài nguyên và Môi trường biển; (2).Viện Hải dương học; (3).Viện Địa Lý; (4). Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tóm tắt: Vị thế, kỳ quan sinh thái và địa chất là các dạng tài nguyên đặc biệt ở vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam, có tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội hết sức to lớn, đang còn là vấn đề mới ở nước ta và hiểu biết về chúng còn hạn chế. Đây là vấn đề quan trọng mà việc nhận thức đúng đắn sẽ tạo ra một cách nhìn mới về sử dụng hợp lý tài nguyên, phát triển bền vững và tổ chức không gian, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng biển đảo. Việc điều tra, đánh giá các dạng tài nguyên này là nhiệm vụ được đặt ra trong dự án số 14 “Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam” thuộc đề án tổng thể “Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên- môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”. Bài báo giới thiệu một số vấn đề cơ bản về phương pháp luận đánh giá các dạng tài nguyên này như khái niệm, tiêu chí đánh giá, phân loại và phát huy giá trị cho phát triển kinh tế, bảo tồn tự nhiên, bảo vệ môi trường và góp phần đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia trên các vùng biển đảo. METHODOLOGY FOR THE ESTIMATION OF POSITION RESOURCES, ECOLOGICAL AND GEOLOGICAL WONDERS IN MARINE REGIONS, COASTAL AREAS AND ISLANDS OF VIETNAM Tran Duc Thanh(1), Nguyen Huu Cu (1), Le Duc An(3), Tran Dinh Lan(1), Nguyen Van Quan(1), Lang Van Ken(1), Ta Hoa Phuong(4),Trinh The Hieu(2), Dinh Van Huy(1), Nguyen Thi Kim Anh(1) Abstract: Positions, ecological and geological wonders have been noted as specially natural resources of marine regions, coastal areas and islands in Vietnam with great potentials for the socio-economic development, our knowledge about them has been still in limitation so far. It is a result of the new conceptual awareness of natural resources and resource utilization for planning marine space and sustainable development of coastal and island economic sectors as
- Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý Biển 137 devised in the component project N0 14 “Comprehensive investigation and estimation of position resources, ecological and geological wonders in marine regions, coastal areas and islands of Vietnam” in the general project on “Comprehensive investigation of marine resources and environment until the year 2010 and a vision for the year 2020”. This paper presents some of key notes of the methodology for estimating these special resources, which are new concepts, criteria, categories and utilization for the socio-economic development, Vietnam’s sovereignty and jurisdiction of the sea. MỞ ĐẦU Tài nguyên thiên nhiên là một đặc tính hoặc một hợp phần của môi trường tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhu cầu của con người như đất, nước, động thực vật, v.v. Tài nguyên thiên nhiên vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam rất phong phú và đa dạng và một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều tra cơ bản biển là phát hiện các dạng mới hoặc các giá trị mới của tài nguyên đã biết. Trong nghiên cứu này, tài nguyên vị thế (TNVT) được coi là một nhóm độc lập bên cạnh các nhóm sinh vật và phi sinh vật trong hệ thống tài nguyên biển; kỳ quan sinh thái (KQST) là được coi là một dạng của nhóm tài nguyên sinh vật; kỳ quan địa chất (KQĐC) được coi là một dạng thuộc nhóm tài nguyên phi sinh vật (tài nguyên địa chất). Việc xây dựng phương pháp luận đánh giá đánh giá TNVT, KQST và KQĐC mà kết quả được trình bày trong bài viết này là một nhiệm vụ của dự án số 14 “Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam” thuộc đề án tổng thể “Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”. I. KHÁI NIỆM, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI, PHÂN CẤP 1. Tài nguyên vị thế TNVT là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia [2, 22]. TNVT ở Việt Nam có hàm ý rộng hơn tài nguyên không gian trong tài liệu nước ngoài [8] và được đánh giá theo ba tiêu chí sau [20]: Vị thế (địa) tự nhiên (geo-natural position) là các lợi ích có được từ vị trí không gian; tổng thể các yếu tố hình thể và cấu trúc không gian của một khu vực nào đó, tính ổn định của các quá trình tự nhiên và khả năng ít chịu tác động của thiên tai. Vị thế (địa) kinh tế (geo-economic position) là các lợi ích có được từ các đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực, gắn với vai trò đầu mối trong tổ chức lãnh thổ và lãnh hải, từ giao lưu và quan hệ kinh tế, sức hấp dẫn và không gian ảnh hưởng. Vị thế (địa) chính trị (geo-politic position) là lợi ích kết hợp của lợi thế về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế nhất định [12].
- 138 Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V Vị thế tự nhiên có tính ổn định khá cao, vị thế kinh tế có tính ổn định tương đối và vị thế chính trị có tính ổn định thấp, có khả năng tạo cơ hội lớn hoặc thách thức lớn đối với phát triển kinh tế.Vị thế địa tự nhiên có giá trị tiềm năng, vị thế địa kinh tế có giá trị khả kiến và vị thế địa chính trị là giá trị hỗ trợ. Việc phối hợp và sử dụng, phát huy tốt cả ba tiêu chí giá trị này sẽ tạo nên giá trị hiện thực của một thực thể TNVT. Các dạng TNVT biển cơ bản là các hệ thống thuỷ vực hoặc địa hệ [18,19,20] nằm trong phạm vi chủ quyền quốc gia, bao gồm các vùng bờ, các đảo [1,23], thuỷ vực ven bờ và vùng nước ngoài khơi [16,17] với cả ba hợp phần nền đất (đáy), nước và không khí, nằm trong phạm vi chủ quyền quốc gia. TNVT biển Việt Nam được phân loại và phân cấp như sau: Cấp 1: Biển Việt Nam; Cấp 2: Các vùng biển của biển Việt Nam; Cấp 3: Các thuỷ hệ - địa hệ nằm trong các vùng biển của biển Việt Nam. Các vùng biển (cấp 2) có thể phân thành: vùng nước các vịnh biển (gulfs), vùng biển hở ven bờ và vùng biển ngoài khơi. Chúng còn có thể chia theo đới vĩ tuyến, các đới xa bờ hoặc theo các vùng pháp lý (Nghị quyết ngày 23/06/1994 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam phê chuẩn công ước của Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982). TNVT cấp 3 tạo ra hệ thống riêng như đảo, vũng vịnh, cửa sông, đầm phá v.v., nhưng có thể tổ hợp theo từng vùng biển [19]. 2. Kỳ quan sinh thái Kỳ quan (wonders) là các sự vật, hiện tượng kỳ diệu, tuyệt vời gây nên sự ngạc nhiên, thán phục. Các kỳ quan thiên nhiên và nhân tạo [14] mang ý nghĩa di sản, nhìn thấy được và có tính ổn định, bền vững nhất định. Kỳ quan thiên nhiên gồm hai loại cơ bản là sinh thái và địa chất. KQST là các loài sinh vật có hình thù kỳ lạ hoặc kích thước, màu sắc khác thường; các quần thể, quần xã sinh vật có quy mô lớn và tổ chức chặt chẽ; các hệ sinh thái (HST) điển hình hoặc tổ hợp của chúng có diện tích đủ rộng để duy trì ổn định sự tồn tại trong thời gian dài. Chúng có những giá trị đặc biệt về tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học hoặc nơi cư trú của sinh vật có giá trị bảo tồn tự nhiên, phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giáo dục, lịch sử, văn hoá và phát triển kinh tế [11, 20, 22]. KQST gắn liền với các đối tượng bảo tồn sinh học [15] và cần đạt được một trong ba tiêu chí dưới đây [11, 19]. Đa dạng sinh học: đa dạng loài, đa dạng HST, các loài quý hiếm, đặc hữu v.v. [28]. Mỹ học: Các loài động thực vật đẹp, các sinh cảnh đẹp [28]. Độc đáo, đặc sắc, kỳ vĩ: Đại diện cho một vùng, một nước, thậm chí cho cả thế giới với những đặc điểm nổi bật về đa dạng sinh học, sinh thái học cảnh quan v.v. có quy mô đủ lớn để duy trì sự bền vững của các HST, các quần xã sinh vật điển hình [14]. Theo NOWF (2007) các KQST gồm các kiểu loại: khu dự trữ động vật; rừng, cây; công viên bảo tồn tự nhiên; ốc đảo; thế giới dưới nước, rạn; di chỉ thiên nhiên thời tiền sử và các loại khác. KQST ở Việt Nam bao gồm: các loài sinh vật hiếm, có hình thù đẹp, kỳ lạ hoặc kích thước khác thường, tuổi thọ cao; các quần thể sinh vật có cấu trúc phức tạp hoặc đơn
- Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý Biển 139 giản, nhạy cảm, có giá trị đa dạng sinh học cao hoặc tạo nên các cảnh quan sinh thái tuyệt đẹp; các HST đặc trưng có quy mô rộng lớn, cấu trúc phức tạp, đa dạng sinh học cao và bền vững tương đối [11, 19, 21]. KQST rất phong phú, tuy nhiên thường gặp nhất là: các khu rừng ngập mặn; rạn san hô; thảm cỏ biển; khu rừng trên đảo, bán đảo và ven bờ và tổ hợp của hai, ba hoặc cả bốn trường hợp nêu trên. Thực tế các KQST thường gắn liền với các khu bảo tồn thiên nhiên như các khu dự trữ sinh quyển; khu bảo vệ đất ngập nước; khu bảo tồn biển; vườn quốc gia trên biển và ven bờ biển; các danh thắng về cảnh quan sinh thái; khu rừng sinh thái và phòng hộ. 3. Kỳ quan địa chất Theo UNESCO, kỳ quan địa chất (KQĐC- geotop) là: “Một phần xác định của địa quyển có giá trị địa chất và địa mạo nổi bật cần được bảo vệ để tránh huỷ hoại về vật chất, hình thể và sự phát triển tự nhiên của chúng”. KQĐC mang những giá trị di sản địa chất (DSĐC) quý và nhận biết được bằng trực quan. Khái niệm KQĐC (geological wonderss) mang ý niệm xã hội nhiều hơn là khoa học. [10]. Trong một số tài liệu “geotop” mang nghĩa “địa cảnh”, tương tự như “sinh cảnh”. Các KQĐC thường gắn với, đi kèm hoặc nguyên thể là các di sản địa chất (geoheritages) [6, 13, 24], hay danh thắng địa chất (geosite) hay công viên địa chất (geopark) [27, 29]. Một KQĐC chỉ cần đạt được một trong ba tiêu chí tiêu chí dưới đây [11, 19, 21]. Đa dạng địa chất: mức độ đa dạng các thuộc tính, tổ hợp, hệ thống và các quá trình địa chất, bao gồm đa dạng về vật chất (thạch học, khoáng vật, hoá thạch v.v.); địa hình - địa mạo và kiến trúc, cấu tạo; môi trường địa chất; lịch sử tiển hoá địa chất [9]. Mỹ học: các cảnh quan thiên nhiên đẹp; các giá trị thẩm mỹ phục cho du lịch địa chất và giải trí; các giá trị cho cảm hứng nghệ thuật (thơ ca, nhạc, hoạ v.v.). [28]. Độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ: các vật thể, hiện tượng hiếm và độc đáo; tiêu biểu và đặc sắc; có quy mô không gian tầm cỡ đại diện cho địa phương, quốc gia, khu vực hoặc quốc tế [14]. Theo NOWF (2007), KQĐC gồm các kiểu loại: hẻm núi; hang động; bờ biển, vách đá; khu vực địa chất; sông băng; núi, núi lửa, đá; thuỷ vực, biển, hồ, sông; thác nước v.v. KQĐC tiêu biểu ở vùng biển và ven bờ, các đảo Việt Nam gồm 3 nhóm, 10 dạng [11, 19, 21]. Nhóm 1, thuỷ vực: 1- Vịnh biển: (Hạ Long, Nha Trang v.v.); 2- Vùng cửa sông: (Sông Hồng; Mê Kông; Đồng Nai v.v.); 3- Đầm phá (Tam Giang - Cầu Hai, Ô Loan v.v).; 4- Hồ nước mặn (các tùng áng khu vực Cát Bà - Hạ Long). Nhóm 2, đảo và bán đảo: 5- Quần đảo (Bái Tử Long Trường Sa và Hoàng Sa v.v.); 6- Đảo (Cát Bà, Phú Quốc, Lý Sơn v.v); 7- Bán đảo (Đồ Sơn, Hải Vân - Sơn Trà v.v.). Nhóm 3, thành tạo ven biển: 8-Tổ hợp đá ven biển (vách đá, bãi đá, hòn đá - Hòn Phụ Tử Ghềnh đá Đĩa Tuy An v.v); 9- Bãi biển (Bãi Dài - Phú Quốc, Lăng Cô - Thừa Thiên Huế; Trà Cổ - Quảng Ninh v.v); 10- Cồn, thềm cát ven biển (Bình Trị Thiên, Phan Thiết v.v.).
- 140 Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V II. NHẬN THỨC VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN 1. Nhận thức mới về giá trị tài nguyên TNVT, KQST và KQĐC bao gồm các giá trị sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp và phi sử dụng [7,30]. Trước đây, tài nguyên biển chủ yếu được quan tâm đến các giá trị sử dụng trực tiếp, chưa chú ý đến các giá trị gián tiếp và phi sử dụng, nhiều khi có giá trị lớn hơn nhiều sử dụng trực tiếp; Nhiều lợi ích lớn, đặc biệt là sự phát triển kết cấu hạ tầng và các khu kinh tế trọng điểm được đưa lại từ các yếu tố, hiện tượng và quá trình tự nhiên có tính tổng hợp theo không gian vùng đất, vùng biển, không gắn với tài nguyên cụ thể nào, chỉ được coi là lợi thế phát triển. Điều này dẫn đến thiếu tư duy khoa học trong tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển do tuỳ vào nhận thức ngẫu nhiên của người làm quy hoạch. Tài nguyên thiên nhiên nay đã được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thể sử dụng, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của tự nó mang lại lợi ích cho con người. TNVT là một cách tiếp cận mới, là những giá trị và lợi ích có được nhờ sử dụng vị trí, không gian của một nơi nào đó vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, phòng thủ và các lợi ích quốc gia khác. Với TNVT, việc điều tra đánh giá coi trọng hình thể và cấu trúc không gia và phải có một cách nhìn động. Với KQST, việc điều tra nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ sử dụng HST, sinh cảnh và đa dạng sinh học, chú trọng đánh giá theo các nhóm giá trị sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp và lưu tồn. Với KQĐC, việc điều tra nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ giá trị di sản, được bảo tồn dưới dạng các khu di sản, danh thắng hoặc công viên địa chất nhằm giữ gìn vẻ đẹp cảnh quan, tính đa dạng địa chất và các yếu tố kỳ quan nổi bật. 2. Tiếp cận nền kinh tế dịch vụ Kinh tế dịch vụ là yêu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang hướng tới và TNVT là nhân tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường. Đó là các hoạt động cần đến sử dụng hợp lý và hiệu quả không gian biển và phát huy các lợi ích vị thế địa kinh tế và địa chính trị vùng biển, ven bờ và các đảo cho du lịch [3], cảng - hàng hải [4], dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ viễn thông, các khu trung chuyển, mậu dịch tự do, các hoạt động kinh tế liên kết vùng miền, lãnh thổ và lãnh hải như các tuyến vành đai và hành lang kinh tế .v.v. Để phát triển, trước hết là cần sử dụng yếu tố không gian (đảo, biển, ven bờ) và yếu tố vị trí địa lý đặc thù của TNVT, sau đó là sử dụng hợp lý các yếu tố tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong chính không gian (tự tại) và ngoài không gian phát triển (sức hút). Để phát huy tiềm năng TNVT cần phải hiểu rõ thế mạnh của mỗi địa phương, vùng lãnh thổ và của cả nước về tiềm năng và khả năng phát huy giá trị vị thế để có một định hướng chiến lược đúng đắn phát triển kinh tế -xã hội. Mặt khác, phải xác định được vị trí đúng đắn của thực thể không gian trong tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển tổng thể của không gian cấp cao hơn, của cả nước và khu vực. Đồng thời, hiểu rõ được mặt mạnh, mặt yếu của các địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia khác để có những quyết sách phù hợp cho liên kết, hợp tác và cạnh tranh. Phát triển các khu bảo tồn tự nhiên biển và xây dựng hệ thống công viên sinh thái và công viên địa chất biển là một hình thức tích cực kết hợp giữa bảo tồn và phát triển nhằm
- Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý Biển 141 tăng cường phát triển du lịch sinh thái và du lịch địa chất [5, 29], một định hướng quan trọng tiếp cận nền kinh tế dịch vụ, mang lại hiệu quả cao. Du lịch sinh thái dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường. Công viên địa chất là một hình thức phối hợp giữa bảo tồn và phát triển kinh tế thông qua hình thức du lịch địa chất. Du lịch địa chất cung cấp cho khách du lịch, khách tham quan những thông tin, những kiến thức về cơ chế hình thành, lịch sử phát triển của các thắng cảnh, các cảnh quan kỳ thú và các thể địa chất được nên do các quá trình địa chất 3. Phát triển bền vững kết hợp với với đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển. Các KQST và KQĐC không chỉ mang lại lợi ích kinh tế lớn (du lịch, dịch vụ và sản xuất hàng hoá), mà còn rất quan trọng về phương diện bảo tồn tự nhiên, bảo vệ tính đa dạng, cảnh quan thiên nhiên; môi trường và các giá trị lưu tồn cho thế hệ mai sau, kể cả các giá trị liên quan đến đời sống tinh thần, đức tin và tâm linh v.v. Điều tra, đánh giá TNVT, KQST và KQĐC phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tự nhiên, môi trường, đặc biệt giúp cho xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm ven biển, tôn vinh các kỳ quan biển. Đó cùng là các giải pháp phát triển bền vững [25,26] về cả kinh tế (dịch vụ và du lịch là trọng tâm), xã hội (khoa học, văn hoá và giáo dục) và môi trường (bảo vệ cảnh quan sinh thái và đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị di sản, v.v.). Các khu bảo tồn kỳ quan không chỉ bảo vệ, gìn giữ lâu dài các giá trị quý giá của đất nước và nhân loại trước áp lực phát triển kinh tế và dân số, mà còn góp phần phòng tránh thiên tai và giảm thiểu các tác động môi trường. TNVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển. Không gian biển và ven bờ biển là một dạng tài nguyên quân sự, được khai thác và sử dụng triệt để trong chiến tranh chống ngoại xâm.Việc bố trí phòng thủ cũng như lập các phương án tác chiến trước hết phải dựa vào các yếu tố của vị thế như đặc điểm tự nhiên, đặc biệt là địa hình và vị trí địa lý. Các đảo, vùng cửa sông, vùng thềm lục địa rất có giá trị phân định ranh giới và chủ quyền quốc gia trên biển. Các KQST và KQĐC thông qua việc điều tra, xếp hạng và tôn vinh sẽ có ý nghĩa lớn trước mắt và lâu dài khảng định chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các vùng biển - đảo của Tổ quốc. Tổ chức và triển khai bảo vệ - bảo tồn các kỳ quan được phối hợp và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng cho các vùng biển đảo. 4. Phát huy các giá trị về văn hoá, khoa học và giáo dục Vị thế biển đảo và các KQST và KQĐC khơi dậy lòng tự hào dân tộc, mang lại cái giá trị văn hoá và tinh thần, vun đắp tình yêu đối với thiên nhiên, cuộc sống và là nguồn cảm hứng vô tận của các nhạc sỹ, hoạ sỹ, nghệ sỹ nhiếp ảnh và các nhà văn, nhà thơ. Các kỳ quan tạo nên các giá trị cảm xúc, chiều sâu về đời sống tâm linh, gắn bó và hoà hợp con người với thiên nhiên, tạo hồn thiêng cho sông núi để giữ đức tin muôn đời về hiếu, nghĩa, dũng, lòng thuỷ chung. Các KQST và ĐC đều có các giá trị rất cao về khoa học và giáo dục. Mỗi kỳ quan thiên nhiên đều là những hình mẫu tuyệt vời để nghiên cứu, lý giải các qúa trình, các quy luật của tự nhiên, làm giàu cho tri thức của nhân loại. Vì vậy, chúng có giá trị giáo dục cho học sinh, sinh viên và cho cả cộng đồng về ý nghĩa bảo vệ tự nhiên, bảo vệ môi trường, giáo dục lòng tự hào và tình yêu đối với thiên nhiên và Tổ quốc.
- 142 Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V KẾT LUẬN Vị thế, kỳ quan sinh thái và kỳ quan địa chất không phải là những vấn đề mới ở Việt Nam, nhưng việc xác định chúng là những nhóm, dạng tài nguyên mới ở vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam thì còn là công việc còn khá mới mẻ, cần từng bước xây dựng cơ sở khoa học vững chắc, bắt đầu từ xây dựng phương pháp luận và hệ phương pháp điều tra, đánh giá. Việc nghiên cứu để hiểu rõ bản chất, giá trị và việc điều tra, đánh giá toàn diện và hệ thống các tài nguyên này có thể tạo ra bước đột phá đối với phát triển kinh tế, bảo tồn tự nhiên, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia vùng biển đảo; đồng thời còn phát huy được các giá trị văn hoá, khoa học và giáo dục, làm tăng thêm niềm tự hào và tình yêu đất nước đối với mỗi người Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Đức An, 2008. Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam, tài nguyên và phát triển. Nxb. KHTN & CN, Hà Nội. 199 tr. 2. Lê Đức An, Trần Đức Thạnh, 2010. Về vị trí địa lý và vị thế thành Thăng Long. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế: Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hoà bình. Hà Nội 7-9/10/2010. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. tr.969 - 980. 3. Vũ Tuấn Cảnh và nnk, 1995. Luận chứng khoa học kỹ thuật xây dựng và phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam. Báo cáo đề tài KT. tr.03 - 18. 4. Vũ Cần và nnk, 1996. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010. Lưu trữ tại Cục Hàng hải Việt Nam. 5. Nguyễn Hữu Cử, 2008. Hướng tới du lịch địa chất biển Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 3. Hà Nội, 16/12/2008. Nxb. KH&KT, tr. 692 - 699. 6. Dixon G, 1996. Geoconservation: an international review and strategy for Tasmania. Miscellaneous report, Parks & wildlife service, Tasmania, 101p. 7. Ebarvia M., 1998. Management option for coastal and marine resource protection. Tropcical coast. Vol.5, No.1. p.3-8. 8. European Commission, 2002. Towards a European Strategy for the sustainable use of natural resources. Directorate General environment. Directorate A Sustainable Development and Policy Support. ENV.A2 Sustainable Resources. Meeting with Stakeholders, April 10, 2002. 9. Gray Murray, 2004. Geodiversity: valuing and conserving abiotic nature. John Wiley & sons Ltd. England. p. 1 - 434. 10. Inntravel, 2008. Top Ten Geological Wonders. http://www.inntravel.co.uk/toptens/geological.htm 11. Lăng Văn Kẻn, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, 2009. Đề xuất danh mục các kỳ quan thiên nhiên và di sản tự nhiên vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Hội thảo”Khoa
- Tiểu ban Địa lý, Địa chất và Địa vật lý Biển 143 học Công nghệ, Môi trường và phát triển bền vững ở Duyên hải Miền Trung”. Huế 25/9/2009. 12. Vũ Hồng Lâm, 2008. Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam. http://saigontimes.com.vn/ 13. Trần Nghi (chủ biên), 2003. Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Quảng Bình Việt Nam. Cục Địa chất và Khoáng sản xuất bản, 202 tr. 14. NOWF (New Open World Foundation), 2008. The top 77 candidates of the New 7 Wonders of Nature Nominees. http://www.new7wonders.com/nature/ 15. Primack, 1995. Cơ sở sinh học bảo tồn. NXB KHKT, Hà Nội, 365 tr. 16. Nguyễn Thanh Sơn và Trịnh Phùng, 1979. Về các kiểu bờ biển Việt Nam. Tuyển tập nghiên cứu biển. Tập I. Phần 2. Nha Trang, tr. 103 - 113. 17. Trần Đức Thạnh và nnk, 1997. Đặc điểm địa mạo biển Việt Nam.Tài nguyên và Môi trường biển. Tập IV. Nxb. KH & KT. Hà Nội. tr.7 - 28. 18. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh Văn Huy, Bùi Văn Vượng, 2007. Các thuỷ vực ven bờ biển Việt Nam. Khoa học và Công nghệ biển. T7. No.1 Hà Nội. tr.64 - 79. 19. Trần Đức Thạnh, 2008. Một số dạng tài nguyên vị thế biển Việt Nam. Khoa học và Công nghệ biển. Hà Nội. No.4. T.7. tr.80 - 93. 20. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, 2008. Tài nguyên vị thế biển Việt Nam, định dạng, tiềm năng và định hướng phát huy giá trị. Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba: “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển”. Hà Nội, 4 - 7 /12 /2008. 21. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh Văn Huy, 2008. Một số kỳ quan địa chất tiêu biểu ở vùng biển và ven bờ Việt Nam. Địa chất biển Việt Nam và phát triển bền vững. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị Khoa học Địa chất biển toàn quốc lần thứ nhất. Hạ Long 9 - 10/10/2008. tr. 414 - 421. 22. Trần Đức Thạnh, 2009. Tài nguyên vị thế của hệ thống vũng vịnh ven bờ Việt Nam. Hoạt động Khoa học. Số 6.2009 (601): Tr.17 - 19. 23. Lê Đức Tố (chủ biên), 2005. Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển Việt Nam. Đề tài cấp nhà nước KC.09.12. Lưu trữ tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội. 24. Trần Văn Trị, Lê Đức An, Lại Huy Anh, Trần Đức Thạnh, Tony Waltham, 2003. Di sản thế giới vịnh Hạ Long: Những giá trị nổi bật về địa chất. Địa chất, số 277. 25. UNCED, 1992. Agenda 21, the Rio Declaration on Environment and Development. Rio de Raneiro, June 1992. 26. UNEP, 1996. Guidelines for integrated planning and management of coastal and marine areas in the Wider Caribbean Region. UNEP Caribbean Environment Programme, Kingston, Jamaica.
- 144 Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V 27. UESCO, 1999. International network of Geoparks. 28. http://www.unesco.org/science /earthsciences/geoparks/geoparks.htm 29. UNESCO, 2005. Operational Guidelines for the Implementation of the World Heritage Convention. UNESCO World Heritage Centre. Paris. P. 83. 30. Tran Tan Van and Nguyen Xuan Khien, 2006. Potential of Geopark and Geotourism Development in Vietnam: some science and management issues. The 1st International Symposium on development within Geoparks: science and management. Jiaozuo, Henan, China, May 15-18, 2006. 7 p. 31. White, A.T. and A. Cruz-Trinidad, 1998. The Values of Philippine Coastal Resources: Why Protection and Management are Critical. Coastal Resource Management Project, Cebu City, Philippines, 96 p.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH - Chương 3 Nước dưới đất
38 p | 816 | 215
-
Chương 3: Chế độ nhiệt của đất và không khí
21 p | 824 | 145
-
Bài giảng khoa học trái đất - Chương 1
12 p | 353 | 107
-
CHƯƠNG 4- NƯỚC DƯỚI ĐẤT
28 p | 213 | 43
-
Giáo trình bảo vệ môi trường - Phần 2 Bảo vệ nước lục địa - Chương 3
26 p | 112 | 11
-
Bài giảng Vật lý hệ Mặt trời - Chương 3: Vật lý các hành tinh kiểu Trái đất
41 p | 12 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn